Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn giảng dạy truyện ngắn sau năm 1975 ở trường thpt...

Tài liệu Skkn giảng dạy truyện ngắn sau năm 1975 ở trường thpt

.DOC
21
1138
118

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN SAU NĂM 1975 Ở TRƯỜNG THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ sau năm 1975, đất nước ta bước vào một thời kì mới: thời kì phát triển đất nước theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Đảng. Đặc biệt là từ năm 1986, cùng với sự chuyển mình về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội… văn học Việt Nam cũng có những thay đổi mạnh mẽ. Văn học tiếp tục phát triển và vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học. Các nhà văn đã có những tìm tòi, thể nghiệm mới, có cái nhìn mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo và khẳng định phong cách nghệ thuật của mình. Giờ đây, văn học không chỉ là tiếng nói chung của dân tộc, của thời đại, cộng đồng mà còn là nơi gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, của nhà văn. Thêm vào đó, chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, có bổ sung thêm những truyện ngắn sau năm 1975, đòi hỏi học sinh phải làm tốt khâu đọc – hiểu thì mới có thể giải mã, phát hiện, khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn thuộc giai đoạn sáng tác này. Chính vì thế, người giáo viên dạy Văn cần hướng dẫn học sinh cách đọc – hiểu và hệ thống được các vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong truyện ngắn sau 1975, để vận dụng vào việc làm bài kiểm tra và bài thi đạt hiệu quả. Mặt khác, trong sự biến động mạnh mẽ của hiện thực đời sống, xã hội, văn hóa… thể loại truyện ngắn phù hợp hơn với nhịp sống của con người hiện đại ( ngắn gọn, súc tích, phù hợp với quỹ thời gian đang khan hiếm dần của cuộc sống hiện đại ) và có nhiều nhà văn đã khẳng định được tên tuổi và sự nghiệp của mình như : Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải… Chính vì những lẽ trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Giảng dạy truyện ngắn sau năm 1975 ở trườngTHPT ” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng Dạy và học của bộ phận văn học này ở trường phổ thông. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1.1.Thuận lợi: - Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp Dạy – học của Ngành và của toàn xã hội. - Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD – ĐT. - Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân giáo viên (14 năm). - Ban giám hiệu kết hợp với Tổ Văn tăng cường kiểm tra chung và tăng tiết cho khối 12 ( 4 tiết / tuần ) - Học sinh phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học. 1.2. Khó khăn: - Phương pháp này khó đạt hiệu quả cao nếu học sinh không tích cực chủ động chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Xu thế xã hội, tâm lí học sinh chú trọng các môn học về khoa học tự nhiên hơn là các môn học về khoa học xã hội. - Để đọc - hiểu truyện ngắn đòi hỏi học sinh phải hiểu đặc trưng thể loại: tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, phong cách nhà văn, lí luận văn học, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn …Mặt khác, học sinh cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản của đặc trưng văn học Việt Nam trước 1975 và sau 1975. - Khi đọc – hiểu truyện ngắn đòi hỏi học sinh phải trải qua nhiều công đoạn : tóm tắt cốt truyện, cảm nhận cái hay, độc đáo của nhan đề tác phẩm, tình huống truyện, lời văn nghệ thuật, phân tích nhân vật, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật….cần thái độ chăm chỉ, chịu khó, tốn nhiều thời gian … 2. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Chương trình Ngữ văn THPT lớp 12 cơ bản, học kì 2, có 2 truyện ngắn được viết sau 1975. Chính vì thế trong đề tài “ Giảng dạy truyện ngắn sau năm 1975 ở GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM trườngTHPT ”, tôi chỉ nghiên cứu 2 truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu; Một người Hà Nội – Nguyễn Khải. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Truyện ngắn sau năm 1975 đã có những đóng góp đáng kể về nội dung và nghệ thuật. Tạp chí Cửa Việt số 6 -1991 với bài viết “ Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, tác giả đã có nhận định thật bao quát về văn học sau 1975 : “… Dù chỉ trong khoảng 15 năm thôi, văn xuôi 1975 - 1990 đã có những phát triển đáng kể. Sự phát triển này không chỉ ở chỗ ngày càng xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn, ngày càng nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái quan trọng hơn, sự phát triển của văn xuôi được ghi nhận trên việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới thể tài và phương thức thể hiện… Tất cả những phát triển này không chỉ là luận chứng chứng tỏ bước phát triển của văn xuôi sau 75, mà còn là cơ sở để xem văn xuôi sau 75 là một giai đoạn phát triển độc lập trong sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 là một hiện tượng đang phát triển”. Cụ thể hơn, trong bài viết “Văn học Việt Nam trong bước chuyển mình” – Lã Nguyên( Tuần báo Văn nghệ số 45/1988 ra ngày 5/11), tác giả đã đánh giá sự thay đổi quan điểm sáng tác sau 1980 của nhà văn Nguyễn Minh Châu như sau: “Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác lấy đời tư của con người làm mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản”. Còn trong bài “Nguyễn Khải và sự đổi mới về quan niệm con người trong Một người Hà Nội” – Nguyễn Long ( Tạp chí Văn học 2/2012), tác giả có nhận xét: “Truyện ngắn Một người Hà Nội thể hiện rõ những biến đổi quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Khải ở thời kì đổi mới. Từ sự quan tâm đến những vấn đề của đời sống cách mạng, tư tưởng chính trị chuyển sang những vấn đề nhân sinh, thế sự, từ phong cách chính luận với nhiệt tình khẳng định, ngợi ca lí tưởng chuyển sang triết luận với nhiều trải nghiệm suy tư - ngòi bút Nguyễn GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Khải đã dần đến được với những giá trị bền vững và đích thực của văn chương, nghệ thuật”. Tác giả Ngọc Huy với “Truyện ngắn Một người Hà Nội và phong cách Nguyễn Khải” lại viết “Việc xây dựng nhân vật cũng mang lại điểm riêng trong phong cách Nguyễn Khải. Ngoài chuyện nhân vật có liên can đến người thực, việc thực, ngòi bút Nguyễn Khải còn thể hiện khả năng thấu hiểu đời sống nội tâm nhân vật để có thể miêu tả, phân tích một cách xác thực và sâu sắc những biến thái tâm lý tinh tế”. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Khi thực hiện đề tài này, tôi hiểu đã có bao công trình nghiên cứu, bao bài viết hay về truyện ngắn sau 1975. Do đó thật khó để cá nhân tôi có thể tìm được những ý tưởng sâu sắc, độc đáo. Nhận thức rõ thực tế đó nên trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đi khai thác các vấn đề có liên quan đến truyện ngắn sau 1975: - Đổi mới về phương diện đề tài. - Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. - Đổi mới về phương diện nghệ thuật. Việc thực hiện đề tài, tôi áp dụng ở hai lớp của khối 12 ( lớp được phân công giảng dạy ): 12A1và 12A8 năm học 2012 – 2013 tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. Trước khi giúp học sinh tìm hiểu về các vấn đề trên, giáo viên củng cố các kiến thức cơ bản về văn học sau 1975 : Giáo viên đặt câu hỏi: Văn học sau 1975 phát triển trong bối cảnh lịch sử xã hội - văn hóa như thế nào? Giáo viên gợi ý, hướng dẫn trả lời Văn học sau 1975 phát triển trong bối cảnh lịch sử xã hội – văn hóa - Sự đổi mới văn học gắn liền với sự đổi mới đất nước từ hoàn cảnh chiến tranh sang cuộc sống hòa bình( đất nước Vận hội mới, thách thức mới như một tiền đề đổi mới văn học) - Văn học trước yêu cầu “nhìn thẳng hiện thực, đánh giá sự thực” (1986) và xu thế hội nhập. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Xu hướng “mở cửa” hội nhập với quốc tế ở nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện cho sự đổi mới về văn học. Giáo viên đặt câu hỏi: Đổi mới văn học là gì? Giáo viên gợi ý, hướng dẫn trả lời: Văn học có những thay đổi trong điều kiện lịch sử - xã hội mới, có thêm những tác giả và tác phẩm mới, có những đặc điểm về phong cách và nội dung khác với thời kỳ trước, cho phép nói về một giai đoạn mới trong văn học. Và mốc thời gian từ 1986 đến 1996 được xem là một giai đoạn đánh dấu sự đổi mới trong văn học Việt Nam hiện đại. Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy nêu những yêu cầu đổi mới văn học? Giáo viên gợi ý, hướng dẫn trả lời: Yêu cầu đổi mới văn học – tiếp nhận trong môi trường văn hóa xã hội mới bao gồm: - Yêu cầu đổi mới tư duy. - Yêu cầu đổi mới theo sự đổi mới ý thức văn học, trình độ thẩm mĩ trong tiếp nhận văn học. Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm văn học sau 1975? Giáo viên gợi ý, hướng dẫn trả lời: Một số đặc điểm của văn học sau 1975: - Vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc - Có sự đổi mới trong cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tiếp cận hai truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu; Một người Hà Nội – Nguyễn Khải ở các phương diện sau: 2.1. Đổi mới về phương diện đề tài: Nhận xét về văn học sau 1975, giáo sư Phan Cự Đề cho rằng: “Truyện và tiểu thuyết đi sâu hơn vào đời sống thế tục, cuộc sống hằng ngày bình thường của con người với những vấn đề xã hội ngổn ngang phức tạp; giải quyết tốt hơn mối quan hệ cá nhân và cộng đồng, con người công dân, con người xã hội và con người tự nhiên”. Giáo viên nêu vấn đề: GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Truyện ngắn sau năm 1975 có sự đổi mới về đề tài như thế nào ? Giáo viên gợi ý, hướng dẫn cho học sinh trả lời Giáo viên giải thích các khái niệm: Đề tài là gì? Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, là một phương diện nội dung của tác phẩm được nhà văn nhận thức, lựa chọn, phản ánh trong tác phẩm. Xác định đề tài của tác phẩm: Trả lời cho câu hỏi tác phẩm viết về cái gì? Về phạm vi hiện thực nào trong cuộc sống? Truyện ngắn 1945 - 1975 : đề tài lịch sử - dân tộc chiếm vị trí chủ đạo, và đề tài đời tư và đề tài thế sự giữ một vị trí thứ yếu không đáng kể. Truyện ngắn sau 1975 có sự đổi mới về đề tài là do sau chiến tranh, hiện thực mới đòi hỏi phải được nhìn nhận toàn diện và thấu đáo hơn. Những mất mát, éo le, bi kịch của những người lính vừa đi ra từ cuộc chiến được văn học phản ánh chân thực và sinh động hơn. Chính vì thế, truyện ngắn từ sau 1975 có đề tài phong phú, đa dạng hơn; cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần. Giáo viên phân tích, chứng minh 2.1.1. Cảm hứng thế sự ở “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu a. Tác phẩm viết về những số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường với những hoàn cảnh riêng, cái nhìn không thi vị hoá mà bám sát hiện thực (tác phẩm viết về cuộc sống của một gia đình hàng chài đông con, người đàn ông độc dữ, xấu xí; người đàn bà thô kệch…) b. Hiện thực cuộc sống với những lo toan, những nghịch cảnh éo le. - Con người đang phải lao vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn vất vả. Vất vả in hằn trên hình hài của từng con người... - Cuộc sống con người với nhiều trái ngang : người đàn ông đánh vợ như cơm bữa, người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng; để bảo vệ mẹ, thằng Phác đã chống trả lại cha mình... - Nhà nước đã có biện pháp giải quyết khó khăn bằng cách cấp đất cho những gia đình hàng chài nhưng với họ đó chưa phải là giải pháp hữu hiệu. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM c. Khám phá được vẻ đẹp ở giữa những bận rộn, lo toan của cuộc đời thường. - Người đàn bà ngoại hình xấu lại là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng. - Người đàn bà nhẫn nhục kia lại là người can đảm, giàu đức hy sinh. - Người đàn bà ít học kia lại có sự thấu hiểu lẽ đời. 2.1.2. Cảm hứng khám phá nét đẹp văn hóa của người Hà Nội trong “Một người Hà Nội” – Nguyễn Khải. Nhà văn Nguyễn Khải tỏ rõ thái độ của mình đối với cuộc sống hôm nay, hướng ngòi bút của mình vào đời sống thế sự, nhân sinh thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt để khai thác triệt để cái “hàng ngày” vốn rất đa dạng và phong phú của đời sống hiện thực. Cảm hứng chính của ông là khám phá bản sắc văn hoá Hà Nội – cái quyết định vận mệnh và vị thế của Hà Nội trong lịch sử, cũng là cái làm nền tảng cho bước phát triển mới của nó trong tương lai. Không phải ngẫu nhiên nhà văn ghi lại hành động của bà Hiền - nay đã già, để từ đó nghĩ về nét đẹp của văn hoá Tết ở Hà Nội : “ Cô đang lau một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nối bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng, thật đẹp. Bên ngoài trời rét, mưa rây lả lướt chỉ đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt, lại nhìn một bà lão ( nếu là một thiếu nữ thì phải hơn) lau đánh cái bát bày thủy tiên thấy Tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại cái tết Hà Nội. Năm nay chắc chưa thể có thủy tiên. Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà không buôn được vài ngàn củ thủy tiên nhỉ? Ví thử có thủy tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thủy tiên. Lại thêm cái cách sống, cái tâm lí sống ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái khổ đã dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một dò hoa thủy tiên.”… Cuối truyện, nhà văn khép lại với đoạn văn: “Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết. Bà vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ánh vàng!”. Đoạn văn đã để lại một cảm xúc vấn vương trong lòng người đọc, bộc lộ sự suy tư của tác giả về nét đẹp xưa của thủ đô với truyền thống văn hóa lâu đời, cũng như sự băn khoăn về việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa Hà Nội trong cuộc sống hiện đại. 2.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người: Giáo viên nêu vấn đề: Em hiểu như thế nào là niệm nghệ thuật về con người ? So với văn học trước 1975, giai đọan văn học này có gì mới trong quan niệm nghệ thuật về con người? Giáo viên gợi ý, hướng dẫn cho học sinh trả lời Con người là đối tượng trung tâm của phản ánh hiện thực. Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tư tưởng, là cách nhìn nhận đánh giá con người bằng nghệ thuật của tác giả, thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc thâm nhập các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Sau 1975, con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với bao vấn đề phức tạp, bộn bề với cuộc sống thường nhật, đòi hỏi văn học phải thay đổi cách nhìn nhận, cách đánh giá con người, hiện thực. NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN NIÊM VỀ CON NGƯỜI VĂN HỌC TRƯỚC 1975 - Đối tượng của văn học chủ yếu là con người lịch sử, là nhân vật sử thi. - Con người chỉ được nhấn mạnh ở VĂN HỌC SAU 1975 - Con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân và trong quan hệ đời thường. - Con người còn được xem xét ở tính giai cấp. tính nhân loại. - Nhân vật văn học chỉ được khắc họa - Còn được thể hiện ở phương diện ở phẩm chất tinh thần, đời sống ý thức con người tự nhiên, đời thường, tâm … linh… - Con người được miêu tả trong văn học không còn đại diện cho cái chung nữa, đối tượng của văn học là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó “…văn xuôi đã quan tâm hơn đến vấn đề nội bộ nhân dân, đến số phận các nhân và hạnh phúc cá nhân, đến cuộc sống bình thường hằng ngày của con người trong tất cả những quan hệ phức tạp và đa dạng của nó” ( Phan Cự Đệ ). Như vậy, tác GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM phẩm văn học của nhà văn: từ quan tâm đến vận mệnh cộng đồng, Tổ quốc sang quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những qui luật phức tạp đời thường. Giáo viên phân tích, chứng minh: 2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Người đàn bà hàng chài – Chiếc thuyền ngoài xa Là một người “mở đường tinh anh” cho công cuộc đổi mới văn học, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ làm một cuộc đối chứng với quá khứ để vươn tới một thứ văn chương đích thực mà “nền tảng của nó là chiều sâu triết học nhân bản” (Lã Nguyên). Con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 được khám phá trong nhiều hoàn cảnh và nhiều mối quan hệ phức tạp: gia đình, xã hội, đời sống, với những uẩn khúc tâm lí, những bi kịch tâm hồn, những số phận trớ trêu “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Ở chị còn phơi lộ sự nghèo đói, khốn khổ: “Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Mới đọc lướt qua, người đọc nhận thấy điều gì đó bất ổn ở lời nói, hành động của chị, dường như đó là vẻ cam chịu ở con người quen với nhọc nhằn lam lũ cho nên chị chẳng còn quan tâm gì đến bản thân nữa, ngay cả ý định “Đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc ” nhưng chị “lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân”. Điều khiến Phùng và người đọc hết sức ngạc nhiên là ở thái độ của chị. Đó là một thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục. Chồng chị - một gã đàn ông vũ phu với “ mái tóc tổ quạ ”, “ đôi mắt đầy vẻ độc dữ ” dấu dưới “ hàng lông mày cháy nắng ”. Lão đã hành hạ chị như trút hết tất cả hận thù, cay đắng, nghiệt ngã lên lưng chị bằng một trận mưa dây thắt lưng của lính ngụy. Nhưng người đàn bà không chống trả, không van xin, không chạy trốn khiến lòng người đọc se thắt lại vì căm phẫn và xót thương. … 2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Một người Hà Nội – Nguyễn Khải - Nguyễn Khải là một trong những nhà văn có nhiều nỗ lực tìm kiếm, khám phá, quan tâm đến con người cá nhân như một ý thức độc lập. Bà Hiền được khám phá và soi chiếu ở những bình diện khác nhau như con người tự nhiên, con người trong GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM mối quan hệ với không gian và thời gian. Tác giả đã tìm cách lí giải sự tồn tại của con người trên nhiều chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhà văn khám phá nhân vật của mình từ góc nhìn văn hóa. Con người và thời gian được nhìn nhận trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó con người đóng vai trò chủ động tích cực trước lịch sử. Nhân vật bà Hiền được đặt trong các mối quan hệ : + Quan hệ với chính bản thân mình + Quan hệ với đời sống xã hội + Quan hệ với môi trường tự nhiên 2.2.2.1.Trong quan hệ với chính bản thân : nhà văn bộc lộ rõ quan niệm sống của bà Hiền, không gian sống, trang phục, sinh hoạt. + Quan niệm sống: - Thời son trẻ, bà giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi phải làm vợ làm mẹ, bà lại “chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc). - Bà quyết định chấm dứt sinh đẻ ( bà sinh năm đứa con, đến đứa con gái út), bà nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”. - Việc bà dạy bảo con cháu từ những chuyện nhỏ đến việc lớn như quan niệm sống, cách sống, cô luôn dạy bảo và yêu cầu các con, cháu: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”, sống phải “biết tự trọng, biết xấu hổ…” thể hiện rõ cách sống của một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội. + Không gian sống : Nhà của bà rộng rãi, “tọa lạc ngay tại một đường phố lớn”, phòng khách bày biện, trang hoàng nền nã, cổ kính: một cái bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không thay đổi, một bộ xa lông gụ “cái khánh, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một lọ men Thuý hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây và mấy thứ bình lọ màu men thường nhưng có dáng lạ.”. + Trang phục : GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 10 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Lúc cần, đã biết rũ bỏ "đồng phục" để hoá thân thành những con người khác, đáng để cho những kẻ yêu cái đẹp ngắm nhìn : "bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển". - Hoặc tác giả đã miêu tả : “mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm” + Sinh hoạt : - Cái ăn cũng không giống số đông. Nhân vật người cháu kể rằng: bàn ăn của nhà bà Hiền trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, từng người ngồi đúng chỗ quy định…. - Gia đình bà Hiền thỉnh thoảng tổ chức một cuộc họp mặt thân mật gồm những bạn văn chương, trí thức để chia sẻ buồn vui, nỗi niềm trước cuộc đời. Thật vậy, cô Hiền, một con người bình thường nhưng sống rất chuẩn mực, gia giáo, làm nên phong cách Hà Nội. Bà Hiền là những con người bình dị nhưng ẩn chứa bên trong là cả bề sâu của một nền văn hoá lâu đời đất kinh kì. 2.2.2.2.Trong quan hệ với đời sống xã hội : Nhà văn đặt nhân vật vào nhiều thời điểm khác nhau, để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét: 2.2.2.2.1. Trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội: Khi nghe chồng có ý định mở hiệu in, bà không đồng ý vì : “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất phải có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”. - Mặc dù có “bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản”, nhưng bà Hiền không phải học tập, cải tạo vì bà “không bóc lột ai cả”. - Bà Hiền cho người giúp việc về quê lao động, mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm. Tác giả có nhận xét là “hoa làm rất đẹp, bán rất đắt”, nhưng “chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu”. - Trước tình hình xã hội miền Bắc bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh sau kháng chiến chống Pháp, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều bề bộn, nhiều bất cập, bà nhận xét: “Vui hơn nhiều, nói cũng hơi nhiều…chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá…” . GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Thái độ ứng xử nhằm “thích ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng và táo bạo : “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn.”. 2.2.2.2.2. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : - Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, trước việc người con lớn xin tình nguyện tòng quân, khi người cháu hỏi : “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” , bà đã nói ra một sự thật: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.” - Người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà cũng có một cách ứng xử của một người mẹ hiểu rõ tâm tư thế hệ con cháu: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. 2.2.3. Trong quan hệ với môi trường tự nhiên : Để đón ngày Tết, bà sắp xếp lại phòng khách và rất tỉ mỉ “lau đánh một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt thật đẹp”. Bà đang chuẩn bị đón chào tân xuân theo một nhã thú rất phổ biến hình thành từ xa xưa truyền đến ngày nay chỉ riêng người Hà Nội mới có. Nghe những lời bình luận của người cháu về người Hà Nội hiện nay, bà Hiền “không bình luận một lời nào”, chỉ lẳng lặng nói về những dự cảm của mình, về câu chuyện cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn. Bà nhận xét: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”; đồng thời bà cũng đã bộc lộ một niềm tin vào Hà Nội, vì theo bà thì thời nào Hà Nội “cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi” . 2.3. Đổi mới về phương diên nghệ thuật: Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại 2 truyện ngắn sau 1975 đã học và cho biết những đổi mới trên phương diện nghệ thuật của truyện ngắn sau 1975 ? Giáo viên gợi ý, trả lời: *Hai truyện ngắn sau 1975: GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM + Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu +Một người Hà Nội – Nguyễn Khải. 2.3.1. Kết cấu: Truyện ngắn sau 1975 thường sử dụng kết cấu mở. Nhà văn chỉ đưa ra vấn đề mà không có kết luận, người đọc tham gia sáng tạo, dự đoán, đánh giá, phán xét trên tinh thần dân chủ về tác phẩm. Kết cấu mở hoàn toàn thích hợp với quan niệm đa chiều về con người, gợi ra khả năng vận động bất ngờ và phong phú, phức tạp của đời sống. + Giáo viên nêu vấn đề: Trong đoạn cuối truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? + Giáo viên hướng dẫn, trả lời + Nhìn thấy hai cảnh: - Cảnh 1: Cảnh sương hồng buổi sáng mai. - Cảnh 2: Cảnh người đàn bà vùng biển bước ra từ bức tranh. + Ý nghĩa: - Cảnh 1: Vẻ đẹp thơ mô ông của nghê ô thuâ ôt - Cảnh 2: Hiê ôn thực đời sống, lam lũ, khó nhọc =>Ý nghĩa: Mối liên hệ giữa nghê ô thuâ ôt và đời sống. Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh chân thật cuộc sống. +Giáo viên nêu vấn đề: Ý nghĩa lời bình luận của người kể chuyện trong truyện ngắn “Một người Hà Nội – Nguyễn Khải: "Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lòng đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!"? Giáo viên hướng dẫn, trả lời - Lời bình luận của người kể chuyện thể hiện những cảm nhận sâu sắc về vẻ vẻ đẹp nhân cách ( trong cách nghĩ, cách làm, cách sống ) của nhân vật cô Hiền – tiêu biểu cho vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 13 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Hình ảnh hạt bụi vàng, là hình ảnh của một sự vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Nhiều hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến. - Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng; chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả. Hình ảnh ấy giúp Nguyễn Khải cô đúc được toàn bộ phẩm chất phong phú của nhân vật vào một chi tiết nhỏ nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. 2.3.2.Nghệ thuật tổ chức trần thuật: 2.3.2.1. Điểm nhìn trần thuật: Giáo viên giúp học sinh làm quen với các khái niệm: Điểm nhìn trần thuật là gì? Có mấy hình thức trần thuật? Cách tổ chức điểm nhìn nghệ thuật? Giáo viên gợi ý trả lời: Điểm nhìn nghệ thuật Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên truyện kể ấy. Điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời. Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó. Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” - Các hình thức trần thuật: Trần thuật từ ngôi thứ ba: chủ thể trần thuật là người “biết hết” mọi người, mọi việc và giữ vai trò thống soái trong miêu tả, kể chuyện, dẫn truyện. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trần thuật từ ngôi thứ nhất: hình thức trần thuật được văn xuôi sau 1975 sử dụng phổ biến với 2 dạng cụ thể: trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò “người dẫn truyện” và trần thuật từ ngôi thứ nhất với những nhân vật hướng nội. - Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật: Sử dụng phối hợp các điểm nhìn trần thuật để có các điểm nhìn: người dẫn truyện, tác giả, nhân vật, điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn ngôn từ, điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm xúc. Các điểm nhìn này xoay quanh hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính, góp phần khắc họa toàn vẹn chân dung, tính cách, số phận nhân vật và khái quát vấn đề nhân sinh. Giáo viên phân tích, chứng minh: 2.3.2.1.1. Điểm nhìn trần thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu: Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, tạo sự chân thật cho câu chuyện. Với ngôi kể này nhà văn dễ bộc lộ quan niệm nghệ thuật của mình. Mạch truyện tự nhiên theo thời gian nhưng vẫn có sự đan xen linh hoạt. Giọng điệu trần thuật lúc khách quan, dí dỏm, khi day dứt, tự trào, lúc lại trầm ngâm triết lý, có tính trữ tình. Người kể chuyện Phùng - một người lính dày dặn kinh nghiệm chiến trường, một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa, một con người tha thiết đấu tranh cho sự công bằng. Vì vậy, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giàu suy tư. 2.3.2.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Một người Hà Nội – Nguyễn Khải Nguyễn Khải trần thuật khách quan những sự việc, sự kiện và hoá thân vào nhân vật, trở thành một nhân vật Tôi trong tác phẩm để quan sát và miêu tả, kể chuyện theo cách nhìn và quan điểm cá nhân. Nhà văn khai thác tính cách nhân vật khi đặt nhân vật vào trong những giờ phút trọng đại có ý nghĩa sống còn của dân tộc để người đọc biết đến tâm hồn những người mẹ trong thời chiến tranh. ( “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?” ; “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng"; “những năm đất nước có chung một tâm hồn, một gương mặt”; “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”). Nhà văn không chỉ khai thác hình tượng người mẹ thời chiến dưới một góc nhìn mới, mà còn thấy được sự ảnh hưởng lan truyền thế hệ, khi lòng tự trọng dân tộc GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 15 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM đã hoà quyện niềm tự hào nếp nhà, để những đứa con sống xứng đáng với niềm tự hào của mẹ. Cái tinh tế trong đời sống tình cảm của người Hà Nội chính là thái độ biết chia sẻ trước đau thương mất mát của người mẹ khác. Trong giờ phút hân hoan mừng chiến thắng, điều xúc động lại chính là nỗi đau thấm thía được phát biểu qua câu nói của Dũng – con bà Hiền, người lính can trường trở về trong vinh quang nhưng hiểu rõ giá trị của sự hy sinh, khi sáu trăm sáu mươi người trai Hà Nội ra đi chỉ trở về hơn bốn chục người, khi người bạn thân nằm lại chiến trường ngay trước giờ chiến thắng: “Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hy sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay”. 2.3.3. Tổ chức giọng điệu trần thuật: Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có một vị trí rất quan trọng, nó "cần thiết cho sự sắp xếp liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho tác phẩm có cùng một âm hưởng, một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, trình độ, lập trường tư tưởng, tình cảm của người kể chuyện với các hình tượng, các sự kiện được miêu tả". Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn. Phương thức trần thuật trở nên phong phú hơn về giọng điệu và ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn… Giọng điệu trần thuật của truyện ngắn sau 1975 mang tính chất hướng nội. Các tác giả đã chú ý miêu tả nét tâm lí cuộc sống bên trong con người; nhân vật bộc lộ những nét tính cách, phẩm chất qua sự suy nghĩ đấu tranh với chinh bản thân mình. Phương thức trần thuật trở nên phong phú hơn về giọng điệu và ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn… Giọng điệu chủ âm trong văn học thời kì này là giọng điệu đa thanh, phức tạp. Sự đan xen nhiều giọng điệu: đối thoại, độc thoại, ngôn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ nửa trực tiếp… Giáo viên phân tích, chứng minh: 2.3.3.1. Giọng điệu trần thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu: GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 16 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa có sự biến hóa linh hoạt phù hợp hoàn cảnh, tính cách nhân vật… + Người đàn ông: giọng thô lỗ, cục cằn, tàn nhẫn, hung bạo: - Khi vừa bước lên bờ người đàn ông chõ lên thuyền quát: “ Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. - Có khi ông vừa đánh vừa nguyền rủa: “ Mày chết đi cho ông nhờ.Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !” + Người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con; van xin, cầu khẩn, đau đớn và thấu trải lẽ đời khi nói khi kể về thân phận cuộc đời của mình với Phùng và Đẩu. - Khi gọi con: “Phác, con ơi!”. - Khi người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện, lời nói, cử chỉ thể hiện sự lo lắng, sợ sệt: “ chắp tay lại vái lia lịa : Con lạy quý tòa ...” Hay “ Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...” - Một lúc sau người đàn bà hàng chài thay đổi cách xưng hô và bộc lộ rõ tính cách của mình: “ Chị cảm ơn các chú! ... Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là người làm ăn ...cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc ...”. + Đẩu: giọng điệu của người tốt bụng, chân thành, nhưng hơi cứng nhắc trong việc xử lí công việc… - Bắt chuyện với người đàn bà hàng chài, Đẩu nói : “ Thế nào, chị đã nghĩ kĩ chưa?”. - Đẩu luôn tìm mọi cách lí giải, giúp người đàn bà thoát khỏi tình cảnh hiện tại: “ Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị; Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?”. - Nhưng việc người đàn bà hàng chài luôn tìm mọi cách để bênh vực người chồng, nhận lỗi về phần mình đã khiến Đẩu kinh ngạc và đau đớn: “ Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!” GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 17 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong Một người Hà Nội – Nguyễn Khải Trong Một người Hà Nội có giọng điệu trần thuật rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh: “ Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”. Đoạn văn đã có sự hoà trộn giữa giọng điệu của người trần thuật và giọng của nhân vật. Để tạo sự khách quan trong khi kể, nhà văn không đứng ngoài để miêu tả mà nhập vào ý thức nhân vật để nhân vật tự nói lên suy nghĩ, tâm tư của mình. Bằng cách này nhà văn đã vừa kể vừa thâm nhập vào ý thức nhân vật. Điều này đã làm cho lời văn có tính đa thanh, đa giọng và biến hoá linh hoạt. Có những đoạn đối thoại mà tính chất tranh luận diễn ra thật gay gắt, đồng thời cũng bộc lộ tinh thần dân chủ, phản ánh sâu sắc hiện thực lịch sử, xã hội Việt nam những năm sau 1975 dưới ngòi bút Nguyễn Khải. Nhân vật tôi hỏi cô Hiền: “ – Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ? Cô Hiền cười rất tươi: - Tao chưa đủ tiêu chuẩn. Tôi cũng cười: - Lại còn chưa đủ. Cô nói thản nhiên: - Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được” Hay khi răn dạy con cháu, bà Hiền đã thốt lên: “ Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Và nhân vật Tôi đã từng trả lời : “ Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô Hiền đã thẳng thắn trả lời : “ Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sau là tùy.”. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 18 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tóm lại, truyện ngắn sau 1975 đã có những : đổi mới về phương diện đề tài; đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và đổi mới về phương diện nghệ thuật. III. KẾT QUẢ Khi áp dụng chuyên đề này vào trong các giờ đọc - hiểu truyện ngắn sau 1975, kiến thức về tác phẩm của nhiều học sinh được mở rộng, khắc sâu và kết quả bài làm kiểm tra chung môn Văn của học sinh lớp tôi dạy có biến chuyển tích cực. KHI CHƯA THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP Tỉ lệ học sinh giỏi Tỉ lệ học sinh khá 12A1 (SS 41) 12 A 8 (SS 42) 0% (0/41) 7,1 % (3/42) 4,9 % (2/41) 28,6 % (12/42) Tỉ lệ học sinh trung bình 36,6 % (15/41) 40,5 % (17/42) Tỉ lệ học sinh yếu Tỉ lệ học sinh kém 39 % (16/41) 23,8 % (10/42) 19,5 % (8/41) 0% (0/42) KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP Tỉ lệ học sinh giỏi Tỉ lệ học sinh khá 12A1 (SS 41) 12 A 8 (SS 42) 2,4 % (1/41) 21,4 % (9/42) 19,5 % (8/41) 42,9 % (18/42) Tỉ lệ học sinh trung bình 48,7 % (20/41) 21,4 % (9/42) Tỉ lệ học sinh yếu Tỉ lệ học sinh kém 17 % (7/41) 14,3 % (6/42) 12 % (5/41) 0% (0/42) IV- ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, làm cho học sinh chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học đang là một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới phương pháp Dạy - học hiện nay. GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 19 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Việc giảng dạy văn học nói chung và truyện ngắn sau năm 1975 ở trường phổ thông có hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết đối với mỗi giáo viên dạy Văn, đặc biệt giáo viên dạy Văn khối 12. Khi vận dụng chuyên đề này, giáo viên có thể giúp học sinh hệ thống được các vấn đề chính của phần truyện ngắn sau 1975. Đồng thời giáo viên cũng giúp học sinh vận dụng vào bài kiểm tra, bài thi HK 2 và thi tốt nghiệp có kết quả cao. Việc đưa ra đề tài trên chỉ là kinh nghiệm có tính chất cá nhân được rút ra trong quá trình giảng dạy của bản thân. Vì thế, đề tài này khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhiều mặt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình từ phía thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong tỉnh. Người thực hiện Lê Thị Mỹ Ngọc GV:LÊ THỊ MỸ NGỌC 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan