Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn-giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học lớp 8 trường thsc hoài đức...

Tài liệu Skkn-giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học lớp 8 trường thsc hoài đức

.DOC
18
3944
62

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LÂM HÀ TRƯỜNG THCS HOÀI ĐỨC Tên tác giả : NGUYỄN THỊ CẨM VÂN Giải pháp hữu ích: GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HÓA HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THSC HOÀI ĐỨC Hoài Đức – Lâm Hà – Lâm Đồng Năm học : 2010 – 2011 MỤC LỤC 1 Phần I : MỞ ĐẦU Phần II : NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận và thực tiễn của giải pháp 1.Cơ sở lí luận : 2.Thực tiễn : II.Thực trạng : 1.Thuận lợi : 2.Khó khăn: III.Giải pháp và thực hiện giải pháp 1.Giới thiệu giải pháp 2.Cấu trúc giải pháp 3.Thực hiện giải pháp * Thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy phụ đạo cho học sinh IV. Kết quả đạt được Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Kiến nghị - PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo Phần I : MỞ ĐẦU 2 Việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan trọng ,cấp bách , cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học nói chung và cấp Trung Học Cơ Sở nói riêng. Nhất là trong cuộc vận động “Hai không “ hiện nay , đòi hỏi Giáo Viên và Học Sinh phải dạy thực chất và học thực chất .Song song với vấn đề trên Học Sinh phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy học mới đang được triển khai, hiện hành :” Học Sinh học theo hướng tích cực :độc lập, chủ động ,nghiên cứu ,tìm tòi ,sáng tạo …để lĩnh hội, vận dụng kiến thức “. Và trong các môn học thì bộ môn Hóa Học rất cần phải phụ đạo cho một số Học Sinh chưa nắm bắt kịp,vận dụng được kiến thức bài học. Đối tượng nghiên cứu ở đây lànhững học sinh học yếu kém môn hoá học ,hoạt động này diễn ra ngoài giờ chính trên lớp (có thể tuần phụ đạo cho các em một tiết trong một tuần hay tháng 2 ,3 tiết tuỳ theo lượng kiến thức của từng bài ,từng chương và khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh). Giải pháp này đã được triển khai trong hai lớp 8A,8D năm học (2010-2011) và đang được triển khai ở trường THCS Hoài Đức hiện nay. Giải pháp phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém bộ môn có mục đích nhằm giúp cho Học Sinh xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó học sinh chưa nắm bắt được.Học Sinh khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú ,say mê với môn học từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập , phương pháp tự học ,tự nghiên cứu , có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy Học Sinh học tập tiến bộ …Trên cơ sở đó Giáo Viên đề xuất thêm một số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện Học Sinh và hướng nghiệp cho Học Sinh . Tôi nghiên cứu và hoàn thành giải pháp này bằng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động ( học sinh ) kết hợp với một số phương pháp khác như : trò truyện, kiểm tra bài cũ ( 15 phút …),điều tra …Công cụ đánh giá chính của tôi là tính xác suất học sinh hiểu bài thông qua quá trình học sinh xây dựng bài học và vận dụng kiến thức ở chính tiết học đó.Từ đó sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém bộ môn này. Phần II : NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP: 1.Cơ sở lí luận : Phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ xung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa hoá học) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp.Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp . Theo tôi học sinh muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong 3 mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thết kế nội dụng tiết phụ đạo sao cho có hiệu qủa nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ căn cứ ,hiểu và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau: + Tìm hiểu tại sao học sinh sợ ,chán ,học yếu kém học môn hóa học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở một số em. + Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập. + Giáo Viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung ,hình thức vàphương pháp dạy thích hợp nhất. Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành động, tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghĩ ,cân nhắc kĩ lưỡng những thông tin nhận được để “vá lại lỗ hổng kiến thức” vàphản hồi lại kiến thức một cách chính xác ,khoa học nhất. Muốn vậy Giáo Viên là người rất quan trọng cần phải có các hướng dẫn cụ thể để giúp Học Sinh . 2. Thực tiễn : Trước đây khi chưa triển khai chương trình thay Sách Giáo Khoa và sử dụng phương pháp mới (dạy ,học theo hướng tích cực ) thì phương pháp giảng giải nêu vấn đề thường là phương pháp chủ đạo làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động nên rất dễ quên kiến thức nếu không học thuộc lòng ,học bài thường xuyên. Mặt khác thông qua việc đọc cho học sinh ghi nội dung kiến thức làm cho học sinh không tự rèn luyện được tính làm việc độc lập ,tự nghiên cứu có hiệu qủa ,thậm chí học sinh không quan tâm giáo viên giảng bài như thế nào mà khi đọc cho ghi thì mới ghi vào vở -> kiến thức ghi có thể không chính xác do nghe lộn dẫn đến hiểu sai lệch kiến thức ,lâu dần sẽ mất căn bản môn học. Bên cạnh đó thêm một tồn tại đó là khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì lập tức học sinh cắm cúi vào sách giáo khoa ,không có sự linh động ,sáng tạo trong đầu ,có khi còn sợ bị gọi trả lời ,làm tiết học trở nên trầm trầm rời rạc .Kết qủa là giáo viên thường xuyên bị” cháy” giáo án ,học sinh nắm bài hời hợt trở thành yếu kém làm hiệu qủa tiết dạy chưa cao . Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng vẫn có một số học sinh vẫn có những bước đột phá trong qúa trình học và tự vươn lên cao hơn trong học tập và luôn thể hiện tính tự tin ,tính độc lập ,sáng tạo … đang cần được giáo viên tiếp tục phát huy nâng cao, mở rộng kiến thức trong mỗi tiết dạy(là mũi nhọn để bồi dưỡng thi học sinh giỏi ). Tóm lại, việc phụ đạo cho học sinh yếu kém là một giải pháp rất chính đáng ,thực sự cần thiết và cần được đổi mới phương pháp ,hình thức phụ đạo mở rộng trong tất cả các môn học khác dưới sự giúp đỡ của nhà trường và sự đồng tình ủng hộ của các giáo viên khác trong và ngoài nhà trường. II.THỰC TRẠNG : 1.Thuận lợi : Là giáo viên trong nhà trường đã được đào tạo chính quy, có nhiều năm kinh nghiệm, được giảng dạy đúng chuyên môn của mình, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên (đã tham gia hai đợt tập huấn thay sách giáo khoa Hóa Học 8 - 9 và các đợt bồi dưỡng thường xuyên theo định kì). 4 Nhà trường luôn tạo điều kiện mọi mặt cho các giáo viên trau dồi kiến thức, học hỏi phương pháp nhằm nâng cao tay nghề,(như thảo luận theo nhóm, dự giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng, dự giờ các giáo viên trường bạn, dự các chuyên đề Hóa Học …). Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp : soạn giáo án ,chuẩn bị nội dung bảng phụ ,phiếu học tập và các thí nghiệm (nếu có) . Tài liệu tham khảo trong nhà trường được quan tâm nhiều hơn, mỗi năm đều mua bổ xung thêm, Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ không phải học “chay” như trước, từ đó làm cho bộ môn hóa không còn trừu tượng như mọi người vẫn quan niệm. Hơn thế nữa giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu làm ra một số đồ dùng dạy học thiết thực làm cho tiết học sinh động hơn. Đa số học sinh nhận thức được môn hóa học rất quan trọng và có tính thực tế cao, nhiều em có biểu hiện hứng thú học tập bộ môn, chuẩn bị bài không những rất tốt mà còn rất sôi nổi trong tiết học, một số học sinh còn tỏ ra yêu thích môn học hơn, vì vậy chất lượng môn học ngày càng được nâng cao. 2.Khó khăn: Bề dày kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều, tổ chức thảo luận trao đổi với các giáo viên trong chuyên môn còn ít, nội dung còn sơ sài, việc dự giờ thăm lớp còn rất hạn chế nhất là các trường bạn dẫn đến việc nâng cao phương pháp giảng dạy còn ở mức độ chưa cao. Hơn nữa trong một bài dạy giáo viên phải thiết kế giáo án áp dụng cho các đối tượng học sinh (Yếu, TB, Khá, Giỏi) nên thường hay bị động về thời gian . Giáo Viên không thể chỉ chú trọng vào các em yếu kém trên lớp mà còn phải mở rộng kiến thức nâng cao cho những học sinh khá giỏi trong lớp. Nhà trường chưa có phòng thí nghiệm dẫn đến dù chuẩn bị bài mới kĩ càng nhưng một số thí nghiệm hiệu qủa vẫn chưa cao. Nhà trường chưa có phòng thư viện nên việc yêu cầu học sinh tham khảo nghiên cứu thêm tài liệu…chưa thực hiện được. Hơn nữa, nhà trường không có phòng học phụ đạo nên việc bố trí các tiết học phụ đạo cho các em là rất khó khăn ,chỉ có thể tận dụng vào những buổi học sinh học chính 4 tiết hoặc ngày chủ nhật hàng tuần hay mượn nhà dân để dạy. Đa số các em ở rất xa trường ,phương tiện đi lại khó khăn, nhà làm vườn nên thời gian học ở nhà rất hạn chế ( còn phải phụ giúp kinh tế gia đình ). Mặt khác, học sinh do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, trong giờ học lơ là không tập chung, không hoc bài và làm bài trước khi đến lớp….làm kiến thức bị thiếu hụt mất dần lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hổng về kiến thức.Thực tế áp dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề ,có lương tâm nhà giáo ,từ đó có sáng tạo cóchuẩn bị thật công phu, cẩn thận, phải nghiên cứu bài tìm ra các phương pháp phù hợp, các hình thức tổ chức sinh động, chuẩn bị bài có tính logic, nghi vấn và kích thích học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức … mới bổ xung lại kiến thức cho học sinh. III.GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: 1.Giới thiệu giải pháp 5 Để giúp học sinh vá lại lỗ hổng kiến thức ,bắt kịp kiến thức trên lớp và có hứng thú học tập bộ môn hóa học ,đặc biệt là giáo dục học sinh trở thành con người hiện đại toàn diện theo yêu cầu xã hội hiện này: có tính độc lập, tự chủ ,tự giác cao trong nghiên cứu ,tìm tòi ,sáng tạo học hỏi để tiếp thu kịp kiến thức của bài mới nhẹ nhàng nhưng có hiệu qủa cao . Giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian giảng giải cho đối tượng học sinh yếu kém bộ môn trong tiết học, có nhiều điều kiện để mở rộng nâng cao kiến thức ,liên hệ với thực tiễn và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh . Đồng thời lại tạo được sự say mê ,sáng tạo trong công việc dạy học của mình . Qua thực tế trong các năm gần đây thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và thực hiện phương pháp dạy học mới kết hợp với các phương pháp hiện hành tôi thấy rằng hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém là rất quan trọng và không thể thiếu trong các môn học ,giúp học sinh chuẩn bị tốt kiến thức bắt kịp các bạn trong lớp tích cực xây dựng bài mới ,tiết học trở lên sôi nổi ,rất nhẹ nhàng cho giáo viên và đem lại chất lượng dạy và học cao . Hình thức để chuẩn bị cho hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém là: + Lên danh sách học sinh và tập chung thành lớp học. + Yêu cầu học sinh xem lại kiến thức đã học (Giáo viên chỉ định từng nội dung phụ đạo cụ thể để học sinh xem lại). + Yêu cầu học sinh tự làm mô hình ,chuẩn bị mẫu chất…có trong cuộc sống ,theo yêu cầu của giáo viên. + Vận dụng thử giải một số bài tập bằng nhiều hình thức khác nhau ( trò chơi…) + Cho HS làm kiểm tra trắc nghiệm cuối buổi phụ đạo để đánh giá ngay kiến thức của học sinh vừa nắm bắt. Tuỳ theo nội dung từng bài mà giáo viên đưa ra những nội dung thể hiện thành tình huống i1nh nghi vấn cụ thể, nhưng phải cô đọng và có tính thu hút sự tìm hiểu của học sinh . 2.Cấu trúc giải pháp Thời gian giành cho hoạt động này thường là theo tiết dạy bám sát theo nội dung bài trên lớp nên giáo viên cần chuẩn bị trước chu đáo ở nhà . Hoạt động diễn ra trình tự như sau : + Giáo viên cùng học sinh thảo luận những kiến thức học sinh cần bổ xung lại. + Giáo viên hướng dẫn kĩ hơn những phần kiến thức khó ,phức tạp ,dễ nhầm lẫn… + Giải đáp ngay những nghi vấn của học sinh giúp học sinh xác định chính xác kiến thức. + Hướng dẫn học sinh vận dụng vào các dạng bài tập . + Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh cuối giờ phụ đạo. 3 .Thực hiện giải pháp Bằng những kinh nghiệm các năm qua tôi sử dụng giải pháp này áp dụng cho một số lớp và một số lớp để đối chiếu ,so sánh ,tôi thấy rằng học sinh học tập rất tốt bắt kịp kiến thức trên lớp ,hứng thú với môn học hơn : hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài ,giờ học sôi nổi hớn hẳn ,nhiều em có ý thức cao trong tư duy và vận dụng kiến thức, yêu thích bộ môn ,kiểm tra đánh giá kết qủa đạt khá cao …đã giúp tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp này . 6 Sau đây là mẫu thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy phụ đạo đưa ra để người đọc cùng tham khảo: * Sau khi học các bài :2,4,5 (SgK HH 8) qua nhận xét ,đánh giá sự tiếp thu bài của học sinh ,Tôi thấy một số khái niệm trong bài học một số học sinh chưa phân biệt và vận dụng được :tính chất vật lí với tính chất hóa học của chất ,chất tinh khiết với hỗn hợp ,hình dung về nguyên tử với nguyên tố hóa học ,đặc biệt là cách ghi nhớ kí hiệu hóa học và nguyên tử khối. Tuần : Ngày soạn : 04/09/2007 Ngày dạy : Tiết 1 : ÔN CÁC BÀI 2, 4, 5 I.MỤC TIÊU: Phải làm cho HS biết: 1. Kiến thức: Hiểu và phân biệt rõ ràng tính chất vật lí với tính chất hóa học của chất ,chất tinh khiết với hỗn hợp ,hình dung được về nguyên tử với nguyên tố hóa học . 2.Kĩ năng:Phân biệt , ghi nhớ KHHH ,NTK của một số nguyên tử. 3.Thái độ: Tạo cho Học Sinh say mê với môn học ,thích khám phá. 4.Trọng tâm: Phần kiến thức trên. II.PHƯƠNG PHÁP: kết hợp các phương pháp: -Đàm thoại gợi mở -Trực quan -Thảo luận nhóm -Giảng giải nêu vấn đề -Phát vấn -Chơi trò chơi. III.CHUẨN BỊ: 1.GV:Soạn bài,nghiên cứu tài liệu có liên quan… Phiếu học tập ,bảng phụ ,tranh … 2.HS: Xem và nghiên cứu ,chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên. Mỗi nhómHS:-Hóa chất:Sợi đồng ,nhôm, ít muối ,bột than để riêng ,quẹt. -Dụng cụ:Đĩa sắt, kẹp, thìa. IV.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Làm công tác tư tưởng đối với học sinh để các em không nhàm chán môn học . 2.Kiểm tra bài :kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu mục đích của buổi phụ đạo. 3.Bài mới:Sau những gì các em đã tiếp thu trên lớp thì trong giờ học này các em sẽ tự đánh giá lại những kiến thức mà mình đã học ,qua đó xác định lần nữa thật chính xác kiến thức để vận dụng và làm kiến thức cơ sở cho các bài học tiếp theo. Nội dung GV HS I.Tính chất của HĐ1:Tìm hiểu lại và phân biệt rõ tính chất vật lí và tính chất chất. hoá học của chất. -Mỗi chất có những tính chất nào? 1.Tính chất vật 7 -tính chất vật lí và tính chất lí: Thể ,màu ,mùi ,vị ,tính tan hay không tan ,nhiệt độ nóng chảy ,nhiệt độ sôi ,khối lượng riêng ,tính dẫn điện ,dẫn nhiệt… -Nêu các biểu hiện của tính chất vật lí và tính chất hóa học. Yêu cầu học sinh để sợi đồng,sợi nhôm ,bột gạo và bột than lên bàn. Giáo viên phát phiếu học tập theo mẫu sau và yêu cầu học sinh nêu những biểu hiện của tính chất vật lí các chất đó vào bảng. Bảng 1: chất thể màu mùi vị tan K0 Dẫn Dẫn 2.Tính chất hoá tan điện nhiệt học : đồng Nhôm Là khả năng Muối chất biến đổi than thành chất khác. GV quan sát tận tình giúp đỡ từng nhóm. -Nêu tính chất vật lí có thể quan sát được của đồng ,nhôm,bột và than? -Vậy còn những hiện tượng sau đây:hãy nêu và cho biết có phải là tính chất vật lí của chất không? Bảng 2: Chất trước Tác động Chất tạo ra Giấy trắng đốt Dao sắt Để lâu ngoài màu xám trời đen Đường cháy trắng -Thế là tính chất gì ? vì sao? Cho học sinh tìm thêm những hiện tượng hóa học của chất xung quanh cuộc sống của chúng ta. hóa học. -Các học sinh lần lượt trả lời ,bổ xung cho hoàn chỉnh. -Trình bày lên bàn. -thảo luận đánh dấu trả lời vào phiếu học tập. -trả lời theo đánh dấu trong bảng trên nêu ra tính chất vật lí các chất trên. -Tính chất hóa học vì tạo thành chất mới. -nêu:lư đồng bị bám một lớp màu xám xanh… II.Chất tinh khiết và hỗn hợp. HĐ2: Tìm hiểu lại và phân biệt rõ chất tinh khiết và hỗn hợp. 8 1.Chất tinh khiết : Là chất không có lẫn chất khác.Có tính chất nhất định không đổi. 2.Hỗn hợp: Là sự trộn lẫn hai hay nhiều chất với nhau. Có tính chất thay đổi theo các chất thành phần. III.Nguyên tử , Nguyên tố hóa học. -Ở phần thảo luận bảng 1 trên các nhóm nêu tính chất vật lí của đồng ,nhôm ,muối bột ,bột than có giống nhau không ? -Vậy chúng là chất tinh khiết hay hỗn hợp? vì sao? - Hoàn toàn giống nhau. -chất tinh khiết vì chỉ có một chất có tính chất -Theo các em từ sợi đồng ,nhôm ,muối bột ,bột than không đổi. sẽ tạo được bao nhiêu hỗn hợp ,hãy thực hiện? -Thảo luận theo nhóm Giáo viên hướng dẫn cụ thể để học sinh có thể tạo và thực được ba hỗn hợp theo sự thay đổi thành phần hiện tạo lượng chất của hỗn hợp. hỗn hợp: nhiều hỗn hợp muối -Vậy chất tinh khiết và hỗn hợp khác nhau ở điểm và bột than nào? (nếu thay đổi lượng muối và than trong hỗn hợp) -trả lời:số lượng chất và tính chất HĐ3: Tìm hiểu lại và phân biệt rõ nguyên tử và nguyên tố hóa học. Treo tranh phóng to một mẫu đồng. -Các em hãy quan sát tranh và mẩu đồng trên bàn cho biết chúng liên hệ với nhau như thế nào? Nguyên tử là có thật và vô cùng nhỏ bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được nhưng nếu có một tập hợp vô cùng lớn thì có thể nhìn thấy như mẩu đồng này ,khi nói đến những tập hợp vô cùng lớn đó ta gọi là nguyên tố hóa học. -Quan sát 1.Nguyên tử: -Thảo luận : Là hạt vô cùng trong tranh nhỏ ,trung hòa là tập hợp về điện. một số nguyên tử đồng ,mỗi nguyên tử 2.Nguyên tố là quả cầu hóa học: vô cùng Là tập hợp nhỏ .mẫu những nguyên đồng trong tử cùng loại ,có tranh chỉ là cùng số Proton phần vô tronh nhân. cùng nhỏ của mẩu đồng. IV. Kí hiệu hóa HĐ4: Tìm hiểu lại và ghi nhớ về kí hiệu hóa học và nguyên tử học và nguyên khối. tử khối. 9 1.KHHH: dùng để biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hóa học. 2.Nguyên tử khối : Là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cácbon. - Dùng KHHH để làm gì? -Nguyên tử khối là gì? Gv yêu cầu học sinh ghi KHHH , tên nguyên tố và NTK trong bảng sau: Bảng 3: Tên NT KHHH NTK Hiđro Nitơ Cacbon Oxi Natri Magiê Nhôm Lưu huỳnh P Mn Fe Cu Zn Ag Cl Si Giáo viên khen ngợi những học sinh tích cực và làm tốt nhất, nhẹ nhàng động viên các em làm chưa đạt. Hướng dẫn cụ thể để học sinh làm được bài số 3 trang 20( HH8). -biểu diễn nguyên tố hóa học ngắn gọn. -Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon. -Thảo luận và đại diện các nhóm lên ghi trên bảng xem nhóm nào ghi nhanh và chính xác nhất. Làm BT 3. Để nắm bắt được kiến thức phần thảo luận mà học sinh cần hoàn thành là: Bảng 1: chất thể màu mùi vị tan K0 Dẫn Dẫn tan điện nhiệt đồng rắn Đỏ 0 0 0 có có gạch Nhôm rắn trắng 0 0 0 có có muối rắn trắng 0 mặn có 0 0 than rắn đen khét 0 0 0 0 Bảng 2: Chất trước Tác động Chất tạo ra Giấy trắng đốt Than đen Dao sắt màu Để lâu ngoài Rỉ sắt màu xám đen trời nâu đỏ Đường trắng cháy Than đen 10 Bảng 3: Tên NT Hiđro Nitơ Cacbon Oxi Natri Magiê Nhôm Lưu huỳnh Phốtpho Mangan Sắt Đồng Kẽm Bạc Clo Silic KHHH H N C O Na Mg Al S P Mn Fe Cu Zn Ag Cl Si NTK 1 14 12 16 23 24 27 32 31 55 56 64 65 108 35,5 28 4.Củng cố: Giáo viên cho học sinh làm trắc nghiệm một số câu ( 5 phút ) đánh giá khả năng của học sinh tiếp thu bài như thế nào: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng: 1. Hãy nêu biểu hiện được xem là tính chất của muối ăn: a.sôi ở 1000C b.có D = 2.7 g/cm3. c. vị mặn d.mùi thơm 2. Khi cho ít đường vào cốc nước ta thu được : a.một chất b. 5 chất c. một hỗn hợp d.hai hỗn hợp. 3. Nguyên tử là : a.hạt vô cùng nhỏ không mang điện b.hạt vô cùng lớn không mang điện c.hạt vô cùng nhỏ trung hoà điện d.hạt vô cùng lớn trung hoà điện. 4. Nguyên tố hóa học : a.gồm tập hợp của nhiều loại nguyên tử có nhiều số Proton b.gồm hàng tỉ nguyên tử đồng xếp lại với nhau. c. gồm tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số hạt Proton trong nhân. d.gồm tất cả các ý trên. 5. Muốn chỉ 3 nguyên tử Hidro ta ghi: a. H3 b. H3 c.H3 d.3H 6. Kí hiệu hóa học của nguyên tố Natri là: a. N b. Nat c.Na d.Nt . 7. NTK là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị: a.kilomét b. lít c. đơn vị cacbon d.gam 5.Dặn dò: Học bài,làm bài tập trong SgK và SBT đã yêu cầu ở giờ chính khóa. Xem lại và nghiên cứu các bài 6 ,bài 9 . 11 V.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………… ……………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… * Sau khi học xong bài 16 (SgK HH 8) qua nhận xét ,đánh giá sự tiếp thu bài của học sinh ,Tôi thấy các em chưa nắm bắt được cách lập phương trình hóa học ,hiểu xác định được các chất tham gia,các chất tạo thành … Tuần : Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 5 : ÔN BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I.MỤC TIÊU: Phải làm cho HS biết: 1. Kiến thức: Hiểu và phân biệt rõ ràng các chất tham gia ,các chất tạo thành, phương trình hóa học ,nắm được các bước lập phương trình hóa học. 2.Kĩ năng:Phân biệt , ghi nhớ KHHH , CTHH của một số chất. 3.Thái độ: Tạo cho Học Sinh say mê với môn học ,thích khám phá. 4.Trọng tâm: Phần kiến thức trên. II.PHƯƠNG PHÁP: kết hợp các phương pháp: -Đàm thoại gợi mở -Trực quan -Thảo luận nhóm -Giảng giải nêu vấn đề -Phát vấn -Chơi trò chơi. III.CHUẨN BỊ: 1.GV:Soạn bài,nghiên cứu tài liệu có liên quan… Phiếu học tập ,bảng phụ (bảng 1) … 2.HS: Xem và nghiên cứu ,chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên. IV.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Làm công tác tư tưởng đối với học sinh để các em không nhàm chán môn học . 2.Kiểm tra bài :kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu mục đích của buổi phụ đạo. 3.Bài mới:Sau những gì các em đã tiếp thu trên lớp thì trong giờ học này các em sẽ tự đánh giá lại những kiến thức mà mình đã học ,qua đó xác định lần nữa thật chính xác kiến thức để vận dụng và làm kiến thức cơ sở cho các bài học tiếp theo. Nội dung GV 12 HS I.Phương trình hóa học. -PTHH dùng để biểu diễn ngắn gọn PƯHH. Các chất tham gia --> các chất tạo thành. II.Các bước lập PTHH HĐ1:Tìm hiểu và xác định và hiểu rõ được các ngôn ngữ : chất tham gia ,tạo thành, biểu diễn PTHH như thế nào. Treo bảng phụ một số phương trình chữ của phản ứng Bảng 1: a.Khí hidro + khí ôxi - -> -đọc nội dung bảng nước phụ và thảo luận nhóm : b. Canxi cacbonat - -> Nêu tên được các chất Canxioxit + cacbonđioxit tham gia và các sản phẩm ,ghi CTHH của c.kẽm + axít clohiđric - -> các chất. kẽm clorua + khí hidro. -Hãy cho biết tên các chất tham gia ,các chất tạo thành , CTHH của các chất trên? Khi các chất được viết dưới -học sinh lên bảng ghi dạng CTHH ,các chất tham các sơ đồ phản ứng đã gia nối với nhau bằng dấu cho lên bảng theo cộng (+) ,các chất tạo thành hướng dẫn. cũng nối với nhau bằng dấu cộng,các chất tham gia nối với các chất tạo thành bằng dấu mũi tên(- ->) ,các chất tham gia viết ở bên trái còn các chất tạo thành viết ở bên phải mũi -Vì nước không có tên ta được sơ đồ của phản mặt trong phản ứng từ ứng hóa học. -Trong phản ứng a tại sao nước ban đầu chỉ có hidro và ôxi… không phải là chất tham gia ? Khí hidro không phải là chất -học sinh làm bài tập tạo thành? Các sơ đồ phản ứng trong bài theo yêu cầu của giáo viên. tập 2,3 (57,58) giáo viên YC học sinh nhận biết chất tham gia và sản phẩm. HĐ2:Tìm hiểu các bước lập PTHH. Vẫn dùng kết qủa bảng trên. -Hãy đếm số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các sơ đồ phản ứng trên và cho nhận xét? -Vậy ta phải làm như thế nào để cho các nguyên tử mỗi 13 -số nguyên tử ở sơ đồ phản ứng a,c là không bằng nhau. -Cho thêm hệ số . - viết sơ đồ phản ứng - tìm hệ số thích hợp… - viết thành PTHH. nguyên tố bằng nhau? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hệ số thích hợp của sơ đồ phản ứng a,c bằng thảo luận nhóm. Lưu ý một số vấn đề học sinh hay lầm lẫn : cách viết hệ số ,chỉ số của công thức hóa học không được thay đổi trong PTPƯ… -Khi cho kim loại Na tác dụng với khí Oxi tạo thành Natrioxít( Na2O) để biểu diễn phản ứng này ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh làm luôn. -Sơ đồ phản ứng khác với PTPƯ ở điểm nào? Thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. -suy nghĩ trả lời : viết sơ đồ phản ứng, tìm hệ số thích hợp…, viết thành PTHH. - PTHH đầy đủ hệ số với số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Để nắm bắt được kiến thức phần thảo luận mà học sinh cần hoàn thành là: Bảng 1: a.Khí hidro + khí ôxi - -> nước - H2 O2 H2O - H2 + O2 - -> H2O - 2H2 + O2  2H2O b.Canxi cacbonat - -> Canxioxit + cacbonđioxit - CaCO3 CaO CO2 - CaCO3 - -> CaO + CO2 - CaCO3  CaO + CO2 c.kẽm + axít clohiđric - -> kẽm clorua + khí hidro. - Zn HCl ZnCl2 H2 - Zn + HCl --> ZnCl2 + H2 - Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 ----------------------------------------Các chất tham gia các chất tạo thành 4.Củng cố: Giáo viên cho học sinh làm trắc nghiệm 10 câu ( 5 phút ) đánh giá khả năng của học sinh tiếp thu bài như thế nào: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng: I. Cho phương trình phản ứng sau: 4Al + 3O2  2 Al2O3 1.Các chất tham gia là: a. O2 , b. Al2O3 c. Al. O2. 14 d. Al 2.Các chất tạo thành (sản phẩm) là: a. O2 , b. Al2O3 c. Al. O2. 3.Các hệ số của phương trình lần lượt là: a. 4:3:2 b. 4:2:3 c. 2:3:4 II. Cho sơ đồ phản ứng: Hg + O2 - -> HgO Các hệ số của phương trình lần lượt là: a. 1:2:2 b. 2:2:1 c. 1:1:1 III. Cho sơ đồ phản ứng: Fe + Cl2 - -> FeCl3 Các hệ số của phương trình lần lượt là: a. 3:2:2 b. 2:3:2 c. 2:1:2 d. Al d. 4:3:3 d. 2:1:2 d. 1:1:1 5.Dặn dò: Học bài,làm bài tập trong SgK và SBT đã yêu cầu ở giờ chính khóa. Xem lại và nghiên cứu các bài 18, 19. V.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………… …………………….. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 15 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua giảng dạy thực nghiệm trong 3 lớp năm học 2006-2007 và 2 lớp năm học 2007-2008 tôi nhận thấy rằng kiến thức bị hổng của các em được bổ xung đáng kể . Trong lớp các em rất sôi nổi ,hăng say phát biểu ,nhiều học sinh tỏ ra yêu thích môn học này và luôn hoàn thành tốt những nội dung mà Giáo Viên đưa ra. Việc điều khiển các hoạt động của Gíáo Viên trên lớp rất nhẹ nhàng nhưng lại rất hiệu qủa,Giáo Viên có thoải mái thời gian liên hệ thực tế kiến thức bài học và nâng cao kiến thức cho Học sinh khá giỏi. Sau đây là kết qủa đánh giá HS : ( kiểm tra 1 tiết ) Lớp 8C 8D Sĩ số 41 37 Phần III : KẾT Điểm>5 30 22 Điểm<5 3 5 Đ 9,10 8 10 LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức ,hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy dưới sự hướng dẫn của Giáo Viên trong tiết học phụ đạo đã 16 trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thói quen học tập tốt .Các em đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc học và đang có thái độ học tập rất tốt . Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số rất ít Học Sinh (do yếu tố khách quan ) còn lơ là việc học đang cần được sự phối hợp giáo dục toàn diện của các Giáo Viên bộ môn ,GVCN… Qua đây tôi rất mong rằng có sự góp ý nhiệt tình và chân thành của người đọc để tôi hoàn chỉnh giải pháp hơn. II. Kiến nghị Trong khi thực hiện giải pháp này tôi có gặp một số khó khăn cho Giáo Viên cũng như cho Học Sinh .Vì vậy tôi có một số kiến nghị như sau : - Cần phối hợp giữa GVBM ,GVCN, Nhà trường và hội cha mẹ học sinh để kịp thời vận động các em bỏ tiết để các em đi học đều đặn. -Nhà trường nên có thư viện cho học sinh để trong quá trình nghiên cứu kiến thức các em có nơi mượn tài liệu ,tham khảo và mở rộng . - Nhà trường cần xây dựng thêm phòng học để có thể bố trí lớp phụ đạo tất cả các môn học cho các em học sinh yếu kém bộ môn. -Không những chỉ bộ môn hoá học mà các môn học khác các Giáo Viên nên chú trọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị nội dung ,phương pháp và hình thức phụ đạo cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để Học Sinh có thể nắm bắt theo kịp kiến thức các môn học . PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: -Sách giáo khoa hoá học 8 -Sách hướng dẫn ôn tập hoá học 8,9 17 Hoài Đức ,Ngày 05 Tháng 11 Năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Cẩm Vân 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan