Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện đào tạo theo hệ thống đào tạo tín chỉ ở đại học kinh tế quốc dân...

Tài liệu Hoàn thiện đào tạo theo hệ thống đào tạo tín chỉ ở đại học kinh tế quốc dân

.PDF
35
1413
74

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………....3 LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………...…4 NỘI DUNG: Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Chương trình đào tạo.………………………………………………………. ...6 2. Thời gian……………………………………………………………………..7 3. Học phí………………………………………………………………………7 4. Đăng kí học phần…………………………………………………………….8 5. Tổ chức lớp học phần………………………………………………………..10 6. Đổi mới phương pháp dạy và học…………………………………………...10 7. Quản lý sinh viên…………………………………………………………….11 8. Quy chế đào tạo và xét tiến độ học tập sinh viên…………………………....12 9. Cớ sở vật chất phục vụ đào tạo………………………………………………13 Chương 2: MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….14 2. Hệ thống câu hỏi điều tra…………………………………………………….15 3. Phương pháp phân tích thông tin thu thập……………………………………24 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả thu thập thông tin……………………………………………………26 2. Kết quả phân tích số liệu……………………………………………………..26 Chương 4: KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG 1. Kiến nghị về chương trình đào tạo……………………………………………32 2. Kiến nghị về thời gian………………………………………………………..32 3. Kiến nghị về học phí………………………………………………………….32 4. Kiến nghị về đăng kí học phần……………………………………………….32 5. Kiến nghị về tổ chức lớp học phần…………………………………………..32 6. Kiến nghị về đổi mới phương pháp dạy và học………………………………33 7. Kiến nghị về quy chế đào tạo và xét tiến độ học tập sinh viên………………33 8. Kiến nghị về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo………………………………...33 9. Một vài kiến nghị khác của sinh viên………………………………………...33 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………34 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….35 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐH KTQD : Đại học Kinh tế Quốc Dân TBCTL : Trung bình chung tích lũy ĐVHT : Đơn vị học trình TC : Tín chỉ CTĐT : Chương trình đào tạo ĐTB : Điểm trung bình LỜI NÓI ĐẦU Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1956, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là: - Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Trường hiện có hơn 45.000 sinh viên; 1228 cán bộ, giảng viên, công nhân viên (trong đó có 759 giảng viên, 18 giáo sư và 95 phó giáo sư, 255 tiến sĩ và 391 thạc sĩ); Bậc đại học đào tạo 45 chuyên ngành thuộc 8 khối chuyên ngành. - Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế. - Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn. Năm 2006, trường Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ đối với sinh viên khóa 48. Hệ thống này đã nhận được nhiều lời khen nhưng cũng không ít lời phàn nàn từ sinh viên. Đề tài được nghiên cứu để đưa ra những điểm đã đạt được và những điểm còn hạn chế của hoạt động tổ chức và đào tạo theo hệ thống đào tạo tín chỉ của ĐH KTQD và đưa ra những kiến nghị đối với nhà trường nhắm hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở ĐH KTQD, “để đạt được mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Trường ĐH KTQD trở thành đại học định hướng nghiên cứu có uy tín trong khu vực và quốc tế” như bài diễn văn của GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng nhà trường tại Lễ kỉ niệm 55 năm thành lập trường. Tên đề tài: “Hoàn thiện đào tạo theo hệ thống đào tạo tín chỉ ở Đại học Kinh tế Quốc dân.” Đề tài chỉ nghiên cứu hệ thống đào tạo tín chỉ thông qua sự đánh giá nhận xét của sinh viên hệ chính quy – những “khách hàng” của hệ thống đào tạo nhà trường. Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu là phương pháp lập bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp sinh viên để thu thập những thông tin đánh giá khách quan nhất từ phía sinh viên về hệ thống đào tạo tín chỉ. Từ những thông tin đó, phân tích và đưa ra những kết luận về điểm mạnh, yếu của hệ thống và đưa ra kiến nghị đối với nhà trường. Phạm vi của đề tài là chỉ nghiên cứu sinh viên hệ chính quy của ĐH KTQD gồm có khóa 50, 51, 52, 53. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan đến hệ thống đào tạo tín chỉ ở Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học nhằm mục đích đào tạo sinh viên hướng tới một nghề nghiệp nào đó. Chương trình đào tạo phải ổn định, công khai và có kế hoạch học tập toàn khóa rõ ràng. Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính liên thông cao (có nhiều học phần chung trong toàn trường và khối ngành) để thuận lợi cho việc tổ chức các lớp học phần, chuyển đổi chương trình đào tạo cho sinh viên và học cùng một lúc hai chương trình. Chương trình đào tạo phải xây dựng được hệ thống mã hóa học phần chính xác và khoa học. Các học phần đều phải có đề cương chi tiết dưới dạng lịch trình giảng dạy trong đó phân rõ tuần dạy lý thuyết, tuần thảo luận, chữa bài tập, thực hành v.v. các điểm và tỷ trọng đánh giá thành phần, đánh giá thi kết thúc học phần. Chương trình đào tạo cho sinh viên chính quy của ĐH KTQD hiện nay gồm hai khối kiến thức: 1.1 . Khối kiến thức giáo dục đại cương Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm có các môn học: các môn giáo dục chính trị như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1 và 2, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; các môn Ngoại ngữ; các môn giáo dục thể chất; các môn giáo dục quốc phòng như Quân sự chung, Đường lối quân sự, Công tác quốc phòng và Thực hành kĩ thuật; các môn toán như Toán cao cấp 1 và 2, Lý thuyết xác suất và thống kê toán … Đây là hệ thống những môn bắt buộc và giống nhau đối với từng sinh viên và đối với mỗi chuyên ngành khác nhau trong toàn trường. Những môn học này có tác dụng tạo một nền tảng tốt cho sinh viên trước khi học những môn học chuyên ngành. 1.2 . Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm: kiến thức cơ sở của khối ngành gồm có các môn như Kinh tế vi mô 1 và Kinh tế vĩ mô 1; kiến thức cơ sở của ngành gồm các môn như Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng; kiến thức bổ trợ ngành và kiến thức ngành; kiến thức bổ trợ chuyên ngành và kiến thức chuyên ngành. Đây là hệ thống những môn bắt buộc nhưng không giống nhau đối với mỗi chuyên ngành. Những môn học này sẽ giúp ích trực tiếp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và đi làm. Ngoài ra trong hệ thống những môn học này còn có những tổ hợp các môn học mà sinh viên có thể lựa chọn một hoặc một vài môn để học mà sinh viên cảm thấy thích và nó giúp ích cho công việc trong tương lai. 2. Thời gian Thời gian trong hệ thống đào tạo tín chỉ rất quan trọng. Thời gian được sắp xếp hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên trong việc học để có một kết quả học tập như mong muốn. Các loại thời gian có ảnh hưởng tới sinh viên: - Thời gian giảng dạy trên lớp: thời gian giảng dạy lý thuyết và thời gian thảo luận, thực hành …; - Thời gian học ở nhà; - Thời gian thi: thời gian kiểm tra giữa kì và thời gian thi cuối kì; - Thời gian ôn thi; - Thời gian nghỉ lễ, tết; - Thời gian hoàn thành chương trình học. 3. Học phí Học phí được xác định căn cứ theo số học phần mà sinh viên được xếp thời khóa biểu trong học kỳ và bằng tổng số tín chỉ quy định cho các học phần nhân với mức thu học phí/ 1 tín chỉ. Mức học phí do Hiệu trưởng nhà trường quy định cho từng bậc học và từng hệ đào tạo của học kỳ tương ứng. 4. Đăng kí học phần 4.1. Học phần Học phần là đơn vị cấu thành chương trình đào tạo, gồm tập hợp những tri thức về một lĩnh vực chuyên môn và được tổ chức giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ. Hoạt động học tập giảng dạy của một học phần bao gồm một hay kết hợp một số trong các hình thức sau: - Giảng dạy lý thuyết – tổ chức thành các lớp học phần; - Giảng dạy, hướng dẫn thực hành, bài tập – tổ chức theo lớp hay theo từng nhóm; - Hướng dẫn thực tập, thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở bên ngoài; - Hướng dẫn tiểu luận và luận văn tốt nghiệp. Học phần có mã số riêng và số tín chỉ xác định. Một số học phần có các học phần tiên quyết, học phần học trước hay học phần song hành (xem định nghĩa ở phần tiếp sau). Mỗi học phần đều có đề cương chi tiết thể hiện các nội dung: giới thiệu tóm tắt học phần; các học phần tiên quyết, học phần trước, học phần song hành; cách đánh giá học phần; nội dung chính các chương mục; các giáo trình, tài liệu tham khảo;... Đề cương được Khoa phê duyệt và công bố cùng với chương trình đào tạo. Nội dung đề cương chi tiết được giảng viên thông báo tới người học trong buổi học đầu tiên của học phần. 4.2. Học phần bắt buộc Đây là các học phần trong CTĐT chứa đựng những nội dung chính yếu của ngành và chuyên ngành đào tạo mà sinh viên bắt buộc phải hoàn tất đạt để được xét tốt nghiệp. 4.3. Học phần tự chọn Đây là các học phần trong CTĐT chứa đựng những nội dung cần thiết cho định hướng nghề nghiệp mà sinh viên có thể lựa chọn đăng ký học. Học phần tự chọn được xếp theo từng nhóm. Để đủ điều kiện tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn tất đạt một số học phần nhất định trong từng nhóm nhằm tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu quy định cho nhóm học phần tự chọn tương ứng. 4.4. Học phần tương đương, học phần thay thế Học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc CTĐT một khóangành khác đang tổ chức đào tạo tại trường được phép tích lũy để thay cho một học phần hay một nhóm học phần trong CTĐT của ngành đào tạo. Học phần thay thế được sử dụng khi một học phần có trong CTĐT nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa và được thay thế bằng một học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy. Các học phần hay nhóm học phần tương đương hoặc thay thế do khoa quản lý chương trình đào tạo đề xuất. Học phần tương đương hoặc thay thế được áp dụng cho tất cả các khóa, các ngành hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một số khóa-ngành. 4.5. Học phần tiên quyết Học phần A là học phần tiên quyết của học phần B, khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học và hoàn tất đạt học phần A. 4.6. Học phần trước Học phần A là học phần trước của học phần B, khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký và được xác nhận học xong học phần A (có thể chưa đạt). Sinh viên được phép đăng ký học học phần B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã học học phần A. 4.7. Học phần song hành Học phần A là học phần song hành của một học phần B, khi điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần B là sinh viên đã đăng ký học học phần A. Sinh viên được phép đăng ký học học phần B vào cùng học kỳ đã đăng ký học học phần A hoặc vào các học kỳ tiếp sau. 4.8. Đăng kí học phần Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa, từng học kì cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn học tập. Đăng kí học phần trong mỗi học kì của sinh viên phải đảm bảo điều kiện học phần tiên quyết, học trước, song hành của các học phần đặt ra trong chương trình đào tạo. Đăng kí khối lượng học tập, quyết định sẽ học những học phần nào trong học kì có ý nghĩa rất quan trọng đối với người học. Đăng kí đúng với năng lực của bản thân dẫn đến kết quả học tập tốt, làm cho sinh viên phấn khởi trong học tập. Đăng kí vượt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả học tập kém làm sinh viên hoang mang, bối rối, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập trong học kì sau và có những quyết định sai lầm tiếp trong đăng kí các học phần tiếp theo. Nguyên tắc rất quan trọng khi đăng kí học tập theo hệ thống tín chỉ là học đến đâu phải được đến đó, có nghĩa là nếu sinh viên tích lũy được một số tín chỉ nào đó thì điểm trung bình chung tích lũy (TBCTL) phải đạt ít nhất 5,0. Sinh viên xếp hạng học tập bình thường nên học theo thời khóa biểu tiêu chuẩn của khoa, còn sinh viên xếp hạng yếu hơn thì nên học ít hơn. Việc học vượt cần phải cân nhắc rất kĩ. Nếu điểm TBCTL của sinh viên dưới 5,0 thì sinh viên phải đăng kí học lại và học nâng điểm các học phần đã đạt. Hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và quản lý sinh viên trong nhà trường phải đủ mạnh để có thể triển khai tổ chức đăng kí học phần trực tuyến, phân cấp nhiệm vụ triển khai cho sinh viên đăng kí học phần. 5. Tổ chức lớp học phần Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, việc tổ chức lớp học phần và xếp thời khóa biểu phải thực hiện đến từng sinh viên và giảng viên. Việc tổ chức lớp học phần phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể như sau: - Những học phần dự định sẽ tổ chức giảng dạy trong mỗi học kì; - Số lượng sinh viên đăng kí học từng học phần; - Điều kiện cụ thể về giảng viên giảng dạy; - Điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất đặc biệt là giảng đường; - Các lớp học phần lý thuyết và thảo luận phải bố trí học vào những tuần xác định trong học kì, nên tổ chức lớp học phần lý thuyết đến 200 sinh viên để các giảng viên có học vị cao và kinh nghiệm giảng dạy cho nhiều sinh viên hơn. Lịch trình giảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ; mỗi giảng viên, mỗi sinh viên đều phải có thời khóa biểu riêng, không theo một quy luật nào cả. Hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên phải vận hành theo yêu cầu riêng của từng sinh viên làm cho quá trình quản lý trở nên hết sức phức tạp so với đào tạo theo học phần niên chế. Nếu trước kia sinh viên phải “chạy” theo kế hoạch của nhà trường thì bây giờ nhà trường phải “chạy” theo kế hoạch của từng sinh viên. Việc xếp thời gian biểu và quản lý điểm của sinh viên đòi hỏi phải sử dụng phần mềm quản lý đào tạo đủ mạnh. 6. Đổi mới phương pháp dạy và học Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến, vì thế nó đòi hỏi sự đổi mới trong phương pháp dạy và học, từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận phương pháp. Cái chúng ta cần ở sinh viên ngày nay khi ra trường không phải là những kiến thức ghi chép được trong một quyển vở mà thầy đọc cho như trước kia, mà là năng lực tự học, sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, thậm chí chưa bao giờ được học ở trường. Nếu cứ theo quan điểm phải dạy và học như những năm của thế kỷ 20, thì ngày nay đào tạo đại học dù kéo dài đến 10 năm cũng không đủ kiến thức cho sinh viên ra trường làm việc. Hiện nay trong đào tạo học phần niên chế, 01 đơn vị học trình = 15 tiết lên lớp và để tiếp thu được 01 ĐVHT sinh viên cần chuẩn bị 15 tiết ở nhà. Trong đào tạo theo tín chỉ, 01 tín chỉ = 15 tiết chuẩn = 12 tiết lên lớp lý thuyết + 6 tiết lên lớp thảo luận, thực hành v.v. = 18 tiết lên lớp, và để tiếp thu được 01 TC sinh viên phải chuẩn bị 30 tiết ở nhà. Điều này cho thấy giờ dạy lý thuyết trên lớp giảm nhưng giờ thảo luận và tự học của sinh viên tăng nhiều và được bố trí rõ ràng chứ không mập mờ như trước kia. Sinh viên cần có cơ hội để tự học và học theo kiểu thảo luận nhóm, còn giảng viên chỉ là người giúp đỡ sinh viên cách tư duy, phương pháp tự học, sáng tạo, chứ không phải đơn thuần là truyền thụ lại kiến thức. Đổi mới phương pháp dạy học cần đi liền với việc nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho giảng viên nâng cao trình độ, tham gia các khóa đào tạo cả trọng và ngoài nước phải là mục tiêu chiến lược của mỗi nhà trường. 7. Quản lý sinh viên Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ có hai hệ thống lớp: Lớp sinh viên và lớp học phần. Lớp sinh viên tồn tại từ khi sinh viên vào trường cho đến khi sinh viên cuối cùng của lớp ra trường. Lớp học phần được tổ chức theo từng học kì và được hình thành trên cơ sở tập hợp sinh viên từ các lớp sinh viên. Điều này dẫn đến sinh viên trong cùng một lớp ít có cơ hội học cùng nhau nhưng một sinh viên lại có điều kiện giao lưu học hỏi từ rất nhiều sinh viên khác trong trường. Việc quản lý sinh viên vì thế nên thay đổi theo các hướng sau: - Quản lý sinh viên tại các lớp học phần là trách nhiệm của giảng viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ lớp học phần. - Bố trí lịch sinh hoạt lớp cho sinh viên ít nhất 5 buổi/ học kì. - Xậy dựng hệ thống quản lý sinh viên, sử dụng phần mềm quản lý sinh viên để giáo viên chủ nhiệm có thể hàng ngày nhận được thông tin về sinh viên của lớp sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là phản ánh của giảng viên trực tiếp giảng dạy. Giáo dục nhân cách và ý thức cho sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là rất quan trọng bởi vì đây là hệ thống giúp cho sinh viên học tập và rèn luyện tự giác nhằm phát huy cao độ năng lực của bản thân. Công tác này là nhiệm vụ của toàn nhà trường và các đoàn thể chứ không chỉ là giáo viên chủ nhiệm. Mỗi trường cần mở Diễn đàn sinh viên để sinh viên có thể trao đổi với nhà trường những khó khăn, vướng mắc cũng như uốn nắn các em về nhân cách và tư tưởng. Các thầy cô giáo, đoàn thanh niên, hội sinh viên trường cần tham gia nhiều hơn nữa vào Diễn đàn. Liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh sinh viên cũng rất quan trọng, trên website của mỗi trường cần có mục Nhà trường và Gia đình để các bậc phụ huynh sinh viên có thể biết được tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường. Trong tương lai để phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ có thể phải tổ chức Hội cha mẹ sinh viên. 8. Quy chế đào tạo và việc xét tiến độ học tập cho sinh viên “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐBGD&ĐT. Đây là Quy chế chuẩn, rất khoa học và chặt chẽ tuy nhiên nếu vận dụng nó một cách cứng nhắc khi bắt đầu triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ dễ dẫn đến việc số lượng sinh viên bị buộc thôi học có thể sẽ rất cao như trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trong năm học 2007-2008 là một ví dụ. Điều này dẫn đến những quan điểm sai lệch về chất lượng đào tạo khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số người. Mỗi trường cần xây dựng Quy chế Đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường trên cơ sở cụ thể hóa “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của trường. Khi xây dựng quy chế cần lưu ý những điểm sau: - Bản chất của Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là quá trình tích lũy kiến thức (số tín chỉ tích lũy và điểm TBCTL), nên Quy chế của trường phải tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên thực hiện thành công quá trình này. - Sinh viên phải đảm bảo học ít nhất theo số tín chỉ tối thiểu quy định trong mỗi học kì và điểm trung bình chung học kì (TBCHK) phải thỏa mãn điều kiện được tiếp tục học tập theo Quy chế của Bộ. - Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội học cải thiện điểm và học lại những học phần chưa đạt. - Phải làm cho sinh viên hiểu rõ về thang điểm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Đánh giá học phần trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là đánh giá quá trình với điểm quá trình chiếm 30% tỉ trọng điểm học phần và điểm thi kết thúc học phần chiếm 70%. Điều này làm cho sinh viên phải học tập, kiểm tra và thi liên tục trọng suốt học kì chứ không phải trông chờ vào kết quả của 1 kì thi đầy may rủi, nhưng có “nhiều cơ hội” để không học mà cũng có thể đạt. Vì thế điểm học phần không đạt thì phải học lại để đánh giá lại tất cả các điểm bộ phận và thì lại, chứ không thể đơn thuần tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2. Điều kiện buộc thôi học theo Quy chế của Bộ hiện nay, không hề khắc nghiệt, bởi vì chỉ cần được tư vấn tốt thì khả năng sinh viên bị buộc thôi học là rất ít. Điều kiện buộc thôi học với điểm TBCHK dưới 1,0 đối với thang điểm 4 và dưới 3,5 đối với thang điểm 10 (Như trường ĐH KTQD) là rất nhẹ. Ngay cả khi sinh viên nhận ra số tín chỉ đăng kí vượt quá khả năng học tập của bản thân thì trong 6 tuần đầu của học kì chính, sinh viên vẫn được phép rút bớt học phần, miễn là đảm bảo số tín chỉ tối thiểu quy định trong Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải đáp ứng được tính mềm dẻo và linh hoạt của hệ thống quản lý đào tạo này. Hệ thống giảng đường phải đa dạng có sức chứa lớn, trung bình và nhỏ để tổ chức các lớp lý thuyết, thảo luận, thực hành v.v. Các giảng đường đều phải trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy cố định, làm việc tin cậy và ổn định. Thư viện phải tăng cường các nguồn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Toàn bộ hệ thống phục vụ giảng đường và thư viện phải hoạt động một cách mềm dẻo và linh động để phục vụ nhu cầu tự học của sinh viên. Chương 2: Mô tả phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một “doanh nghiệp đặc biệt” kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Để đánh giá chất lượng dịch vụ thì phải dựa vào độ thỏa mãn của khách hàng, đối với ĐH KTQD thì khách hàng chính là sinh viên. Vì vậy đề tài nghiên cứu về những đánh giá cũng như những mong đợi của sinh viên hệ chính quy ĐH KTQD về hệ thống đào tạo tín chỉ của trường. Ngoài ra với việc đặt sinh viên vào trung tâm của cuộc điều tra, nghiên cứu còn phù hợp với mục đích của việc áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ từ đó có thể tìm ra được những ưu nhược điểm của hệ thống và đưa ra được phương hướng giải quyết và hoàn thiện hệ thống. Với mục tiêu và đối tượng điều tra như trên thì việc lựa chọn phương pháp thu thập thông tin là phương pháp phỏng vấn trực diện sử dụng bảng hỏi là hợp lý nhất. - Phương pháp phỏng vấn trực diện thông thường được hiểu là phỏng vấn miệng, còn gọi là “cuộc nói chuyện riêng” hay “trò chuyện có chủ định”, theo đó người phỏng vấn và đối tượng tiếp xúc trực tiếp với nhau để hỏi và trả lời theo một chủ đề đã định trước. Phương pháp này có những ưu điểm: cơ hội phản hồi thông tin cao, có cơ hội làm rõ những câu trả lời phức tạp, độ dài phỏng vấn lớn, khả năng hoàn tất bảng câu hỏi cao, khả năng mình họa câu hỏi cao, tỉ lệ hưởng ứng điều tra cao. Tuy nhiên phương pháp này cũng còn một số nhược điểm: có khả năng phát sinh sai biệt cao, chi phí cao. - Bảng hỏi là phương tiện thu thập thông tin theo từng đề tài nghiên cứu, là tổ hợp các câu hỏi – chỉ báo thực nghiệm đã được vạch ra nhằm cung cấp dữ liệu cho việc kiểm định các giả thuyết hoặc các vấn đề cần tìm kiếm. Bảng hỏi là sự sắp xếp theo một trật tự khoa học có tính logic chứ không phải chỉ là sự tổ hợp giản đơn các câu hỏi. Tùy theo phương pháp thu thập thông tin với cách tiếp cận khác nhau sẽ có các loại bảng hỏi khác nhau phản ánh đặc thù của từng loại phương pháp. Với lượng sinh viên chính quy mỗi khóa lên đến hơn 4000 thì chỉ có thể lựa chọn hương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để nghiên cứu tổng thể. Cụ thể sẽ lựa chọn một số lượng bằng nhau số sinh viên của 4 khóa 50, 51, 52, 53 để phỏng vấn, từ đó phân tích mẫu và đưa ra kết quả tổng thể. 2. Hệ thống câu hỏi điều tra Hệ thống câu hỏi điều tra được lập nên dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đào tạo tín chỉ: - Chương trình đào tạo; - Thời gian; - Học phí; - Đăng kí học phần; - Tổ chức lớp học phần; - Đổi mới phương pháp dạy và học; - Quản lý sinh viên; - Quy chế đào tạo và xét tiến độ học tập của sinh viên; - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Mẫu bảng hỏi được thiết kế như sau: CÂU HỎI KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Kính gửi: Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam. Năm 2006, trường bắt đầu áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ với sinh viên khóa 48. Cho đến nay đã có 6 khóa sinh viên đã và đang được đào tạo theo hình thức này. Với mục đích đánh giá chất lượng của hệ thống đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân để hoàn thiện hệ thống đào tạo và hướng tới kỉ niệm 55 thành lập trường, tôi muốn tìm hiểu hệ thống đào tạo tín chỉ thông qua cái nhìn của sinh viên. Xin anh/chị vui lòng dành ít thời gian quý báu trả lời giúp tôi một số câu hỏi dưới đây. Tôi rất hoan nghêng sự cộng tác của anh/chị. Ý kiến của anh chị rất cần thiết đối với tôi và tôi hứa sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối. Anh/Chị vui lòng khoanh tròn vào phương án mà anh/chị cho là phù hợp nhất. Xin chân thành cảm ơn và chân trọng kính chào! I. PHẦN QUẢN LÝ Họ và tên: …………………………………………………… Giới tính: ……………… ……………………………………………………………….. Lớp chuyên ngành: …………………………………………. ……………………………………………………………….. Khóa: ………………….. II. PHẦN NỘI DUNG Câu 1. Các lớp học phần của anh/chị có thành phần là: A. Chủ yếu là bạn học cùng lớp chuyên ngành B. Đến từ nhiều lớp chuyên ngành khác nhau C. Còn tùy từng lớp học phần D. Khác: …………………………………………………………………………….. Câu 2. Một tín chỉ tương đương với bao nhiêu tiết học trên lớp? A. 5 B. 10 C. 15 D. 20 Câu 3. Theo anh/chị hiệu quả của hệ thống tín chỉ của trường KTQD hiện nay như thế nào? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường, còn một vài vấn đề cần thay đổi D. Kém, còn nhiều vấn để cần thay đổi E. Rất kém, phải thay đổi cả hệ thống Câu 4. Các mặt của chương trình đào tạo theo kiểu tín chỉ có tốt không? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Kém 5. Rất kém 1 2 3 4 5 1. Mã hóa các học phần khoa học, dễ hiểu O O O O O 2. Đề cương chi tiết của học phần O O O O O 3. Tính liên thông ngang (có nhiều học phần chung trong toàn trường và khối ngành) O O O O O 4. Tính hợp lý của điểm thành phần O O O O O 5. Sự phù hợp của các môn đại cương O O O O O 6. Sự kết nối giữa môn đại cương và môn chuyên ngành O O O O O Các yếu tố Câu 5. Anh/Chị hãy đánh giá sự phù hợp của các khoảng thời gian 1. Rất phù hợp 2. Phù hợp 4. Không phù hợp 5. Rất không phù hợp Các khoảng thời gian 3. Phù hợp bình thường 1 2 3 4 5 1. Giảng dạy lý thuyết trên lớp O O O O O 2. Thực hành, thảo luận, … trên lớp O O O O O 3. Thời gian chuẩn bị bài ở nhà O O O O O 4. Thời gian thi giữa kì O O O O O 5. Thời gian thi cuối kì O O O O O 6. Thời gian ôn thi giữa kì O O O O O 7. Thời gian ôn thi cuối kì O O O O O 8. Thời gian nghỉ lễ, tết O O O O O 9. Thời gian hoàn thành chương trình học O O O O O Câu 6. Theo anh/chị học phí cho một tín chỉ khi học bình thường hiện nay là: A. Quá cao D. Thấp B. Cao E. Quá thấp C. Vừa phải Câu 7. Theo anh/chị học phí cho một tín chỉ khi học lại, học nâng điểm hoặc thi nâng điểm hiện nay là: A. Quá cao D. Thấp B. Cao E. Quá thấp C. Vừa phải Câu 8. Để phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ, anh/chị đã: A. Tự lên kế hoạch và đăng kí môn học phù hợp B. Đăng kí dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập C. Đăng kí theo bạn bè D. Thích môn nào thì đăng kí học còn không thì thôi E. Ý kiến khác: ……………………………………………………………… Câu 9. Cố vấn học tập có nhiệt tình giúp đỡ anh/chị trong quá trình học tập không? A. Không hề giúp đỡ C. Giúp đỡ vừa phải B. Giúp đỡ rất ít D. Giúp đỡ nhiệt tình Câu 10. Anh/Chị nghĩ thế nào về hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình đăng kí học phần hiện nay? Lý do tại sao? A. Rất không tốt B. Không tốt C. Bình thường D. Tốt E. Rất tốt Lý do: ............................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………… Câu 11. Anh/Chị hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố có ảnh hưởng tới việc tổ chức các lớp học phần Tầm quan trọng tăng dần sẽ đánh số thứ tự tăng dần từ 1 đến 4 Giảng viên Sinh viên Học phần Cơ sở vật chất Câu 12. Anh/Chị đánh giá như thế nào về giảng viên KTQD - Về số lượng: A. Thừa B. Đủ C. Thiếu - Về chất lượng: A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Kém
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất