Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Khảo sát xã hội học hiểu biết về chủ quyền của việt nam trên biển đông của học s...

Tài liệu Khảo sát xã hội học hiểu biết về chủ quyền của việt nam trên biển đông của học sinh lớp 12 tại 2 trường thpt của hà nội (trường thpt hoài đức a và trường thpt chu văn an

.DOC
15
1066
96

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Địa chỉ: Số 10 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Điện Thoại: 0438233139 Email: [email protected] BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tên tình huống: Tìm hiểu an toàn giao thông xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện đối với học sinh THPT Chu Văn An Họ và tên: Đinh Vũ Khánh Định Ngày sinh: 11/02/1998. HÀ NỘI - 2014 Lớp: 11 Sử BÀI DỰ THI 1. Tên tình huống : Khảo sát xã hội học hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông của học sinh lớp 12 tại 2 trường THPT của Hà Nội (Trường THPT Hoài Đức A và trường THPT Chu Văn An). 2. Mục tiêu giải quyết tình huống : Đánh giá khái quát về hiểu biết của học sinh lớp 12 về những vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua khảo sát tại trường THPT Hoài Đức A và trường THPT Chu Văn An và từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp tác động đến học sinh nhằm thay đổi nhận thức, sự hiểu biết và nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: • Thực hiên điều tra xã hội học tại hai trường THPT của Hà Nội . • Thu được 916 phiếu khảo sát xã hội học thu được từ hai trường THPT của Hà Nội ( 593 phiếu khảo sát từ trường THPT Hoài Đức A và 323 phiếu từ trường THPT Chu Văn An trong đó có 135 phiều từ khối xã hội và 188 phiếu từ khối tự nhiên). • Kết quả cụ thể như sau : 1. Anh/chị hãy cho biết ông cha ta đã làm chủ, quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ khi nào? 1. Anh/chị cho biết: Từ 20.7.1954 đến 30.4.1975 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của nhà nước nào? 2. Anh/chị cho biết Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời gian nào? 4. Anh/chị cho biết Trung Quốc đánh chiểm đảo Gạc Ma và các đảo khác ở Trường Sa của Việt Nam vào thời gian nào? 5. Anh/chị cho biết: Về địa lý hành chính, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào? 6. Anh/chị cho biết mức độ quan tâm của mình đối với vấn đề biền đảo? 7. Theo Anh/chị có nên đưa vấn đề biển Đông vào sách giáo khoa Trung học cơ sở (cấp II) và Trung học phổ thông (cấp III) không? - Nhận xét sơ bộ: Kết quả điều tra hiểu biết những vấn đề cơ bản liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại trường THPT Chu Văn An và trường THPT Hoài Đức A (tỉ lệ học sinh có câu trả lời đúng) như sau: Câu 1: Anh/chị hãy cho biết ông cha ta đã làm chủ, quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ khi nào? Câu 2. Anh/chị cho biết: Từ 20.7.1954 đến 30.4.1975 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của nhà nước nào? Câu 3: Anh/chị cho biết Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời gian nào? Câu 4: Anh/chị cho biết Trung Quốc đánh chiểm đảo Gạc Ma và các đảo khác ở Trường Sa của Việt Nam vào thời gian nào? Câu 5: Anh/chị cho biết: Về địa lý hành chính, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào? Bình luận sơ bộ: Kết quả sơ bộ nêu trên cho thấy: còn một số bộ phận học sinh lớp 12 ở Hà Nội chưa có hiểu biết những vấn đề cơ bản liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Học sinh lớp 12 ở lứa tuổi 18 đã có quyền bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước, đủ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc, nhưng lại thiếu hiểu biết về chủ quyền và biển, đảo của tổ quốc là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, thậm chí có thể nói là đáng báo động. Phân tích, biện luận kết thu được. Bảy câu hỏi điều tra xã hội học (nói trên) thuộc 4 nhóm vấn đề:  Nhóm vấn đề xác định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc câu hỏi số 1:  Đây là vấn đề quan trọng nhất. Về vấn đề này, học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An, cả khối xã hội và tự nhiên, đều có hiểu biết khá với 95,6% và 94,6% và hơn hẳn học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức A (chỉ đạt 69,1% trả lời đúng). Đây là một “lỗ hổng” lớn trong hiểu biết của học sinh lớp 12 Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.  Nhóm vấn đề hiểu biết lịch sử, địa lý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc các câu hỏi số 2, số 3, số 4 và số 5:  Về vấn đề này, học sinh lớp 12 khối xã hội trường THPT Chu Văn An có hiểu biết khá hơn học sinh lớp 12 khối tự nhiên Chu Văn An và học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức A.  Nhóm về mức độ quan tâm đến biển đảo thuộc câu hỏi số 6, giữa ba khối học sinh lớp 12 có sự phân hóa khá rõ:  Học sinh lớp 12 khối xã hội trường THPT Chu Văn An 80,7% quan tâm, trong khi khối tự nhiên trường THPT Chu Văn An chỉ 64,4% và lớp 12 trường THPT Hoài Đức A chỉ 56,3%.  Nhóm vấn đề đưa biển Đông vào sách giáo khoa cấp II và cấp III, cũng có sự phân hóa rõ rệt:  Học sinh lớp 12 khối xã hội trường THPT Chu Văn An có tỉ lệ ủng hộ cao nhất với 71,9%, khối tự nhiên Chu Văn An và lớp 12 Hoài Đức A có mức độ ủng hộ thấp hơn với 62,2% và 57,8%. Từ kết quả nói trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:  Kết quả khảo sát học sinh lớp 12 ở hai trường THPT tại Hà Nội (Chu Văn An và Hoài Đức A) cho thấy: học sinh lớp 12 Việt Nam chưa có hiểu biết về những vấn đề cơ bản, tối thiểu nhất về chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển, đảo của tổ quốc. Đây là một bất cập lớn.  Nguyên nhân chủ yếu của thiếu sót trên là trong sách giáo khoa, hệ giáo dục phổ thông của Việt Nam không có những vấn đề liên quan chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng, chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông nói chung. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. Từ kết quả khảo sát tại trường THPT Chu Văn An và trường THPT Hoài Đức A, nhóm nghiên cứu xin đề nghị một số vấn đề sau:  Đề nghị Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa những vấn đề liên quan đến chủ quyền và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông nói chung vào sách giáo khoa giảng dạy chính khóa ở lớp THCS và THPT năm học 2015-2016 học sinh bắt đầu được tiếp thu phần tri thức biển Đông.  Đề nghị Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phối hợp với Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi Olympic tìm hiểu biển Đông hàng năm.  Đề nghị Ban Giám Hiệu trường THPT Chu Văn An giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức các diễn đàn biển Đông, thi tìm hiểu về biển Đông. Đây là hoạt động ngoại khóa cần thiết, bổ ích và nếu làm tốt việc này, trường THPT Chu Văn An (Hà nội) sẽ là lá cờ đầu ở thủ đô Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.  Đề nghị Bộ Văn Hóa và Truyền Thông đưa ra những chương trình, bô phim có nội dung liên quan đến Biển Đông để qua đó nâng cao sự hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.  Đề nghị mỗi bạn học sinh cũng có ý thức tự tìm hiểu để nâng cao sự hiểu biết của mình về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. 5. Thuyết trình tiến trình giải quyết tình huống :  Nhà trường cần thực hiện giảng dạy những bài học liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vào những tiết học cụ thể. Đưa những bài học này trở thành một môn học chính khóa. Từ đó thực hiện các buổi khảo sát để đánh giá chất lượng học sinh.  Mỗi học sinh cần có ý thức tham gia vào các tiết học, tự tìm hiểu thêm tư liệu để nâng cao hiểu biết của bản than.  Nhà trường nên đầu tư một số thiết bị liên quan đến công việc giảng dạy như : máy chiếu, bản đồ… và có một diễn tích nhất định để trưng bày sa ban giúp cho việc tiếp thu kiến thức thêm hiệu quả và phong phú. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống : Hiện nay tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trở thành một vấn đề hết sức bức xúc tác động trực tiếp đến an ninh Quốc gia Việt Nam và sự phát triển của đất nước. Ở Trung Quốc, nhà nước đưa vấn đề chủ quyền biển đảo của Trung Quốc vào chương trình chính khóa từ đầu phổ thông Trung học cơ sở (cấp II) đến hết lớp 12. Các cuộc khảo sát ở Trung Quốc cuối năm 2013 cho kết quả: khoảng 80% học sinh trung học cơ sở và 98% học sinh lớp 12 ở Trung Quốc có hiểu biết chắc chắn những vấn đề cơ bản liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển, đảo. Trong khi đó, một bộ phận lớn người Việt Nam bao gồm cả học sinh và sinh viên có sự hiểu biết về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông còn rất sơ sài. Ở Việt Nam, một cuộc điều tra năm 2013 ở một sô trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả đáng buồn, đáng báo động: • 73% sinh viên và 96% thanh niên (không phải là sinh viên) không biết cha ông ta đã khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. • 98,3% sinh viên và 99% thanh niên không biết các quốc gia nào có tranh chấp ở Biển Đông. • 38,5% sinh viên và 97% thanh niên không biết DOC là gì. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó là trong hệ thống Giáo dục Phổ thông của chúng ta chưa có phần giáo dục một cách đầy đủ về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, về quá trình lịch sử của cha ông ta đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lịch sử cha ông ta đổ xương máu để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa suốt chiều dài 300 – 400 năm. Đây là một thiếu sót lớn kể cả về phía nhà nước và trong nhân dân, kể cả cộng đồng học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ - là người làm chủ đất nước trong tương lai và trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước sau này. Nhất là học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 - thế hệ chuẩn bị hoàn thành cấp THPT và bước vào ngưỡng cửa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nên cần có sự hiểu biết đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên biển Đông. Để góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông nhất là bảo vệ chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đề tài này có mục đích là khảo sát sự hiểu biết của học sinh lớp 12 về những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông qua việc thực hiện tại hai Trường THPT Hoài Đức A và Trường THPT Chu Văn An của Hà Nội. Đề tài này sẽ góp phần nhỏ vào đánh giá thực chất hiểu biết của học sinh THPT Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông. Từ đó đưa ra những giải pháp tác động giúp thay đổi nhận thức, sự hiểu biết, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đến các lớp lãnh đạo để nghiên cứu, xem xét và đưa vào giảng dạy những vấn đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Cho đến nay vấn đề nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đã được tiến hành một cách rộng rãi. Hầu hết các trường đại học, nhất là các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – khoa Quốc tế học và Phương Đông học đã có đề cập đến vấn đề chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Trong 5 – 7 năm gần đây, Học viện Ngoại giao, Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và nhân văn cùng những trung tâm chính trị khác có tổ chức nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Bên cạnh đó, thông tin trên Biển Đông về việc tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông là một kho dữ liệu rất lớn nhưng trong đó riêng về mảng điều tra một cách cơ bản về hiểu biết của học sinh lớp 12 về Biển Đông chưa có một công trình nào đi sâu vào giải quyết thấu đáo và sâu sắc toàn diện. Do đó, đề tài khoa học này với ý đồ góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu về hiểu biết của học sinh lớp 12 Việt Nam về tình hình Biển Đông, tranh chấp biển đảo và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông để cung cấp thông tin qua nhiều hình thức tới học sinh, giúp thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Qua đó, các bạn học sinh, sinh viên sẽ có những hành động cụ thể vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Đây chính là đóng góp mới của đề tài này vào việc nghiên cứu Biển Đông và xây dựng giải pháp để bảo vệ chủ quyền dân tộc của Việt Nam trên Biển Đông. --------------- Hết --------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan