Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn giảng dạy bài chiếu cầu hiền (cầu hiền chiếu) (ngô thì nhậm) ....

Tài liệu Skkn giảng dạy bài chiếu cầu hiền (cầu hiền chiếu) (ngô thì nhậm) .

.DOC
30
3518
101

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN - Họ và tên : Võ Duy Nhã Đoan - Ngày tháng năm sinh : 18 /10 /1979 - Nam, nữ : nữ - Địa chỉ : Lô A, Phòng 601, Chung cư Thanh Bình, P. Thanh Bình. TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại : 0919236609 (DĐ) 0613943854 (NR) - Fax : Email : [email protected] - Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị: Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng : 2001 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy bộ môn Văn - Số năm có kinh nghiệm : 10 năm A.MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục, thay sách giáo khoa đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học văn. Hướng đi có nhiều hứa hẹn. Vừa đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế tiên tiến trên thế giới; vừa phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo của học sinh, vừa đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy ở giáo viên Ngữ văn trung học. Như chúng ta đã biết, sách giáo khoa Ngữ văn 11- cơ bản lần này có một số thay đổi: có sự thêm, bớt một số tác phẩm. Và lẽ dĩ nhiên, trước mỗi tác phẩm mới giáo viên không khỏi lúng túng, trăn trở, lo nghĩ. Đặc biệt là những tiết văn học sử, đây là những tác phẩm mới so với chương trình cũ . Hơn nữa, những tác phẩm này đa số lại khô khan, khó tạo cảm xúc ở các em. Vậy làm thế nào để có một giáo án tốt, một giờ dạy hay, một lớp học sinh động, học sinh tích cực, chủ động và hứng thú trong tiết học, mà đặc biệt là học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản? Đó là những băn khoăn, trăn trở không chỉ ở riêng tôi mà ở mỗi giáo viên Ngữ văn. Mặt khác, tôi thiết nghĩ, mỗi bài dạy đều có một vị trí, vai trò quan trọng của nó. Song những văn bản mới đưa vào chương trình lại khá khó đối với học sinh, thậm chí giáo viên cũng không dễ tiếp cận, giải mã. Trong khi đó kinh nghiệm giảng dạy tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế, có bài phải nói là rất hiếm. Vì vậy, với vốn kinh nghiệm còn khiêm tốn của bản thân, tôi chỉ xin được trao đổi với quý đồng nghiệp cách giảng dạy một bài cụ thể, bài Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm). Bởi theo tôi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng, cốt cách, đức độ của vua Quang Trung và văn phong của Ngô Thì Nhậm. Hơn nữa, với đặc điểm tâm hồn dân tộc và truyền thống đào tạo nhân tài cho đất nước thì bài chiếu có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng, dạy tốt bài này là ta đã tác động trực tiếp đến việc rèn đức, luyện tài, nâng cao kĩ năng lập luận diễn đạt của học sinh; từ đó hình thành ở các em ý thức về vai trò của hiền tài, của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những lý do tôi chọn đề tài Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm) để trao đổi những điều tâm đắc và rất mong được quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp bổ sung những khiếm khuyết để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. II. Đối tượng và mục tiêu của đề tài 1. Đối tượng - Đối tượng trực tiếp của tôi là bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) của Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung, trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1(cơ bản), trang 68-Nhà xuất bản giáo dục. - Để thử nghiệm đề tài tôi chọn học sinh lớp 11A11 và 11D3 trường Trung học phổ thông Trán Biên, năm học 2011- 2012 để thực hiện. 2. Mục tiêu - Cung cấp những tri thức cơ bản về bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm). - Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và sự hứng thú trong tiết văn học sử. - Góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực diễn đạt và cách thức lập luận trong bài văn nghị luận của học sinh. - Giáo dưỡng học sinh vào việc trau dồi đức và tài để sống tốt, sống đẹp, sống có ý nghĩa trong tương lai. B.NỘI DUNG CHÍNH I. Cơ sở lý luận 1. Dạy văn trong nhà trường hiện đại - Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Dạy văn là dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ. - Trong quá trình dạy văn cần xác định học sinh là nhân vật trung tâm, là chủ thể cảm thụ. Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng, “chỉ đường” cho các em đi khám phá tác phẩm. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công việc tri giác ngôn ngữ, trải qua nhiều chặng, nhiều bước, đi từ bên ngoài vào bên trong tác phẩm. Trên con đường đó, người giáo viên có vai trò khơi nguồn, tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc cảm thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương. Như vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của người giáo viên. Hay nói đúng hơn đó là sự hết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và tính sư phạm trong quá trình dạy văn. 2. Tiếp nhận văn học - “Tiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học là sống với tác phẩm văn chương, rung động với nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo” (Văn học 12- Tập hai, Phần lí luận văn học, Nxb Giáo dục-2002, trang 146). - Tiếp nhận văn học có nhiều cách. Tuy nhiên với bài này, tôi hướng việc cảm thụ của học sinh vào hai cách cơ bản sau: + Cảm thụ có chú ý đến nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm để hiểu xem tác giả muốn nói gì? Và nói bằng cách nào? Từ đó thâm nhập vào tác phẩm để hiểu và cảm. Cách này khá dễ và áp dụng được với đa số học sinh. + Cảm thụ có sự sáng tạo. Nghĩa là phải xem tác phẩm như một phương tiện để nghĩ, để cảm, để tự đối thoại với mình và đối thoại với tác giả. Kiểu cảm thụ này khó và cao, không phải dễ dàng đạt tới, tìm được ở học sinh thật hiếm. Nhưng nhờ nó mà giáo viên phát hiện được những học sinh có năng khiếu văn chương, thực sự say mê và rung cảm với văn chương. 3. Phương pháp thực hiện Dạy văn là nghề sáng tạo, cá nhân giáo viên được tương đối tự do trong việc lựa chọn những phương pháp tối ưu. Để thực hiện bài dạy này, tôi vận dụng những phương pháp sau: - Phương pháp đọc hiểu, phương pháp diễn dịch, qui nạp, phân tích, phân tích- tổng hợp, tích hợp,… để khai thác vấn đề, lí giải vấn đề, giúp học sinh tiếp cận văn bản từ nhiều phía và có thể vận dụng vào thực tế. - Phương pháp so sánh đối chiếu, dùng hình ảnh trực quan, giảng bình, gợi mở… để bài giảng phong phú, sinh động. - Đặc biệt là phương pháp phát vấn bằng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, câu hỏi thảo luận nhóm, nâng cao… một cách hợp lý để kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, chủ động tích cực của học sinh. Vận dụng và kết hợp tốt các phương pháp trên sẽ giúp tiết học diễn ra một cách tự nhiên, nhịp nhàng, gắn kết giữa thầy và trò. II. Những chuẩn bị cần thiết cho bài giảng 1. Đối với giáo viên : - Chuẩn bị chung: + Trước hết, giáo viên cần đọc và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để nắm được nội dung phần Tiểu dẫn, văn bản và hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài. + Nghiên cứu, làm việc với sách giáo viên để xác định đúng vị trí, mục đích yêu cầu và hệ thống trí thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng. + Vì bài này khó tìm tài liệu tham khảo nên giáo viên có thể tham khảo thêm Sách giáo viên Ngữ văn 11- Nâng cao, Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11-Tập một –của Nguyễn Hải Châu (Chủ biên)..và một số sách tham khảo tôi đã giới thiệu ở trên để có thêm những hiểu biết sâu sắc, phong phú về nội dung sẽ dạy trên lớp. + Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ; những hình ảnh về Ngô Thì Nhậm và vua Quang Trung, ảnh minh họa cho văn bản. - Giáo án: Giáo án là tài liệu trình bày cụ thể của giáo viên về nội dung, phương pháp, quy định mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy. Do đó, giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật kỹ càng. 2. Đối với học sinh: Tất cả phần này yêu cầu chuẩn bị ở nhà. - Đọc sách giáo khoa: Do thời lượng trên lớp không nhiều do đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước phần Tiểu dẫn, Văn bản và Chú thích ở nhà nhằm giúp các em bước đầu nắm được những nét cơ bản về tác giả và văn bản. Hơn nữa, vì đây là văn bản cổ, sử dụng từ ngữ kinh điển rất nhiều nên tôi đặc biệt nhấn mạnh việc đọc phần Chú thích. Làm tốt khâu này, các em không chỉ được mở mang về tri thức mà còn giúp tiết học nhẹ nhàng, thoải mái hơn. - Bài soạn: Đây là sự chuẩn bị có tính chất tích cực, tự giác, có tác dụng làm tiền đề, cơ sở để giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội bài mới. Và do có sự chênh lệch về năng lực cảm thụ giữa hai lớp, nên tôi yêu cầu cụ thể như sau: + Lớp 11 khối A, phần đông là học sinh trung bình và yếu môn văn nên tôi chỉ yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi ở mục “Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa. + Lớp 11 khối D, đa phần là học sinh khá nên tôi yêu cầu các em soạn thêm nội dung sau: Hãy chọn một đoạn hoặc một câu văn mà em tâm đắc rồi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật lập luận của câu văn hoặc đoạn văn đó. III. Quá trình thực hiện bài giảng PHẦN 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI Lời vào bài phải ngắn gọn nhưng là khâu không thể bỏ qua. Lời vào bài tốt sẽ gây ấn tượng ban đầu, tạo sự hứng thú ngay từ đầu tiết học, khơi gợi sự tò mò và khao khát khám phá, tìm hiểu của học sinh. Có nhiều cách để vào bài song ở bài này tôi có thể kết hợp với việc kiểm tra bài cũ - bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) để giới thiệu bài mới một cách liền mạch và tự nhiên như sau: “ Như vậy, với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa chúng ta ngược thời gian trở về với một thời đại đau thương mà hào hùng của dân tộc. Một dân tộc đã sinh ra những người con “ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” để làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc, rạng danh dân tộc, là niềm tự hào, là tấm gương của lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với những nhân vật lịch sử như thế qua bài “ Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay. PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG (Hoạt động chính của giáo viên và học sinh). Hoạt động của giáo viên (GV) ♦Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả: - Gọi học sinh đọc Tiểu dẫn (sgk/68). - (?) Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Ngô Thì Hoạt động của học sinh(HS) Nội dung cần đạt I.TÌMHIỂUCHUN - HS đọc Tiểu dẫn (sgk/68). - HS trả lời. - HS gạch chân các ý trong sgk. - HS tự do trình bày G: 1. Tác giả - Ngô Thì Nhậm (1746–1803), hiệu Hi Doãn, thuộc dòng dõi Ngô Thì, quê Hà Nội. - Tài năng về nhiều Nhậm? - GV chốt ý, bổ sung (nếu cần). (?)Vì sao Ngô Thì Nhậm đi theo Tây Sơn? Các em có nhận xét gì về cách xử sự này của ông? (GV gợi ý, định hướng vì đây là tình huống có vấn đề). - GV chốt lại: Vì Lê Trịnh đã hết vai trò lịch sử, ông sáng suốt nhìn ra chính nghĩa của Tây Sơn. Đây là cách xử sự thức thời, hợp lẽ, đúng đắn. - GV nói thêm : + Ngô Thì Nhậm là một hiền tài được chúa Trịnh sủng ái, vua Quang Trung trọng dụng. + Trịnh Sâm khen ông: tài học không ở dưới người. + Quang Trung ca ngợi ông: thuộc dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời. + Ông có công lớn trong việc bình định đất nước, đánh đuổi ngoại xâm. - GV giới thiệu ảnh – Slide 4,5 (xem ảnh trang bên). ♦ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác phẩm: ngắn gọn suy nghĩ của mình. mặt: văn chương, chính trị, ngoại giao, quân sự, … - 1788 Lê - Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. - HS quan sát. -HS trả lời: + Thể chiếu. + Loại văn chính luận, được vua dùng để ban bố mệnh lệnh hoặc chỉ thị xuống cấp dưới. Văn phong trang trọng; lời lẽ rõ ràng, tao nhã. 2. Tác phẩm a. Thể loại: thể chiếu (chiếu chỉ, chiếu thư, chiếu mệnh,...) b. Hoàn cảnh sáng tác: (?) Chiếu cầu hiền được viết theo thể loại nào? Em biết gì về thể loại đó? (Gợi ý: Hãy nhớ lại kiến thức đã học lớp 8 - bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn). - GV chốt ý, bổ sung (nếu cần). - GV mở rộng: Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chẳng hạn 1429, Lê Lợi xuống chiếu hạ lệnh tiến cử tiến củ hiền tài và cho phép những hiền tài tự tiến cử. (?) Vì sao lúc bấy giờ Ngô Thì Nhậm phải thay lời vua Quang Trung viết Chiếu cầu hiền? - GV chốt ý, bổ sung và hướng dẫn HS gạch chân trong (sgk/68). - GV giới thiệu ảnh – Slide 6 (xem ảnh trang bên). - GV nhấn mạnh: Như vậy nội dung tư tưởng của bài chiếu thuộc về vua Quang Trung nhưng nghệ thuật thể hiện lại thuộc về Ngô Thì Nhậm và đối tượng cần thuyết phục là nho sĩ Bắc Hà. - HS trả lời: Vì: + Năm 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Thanh và bè lũ tay sai, nhà Lê sụp đổ. + Bề tôi vua Lê, chúa Trịnh (sĩ phu Bắc Hà) mang nặng tư tưởng trung quân, quan niệm đạo đức bảo thủ; không nhận thấy ch thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn nên đã bất hợp tác với triều đại Tây Sơn, thậm chí chống lại Tây Sơn. +Trước tình hình đó, Quang Trung giao cho Ngô Thì Thì Nhậm viết “Chiếu cầu cầu hiền” nhằm thuyết phục sĩ phu phu Bắc Hà ra cộng tác với với triều đại mới- triều đại Tây Sơn để xây dựng đất nước - HS đọc văn bản (sgk/68). - HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. Bài chiếu do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. c. Bố cục: ba phần: - Phần 1: “Từ đầu đến người hiền vậy.” mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Phần 2: từ “Trước đây.. …của trẫm hay sao?” cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà và nhu cầu đất nước. - Phần 3: còn lại con đường cầu hiền của vua Quang Trung. II. ĐỌC – HIỂU: 1. NỘI DUNG: 1.1. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: - Người hiền có vị trí, vai trò rất quan trọng, cần thiết cho việc trị nước của nhà vua. - Gọi học sinh đọc văn bản (sgk/68). - Hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung và chốt ý. Chuyển ý: Để hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu và thấy rõ tầm tư tưởng, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung cũng như nghệ thuật thuyết phục của Ngô Thì Nhậm, chúng ta cùng đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật bài chiếu. ♦ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: (?) Người hiền (còn gọi hiền tài) là người như thế nào? (?) Tác giả ví người hiền với hình ảnh nào? Hình ảnh đó đã nói được vai trò và vị trí của người hiền như thế - HS trả lời: Người có đức và tài. - HS trả lời: Tác giả ví người hiền như một vì tinh tú. Điều đó cho thấy người hiền có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc gia, dân tộc. - Người hiền phải hướng về thiên tử và do thiên tử sử dụng để cùng vua xây dựng đất nước thì mới bộc lộ hết tài năng, tâm đức. Quy luật xử thế của người hiền. nào đối với một quốc gia, dân tộc (Gợi ý: Liên hệ với bài đọc thêm Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung, lớp 10). - GV chốt ý, bổ sung (nếu cần) - GV bình: Hiền tài là của quý của nhân dân, của hiếm của đất nước. Như Thân Nhân Trung đã từng nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nếu ta ví von đất nước như một cơ thể sống thì hiền tài chính là máu trong tim, là hơi trong phổi. Hiền tài là cội nguồn, là nền tảng cho sức mạnh, sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc. (?)Vậy, câu 2, 3 (trong phần 1) nói rõ mối quan hệ như thế nào giữa người hiền và nhà vua?(Gợi ý: Có thể diễn xuôi để hiểu lớp nghĩa bên ngoài, rồi từ đó phân tích sâu và khái quát nội dung của 2 câu này.) - GV chốt ý, bổ sung (nếu cần) GV mở rộng và liên hệ: Vào lúc này, học rộng, tài cao mà sống ẩn mình, không về với vua, không có điều kiện - HS trả lời: Người hiền được ví như sao sáng trên trời. Sao sáng ắt chầu về sao Bắc Đẩu, người hiền phải hướng về vua. Ngược lại là trái tự nhiên, trái quy luật, trái đạo trời, trái lẽ đời, khiến tài năng đành uổng phí - đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy. Nói tóm lại: phải có người hiền thì thiên tử mới làm nên nghiệp lớn và ngược lại người hiền muốn chứng tỏ tài năng, đức độ thì phải quy về với vua. - HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời. - HS trả lời: Để tăng sức nặng, độ tin cậy, * Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, rõ ràng bằng cách : - Dẫn lời của Khổng Tử. - Dùng hình thức so sánh, khẳng định và phủ định. Hiền tài phải phò vua để giúp nước, giúp dân. thi thố tài năng thì cái tài đó cũng đành uổng phí : “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài, Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi” (Ca dao). Như vậy, người hiền qui về với vua, dốc hết tài năng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân là điều tất yếu, là việc nên làm. Đó còn là cơ hội để tạo lập công danh sự nghiệp hiển hách vẻ vang – phù hợp với quan điểm đạo đức nhà nho. (?) Những nội dung trên đây đã được Ngô Thì Nhậm dẫn dắt bằng cách nào? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung . (?) Tại sao tác giả lại mượn lời của Khổng Tử? (Gợi ý: Ngay từ câu mở đầu tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử. Cách làm đó có ý nghĩa gì, tác dụng gì?) GV lưu ý với HS: Đối tượng mà bài chiếu hướng đến là sĩ phu Bắc Hà - những con người thời trung đại, họ có nét tâm lí đặc thù: noi theo tiền nhân, dựa vào đánh vào tâm lý sĩ phu Bắc Hà. -HS trả lời Tiểu kết: Lời mở đầu trang trọng, có ấn tượng và tác động mạnh đến người nghe (sĩ phu Bắc Hà). mệnh trời; lời của tiền nhân là khuôn vàng thước ngọc để họ làm theo. GV phân tích thêm: Nếu như câu 1 dùng hình ảnh so sánh “như”, thì câu 2 dùng hình thức khẳng định “ắt” và câu 3 lại dùng hình thức phủ định “không”. Tất cả những hình thức đó đều củng cố cho luận điểm, làm rõ cho luận điểm: Người hiền và thiên tử có mối quan hệ chặt chẽ. Và ta hãy học ở tác giả cách thức lập luận chặt chẽ, đầy thuyết phục này để vận dụng vào bài văn nghị luận, vào cuộc sống. (?) Tóm lại, các em có nhận xét gì về lời mở đầu của bài chiếu? HẾT TIẾT 1, CHUYỂN SANG TIẾT 2 GV chuyển ý: Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu một phần của văn bản. Tuy chưa nhiều nhưng có lẽ các em đã phần nào cảm nhận được sức mạnh của bài chiếu. Có thể nói, vẻ đẹp của văn bản này không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong chiều sâu của cảm xúc, của suy ngẫm, như một vì tinh tú càng nhìn lại càng sáng. Vậy chúng ta hãy tiếp tục khám phá tác phẩm để thấy đầy đủ hơn cái hay, vẻ đẹp, sự hấp dẫn, sức lôi cuốn của bài chiếu này. Hoạt động của giáo viên(GV) ♦Hướng dẫn HS phân Hoạt động của học sinh(HS) Nội dung cần đạt 1.2. Cách ứng xử của tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (tiếp theo): (?)Trước sự việc Quang Trung tiến quân ra Bắc diệt Trịnh, nho sĩ Bắc Hà đã ứng xử như thế nào? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung . (?) Các em có nhận xét gì trước hành động: Bỏ đi ở ẩn của các nho sĩ Bắc Hà? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu đại diện nhóm trả lời (Gợi ý: Đồng ý hay không đồng ý? Vì sao?) GV chốt ý, mở rộng và liên hệ: Xưa nay gặp lúc triều chính loạn lạc, các nhà nho thường lánh đục tìm trong bằng cách ở ẩn để giữ gìn khí tiết. Chẳng hạn, Nguyễn Khuyến ở ẩn để tỏ thái độ bất hợp tác với triều Nguyễn. Thế nhưng, trong bối cảnh lịch sử bấy giờ thì việc ở ẩn - HS trả lời : Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc diệt Trịnh thì sĩ phu Bắc Hà rất hoang mang, lo sợ. Trước bối cảnh đó họ có những phản ứng tiêu cực sau: + Phần đông là: Bỏ đi ở ẩn kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời,… + Một số ở lại triều chính nhưng làm quan trong im lặng vì sợ mình bị liên lụy những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng,… + Một số khác lại cam làm những chức vụ thấp kém, cầm chừng cũng có kẻ gõ mõ canh cửa,… - HS thảo luận và đại diện nhóm trả lời. nho sĩ Bắc Hà và nhu cầu của đất nước : a. Cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà - Bỏ đi ở ẩn. - Giữ mình im lặng. - Làm việc cầm chừng. không còn là giữ gìn khí tiết nữa mà trở thành tư tưởng bảo thủ, cố chấp, thiếu thức thời. ( ?) Mỗi người một cách xử sự, nhưng tất cả họ đều giống nhau ở điểm nào? - GV chốt ý. (?) Vì sao họ lại có thái độ ấy? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung . (?)Vậy,Ngô Thì Nhậm đã làm thế nào để thuyết phục họ? - GV chốt ý. (?)Vì sao tác giả lại phải mượn các sự việc từ sách thánh hiền? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung . (?)Tác giả tác động trực tiếp hay gián tiếp? - HS trả lời Dè dặt, chưa hợp tác với Tây Sơn, chưa nhiệt tình phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. - HS trả lời : Vì họ là những nhà nho, còn mang nặng tư tưởng trung quân (tôi trung không thờ hai chủ), chưa tin vào vai trò và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn, chưa phục vua Quang Trung. Theo họ, Nguyễn Huệ chỉ là một nông dân ít học, chỉ giỏi đánh đấm, chẳng biết gì về lễn ghĩa sách vở thánh hiền. * Nghệ thuật: - Dẫn sự việc từ sách thánh hiền. - HS trả lời -HS trả lời : Vì đối tượng cần thuyết phục là những nhà nho cửa Khổng, sân Trình, có tư tưởng sùng cổ, chuộng sách thánh hiền. Nói như vậy để đánh vào tâm lý của họ, đồng thời chỉ rõ Quang Trung không chỉ giỏi võ mà còn hiểu biết sâu rộng - Dùng ẩn dụ, nói tránh. sách thánh hiền. (?)Vậy thì tại sao Ngô Thì Nhậm lại thuyết phục theo cách này? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung . (?) Tóm lại, những thủ Pháp nghệ thuật này làm cho lời lẽ thuyết phục như thế nào? - GV chốt ý và chuyển sang mục “b”… (?)“Ghé chiếu” là gì? Hành động này cho thấy thái độ cầu hiền của vua Quang Trung như thế nào ? - GVchốt ý và phân tích thêm: Thái độ ấy còn được thể hiện sâu sắc,cụ thể ở hai câu hỏi tu từ : Hay trẫm…vương hầu chăng ? (sgk/69) nhằm đặt người nghe vào thế lưỡng đao, phải suy nghĩ - HS trả lời : Gián tiếp (qua từ ‘‘Trước đây’’ và cách dẫn các sự việc xưa. Đó là cách nói ẩn, nói tránh. - HS trả lời : + Vì đây là những nhà nho, những hiền tài đầy lòng tự trọng, nên dù là vua cũng phải nói tế nhị, nếu nói thẳng, nói thật sẽ đụng đến lòng tự ái của họ. Như vậy bài chiếu sẽ phản tác dụng. + Tác giả mượn xưa để nói nay còn vì mục đích : nhà vua cho rằng đó là vì thời thế ‘‘suy vi’’,‘‘nhiều biến cố’’ nên kẻ sĩ mới phải làm như vậy. Nghĩa là nhà vua tỏ ra khoan thứ, bao dung, không truy cứu. - HS trả lời - HS trả lời : (dựa vào chú thích trong sgk/69) Lời lẽ tế nhị, chân tình, phù hợp với đối tượng. b. Nhu cầu của đất nước : - Thái độ cầu hiền: rất thành tâm, khiêm nhường Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi… tha thiết mong chờ người hiền. lại, phải cân nhắc kĩ càng, phải quyết định cho mình một hướng đi mới, đúng đắn hơn, thiết thực hơn. - GV liên hệ và chuyển ý: Trước đây, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện thái độ trân trọng, khao khát hiền tài của Lê Lợi : Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dànhphía tả. Đây cũng chính là những nét tương đồng về vẻ đẹp tài năng, vẻ đẹp tâm hồn của những người con đất Việt tài cao đức trọng và Ngô Thì Nhậm không chỉ thể hiện thái độ thành tâm trong việc cầu hiền của Quang Trung mà còn nói hộ nhà vua nỗi lòng vì nước. (?)Vậy, tấm lòng vì nước của vua Quang Trung được thể hiện qua những từ ngữ nào ? Tác dụng ? Nhà vua trăn trở, lo lắng vì những lẽ gì ? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung và chốt ý. ( ?) Tác giả nêu lên những khó khăn đó để làm gì ? - HS trả lời :"nơm nớp lo lắng… nghĩ cho kĩ… suy đi tính lại’’để khẳng định Quang Trung là minh đế yêu nước, thương dân ; luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ. Nhà vua trăn trở, lo lắng vì buổi đầu của nền đại định vừa mới mở ra với vô vàn - Tấm lòng vì nước: luôn lo lắng, trăn trở cho vận nước. Vì thực trạng : + Nước nhà còn non trẻ. + Kỉ cương triều chính chưa ổn định. + Biên ải chưa yên. + Nhân dân chưa lại sức. + Lòng người chưa thuận. Thẳng thắn tự nhận - GVchốt ý. ( ?) Để thể hiện những nội dung tư tưởng trên đây, tác giả đã vận dụng những thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào ? Tác dụng ? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung và chốt ý. GV bình và giảng thêm : Các câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng rất đắc địa. Nếu 2 câu đầu : Hay trẫm… vương hầu chăng? (sgk/69) xoáy vào lòng người đọc, buộc đối tượng phải nhìn lại cách ứng xử với Tây Sơn thì câu hỏi tu từ thứ 3 « Huống nay … của trẫm hay sao ? » (sgk/69) lại động viên, mời gọi người hiền về với Tây Sơn. Quả là Ngô Thì Nhậm đã đạt đến nghệ thuật lập luận và thuyết phục bậc thầy. khó khăn ‘‘Nay đương ở khắp nơi.. (sgk/69). - HS trả lời : Tác giả vạch rõ thực trạng đất nước để các nho sĩ Bắc Hà thấy được tính chất của thời đại, yêu cầu của lịch sử ; nhu cầu thiết thực của đất nước và nhân dân ; tấm lòng cùng tầm nhìn chiến lược của nhà vua. Và những điều vua trăn trở, bày tỏ trên đây đều đứng trên quyền lợi của dân. Từ đó, nhấn mạnh niềm khao khát có hiền tài không phải để củng cốn gôi báu mà để phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. những bất cập của triểu đại mới, khéo léo nêu nhu cầu của đất nước. * Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục. - Vận dụng linh hoạt câu hỏi tu từ. Tác động tích cực đến đối tượng. - HS trả lời *Tiểu kết: lời lẽ mềm mỏng, chân thành, tha thiết, thấu tình đạt lý khiến người nghe tâm ( ?)Tóm lại, các em có nhận xét gì về phần 2 của bài chiếu? - GVchốt ý. - GV nhấn mạnh và chuyển ý : Mong mỏi, khao khát có hiền tài thôi chưa đủ, Ngô Thì Nhậm còn nói rõ đường lối cầu hiền của vua Quang Trung. Đó là nội dung của mục “3”… (?) Quang Trung cầu hiền bằng những cách nào ? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung và chốt ý. (?) Em có nhận xét gì về chủ trương, đường lối cầu hiền của vua Quang Trung ? - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung và chốt ý. Đường lối cầu hiền của vua cho thấy không chỉ trọng trí thức, tìm người giỏi, mưu hay, biết hoạch định chính sách lớn mà trọng cả các nghệ nhân, đặc biệt là trọng thực hành và sử dụng đúng chuyên môn‘‘ tùy tài lục dụng’’.Tiến cử bằng mọi hình thức cốt sao có được người tài để xậy dựng, chấn hưng đất nước. ( ?) Bài chiếu kết lại bằng câu : Nay trời trong phục, khẩu phục. -HS trả lời 1.3 Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung : -HS trả lời : + Cho phép người tài tự dâng sớ tâu bày việc nước. + Cho phép các quan văn võ được tiến cử. + Cho phép người hiền tự tiến cử. - Cách tiến cử đa dạng : + Người hiền được dâng sớ tâu bày việc nước. + Các quan được phép tiến cử . + Tự tiến cử. Rộng mở, dân chủ, tiến bộ. - HS trả lời : Rất tự do, dân chủ, tiến bộ (tiến bộ nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam). - Động viên, khích lệ, mời gọi khẩn thiết người hiền ra giúp nước và hưởng phúc lâu bền. sáng…cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh (sgk/69). Câu văn ấy có ý nghĩa gì ? - GV chốt ý. (?) Qua đường lối cầu hiền của vua Quang Trung, em có nhận xét gì về vị vua‘‘anh hùng áo vải’’ kiệt xuất của dân tộc ta ? ( ?) Em hãy tóm lại vài nét cơ bản về nghệ thuật của bài chiếu? ( ?) Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ? ♦ Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học : - GV hướng dẫn HS học (Ghi nhớ, sgk/70) * GV giới thiệu một số hình ảnh về vua Quang Trung và Lễ hội Quang Trung Side 7,8,9, 10,11,12,13,14,15,16 (xem ảnh trang bên) - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời : + Dùng hình thức so sánh, dẫn sách thánh hiền. + Lập luận chặt chẽ, sắc bén. + Sử dụng thành công câu hỏi tu từ. - HS trả lời : Bài chiếu cho thấy chủ trương cầu hiền đúng đắn, tầm chiến lược sâu rộng, tấm lòng vì dân, vì nước của vua Quang Trung. -HS quan sát. * Tiểu kết: Quang Trung- Nguyễn Huệ không chỉ là thiên tài quân sự, nhà lãnh đạo tài ba mà còn là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, đặc biệt là chủ trương cầu hiền đúng đắn. 2. NGHỆ THUẬT : - Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại); - Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lí và tình. 3.Ý NGHĨA VĂN BẢN : Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước. III. TỔNG SGK KẾT : CỦNG CỐ: Có nhiều cách củng cố bài học, song với bài học này (không quá eo hẹp về thời gian) nên tôi củng cố bằng hai cách sau để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS : * Cách 1 : Tôi đặt hai câu hỏi : 1. Qua bài Chiếu cầu hiền, các em có nhận xét gì về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung ? Tấm lòng và tài năng của Ngô Thì Nhậm ? Sau khi lắng nghe các em trả lời, tôi chốt lại : Qua bài Chiếu cầu hiền, chúng ta nhận thấy Quang Trung là vị vua văn võ song toàn, có cái nhìn đúng đắn, trân trọng hiền tài ; có tư tưởng dân chủ tiến bộ, một lòng vì nước vì dân. Đồng thời ta cũng nhận thấy tài năng học thuật của Ngô Thì Nhậm và tấm lòng ưu ái của ông đối với vua Quang Trung, đối với đất nước. 2. Vì sao lại là cầu hiền mà không phải là lệnh hay kêu gọi ? Sau khi lắng nghe các em trả lời, tôi chốt lại : Hiền tài là của quí, của hiếm của nhân dân, của đất nước ; quyết định sự thịnh- suy, tồn- vong của quốc gia dân tộc. Do đó kể cả vua cũng không nên ra lệnh mà phải thỉnh, phải cầu, phải mời mọc chân thành, tha thiết. * Cách 2 : Tôi yêu cầu HS gấp hết sách vở lại và trình chiếu trên Power Point - Slide 17,18 ba câu hỏi trắc nghiệm rồi cho HS chọn phương án trả lời đúng nhất. 1. Mục đích của Chiếu cầu hiền là: A. Kêu gọi các tầng lớp nhân dân dốc sức vì đất nước. B. Chiêu dụ trí thức cả nước ủng hộ Tây Sơn. C. Thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn. D. Thông báo rộng rãi chiến thắng của Tây Sơn. 2. Câu văn nào sau đây cho thấy rõ nhất thái độ cầu hiền rất chân thành, khiêm tốn của vua Quang Trung? A. Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời. B. Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. C. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. D. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. 3. Viết chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm chủ yếu sử dụng phương pháp lập luận nào? A. Lập luận phân tích. B. Lập luận so sánh. C. Lập luận giải thích. D. Lập luận chứng minh. .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan