Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái bình...

Tài liệu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái bình

.PDF
110
1989
92

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ®Æng thÞ nga Nhu cÇu sö dông m¹ng x· héi cña sinh viªn tr-êng cao ®¼ng s- ph¹m Th¸i B×nh LUËN V¡N TH¹C Sü Chuyªn ngµnh: T©m lý häc Hµ NéI – 2013 1 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ®Æng thÞ nga Nhu cÇu sö dông m¹ng x· héi cña sinh viªn tr-êng cao ®¼ng s- ph¹m Th¸i B×nh LuËn v¨n Th¹c sü chuyªn ngµnh T©m lý häc M· sè: 60310401 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS TrÇn ThÞ Minh §øc Hµ Néi - 2013 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................13 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội .........................13 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu.....................................................13 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về mạng xã hội ....................................................17 1.2. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................26 1.2.1. Khái niệm về nhu cầu ..............................................................................26 1.2.2. Khái niệm mạng xã hội ............................................................................31 1.2.3. Những ảnh hưởng của mạng xã hội đến người sử dụng ..........................36 1.2.4. Đặc điểm tâm lý của sinh viên .................................................................39 1.2.5. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ...........................................41 Tiểu kết chƣơng ..................................................................................................43 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................44 2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................44 2.1.1. Giới thiệu chung về khách thể nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình ............................................................................................44 2.1.2. Tiến trình thực hiện..................................................................................45 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................46 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................46 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................47 2.2.3. Phỏng vấn sâu ..........................................................................................47 2.2.4. Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu .............................................48 Tiểu kết chƣơng ...................................................................................................50 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................51 3.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên CĐSP Thái Bình ........51 3.1.1. Mức độ sử dụng MXH và các MXH sinh viên thường dùng ..................51 3.1.2. Thời gian sinh viên vào mạng xã hội .......................................................54 3.1.3. Số lượng đối tượng giao lưu trên mạng của sinh viên .............................58 3.1.4. Nguồn cập nhật thông tin của sinh viên ..................................................61 3 3.2. Những biểu hiện cụ thể của nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ........................................................................................................................63 3.2.1. Nhu cầu sử dụng MXH thể hiện qua nhận thức của sinh viên CĐSP Thái Bình về MXH ............................................................................................63 3.2.2. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội thể hiện qua cảm xúc của sinh viên CĐSP Thái Bình đối với MXH..........................................................................73 3.2.3. Sự đáp ứng của MXH đối với các nhu cầu của sinh viên ........................77 3.3. Đánh giá của sinh viên về những tác động của mạng xã hội đối với đời sống học tập của họ .......................................................................................91 3.3.1. Tác động tích cực của mạng xã hội đối với sinh viên .............................92 3.3.2. Tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên .............................95 Tiểu kết chƣơng ................................................................................................100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................107 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lượng sinh viên theo năm học và theo giới tính(%) ............44 Bảng 3.1. Thời gian sinh viên vào mạng xã hội (%).................................................54 Bảng 3.2. Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên xét theo năm học ............55 Bảng 3.3. Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên xét theo giới tính (%) ......56 Bảng 3.4.Số bạn trên mạng xã hội của sinh viên(%) ................................................59 Bảng 3.5.Nhận thức về tính năng của MXH .............................................................66 Bảng 3.6. Những khó khăn khi sử dụng MXH .........................................................72 Bảng 3.7. Cảm xúc của sinh viên khi không được sử dụng mạng xã hội .................76 Bảng 3.8. Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của MXH đối với nhu cầu học tập, giải trí và tìm kiếm việc làm (ĐTB) .................................................87 Bảng 3.9.Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của mạng xã hội đối với nhu cầu giao tiếp xã hội (ĐTB) .......................................................................88 Bảng 3.10.Đánh giá của sinh viên về những ảnh hưởng tiêu cực của MXH9(%) .................................................................................................96 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng sinh viên theo nơi sinh(%) ....................................45 Biểu đồ 3.1: Mức độ sử dụng MXH của sinh viên(%) .............................................51 Biểu đồ 3.2. Các mạng xã hội sinh viên thường xuyên sử dụng(%) .........................52 Biểu đồ 3.3: Thời gian trong ngày SV thường sử dụng MXH (%) ...........................57 Biểu đồ 3.4. Đối tượng giao lưu trên mạng của sinh viên(ĐTB) ..............................60 Biểu đồ 3.5: Nguồn cập nhật kiến thức chủ yếu của sinh viên(%) ...........................62 Biểu đồ 3.6: Vai trò của MXH đối với bản thân sinh viên(%) .................................65 Biểu đồ 3.7: Nhận thức của sinh viên về tính bảo mật của mạng xã hội(%) ............68 Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng của sinh viên với các tính năng của mạng xã hội (ĐTB) .......................................................................................................74 Bảng đồ 3.9: Cảm xúc của sinh viên sau mỗi lần tham gia mạng xã hội (%) ..........75 Biểu đồ 3.10. Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của mạng xã hội đối với nhu cầu thể hiện bản thân của sinh viên ...................................................77 Biểu đồ 3.11. Mục đích sử dụng MXH của sinh viên (%) ........................................80 Biểu đồ 3.12.Mục đích truy cập MXH của sinh viên theo năm học (%) ..................81 Biểu đồ 3.13. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên cho mục đích học tập (ĐTB) .................................................................................................82 Biểu đồ 3.14. Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của MXH đối với nhu cầu học tập, giải trí và tìm kiếm việc làm (ĐTB) ..........................................86 Biểu đồ 3.15. Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng của mạng xã hội đối với nhu cầu tình cảm, tình dục của họ khi sử dụng MXH .......................89 Biểu đồ 3.16. Mức độ sinh viên truy cập các trang web sex theo năm học của SV (%) .... 90 6 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Trần Thị Minh Đức đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo cùng các sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình đã hợp tác giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Tác giả Đặng Thị Nga 7 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Thị Minh Đức. Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Tác giả Đặng Thị Nga 8 DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT CĐSP : Cao đẳng sư phạm ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐTB : Điểm trung bình MXH : Mạng xã hội NXB : Nhà xuất bản TLH : Tâm lý học SV : Sinh viên 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay mạng xã hội (social networks) đã và đang trở nên phổ biến và ngày càng đi sâu vào cuộc sống con người. Các hoạt động thường nhật của con người ngày càng bị ảnh hưởng, chi phối bởi mạng xã hội. Mạng xã hội là mô hình truyền thông mới nhất trong quá trình phát triển xã hội đương đại, làm đơn giản hoá các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau. Dù tuổi đời chỉ mới vài năm song các mạng xã hội như Facebook, Twitter… đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu, thu hút đông đảo người dùng và thậm chí còn "gây nghiện" cho không ít người. Với rất nhiều người, mạng xã hội không chỉ là nơi giao lưu kết bạn, bày tỏ bản thân, liên lạc với gia đình, mà còn là một công cụ tiếp thị, đánh bóng tên tuổi, lôi kéo bạn bè. Mạng xã hội cũng là miếng đất màu mỡ tạo cơ hội phát triển tội phạm mạng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người dùng nhẹ dạ, mà còn kéo theo những hệ lụy cho cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình thông qua những tội phạm mạng lừa đảo. Mạng xã hội cũng chính là môi trường lý tưởng cho các “tư tưởng độc hại”, thiếu lành mạnh lan truyền, hay tạo nên những trào lưu xã hội khó kiểm soát… Các nghiên cứu về mạng xã hội đã không ngừng phát triển nhằm khai thác những thế mạnh của mạng xã hội nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người sử dụng. Trên bình diện nghiên cứu, hiện nay chúng ta chưa có một cuộc điều tra xã hội nào mang tính cả nước về việc sử dụng mạng xã hội như: những mạng xã hội nào thanh niên thường sử dụng? Những lý do sử dụng mạng xã hội là gì? Những ảnh hưởng nào của chúng đến đời sống tâm lý- xã hội của thanh niên?... Việc học sinh, sinh viên và không ít người trưởng thành tiêu tốn thời gian, tiền bạc, tương lai… vào hình thức giao tiếp ảo - mạng xã hội, mà quên đi những hình thức giao tiếp truyền thống đã khiến các mạng xã hội có thể trở thành một vấn nạn xã hội. Tất cả những câu hỏi này đều chưa có lời giải đáp. Thái Bình là một tỉnh thuần nông, tuy nhiên những năm gần đây sự bùng nổ mạnh mẽ của internet cũng đã tác động không nhỏ đến mọi tầng lớp nhân dân nói chung và học sinh sinh viên nói riêng. Nhận thấy được mạng xã hội là một phương tiện truyền thông ngày càng gắn bó chặt chẽ thân thiết với sinh viên nói chung, sinh viên trường CĐSP Thái Bình nói riêng và sự tham gia sử dụng mạng xã hội của sinh 10 viên ngày càng nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Thái Bình” làm đề tài luận văn của mình với ý thức rằng, đây là vấn đề mới và ít được nghiên cứu chuyên sâu. Đề tài tập trung tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Thái Bình” trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một bức tranh chung về tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Thái Bình. Trong đề tài này, chúng tôi làm rõ những mục đích, nội dung mà sinh viên truy cập mạng xã hội, đồng thời, tìm hiểu tác động của mạng xã hội đối với đời sống, học tập của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý để mạng xã hội trở thành công cụ, người bạn hữu ích của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là thế hệ nòng cốt của đất nước trong bước đường hội nhập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Qua đó, đề xuất các giải pháp tăng cường nhận thức cho sinh viên về cơ hội cũng như các nguy cơ mà mạng xã hội có thể mang lại, nhằm hạn chế những hậu quả xấu do mạng xã hội gây ra đối với sinh viên nói riêng và xã hội nói chung. Từ đó, giúp sinh viên có khả năng sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý phục vụ cho mục đích học tập và rèn luyện của mình. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên 4. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: 290 sinh viên (năm thứ nhất- đến năm thứ 3) trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Trong đó: + 155 sinh viên năm thứ nhất + 45 sinh viên năm thứ hai + 90 sinh viên năm thứ ba - 10 sinh viên tham gia phỏng vấn sâu 5. Giả thuyết nghiên cứu - Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Thái Bình là rất cao. - Có sự khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội giữa các nhóm khách thể nghiên cứu. 11 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu hệ thống phương pháp luận và những cơ sở lý luận về mạng xã hội; nhu cầu và nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong sinh viên. - Khảo sát về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên CĐSP Thái Bình hiện nay. - Đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên CĐSP Thái Bình và ảnh hưởng của nó tới hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên. - Phân tích các yếu tố tác động của MXH đối với nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên từ đó, giúp họ nhận thức được những mặt lợi hại của dịch vụ này. - Đề xuất các giải pháp giúp sinh viên nói chung và sinh viên CĐSP Thái Bình nói riêng có định hướng tốt hơn và đạt hiệu quả hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về khách thể nghiên cứu đề tài chỉ tập trung khảo sát 300 sinh viên tại trường CĐSP Thái Bình - Về nội dung nghiên cứu đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng nhu cầu, những biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và những tác động chủ yếu của MXH đến đời sống và học tập của sinh viên. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài liệu và các nghiên cứu trước để kế thừa có chọn lọc xây dựng tổng quan và lịch sử vấn đề nghiên cứu góp phần bổ sung hệ thống lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bảng hỏi (Anket): Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về nguyên nhân sử dụng mạng xã hội, thực trạng sử dụng mạng xã hội (tần suất và thời gian vào mạng...), thái độ xã hội đối với việc sinh viên dùng mạng xã hội. Với đề tài này chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu điều tra một lần theo lát cắt ngang. - Phương pháp phỏng vấn: để thu thập thêm thông tin về thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động học tập và rèn luyện của họ. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm sử lý số liệu SPSS 15.0 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu 1.1.1.1. Các nghiên cứu về nhu cầu trên thế giới Các trường phái Tâm lý học khác nhau như Tâm lý học Gestalt, Tâm lý học hành vi, tâm lý học nhân văn, phân tâm học, tâm lý học hoạt động…có các nghiên cứu đề cập tới nhu cầu của con người. - Nghiên cứu nhu cầu Tâm lý học hành vi Jamne Watson (1878- 1958) là người khởi xướng ra trường phái tâm lý học hành vi tại Mỹ. Lý thuyết này cho rằng khi có một kích thích nào đó tác động lên cơ thể thì cơ thể tạo ra một phản ứng tương ứng đáp lại. Ông cho rằng: “Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài, nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó, nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng S - R”. Tâm lý học hành vi với người sáng lập J. Watson và các nhà tâm lý học theo thuyết hành vi mới chỉ ra các yếu tố trung gian có ảnh hưởng tới những phản ứng của con người khi có kích thích. Một số hạn chế đó là quan điểm này còn máy móc về hành vi của con người. Dù theo thuyết hành vi cũ hay mới thì các nhà hành vi cũng không tìm thấy được bản chất nhu cầu cái thúc đẩy hành vi và hoạt động con người. - Lý thuyết nhu cầu trường phái tâm lý học nhân văn Các nhà tâm lý học nhân văn khi nghiên cứu nhu cầu đã coi nhu cầu là động cơ hoạt động của con người. Nhà tâm lý học A.Maslow đã đưa ra hệ thống những nhu cầu cơ bản của con người và cho rằng cần phải thỏa mãn nhu cầu đó trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là các nhu cầu và thứ tự được sắp xếp như sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định. Ông nhấn mạnh khả năng làm thỏa mãn nhu cầu cấp thấp dễ hơn thỏa mãn nhu cầu cấp cao vì nhu cầu cấp thấp có giới hạn và sự thỏa mãn bên ngoài, nhu cầu cấp cao khó thỏa mãn hơn với lí do chúng được thỏa mãn từ nhu cầu bên trong, từ nội tâm cá nhân. Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy con người 13 hành động. Các hành vi mua hàng, hành vi tiêu dùng du lịch, hành vi sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng có thể bị chi phối 5 loại nhu cầu trên. Maslow khẳng định các nhu cầu trong hệ thống thứ bậc của con người có quan hệ với nhau, ông cho rằng hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người rất linh hoạt và thay đổi vị thế phù hợp với hoạt động của chủ thể cũng như thích ứng với hoàn cảnh, trạng thái cơ thể trong những thời điểm nhất định. Khi cá nhân thỏa mãn nhu cầu ở mức độ thấp thì nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ xuất hiện, sự thỏa mãn nhu cầu và xuất hiện những nhu cầu ở mức độ cao hơn. Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng các bậc thang nhu cầu của Maslow làm cơ sở nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Các biểu hiện nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên cũng chính là sự cụ thể hóa các bậc thang nhu cầu của Maslow. - Quan điểm các nhà tâm lý học hoạt động về nhu cầu Sau cách mạng tháng Mười, nền Tâm lý học Liên Xô đã có bước phát triển mạnh mẽ. Dưới ánh sáng của Triết học Mác – Lê Nin, các nhà Tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về con người, đời sống tâm lý người đã khẳng định: Nhu cầu là yếu tố bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người. Ngay trong triết học, F Anghen- tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu, ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định [4,tr280] Nghiên cứu nhu cầu trong tâm lý học hoạt động chủ yêu dựa trên nền tảng triết học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng nhu cầu của con người được sản xuất ra và thực thi trong quá trình hoạt động. Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhu cầu, là hoạt động bản thân chủ thể. X.L.Rubinstein đã bổ sung những thiếu sót của các nhà nghiên cứu trước trong nghiên cứu của mình về nhu cầu. Ông khẳng định nhu cầu của con người thể hiện mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Để tồn tại và phát triển, 14 con người luôn phải hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định. Nhu cầu là sự đòi hỏi cái gì đó nằm ngoài chủ thể. “Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem lại sự thỏa mãn cho nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể. Vì vậy, theo ông phải thống nhất yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng- thế giới đối tượng) với yếu tố chủ quan (thuộc về chủ thể, trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào thế giới đối tượng và những điều kiện cụ thể, mặt khác lại phụ thuộc vào năng lực, sự nỗ lực của chính chủ thể. B.Ph.Lomov khi nghiên cứu về nhân cách ông cũng đề cập khá nhiều đến nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên nhu cầu là trạng thái của cá nhân nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân” [2,tr.479]. A.N.Leonchiep đã đưa ra định nghĩa về nhu cầu như sau: “Nhu cầu là một trạng thái tâm lý của con người cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung, sống và hoạt động. Nhu cầu của con người luôn luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng những khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng, đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người.” [10,tr.221]. Ông cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một “cái gì đó”. Nhu cầu, với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi trong hoạt động. Lúc đầu, nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng. Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động.[10,tr.221] Tóm lại, các nghiên cứu nói trên về nhu cầu đã nêu bật được vai trò quan trọng của nhu cầu đối với hoạt động của con người cũng như đối với sự hình thành 15 và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm cho rằng nhu cầu của con người là một hệ thống, khi hệ thống này bắt đầu phát huy tác dụng thì con người chuyển sang trạng thái tích cực năng động nói chung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức, rung cảm và hoạt động thực tiễn diễn ra. Nhu cầu của con người không ngừng biến đổi theo sự phát triển của cá nhân và xã hội. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu theo hướng đối tượng của nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên cũng chính là động cơ thúc đẩy hành động sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Đồng thời nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội nói chung và theo sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu nhu cầu trên khách thể là học sinh, sinh viên và một số nhóm quần chúng nhân dân đã được thực hiện trong các khoá luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Theo đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tâm lý học như sau: GS. TS Trần Hữu Luyến với đề tài: “Nhu cầu học ngoại ngữ ở trường THPT những năm đổi mới tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, nhu cầu học ngoại ngữ ở trường THPT những năm đổi mới tại một số tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ có một số nét nổi bật như: Nhu cầu được học ngoại ngữ ở trường THPT là rất lớn, nhu cầu tiếng Anh là rất cao, nhu cầu đang được dạy - học ở trường THPT nhìn chung trùng hợp với sở thích nhu cầu cụ thể của học sinh, lý do chọn học ngoại ngữ của học sinh chủ yếu là do học sinh nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu được dạy thêm, học thêm ngoại ngữ đang học của học sinh cũng rất cao, tuyệt đại đa số đã thừa nhận điều này. Tác giả Bùi Thị Vân Anh với đề tài: “Nhu cầu giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội” (Tạp chí Tâm lý học- 2009). Đề tài đề cập đến nhu cầu giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội. Nhu cầu nổi lên hàng đầu ở người nghỉ hưu hiện nay là được quan tâm, chia sẻ với người khác, nhu cầu nắm bắt thông tin về cuộc sống xã hội xung quanh và được đóng góp ý kiến của bản thân. Qua kết quả nghiên cứu, tác 16 giả đưa ra các khuyến nghị rằng: Gia đình và xã hội cần tạo điều kiện cho người nghỉ hưu tham gia giao tiếp, sinh hoạt tập thể để họ ổn định tâm lý, tránh sự mặc cảm, tiếp tục hòa nhập vào đời sống cộng đồng, đóng góp công sức cho sự ổn định, phát triển bền vững của gia đình và toàn xã hội. Đề tài: “Nhu cầu hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng” TS.Đỗ Ngọc Khanh- Viện Tâm lý học. Đề tài nghiên cứu thực tế về nhu cầu tham vấn và hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng. Mục đích khảo sát bao gồm: tìm hiểu thực trạng hoạt động tham vấn (hình thức, phương pháp, môi trường và chất lượng tham vấn) của các trường giáo dưỡng, tìm hiểu nhu cầu về tham vấn của học sinh và nhu cầu được đào tạo, tập huấn về tham vấn của cán bộ, giáo viên trong 3 trường: Trường Giáo dưỡng số 2- Ninh Bình, Trường Giáo dưỡng số 3- Đà Nẵng và trường Giáo dưỡng số 5- Long An. TS. Lã Thu Thủy với đề tài: “Hệ thống nhu cầu của cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy thực trạng nhu cầu của người dân ven đô là vô cùng phong phú và đa dạng. Xem giữa nhu cầu vật chất đơn thuần là những nhu cầu tinh thần mang tính tinh tế. Tác giả cho rằng, nếu có thể tạm định lượng các loại nhu cầu để xem xét xu hướng chung trong hệ thống nhu cầu của người dân vùng ven đô cho thấy nhu cầu học tập của con cái chiếm ưu thế nhất, thứ hai là nhu cầu việc làm, thứ ba là nhu cầu vật chất, nhu cầu văn hóa tinh thần và nhu cầu đất đai được xếp cuối cùng với vị trí ngang nhau. Trong quá trình đô thị hóa những nhu cầu đó có những biến đổi nhất định, tùy thuộc vào mức độ đô thị hóa của từng vùng khác nhau. Các công trình ở Việt Nam đã góp phần làm rõ thêm lí luận nhu cầu của tâm lý học macxit trong các lĩnh vực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục. Hầu hết các công trình ở Việt Nam đều nhằm phát hiện các đặc điểm và biểu hiện của nhu cầu trong các hoạt động cụ thể của con người, trên cơ sở lí thuyết và thực nghiệm tìm ra giải pháp làm thoả mãn và nâng cao hơn nữa chất lượng của nhu cầu đó. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về mạng xã hội 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mạng xã hội Mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Mạng xã hội ảo là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác 17 nhau. Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo - mạng xã hội thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa. Nhờ vào những ưu việt này mà mạng xã hội đang có tốc độ lây lan chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở thanh niên trên toàn thế giới. Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học. Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích [23]. Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) đã nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày [24] MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD. Cùng năm 2004, Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học kết nối và chia sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học Harvard, Facebook đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên. Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội. Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp và mỗi ngày mạng xã hội Twitter cũng thực hiện hơn 800 triệu lượt tìm kiếm [25]. Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội Facebook trực tuyến cho phép người dùng tạo ra những công cụ mới cho cá nhân mình, cũng như các thành viên kết nối khác. Hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng khoảng 600 triệu. Theo khảo sát vừa được công bố tại Mỹ, Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung chính là điểm đến tiêu tốn nhiều thời gian nhất của người dùng. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau mà mọi lứa tuổi có thể tham gia, như mạng Myspace và Facebook nổi tiếng Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương, Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Zing Me tại Việt Nam. [26] Từ góc độ kinh tế, mạng xã hội là một phương tiện để các nhà sản xuất, kinh doanh quảng cáo sản phẩm, xây dựng mạng lưới người tiêu dùng, đánh giá và điều chỉnh thị thường… 18 Vai trò và những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đã được chứng minh bằng số lượng người dùng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Thay vì đến với nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, chuyện trò thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để trao đổi, “vui chơi”. Như vậy, các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống của họ dần dần bị mất đi và thay thế bằng các kỹ năng của xã hội ảo. Có những trường hợp trở nên “nghiện” mạng xã hội, biểu hiện ở việc nếu không online họ có thể bị rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bực… Mạng xã hội nhanh chóng tạo hiệu ứng xã hội bằng cách truyền tải những thông tin, hình ảnh cho hàng ngàn, hàng triệu thành viên khác về những chuyện xấu như nữ sinh cởi áo giữa lớp học, cấu xé nhau nơi công cộng, “lộ hàng”... Điều này gây nên hiện tượng bắt chước, lây lan trong xã hội, ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ. Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo rằng các trang web cộng đồng đang gây nên nhiều thay đổi tiêu cực đối với não của trẻ em tại xứ sở sương mù. Susan Greenfield, một chuyên gia thần kinh nổi tiếng của Anh, khẳng định các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Bebo khiến trẻ em trở nên ích kỷ hơn, đồng thời làm giảm khả năng tập trung và làm tăng tính tự mãn. Baroness Greenfield, một nhà thần kinh học của Đại học Oxford, hiện giữ chức giám đốc Viện Hoàng gia Anh, cho rằng, việc tiếp xúc liên tục với mạng xã hội sẽ đảo ngược mọi hoạt động của não: “Các mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, chương trình truyền hình sẽ làm chậm tốc độ phát triển của não trẻ, vì chúng rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng mạnh”. Baroness cũng khẳng định việc việc chơi game, chat và tham gia mạng xã hội có thể khiến cả một thế hệ mất đi khả năng tập trung trí óc: “Tôi luôn sợ rằng một ngày nào đó, cách giao tiếp truyền thống sẽ bị thay thế bởi những hộp thoại trên màn hình máy tính”, bà tâm sự [29]. Nhiều nhà tâm lý cũng cho rằng công nghệ số đang thay đổi cách tư duy của con người. Họ chỉ ra rằng học sinh ngày nay không cần phải lập dàn ý trước khi viết bài luận vì sự phổ biến của các chương trình xử lý văn bản trên mạng. Sue Palmer, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Toxic Childhood, phát biểu: “Sự phát triển trí óc của trẻ em ngày nay đang bị cản trở vì chúng không tham gia vào những hoạt động mà loài người đã thực hiện từ hàng nghìn năm nay. Tôi không phản đối việc 19 cho trẻ tiếp cận với công nghệ số và máy tính, nhưng trước khi tham gia vào xã hội ảo, chúng cần phải biết cách tạo mối quan hệ với người thực”. Trong một cuốn sách mang tên Alone Together vừa xuất bản mới đây, tiến sĩ Turkle đã kêu gọi người dân nên bớt thời gian dành cho các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Thay vào đó, chúng ta nên tằng cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thự [30]. Không thể phủ nhận rằng các mạng xã hội như Facebook, Twitter rất dễ gây nghiện và một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến và dễ gây nghiện hơn cả việc dùng rượu hay hút thuốc. (Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Chicago Booth School of Business, với 205 tình nguyện viên tham gia cung cấp số liệu)[31] Theo một khảo sát gần đây nhất của WeAreSocial, một tổ chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu cho biết: “Trong số 30.8 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam có trên 8.5 triệu người dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam cuối năm 2012”. Số người dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần, 28% người sử dụng Internet ở Việt Nam có tài khoản Facebook. Trung bình ở Việt Nam cứ mỗi ba giây lại có người đăng kí dịch vụ facebook. Chỉ một năm trước đây có khoảng 2.9 triệu người sử dụng facebook, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên trên 8.5 triệu người- tăng gần 200%. Facebook được sử dụng mọi lúc mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ đặc biệt là trong giới trẻ. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam Nếu như giai đoạn 2005- 2008 đa số các mạng xã hội chỉ cung cấp nội dung thông tin đơn giản dưới dạng blog và hình ảnh, với đại diện tiêu biểu là Yahoo 360, thì đến 2009, mô hình mạng xã hội thế hệ thứ ba mới bắt đầu bước vào Việt Nam với đại diện “nội địa” tiêu biểu là Zing Me. Mạng xã hội thế hệ mới của người Việt Nam đã nhanh chóng chiếm được sự ưa chuộng của giới trẻ Việt Nam và phát triển bùng nổ về số lượng người dùng cũng như thời lượng sử dụng. Theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, mạng xã hội lớn nhất ở Việt Nam là Zingme của công ty VNG (Tập đoàn Vinagame), nơi phần đông người sử dụng là những thanh thiếu niên từ độ tuổi 15 – 22 [32]. Với thế hệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất