Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việ...

Tài liệu Phân tích thực trạng bảo quản và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố việt trì năm 2012

.PDF
68
663
147

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------***-------- NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG VACXIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ NĂM 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------***-------- NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG VACXIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ NĂM 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK60720412 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Trâm Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Trung tâm y tế thành phố Việt Trì Thời gian thực hiện: từ 15/11/2013 đến 15/3/2014 HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, ủng hộ tôi trong thời gian qua. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Trâm – người thầy kính mến đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Cảm ơn cô vì ngoài những kiến thức chuyên môn tôi còn được dạy phương pháp làm việc hiệu quả, khoa học, trung thực. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc trung tâm y tế thành phố Việt Trì nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn bè trong lớp CKI khóa 14 và các bạn bè thân thiết đã cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và dành cho tôi những tình cảm, sự động viên khích lệ trong suốt thời gian qua Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014 Ngô Thị Minh Phương DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Tên bảng Trang 1.1 Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ em trong chương trình 8 tiêm chủng mở rộng 1.2 Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin 13 1.3 Những phản ứng hiếm gặp của vắc xin 13 1.4 Kỹ thuật tiêm một số vacxin 16 3.5 Cơ cấu nhân lực của trung tâm 26 3.6 Cơ cấu cán bộ theo thâm niên công tác tại trung tâm 26 3.7 Tỷ lệ cán bộ được tập huấn về tiêm chủng và vacxin 27 3.8 29 3.9 Nhiệt độ bảo quản của vacxin theo chương trình TCMR tại trung tâm Quy trình theo dõi nhiệt độ của tủ lạnh tại trung tâm. 3.10 Kết quả nhiệt độ trung bình của tủ lạnh 30 3.11 Nguồn nhân lực của khoa Dược tham gia bảo quản 31 29 vacxin 3.12 Trang thiết bị bảo quản vacxin tại trung tâm y tế năm 32 2012 3.13 Trang thiết bị bảo quản vacxin tại 23 trạm y tế xã 33 phường 3.14 Vị trí để vacxin trong tủ bảo quản tại trung tâm 34 3.15 Trang thiết bị cơ bản phục vụ tiêm chủng tại trung tâm 37 3.16 Kết quả thực hiện một số quy chế chuyên môn tại các 38 trạm y tế xã/phường 3.17 Kết quả thực hiện một số quy chế chuyên môn tại các 38 trạm y tế xã/phường 3.18 Tình hình cung ứng và sử dụng vacxin tại năm 2012 39 3.19 Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi năm 2012. 40 3.20 Thống kê tình hình tiêm chủng cho trẻ em trên 1 tuổi 41 năm 2012. 3.21 Thống kê tình hình tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có 42 thai năm 2012. 3.22 Thống kê tình hình tiêm vắc xin dich vụ tại Trung tâm năm 2012. 44 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Tên hình Trang 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân lực của trung tâm 25 3.2 Sơ đồ nhập, xuất vacxin của trung tâm 27 3.3 Tủ lạnh bảo quản vacxin. 34 3.4 Hòm lạnh bảo quản vacxin 35 3.5 Phích lạnh bảo quản vacxin 36 3.6 Miếng xốp bảo quản vacxin 36 3.7 Bình tích lạnh bảo quản vacxin 37 3.8 3.9 3.10 3.11 Tỷ lệ % số trẻ em thực tế tiêm phòng đủ 7 loại vacxin Tỷ lệ các mũi tiêm viêm não Nhật Bản B ở trẻ trên 1 tuổi Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai năm 2012. Thống kê tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ 15-16 tuổi năm 2012. 40 41 42 43 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu AIDS Tiếng anh Tiếng việt Acquired immunodeficiency Hội chứng suy giảm syndrome giảm miễn dịch mắc phải Bơm kim tiêm BKT DNA Deoxyribonucleic acid HBV Hepatitis B virus Viêm gan siêu vi B HCV Hepatitis C virus Viêm gan siêu vi C HPV Human papillomavirus HIB Haemophilus influenzae type B HIV Human immunodeficiency virus OPV Oral Polio Vaccine Vacxin phòng bại liệt TCMR Tiêm chủng mở rộng TYT Trạm y tế UNICEF WHO United Nations Children's Fund World Health Organization Quỹ nhi đồng quốc tế Tổ chức y tế thế giới MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 5 1.1. Tình hình tiêm chủng vacxin trên thế giới ................................... 5 1.1.1. Lịch sử phát triển của tiêm chủng vacxin trên thế giới .......... 5 1.1.2. Vấn đề về an toàn tiêm chủng vacxin trên thế giới ................. 7 1.2. Tình hình tiêm chủng tại Việt Nam .............................................. 7 1.2.1. Tình hình tiêm chủng tại VN trong những năm gần đây ....... 7 1.2.2. Các vacxin triển khai trong CT tiêm chủng mở rộng ............. 9 1.3. Vacxin và bảo quản vacxin .......................................................... 12 1.3.1. Cơ sở khoa học của tiêm chủng ............................................. 12 1.3.2. Khái niệm, phân loại và bảo quản vacxin ................................ 13 1.3.3..Phản ứng do vacxin ................................................................... 14 1.4. Tiêm chủng .................................................................................... 17 1.4.1. Khái niệm ................................................................................. 17 1.4.2. Lợi ích khi tiêm chủng ............................................................ 17 1.4.3. Chống chỉ định trong tiêm chủng .......................................... 17 1.4.4. Kỹ thuật tiêm chủng ................................................................ 18 1.2.5. Quy trình tiêm chủng................................................................. 19 1.4.6. An toàn trong tiêm chủng......................................................... 20 1.4.7. Giám sát phản ứng sau tiêm chủng .......................................... 22 1.5. Đôi nét về Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì .......................... 22 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 25 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................... 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 25 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu .......................................... 25 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................... 25 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................... 25 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu ............................................................... 26 2.3. Phương pháp trình bày và xử lý số liệu ..................................... 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 27 3.1. Phân tích Cơ cấu nhân lực – trang thiết bị bảo quản vacxin tại trung tâm y tế Việt Trì năm 2012. ........................................................ 27 3.1.1. Nhân lực ..................................................................................... 27 3.1.2. Bảo quản vacxin tai trung tâm y tế thành phố Việt Trì. .......... 29 3.1.3. Tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế Việt Trì năm 2012 ..... 39 3.2. Kết quả khảo sát tình hình cung ứng và sử dụng vacxin tại trung tâm Y tế thành phố Việt Trì năm 2012. ............................................... 41 3.2.1. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng vacxin theo chương trình tiêm chủng mở rộng. ............................................................................ 42 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 48 4.1. Nhân lực, cơ sở vật chất bảo quản vacxin của trung tâm ........... 48 4.1.1. Về nhân lực ................................................................................ 48 4.1.2. Cơ sở vật chất bảo quản vacxin trong dây chuyền lạnh. ......... 49 4.1.3. Nguyên nhân .............................................................................. 51 4.2. Tỷ lệ tiêm chủng vacxin .................................................................. 53 4.2.1. Tỷ lệ tiêm chủng vacxin tại trung tâm năm 2012..................... 53 4.2.2. Thành tựu công tác TCMR ....................................................... 54 4.2.3. Hạn chế của TCMR ................................................................... 56 KẾT LUẬN ................................................................................................ 57 1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị bảo quản vacxin tại trung tâm Y tế thành phố Việt Trì năm 2012 ....................................................... …57 2. Tình hình cung ứng và sử dụng vacxin thuộc tại trung tâm Y tế thành phố Việt Trì năm 2012 ................................................................... 58 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 59 ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao sức khỏe con người là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn xã hội. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, ngành y tế đã đạt một số thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác tiêm chủng nói riêng. Chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ sức trẻ em mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và quan hệ quốc tế quan trọng. Đây là một trong những chương trình y tế Quốc gia ưu tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, đã mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 7 bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra. Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vacxin là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XX có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, và cứu sống khoảng 3 triệu người trên toàn thế giới, khống chế và loại trừ được nhiều căn bệnh truyền nhiễm [2]. Từ năm 1974, Tổ chức Y tế thế giới đã vận động các nước thành viên thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng, bởi hàng năm có khoảng 5 triệu trẻ em chết và 5 triệu trẻ em khác tàn tật vì mắc các căn bệnh truyền nhiễm[3]. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 được sự hỗ trợ của tổ chức Y tế Thế giới và quỹ nhi đồng Liên hợp quốc với vaxin phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Lao, Bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1985 TCMR được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu của Chương trình tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành với tỷ lệ trên 90% cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccine. Năm 2003 có 100% số huyện trên cả nước 1 được tiêm vacxin viêm gan B. Năm 2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi viêm gan B đạt 94,2%. Từ đó vacxin viêm gan B được coi là vacxin thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi phải được tiêm chủng đầy đủ. Để tìm hiểu về thực trạng nhân lực, trang thiết bị bảo quản vacxin và tình hình cung ứng và sử dụng vacxin tại Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình cung ứng và sử dụng vacxin tại trung tâm y tế thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ năm 2012” với mục tiêu nghiên cứu như sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả cơ cấu nhân lực, trang thiết bị bảo quản vacxin tại trung tâm Y tế thành phố Việt Trì năm 2012 2. Phân tích thực trạng sử dụng vacxin tại trung tâm Y tế thành phố Việt Trì năm 2012 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình tiêm chủng vacxin trên thế giới 1.1.1. Lịch sử phát triển của tiêm chủng vacxin trên thế giới Vào cuối thế kỷ XVIII (1789) EDWARD JENNER (1749- 1823), một bác sĩ thú y người Anh đã tìm ra vacxin đậu mùa bằng cách chế từ vẩy đậu mùa ở bò, cuối thế kỷ XIX Pasteur đã tìm ra vacxin phòng dại và là người đầu tiên đặt nền móng cho việc sản xuất các loại vacxin phòng bệnh. Cho đến nay con người đã sản xuất ra nhiều loại vacxin để phòng bệnh cho người và động vật. Như vậy tiêm chủng đã góp phần quan trọng làm giảm số mắc và chết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em[20],[21],[22] từ đó góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.[23] Trong những năm 70 của thế kỷ trước mới có khoảng 5 triệu trẻ em khác bị tàn tật, di chứng vì các bệnh truyền nhiễm trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao. Năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề xướng và vận động các nước thành viên thực hiện một chương trình có ích trong khuôn khổ các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000” [24]. Đó là Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), viết tắt theo tiếng anh là EPI (Expanded Programe on Immunization) [22]. Mục đích của Chương trình là mở rộng, phát triển công tác tiêm chủng cho toàn thể trẻ em trên thế giới đặc biệt trẻ em ở các nước đang phát triển. Nhờ có tiêm chủng mà bệnh đậu mùa đã từng giết chết 2 triệu người mỗi năm được thanh toán vào năm 1979. Đã từng là dịch bệnh trên các châu lục, bại liệt giờ đây chỉ còn giới hạn ở châu Phi và Nam Á. Các nước châu Mỹ đã tuyên bố thanh toán được căn bệnh bại liệt vào năm 1994, sau đó là khu vực Tây Thái Bình Dương (2000) và Châu Âu (2002) [23]. 2/3 số nước đã loại trừ được uốn ván sơ sinh, [24] . Số trường hợp tử vong do sởi được 3 báo cáo giảm từ 6 triệu xuống còn 1 triệu/ năm, số mắc ho gà đã giảm từ 3 triệu trường hợp/ năm xuống chỉ còn 250.000 trường hợp, số mắc bạch hầu đã giảm từ 80.000 trường hợp năm 1975 xuống còn 10.000 trường hợp hiện nay, vacxin phòng HIB đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do Hib ở châu Âu trong 10 năm. Năm 1990, hơn 100 triệu trẻ em dưới 1 tuổi trong các nước phát triển, 80% tổng số trẻ em toàn cầu đã được tiêm chủng thành công phòng chống bệnh sời, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và lao nhờ Chương trình TCMR [22]. Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn: bệnh bại liệt vẫn còn lưu hành nặng ở một số nước châu Phi, châu Á với hàng ngàn ca mắc năm 1999, dặc biệt ở Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan… [20]. Trong tình hình thế giới hiện nay, sự giao lưu giữa các nước trên thế giới sẽ là diều kiện thuận lợi cho dịch xâm nhập trở lại các nước đã thanh toán. Uốn ván vẫn còn là một bệnh lưu hành phổ biến ở các nước đang phát triển. Sởi vẫn là bệnh có số mắc và tử vong cao ở trẻ em, hàng năm có trên 40 triệu trường hợp mắc bệnh và trên 1triệu trường hợp tử vong do sởi, chiếm 10% tổng số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi [12],[20]. Viêm gan virus B là bệnh có tỷ lệ mắc và mang virus cao, đặc biệt châu Á và Đông Nam Á, tỷ lệ mang dấu ấn virus Viêm gan B trong dân cư là 15-20%, và đây là bệnh mà WHO khuyến cáo sử dụng vacxin rộng rãi vào đầu thế kỷ thứ XXI…[16], [17]. Ngoài ra hiện chưa có vacxin phòng như: HIV/AIDS, SARS, cúm gà, các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm: sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, bò điên, phong cùi, ung thư, tim mạch... Trước mắt nhân loại đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây dịch, chủ động phòng và dập dịch bằng nhiều biện pháp tổng hợp, song không thể bỏ qua giải pháp toàn diện, triệt để nhất là sử dụng vacxin. 4 1.1.2. Vấn đề về an toàn tiêm chủng vacxin trên thế giới Trên thế giới đã chứng kiến những sự cố tiêm chủng không an toàn dẫn tới việc ngừng tiêm chủng: Năm 1995 ở Mỹ 79 trẻ bị bại liệt trong số 400.000 trẻ sử dụng vacxin Salk (9 vacxin bại liệt tiêm), nguyên nhân do người sáng chế vacxin này đề xuất không đầy đủ qui trình bất hoạt virus trong sản xuất.Tại Vương quốc Anh, mối lo lắng của người dân về các nguy cơ liên quan tới vacxin ho gà trong những năm 1970 khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm (trước kia cao tới 80%) thì tỷ lệ ấy còn giảm xuống 30%. Từ số ca mắc hàng năm theo báo cáo là 2000 - 8000 lên đến 100.000 trường hợp. Bên cạnh đó, theo WHO hàng năm trên toàn thế giới ước tính có khoảng 800 triệu mũi tiêm được thực hiện trong tiêm chủng. Theo điều tra của WHO tại 4/6 khu vực thấy rằng có tới 30% số mũi tiêm chủng là không an toàn [20], [25] Qui trình tiêm không an toàn còn là nguyên nhân gây ra hang triệu ca nhiễm HBV, HCV, HIV/AIDS mỗi năm. Ở các nước đang phát triển, mỗi năm có khoảng 1/4 trong tổng số 21 triệu ca nhiễm mới HBV do tiêm không an toàn. 1.2. Tình hình tiêm chủng tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình tiêm chủng tại Việt Nam trong những năm gần đây Từ năm 1981 chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam với sự hỗ trợ của WHO và quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), với mục tiêu phổ cập tiêm chủng cho toàn thể trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại kháng nguyên (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi) vào năm 1990. Giai đoạn từ năm 1980- 1985: Làm thí điểm và rộng dần Chương trình TCMR một số địa phương. Kết quả giai đoạn đầu đạt được là 20,8% số trẻ em dưới 1 tuổi ở 20 tỉnh thành được tiêm chủng và giảm trên 40% tỷ lệ mắc 6 bệnh truyền nhiễm trẻ em so với thời kỳ 1976-1980 [15], [19]. 5 Từ năm 1986-1990: TCMR đã triển khai trên phạm vi cả nước, tiêm chủng thường xuyên thay thế dần tiêm chủng chiến dịch. Đạt được mục tiêu phổ cập tiêm chủng cho hơn 80% trẻ em dưới một tuổi trong cả nước. Tuy nhiên chất lượng tiêm chủng còn là vấn đề phải cố gắng[15]. Trong giai đoạn từ năm 1991-2000: Chương trình TCMR đã không còn để xã trắng về tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em liên tục đạt trên 90%. Năm 1997, triển khai 4 vacxin mới viêm gan B, tả, thương hàn và viêm não Nhật Bản B. Tháng 12 năm 2000 Chương trình TCMR hoàn thành mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt. Năm 1999 và năm 2000 tổ chức chiến dịch thí điểm tiêm nhắc mũi 2 vacxin sởi với tỷ lệ cao 99,7% trẻ em dưới 10 tuổi[19]. Từ năm 2001- 2005: Duy trì được những thành quả đã đạt và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 6 loại vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%, tiêm đủ liều vacxin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 80% và nữ tuổi sinh đẻ đạt trên 90% ở các huyện có nguy cơ cao. Từ năm 2001 triển khai các chiến dịch tiêm vacxin sởi mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng tới dưới 10 tuổi trên toàn quốc và chiến dịch tiêm bổ sung vacxin sởi cho học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, 80% đối tượng vùng nguy cơ cao được tiêm vacxin viêm gan B, viêm não Nhật Bản, thương hàn, và uống vacxin tả. Năm 2002, vacxin viêm gan B được triển khai trên 61 tỉnh, thành phố, kết quả 987.615 trẻ em dưới 1 tuổi trên cả nước[13]. Sau hơn 20 năm hoạt động, Chương trình TCMR đã thu được những thành quả to lớn và được Quốc tế thừa nhận là điểm sáng về công tác TCMR trong các nước đang phát triển với các kết quả: Thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh được đánh giá và công nhận tháng 12 năm 2005, số mắc bệnh sởi từ 125.176 ca/năm 1984 chỉ còn 227ca / năm 2004, tỷ lệ mắc ho gà giảm 183 lần, tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu ở trẻ em giảm từ 3,9/100.000 dân ( năm 1985) xuống còn 0,05/100.000 dân (năm 2004)[11] 6 Thành quả đạt được sau 20 năm triển khai TCMR là rất lớn song vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức: + Bệnh bại liệt chưa được thanh toán trên toàn cầu, nhiều nước đã thanh toán bại liệt nay lại bị virus hoang dại xâm nhập và trở thành lưu hành. Bệnh Sởi, Bạch hầu, Ho gà chỉ mới được khống chế. Sự lơ là trong công tác TCMR sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển, đặc biệt vùng núi, khó khăn [26] + Kinh phí TCMR của nhà nước đầu tư còn hạn hẹp chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của công tác TCMR. Đội ngũ người làm công tác TCMR bị thay đổi nhiều, thiếu cán bộ Y tế thôn bản, lương và phụ cấp thấp, chưa hợp lý, chưa khuyến khích được người làm công tác này[12], [16]. 1.2.2. Các vacxin triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng Từ năm 1985, chương trình TCMR của Việt Nam triển khai tiêm 6 loại kháng nguyên cơ bản cho trẻ em dưới 1 tuổi là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi. Từ năm 1997 đến nay chương trình TCMR Việt Nam thực hiện triển khai thêm một số vacxin là viêm gan B, viêm não Nhật Bản B, tả và thương hàn. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên các vacxin này chỉ triển khai ở vùng nguy cơ của bệnh. Trong đó vacxin viêm gan B đã được triển khai tiêm chủng cho trẻ em trong toàn quốc từ năm 2003 với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu. Một trẻ được tiêm chủng đầy đủ là được nhận đủ 7 loại vacxin và đủ liều như sau: vacxin BCG (phòng bệnh lao), 3 mũi vacxin DPT (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), 3 mũi vacxin viêm gan B, 3 lần uống vacxin OPV (phòng bệnh bại liệt), vacxin sởi. Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam ngay từ khi bắt đầu triển khai thì các khâu trong dây chuyền sản xuất vacxin đã được kiểm tra nghiêm ngặt. 7 Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ em trong chương trình TCMR Tháng tuổi Vắc-xin cần tiêm Mũi tiêm/uống Sơ sinh - BCG (phòng lao) - 1 mũi (càng sớm càng - Viêm gan B - Vắc-xin viêm gan B mũi 1 (trong 24 tốt) giờ sau khi sinh) 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi 4 tháng tuổi 9 tháng tuổi Từ 1-5 tuổi - Bại liệt - Bại liệt lần 1 - Bạch hầu, Ho gà, - Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván. Uốn ván -Viêm gan B mũi 2 - Viêm gan B - Bại liệt - Bại liệt lần 2 - Bạch hầu, Ho gà, - Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván Uốn ván -Viêm gan B - Bại liệt - Bại liệt lần 3 - Bạch hầu, Ho gà, - Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván Uốn ván - Viêm gan B mũi 3 - Viêm gan B - Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi Sởi - Mũi 2 tiêm khi trẻ 6 tuổi - Vacxin viêm não mũi 1 - Vacxin viêm não mũi 2 Viêm não Nhật (hai tuần sau mũi 1) bản - Vacxin viêm não mũi 3 (một năm sau mũi 2) Từ 2-5 tuổi Vacxin tả Từ 3-5 tuổi Vacxin hàn 2 lần uống ( lần 2 sau lần 1 hai tuần) Thương Tiêm 1 mũi duy nhất Từ năm 1986 – 1990 BKT sử dụng trong tiêm chủng là BKT nhựa hoặc thủy tinh sử dụng nhiều lần, dụng cụ khử trùng BKT là nồi hấp. Một số cơ sở ngại sử dụng nồi hấp hoặc sử dụng sai kỹ thuật khử trùng BKT [5]. Giai đoạn 1991 – 2000 Chương trình TCMR đã đưa BKT sử dụng 1 lần vào 8 sử dụng và dùng 1 hộp an toàn để thu gom BKT đã sử dụng.Song nguy cơ không đảm bảo vô khuẩn mũi tiêm vẫn còn. Từ năm 2002, chương trình TCMR được sự hỗ trợ của liên minh toàn cầu về vacxin và tiêm chủng (GAVI), các tổ chức Quốc tế khác và sự nỗ lực sản xuất trong nước. Chương trình TCMR đã đưa BKT tự khóa và nộp an toàn vào sử dụng trong tiêm chủng [14] . Đánh giá hệ thống dây truyền lạnh của Việt Nam năm 2003 đã cho thấy mặc dù đã được trang bị và hoạt động ở các tuyến nhưng thực tế là hệ thống này đã cũ (trên 10 năm sử dụng); một số nơi không có đủ hoặc dụng cụ dây truyền lạnh bị vỡ, hỏng [10].Quản lý vacxin là một yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng của công tác tiêm chủng bao gồm vacxin đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.Việc tập huấn về phản ứng xảy ra sau tiêm chủng đã được tiến hành cho cán bộ y tế tỉnh, huyện. Trong 2 năm gần đây 2007- 2008 vấn đề phản ứng sau tiêm chủng trở thành vấn đề thời sự, cộng đồng đã có sự quan tâm nhiều hơn sau những sự cố nặng xảy ra sau tiêm chủng vacxin. Việc tiến hành giám sát các phản ứng sau tiêm chủng cũng đồng thời đòi hỏi cán bộ y tế có biện pháp xử trí đúng, kịp thời với từng trường hợp phản ứng cụ thể[13]. Từ năm 2002 Chương trình TCMR và trung tâm kiểm định quốc gia vacxin và sinh phẩm đã phối hợp xây dựng và triển khai thí điểm công tác giám sát các sự cố sau tiêm chủng. Chương trình đã triển khai trong toàn quốc hệ thống này từ năm 2006 [26]. Tháng 2 năm 2002 đến tháng 7 năm 2006 Chính phủ Việt Nam với sự trợ giúp của WHO đã đề ra kế hoạch đánh giá được tiến hành trên qui mô toàn quốc , 8/61 tỉnh thành đại diện cho 4 khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên được lựa chọn vào nghiên cứu[9]. Trong định hướng phát triển của công tác TCMR giai đoạn từ 2006 đến 2010 và 2015, việc tăng cường công tác an toàn tiêm chủng bao gồm vô khuẩn mũi tiêm, xử lý an toàn tiêm chủng bao gồm vô khuẩn mũi tiêm, xử lý an toàn bơm kim tiêm đã sử dụng và giám sát sự cố sau tiêm chủng vẫn là 9 một trong những mục tiêu cần được quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả của việc tiêm chủng [17] Sau sự cố một số trẻ có phản ứng mạnh và 1 trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng vacxin tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2006, số trẻ em đi tiêm chủng giảm rõ rệt, có nơi giảm 30-40%, nguy cơ cho việc bùng phát dịch nếu tỷ lệ tiêm chủng thấp kéo dài [2]. Tại Phú Thọ, khi chưa triển khai TCMR, hàng năm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván sơ sinh đều ở mức trên 1/100.000 dân. Các báo cáo thống kê đã cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đã được nâng lên hàng năm. Năm 1990 tỷ lệ các mũi tiêm chủng luôn đạt trên 90%, từ đó tới nay hoạt động TCMR tiếp tục được duy trì, mở rộng và nâng cao [27]. Theo WHO phương pháp giám sát, đánh giá định kỳ thực hành tiêm chủng vào công tác giám sát phản ứng sau tiêm chủng rất quan trọng để nhằm phát hiện ngăn nguy cơ để xảy ra những hậu quả đáng tiếc do tiêm chủng không an toàn gây ra cho người được tiêm, nhân viên y tế và cộng đồng. 1.3. Vacxin và bảo quản vacxin 1.3.1. Cơ sở khoa học của tiêm chủng Cơ thể cảm nhiễm và cơ chế miễn dịch Cơ thể cảm nhiễm: là những cơ thể dễ dàng cảm thụ với mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Vì cơ thể chưa có miễn dịch tương ứng (hoặc hết miễn dịch). Cơ thể miễn dịch: là những cơ thể không cảm thụ với mầm bệnh mặc dù có sự xâm của mầm bệnh vào cơ thể bởi vì cơ thể đã có miễn dịch tương ứng. Phân loại miễn dịch - Miễn dịch tự nhiên: mang tính nòi giống. - Miễn dịch thu được tự nhiên chủ động: có sau mắc bệnh. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng