các em những vấn đề khác xung quanh bài học. Tuy nhiên hiện nay đối với các bài học nói
chung và đối với nhóm bài văn học trung đại trong chương trình lớp 11 nói riêng, việc thực
hiện dạy trên lớp của giáo viên vẫn còn mang nặng tính khuôn mẫu, áp đặt.
Thông thường đối với phần tổng kết bài học, giáo viên sẽ gọi một đến hai học sinh
đứng lên trả lời câu hỏi “Trình bày những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm”. Sau
đó, giáo viên sẽ bổ sung, chốt lại. Ví dụ như đối với bài học “Câu cá mùa thu” (Nguyễn
Khuyến), giáo viên sẽ tập trung hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, từ đó đi đến phần
tổng kết. Cách dạy truyền thống thường là giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho học sinh “Em hãy tóm
lại những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Câu cá mùa thu”, sau đó gọi 1 đến 2
học sinh khá, giỏi trong lớp trình bày. Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên chốt lại và cho học
sinh ghi. Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên sẽ nói ngắn gọn và học sinh tự ghi vào vở.
Đối với phần củng cố bài học, một số bài, giáo viên thuyết trình ngắn gọn, một số bài
là những câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. Ví dụ, qua việc khảo sát thực tế
chúng tôi đã thấy, đối với tác phẩm “Tự tình” (Hồ Xuân Hương), phần đọc - hiểu chiếm mất
khá nhiều thời gian nên đến phần củng cố bài học thường chỉ còn lại từ 2 đến 3 phút. Giáo
viên thường chọn cách thuyết trình để đảm bảo thời gian: “Tác phẩm giúp các em hiểu thêm
về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại, cuộc đời éo le của Hồ Xuân Hương, cũng như
đặc điểm của thể thơ Nôm Đường luật. Qua đó, tác phẩm gợi mở bài học về nghị lực sống, về
sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống”. Đối với các bài học khác, hoạt động của giáo viên và
học sinh cũng diễn ra tương tự. Cá biệt, có một số tiết học, do không đủ thời gian nên giáo
viên đã bỏ qua khâu củng cố bài học hoặc dặn dò chung chung : “Về nhà các em đọc và xem
kĩ lại bài học hôm nay”.
Cách làm truyền thống theo hướng thuyết trình hoặc phát vấn – đàm thoại đảm bảo
được chuẩn kiến thức của bài học, tuy nhiên điều kiện để phát huy năng lực làm việc của học
sinh còn hạn chế. Bài học nào cũng cùng một cách thức như thế, lại diễn ra ở phần cuối của
tiết học, đôi khi vội vàng là nguyên nhân khiến học sinh không tập trung, giảm hứng thú.
Trong khi đây là phần rất quan trọng, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, chủ động hơn, là cơ sở
để gợi mở những sáng tạo và sự vận dụng bài học vào cuộc sống. Đến tiết học sau, khi kiểm
tra bài cũ, nếu giáo viên yêu cầu nhắc lại nội dung, nghệ thuật cơ bản của tác phẩm, có thể
học sinh không trả lời được. Điều đó đã dẫn đến hệ quả là học sinh có kết quả học tập không
cao khiến các em lại càng thờ ơ với môn Văn.
+ Giải pháp mới áp dụng trong phần tổng kết, củng cố bài học ở các bài học văn
học trung đại Ngữ văn 11:
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy truyền thống, chúng tôi đã đầu tư
công sức và trí tuệ để xây dựng sáng kiến sơ đồ hoá phần tổng kết bài học và thiết kế một số