Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường thcs thuỷ an đông triều q...

Tài liệu Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường thcs thuỷ an đông triều qn

.DOC
34
1137
80

Mô tả:

Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 A. PHẦN MỞ ĐẦU. Thế kỷ XXI- thế kỷ của nền tri thức, mà con người là chủ thể tạo nên nền kinh tế tri thức . Vì vậy, vấn đề đầu tư cho con người để phát triển kinh tế xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu- chỉ có giáo dục đào tạo mới chuẩn bị tốt nhất những hành trang cho con ngưới vào thế kỷ mới”. Để hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại và cũng là thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. Nghị quyết Trung ương II- khoá VIII của Đảng ta đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của việc phát triển nhanh và bền vững”…. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là: Nhằm xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính tổ chức và kỹ thuật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. (Trích “Văn kiện Hội nghị lần thứ II- Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII”). Con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế phải là con người có lý tưởng XHCN lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có năng lực hoạt động xã hội và phẩm chất đạo đức trong sáng. Con người Việt Nam được giáo dục như vậy sẽ là nhân tố cốt lõi làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc, góp phần hiện đại hoá giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để đáp ứng yêu cầu trên, để thực hiện nghị quyết Trung Ương II của Đảng. Vai trò của nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ tri thức khoa học mà còn phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cả tài và đức đúng như lời Bác Hồ thường 1 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 dăn dạy:“Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Qua nhiều năm công tác, tôi luôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề mà mình đã lựa chọn. Tôi nhận thấy những tác dụng tích cực của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THCS và cả những hạn chế trong công tác này. Với cương vị là một Hiệu trưởng nhà trường rất cần phải quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước. Với tất cả tấm lòng say mê nghề nghiệp và lương tâm nhà giáo tôi rất quan tâm đến vấn đề trên và tôi xin được đề xuất nghiên cứu: Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Thuỷ An, Đông Triều, Quảng Ninh”. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong công tác giáo dục, Hồ Chí Minh đã đặt đạo đức lên hàng đầu. Ở các nước phương Đông, nhất là ở Việt Nam, đạo đức là một sức mạnh to lớn. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các trường học trở về phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn” theo một tinh thần mới và nội dung mới cao hơn để phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ giáo dục. Lễ là đạo đức, văn là tri thức khoa học. Đạo đức và kiến thức phải đi đôi để hỗ trợ nhau để tạo ra con người mới. Đó chính là chúng ta đang trở lại giá trị chân chính của tư tưởng người xưa. Trong di chúc, Hồ Chí Minh nói tới việc cần thiết đào tạo một lớp người “vừa hồng, vừa chuyên”. Nhiều lần Người đề cập tới việc dạy “đạo đức công dân” một nội dung học không phải là xa lạ, cao siêu khó thực hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày. Đó là lòng yêu nước và những tình cảm tốt đẹp, trước hết là tình thương yêu ruột thịt, thầy cô giáo, bạn bè, đồng chí, yêu đồng bào, yêu Tổ quốc. Mỗi người có quan hệ và ứng xử tốt đẹp với người khác với xã hội, thiên nhiên và với chính bản thân mình. Đó là lối sống có tổ chức, thật thà, khiêm tốn, giản dị. Đạo lý, đạo đức chính là chữ “Tâm” của người dạy, người học. Mà cái “Tâm” lớn nhất, bao trùm xuyên suốt của những người làm người làm công tác giáo dục là “Tại minh minh đức, tại thân dân”. Nói tóm tắt, 2 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 minh minh đức là chính tâm, thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Trong quan niệm về đối tượng giáo dục, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới người học nói chung và sinh viên, học sinh nói riêng trong dạy học. Đối với người học, Hồ Chí Minh khuyên nhủ “phải kính thày, yêu bạn” khắc phục khó khăn, gian khổ, phấn đấu vươn lên không ngừng “ngoan ngoãn, siêng năng, nghe thày, đua bạn”, “ở nhà thì nghe lời bố mẹ”, “tham gia lao động, ích nước lợi dân” “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là toàn diện cả tài và đức.Vì như Người nói: “Nếu có đức mà không có tài vớ như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”. Tài và đức ở Hồ Chí Minh không có sự tách biệt mà luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo Người: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đạo đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân”. Trong giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần, kiệm, liêm, Chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”. Bởi “Trời có bốn mùa”, “Đất có bốn phương” và người có bốn đức lớn là “Cần, kiệm, liêm, Chính”. Nếu “thiếu một mùa không thành trời, thiếu một phương không thành đất và thiếu một đức không thành người”. Trong nguyên lý giáo dục thì Người khẳng định rõ nét các phương pháp giáo dục nhằm góp phần đào tạo cho đất nước những con người có đủ đức, đủ tài như “Học phải đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường phải gắn liền với xã hội”. Trong những năm qua trường THCS Thuỷ An đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh tuy nhiên cũng như thực trạng chung của những trường trong huyện, chúng tôi thấy còn nhiều bất cập trong việc giáo dục đạo đức học sinh mà chúng ta phải thực sự chú trọng giải quyết, đó là: 3 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 - Trong học tập, hiện tượng học sinh trốn học ra ngoài chơi vẫn còn phổ biến. Chính hiện tượng trốn học ra ngoài chơi này nếu không biết can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như đánh bi-a, đánh điện tử, đánh bài ăn tiền và dĩ nhiên trong số học sinh này khi không có tiền để vui chơi sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức như ăn trộm, ăn cắp hoặc trấn lột tiền của các em nhỏ tuổi hơn…vv. Ở trường tôi qua khảo sát năm học 2010- 2011, qua khảo sát ở 8 lớp với 261 học sinh, chúng tôi lập được danh sách có 10 học sinh thường hay chốn ra ngoài chơi, bỏ học giữa chừng. - Một thực tế thứ hai cũng tồn tại là một số học sinh trong nhà trường có lời nói và hành động vô lễ. Hiện tượng nói bậy, chửi bậy trong nhà trường vẫn diễn ra. Cá biệt có những học sinh có những hành động cá biệt như quậy phá lớp học hoặc hỗn láo với giáo viên. - Thực trạng thứ ba diễn ra cũng khá phổ biến là hiện tượng lười học bài. Chính hiện tượng lười học bài này mà nhiều em trốn học. Hiện tượng này nếu không được khắc phục thì từ trốn học tới bỏ học và suy giảm đạo đức là điều đương nhiên. - Thực trạng thứ tư cũng thấy ở các trường phổ thông về việc suy giảm đạo đức đã là hiện tượng đánh nhau, ăn cắp vặt hoặc nghiện thuốc lá. Có trường hợp các em đánh nhau trong lớp, có trường hợp đánh nhau trong trường, có trường hợp đánh nhau cả với trường khác. Không những nam giới đánh nhau mà còn có cả hiện tượng nữ giới đánh nhau. Nhiều hiện tượng các em đánh nhau xong rủ anh, em hoặc bạn ở trường khác đến để đánh nhau nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến án mạng như một số nơi đã xảy ra. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Thuỷ An”. Đây là đề tài tôi đang cố gắng hết sức và phát huy hết khả năng của mình để nghiên cứu với hy vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến nhỏ trong việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THCS tới các đồng nghiệp của mình. 4 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nắm vững những cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. Đánh giá được thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS thông qua đã đưa ra biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. Nâng cao năng lực quản lý- nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Thuỷ An nói riêng và các trường THCS nói chung. III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM. 1. Thời gian. - Đăng ký đề tài tháng 9- 2010. - Làm đề cương đề tài tháng 2- 2011. - Nghiên cứu tài liệu, thực tế tháng 3- 2011. - Viết và hoàn thành đề tài tháng 4- 2011. 2. Địa điểm. - Đề tài được nghiên cứu ở học sinh các khối lớp tại trường THCS Thuỷ An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. IV. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN, THỰC TIỄN. 1. Về mặt lý luận. Một trong những tư tưởng đổi mới của GD&ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dụcvà các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục năm 2005 xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” (Điều 23- Luật giáo dục). 2. Về mặt thực tiễn. Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực, nó cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hoá dân tộc bị đe doạ, hội nhập kinh tế quốc tế 5 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 đưa vào nước ta những sản phẩm đồi truỵ, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có những biểu hiện sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi kéo vào các việc xấu. Trong nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường THCS nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có dấu hiệu gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong nhà trường đang được báo động. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng dạy tri thức khoa hoc, còn xem nhẹ việc dạy môn GDCD, thờ ơ không chú trọng giáo dục đạo đức học sinh. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN. Thế giới quan quyết định xu hướng lý tưởng, đạo đức và các phẩm chất tư tưởng của con người .Vì vậy tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh sẽ giúp cho các em có hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực có suy nghĩ đúng đắn với niềm tin khoa học. Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội, các thang xã hội đang có những diễn biến không đơn giản, biết ủng hộ bảo vệ và theo cái đúng, biết phản đối và ngăn chặn cái sai, biết chống lại sự thâm nhập của thế giới quan của giai cấp bóc lột. Biết chống mê tín dị đoan và các tư tuởng duy tâm khác. Trên cơ sở tăng cường thế giới quan khoa học cần tăng cường giáo dục cách mạng XHCN cho học sinh trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt quan tâm giáo dục cho các em có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, sống ngày hôm nay không nghĩ đến ngày mai chạy theo đời sống vật chất hưởng thụ, ngăn ngừa tình trạng sống 6 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 không phương hướng hoặc mơ ước hão huyền đến một thế giới xa lạ bên ngoài Tổ Quốc. Đồng thời nâng cao việc giáo dục lòng yêu nước XHCN tới các em học sinh. Lòng yêu nước XHCN là một trong những phẩm chất cơ bản cần được giáo dục cho học sinh, giúp cho học sinh ý thức sâu sắc hơn giữa lòng yêu nước XHCN với tinh thần quốc tế vô sản, tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, ngăn ngừa chống lại các biểu hiện tâm lý tự ti dân tộc, ỷ lại vào sự viện trợ của nước ngoài, cũng như biểu hiện của ý chí yếu ớt, buông trôi cuộc sống, thờ ơ với đất nước… Thêm nữa chúng ta cần quan tâm giúp các em nâng cao ý thức lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, tôn trọng người lao động, có ý thức chọn ngành nghề theo yêu cầu của xã hội, phù hợp với nguyện vọng khả năng của cá nhân. Cần ngăn ngừa khắc phục tình trạng: Chây lười lao động, học tập ỷ vào người khác; muốn xoay xở làm ăn bất chính, chạy theo các nghề để kiếm chác… Đặc biệt hơn, tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ luật đối với học sinh hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bồi dưỡng hiểu biết về nghĩa vụ, quyền lợi người công dân, cũng như quyền lợi nghĩa vụ người học sinh đã được pháp chế hóa. Từ đó giáo dục cho các em ý thức, thói quen sống, làm việc và học tập theo pháp luật có kỷ luật ở mọi nơi mọi lúc biết đấu tranh với những hành vi phạm pháp luật hoặc a dua làm theo kẻ xấu, dần hình thành đạo đức cho các em ngay trong những năm đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường. Xuất phát từ thực tế trên, tôi luôn luôn trăn trở khi ở cương vị của một hiệu trưởng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “vấn đề cũ” nhưng luôn mới với tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đạo đức con người. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. I. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG. 1. Đạo đức và chức năng của đạo đức. a. Khái niệm đạo đức. 7 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với tự nhiên. b. Chức năng của đạo đức. Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: - Chức năng giáo dục. - Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. - Chức năng phản ánh. 2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. a. Vị trí- Ý nghĩa. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh phát triển đóng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đã là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. 8 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS thì: - Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất. - Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn Giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. b . Đặc điểm. Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường. Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. 9 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm- Sinh- Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 2.1. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS. a. Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định. Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người. b. Những biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh. b1. Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đã vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh. 10 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 b2 .Giáo dục theo nguyên tắc tập thể. Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; Giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường THCS phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi đội… Nhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trường học. b3. Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh. Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè. Nguyên tắc này người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. Mọi đòi hỏi đối với học sinh phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu, để các em tự giác thực hiện. b4. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đã mà khắc phục khuyết điểm. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ dễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên. 11 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em. b5. Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh. Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thục đẩy các em vươn lên cao hơn nữa. Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đã người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được. b6. Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh. Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó hình thức, biện pháp thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp. b7. Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương 12 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “…Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. c. Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS. c1.Phương pháp thuyết phục. Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau: - Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ… - Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường. - Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt. c2. Phương pháp rèn luyện. Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: - Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể. 13 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 - Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. - Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đã bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại. c3. Phương pháp thúc đẩy. Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. - Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường. - Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đã vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. - Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh. 14 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS THUỶ AN- ĐÔNG TRIỀU- QUẢNG NINH. 1. Vị trí địa lý trường THCS Thuỷ An-Đông Triều- Quảng Ninh. Thuỷ An là xã cực Tây của huyện Đông Triều, địa bàn phân bố dân cư rộng, có đường quốc lộ 18A chạy qua. Thuỷ An có lịch sử lâu đời, có truyền thống cách mạng kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với di tích lịch sử của ông cha là đền thờ nữ tướng Lê Chân . Trường THCS Thuỷ An vinh dự là một trong những nôi đào tạo nuôi dưỡng nguồn trí lực cho xã nhà. Năm 1963 tiền thân là lớp 5 nhô với gần 40 học sinh trường cấp 2 Thuỷ An được thành lập,trải qua quá trình hình thành và phát triển tháng 8 năm 2003 được tách trường và có tên là trường THCS Thuỷ An. Đáp ứng thời kỳ đổi mới,nhà trường không ngừng xây dựng trưởng thành đứng trên khuôn đất có diện tích 6.058 m2, với 10 phòng học trong cao tầng, các phòng chức năng, phòng làm việc của giáo viên , 120 bộ bàn ghế, có sân chơi, bãi tập... đủ điều kiện để các em trong độ tuổi theo học. Nhà trường gồm 20 cán bộ giáo viên, 100% đạt chuẩn, trên chuẩn là 12 chiếm 60%. Các thầy cô giáo yêu nghề và tận tâm với sự nghiệp giáo dục địa phương, hàng năm đều có từ 6 đến 8 thầy cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi cấp cơ sở. Học sinh Thuỷ An cần cù, sáng tạo, ham học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, có nhiều học sinh đạt học sinh giải cấp huyện, cấp tỉnh về văn hoá và TDTT, Tỉ lệ học sinh thi tuyển vào THPT công lập luôn đứng đầu cụm I. Xã Thuỷ An được công nhận đạt phổ cập giáo dục bậc THCS năm 2003 và giữ vững đến nay với chỉ tiêu năm nay cao hơn năm trước, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia năm 2011. 2. Trường THCS Thuỷ An với công tác giáo dục đạo đức học sinh. 15 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Trường THCS Thuỷ An 261 học sinh, 20 cán bộ giáo viên, học theo một ca. Đội ngũ giáo viên chuẩn hóa về trình độ đạt 100%. Ban giám hiệu có hai đồng chí, đồng chí Hiệu trưởng luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý của các đồng nghiệp đi trước. Tập thể trường luôn đoàn kết phấn đấu và thực hiện rõ nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục: “Xây dựng những con người thiết tha gắn bó với lý tưởng dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng ...”. Bên cạnh đó nhà trường còn được sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh (HCMHS). Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CBQL SL % Quản lý giáo dục đạo Đúng 0 đức học sinh là không Không đúng 2 quan trọng Không ý kiến gì Rất quan trọng 0 2 Quan trọng 0 0 Không quan trọng 0 0 Quản lý giáo dục đạo đức học sinh là quan trọng Không ý kiến a. Đội ngũ quản lý (Ban Giám Hiệu). 0 GV SL % 0 HCMHS SL % 0 5 10 100 18 100 40 80 0 0 100 18 0 100 5 35 10 70 0 0 10 20 0 0 0 5 10 0 0 0 0 0 Đã quan tâm chú trọng tới công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh hàng năm có kế hoạch, biện pháp quản lý tốt. Chúng tôi xác định rằng: Các em có đạo đức tốt sẽ thúc đẩy việc học tập của các em tốt, sẽ làm mọi việc tốt. Do đã ngay từ đầu năm học, căn cứ vào nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng đã lên kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh sau đã cho họp hội đồng giáo dục, HCMHS phổ biến kế hoạch, xin ý kiến bổ xung. Song song với việc lập kế hoạch, tiến hành điều tra cơ bản tình hình học sinh để có biện pháp thích hợp trong chỉ đạo. Khi đã có kế hoạch quản lý, phải cụ thể hóa kế hoạch theo từng tháng từng tuần, phổ biến sâu rộng đến cán bộ giáo viên, học sinh, các đoàn thể trong và ngoài trường cùng biết, cùng phối kết hợp thực hiện. 16 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Giao trách nhiệm: tổ chức và chỉ đạo cho tiểu ban “Giáo dục đạo đức học sinh” do đồng chí hiệu phó làm trưởng ban, gồm các thành phần: tổng phụ trách, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, một đại diện phụ huynh cùng tham gia chỉ đạo. Với các thành phần như thế mỗi đồng chí phụ trách một mảng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. * Ví dụ: - Giáo dục học sinh thông qua các môn học: Giao cho các đồng chí tổ trưởng chuyên môn. Trong kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh qua những bài nào hình thức như thế nào. - Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ: Giao cho đồng chí tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn, HCMHS trực tiếp chỉ đạo. Trong các năm học nhà trường chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm chính, theo 9 tháng. - Tháng 9: Ngày khai trường giáo dục truyền thống nhà trường. - Tháng 10: Thanh thiếu niên làm theo lời Bác dạy. - Tháng 11: Bó hoa điểm 10 kính dâng thầy cô. - Tháng 12 : Tiếp bước theo anh bộ đội cụ Hồ. - Tháng 1: Giáo dục truyền thống học sinh. - Tháng 2: Ngàn hoa dâng Đảng. - Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn. - Tháng 4: Hoà bình và hữu nghị. - Tháng 5: Ngàn hoa dâng Bác kính yêu. Những chủ điểm trên có tác dụng định hướng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giúp chúng ta giáo dục, dẫn dắt học sinh đi theo những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Thông qua các hoạt động giáo dục các hành vi đạo đức được hình thành và củng cố. 17 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường được giáo dục thường xuyên, đồng chí Hiệu trưởng là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cùng với đồng chí Hiệu phó có tổng kết đánh giá theo tháng, khen thưởng những cá nhân tập thể có nhiều thành tích và phê bình nhắc nhở những tồn tại. Từ đó điều chỉnh kế hoạch quản lý. b. Cán bộ giáo viên. Là tập thể đoàn kết, đều tay say việc. Các đồng chí đã xác định rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, qua tâm sự với các đồng chí giáo viên chúng tôi được biết các em có đạo đức tốt sẽ tác động tích cực đến việc học tập của các em và ngược lại. Các đồng chí đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý giáo dục đạo đức thì kết quả xếp loại đạo đức, hạnh kiểm của lớp đã cao và phong trào thi đua của lớp đã được đánh giá là tốt. c. Hội cha mẹ học sinh. Qua khảo sát phụ huynh học sinh, chúng tôi được biết đại đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh (>80%) tạo điều kiện phối hợp con em mình trong việc giáo dục cùng nhà trường. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của nhà trường họ phó mặc con em mình cho nhà trường, hoặc cũng có gia đình vì điều kiện công tác (đi làm xa, đi làm cả ngày) không có điều kiện chăm lo con cái. Đây là một trong những khó khăn của nhà trường ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. d. Các lực lượng ngoài nhà trường. Nhà trường được sự quan tâm của các cấp, Đảng uỷ xã, các đồng chí đã chỉ đạo nhiều hoạt động bổ ích tác động tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. * Ví dụ: Tổ chức tốt sinh hoạt hè cho thanh thiếu niên, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, phối kết hợp với nhà trường chăm lo sự nghiệp giáo dục. 18 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Thông qua các hoạt động của nhà trường, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường mà các hành vi đạo đức của các em thể hiện rất rõ và cũng được củng cố phát triển. 3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Thuỷ An. Trong nhiều năm qua học sinh trường THCS Thuỷ An- Đông Triều- Quảng Ninh được đánh giá là học sinh ngoan có ý thức tổ chức kỷ luật. Liên đội trường THCS Thuỷ An luôn là Liên đội vững mạnh xuất sắc. Có được kết quả đã là do sự nỗ lực phấn đấu của các em và công tác giáo dục học tập trong nhà trường, có nề nếp tốt chú trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TT 1 2 3 4 5 6 7 Lười biếng, chốn học, bỏ hoạt động tập thể. Mất trật tự trong giờ học, hoạt động tập thể. Nói năng tục tằn, thiếu văn hoá. Thiếu khiêm nhường, vô lễ. Gây gổ đánh nhau, gây rối trật tự. Gây rối trong học tập, quan hệ bạn bè. Tiêm chích sử dụng ma tuý. MỨC ĐỘ SAI PHẠM LẶP LẠI KHÔNG RẤT ÍT NHIỀU LẦN SL % SL % SL % 90 90 82 81 90 92 10 90 90 82 81 90 92 10 05 5 05 5 17 17 3 3 7 7 7 7 05 05 1 16 3 1 5 5 1 16 3 1 0 0 0 0 0 8 Sống cẩu thả mất vệ sinh. 95 95 4 1 1 Qua điều tra 100 học sinh trong nhà trường, chúng tôi thu được kết quả như sau: 0 1 Qua điều tra cho thấy những biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, xấu chiếm tỉ lệ rất ít số này rơi vào các gia đình chiều chuộng con, kinh tế khá giả, bố mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con cái hoặc những gia đình có vấn đề như bỏ nhau hay cãi nhau hoặc trình độ văn hoá của bố mẹ thấp. Một số không ít nữa do các em chơi bời với các bạn xấu. Tuổi của các em rất dễ bị ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh. 19 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Thuỷ An - Đông Triều- QN Năm học 2010-2011 Tóm lại: Biểu hiện đạo đức của học sinh chịu tác động của hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh. Trong nhiều năm qua, do xác định rõ biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nên đã thu được kết quả khá khả quan, tác động tích cực đến học sinh. Kết quả giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường năm học 2010- 2011 như sau: TT KHỐI TỔNG LỚP SỐ NỮ TỐT T số % KHÁ T số % TB T số % YẾU T số % KÉM T số % 1 2 3 4 6 55 23 29 53,0 20 37,0 6 11,0 0,00 0 0 0 7 61 36 42 69,0 17 28,0 2 3,0 0 0 0 0 8 68 36 44 65,0 24 35,0 0 0 0 0 0 0 9 77 42 58 75,3 9 11.7 10 13.0 0 0 0 0 CỘNG 261 137 173 66.3 70 26.8 18 6.9 0 0 0 0 Kết quả trên đã khẳng định bước đi đúng đắn trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường. Sau đây chúng tôi xin đề xuất những biện pháp lớn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường THCS Thuỷ An. 3.1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh. a. Ý nghĩa. Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. b. Nội dung. 20 Người viết đề tài: Nguyễn Ngọc Tú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan