Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn giới thiệu dạng đề so sánh môn ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi ...

Tài liệu Skkn giới thiệu dạng đề so sánh môn ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi thpt quốc gia

.DOC
33
1143
97

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại điều 28 của Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Ở trường phổ thông, Ngữ văn là môn học có nhiều ưu thế trong việc góp phần đào tạo ra những công dân tích cực mà mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Vai trò của môn Ngữ văn thể hiện ở chỗ nó có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những tri thức phong phú về thế giới nội tâm đầy biến động, phức tạp; mọi hiện tượng đang diễn ra trước mắt và những kĩ năng, kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống. Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, có thể sử dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, trong đó việc sử dụng dạng đề so sánh là một biện pháp khá quan trọng và rất cần được quan tâm sử dụng. Sở dĩ là vì, việc sử dụng dạng đề so sánh trong dạy học có thể phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy học hiện đại là làm cho học sinh phải tự nỗ lực hoạt động để tìm tòi, khám phá những tri thức mới qua văn bản (sau đây gọi chung là ngữ liệu) dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó hình thành cho học sinh kĩ năng Ngữ văn và thái độ tích cực đối với bộ môn này. Hơn nữa, đối với học sinh lớp 12, các em đang đứng trước kì thi quan trọng nhất của cuộc đời học sinh – kì thi THPT Quốc gia. Ở lứa tuổi này, các em đã phát triển tương đối đầy đủ về thể chất nên trình độ tư duy và nhận thức cũng đã tương đối toàn diện. Qua năm học lớp 10, 11 các em đã được làm quen và bước đầu trang bị cho mình cách học mới ở trường phổ thông khác với cách học ở các lớp dưới. Vì vậy, việc sử dụng dạng đề so GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 1 sánh trong dạy học Ngữ văn – nhất là dạy ôn tập, dạy phụ đạo để cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia - có những thuận lợi nhất định và cũng rất cần thiết để phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy và tinh thần tự học của học sinh, phù hợp với mục tiêu của giáo dục. Và, để thực hiện một cách quyết liệt, triệt để, toàn diện việc đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới ra đề kiểm tra, đánh giá, đầu năm học 2015 – 2016, Sở GD – ĐT Gia Lai đã tập huấn nội dung Dạy học theo Chuyên đề. Vì vậy, việc giới thiệu, định hướng cho các em học sinh làm quen với dạng đề so sánh cũng như cách xử lí dạng đề so sánh là rất cần thiết và mang tính cấp bách để phục vụ tốt cho các em học sinh ôn thi kỳ thi THPT Quốc gia đang tới gần. Đồng thời, qua đó cũng góp phần đẩy mạnh việc Dạy học theo Chuyên đề. Đặc biệt, đối với đối tượng học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Krông Pa – Gia Lai, khả năng tiếp thu cũng như tính tích cực trong học tập rất hạn chế thì việc sử dụng dạng đề so sánh trong dạy học bộ môn Ngữ văn càng được chú trọng hơn để góp phần giúp học sinh định hướng hoạt động và tạo điều kiện để các em phát huy khả năng tự giác, tích cực trong việc khám phá kiến thức trong mỗi bài tập của dạng đề so sánh. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giới thiệu dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi THPT Quốc gia”, góp phần vào đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn, nhất là Ngữ văn 12 bằng việc sử dụng dạng đề so sánh cũng như cách giải quyết các câu hỏi của dạng đề so sánh. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn cấp THPT, nhất là Ngữ văn 12, vào việc ôn thi kỳ thi THPT Quốc gia, các đồng nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương pháp, phương tiện dạy học mới chưa được tiếp cận và áp dụng một cách rộng rãi, hiệu GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 2 quả. Việc nghiên cứu và thử nghiệm đề tài này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp thiết cũng như tính khả thi cao. 3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài 3.1. Mục đích, đối tượng a. Mục đích - Hướng dẫn giáo viên trong quá trình giảng dạy cần bám sát ngữ liệu cũng như nội dung đổi mới và học sinh trong quá trình tiếp thu bài học, định hướng cách giải quyết ngữ liệu, kiểm tra kiến thức... - Góp phần nâng cao kết quả dạy học của giáo viên; kết quả học tập của học sinh, nhất là kết quả các bài kiểm tra, đánh giá và kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia. b. Đối tượng nghiên cứu - Giáo viên trong việc giảng dạy. - Học sinh trong việc học tập. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu việc sử dụng dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi THPT Quốc gia. - Đưa ra hệ thống ngữ liệu và giải quyết các câu hỏi của dạng đề so sánh qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện đổi mới dạy học. - Định hướng giải quyết những câu hỏi đã nêu ra đối với mỗi ngữ liệu trong đề tài. 3.3. Phạm vi của đề tài - Ngữ liệu được đưa ra là các tác phẩm, đoạn trích; nhân vật, chi tiết, sự việc tiêu biểu, tình huống... trong các tác phẩm ở chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 (Ban cơ bản). - Giới hạn trong dạng đề so sánh. 3.4. Giá trị sử dụng của đề tài GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 3 - Đề tài dùng ứng dụng trực tiếp cho công việc dạy học của giáo viên Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 12 nói riêng trong hệ thống giáo dục phổ thông và đặc biệt dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập của học sinh lớp 12 ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Krông Pa – Gia Lai, giúp các em ôn thi thật tốt kỳ thi THPT Quốc gia đang tới gần. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thử nghiệm - thực tiễn. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Quan niệm về dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12 kỳ thi THPT Quốc gia a. Dạng đề so sánh là gì? GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 4 - Là những dạng câu hỏi mà trong quá trình giải quyết vấn đề cần chỉ ra được những nét tương đồng cũng như những điểm khác biệt của hai tác phẩm, đoạn trích, nhân vật, tình huống, chi tiết, sự việc tiêu biểu... trở lên. - Trong phạm vi của đề tài, tôi mới chỉ đề cập tới dạng đề so sánh ở một số tác phẩm, đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 12 (Ban cơ bản). b. Chức năng của dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12 kỳ thi THPT Quốc gia - Giúp chúng ta bám sát nội dung bài học trong quá trình giảng dạy và ôn tập; - Nắm chắc văn bản tác phẩm, đoạn trích nói chung; nhân vật, tình huống, chi tiết, sự việc tiêu biểu nói riêng; - Khắc sâu những đơn vị kiến thức cơ bản trong văn bản để giải quyết những câu hỏi được đặt ra đối với mỗi ngữ liệu mà đề tài hướng tới. Từ đó, kích thích niềm đam mê, sự hứng khởi trong việc khám phá và chiếm lĩnh tri thức khoa học Ngữ văn. c. Các dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12 kỳ thi THPT Quốc gia - Dạng đề so sánh dựa vào hai đoạn trích; - Dạng đề so sánh dựa vào hai nhân vật; - Dạng đề so sánh dựa vào tình huống, chi tiết, sự kiện tiêu biểu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của phạm vi đề tài, tôi chỉ đề cập đến việc giới thiệu dạng đề so sánh qua các tác phẩm, đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 12 THPT (Ban cơ bản), để giúp các em ôn thi thật tốt và đạt kết quả thật cao trong kỳ thi THPT Quốc gia đang cận kề. 2. Xây dựng dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi THPT Quốc gia 2.1 Nguyên tắc xây dựng dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi THPT Quốc gia - Xây dựng dạng đề so sánh phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 5 + Câu hỏi của dạng đề so sánh phải được xây dựng dựa trên mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Câu hỏi của dạng đề so sánh là một biện pháp để học sinh thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó. Việc xây dựng câu hỏi của dạng đề so sánh phải giúp học sinh đạt được mục tiêu này thì nó mới có giá trị thực tiễn. + Nội dung trong câu hỏi của dạng đề so sánh phải được xây dựng trên nội dung bài học. Câu hỏi của dạng đề so sánh phải giúp học sinh khai thác và nắm bắt được những nội dung cơ bản của tác phẩm. Bên cạnh việc so sánh giữa hai tác phẩm, đoạn trích, nhân vật với nhau thì cũng cần chọn những tình huống, chi tiết, sự việc tiêu biểu cũng như những hình ảnh nổi bật để xây dựng câu hỏi của dạng đề so sánh. Những nội dung này phải được học sinh tự khám phá, nhận thức và nắm bắt để có thể chuyển tải nội dung của cả bài hay một phần của bài học. - Xây dựng dạng đề so sánh phải phù hợp với trình độ của học sinh Xây dựng dạng đề so sánh cần phải xuất phát từ đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh để đưa ra những yêu cầu phù hợp. Các câu hỏi yêu cầu phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh phải làm cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp,...để thực hiện mệnh lệnh. Tuy nhiên, các yêu cầu đó cũng phải vừa đảm bảo tính vừa sức, vừa đảm bảo tính phát triển tư duy của học sinh, các công việc không quá khó làm cho học sinh không thể tự làm được, gây chán nản mà cũng không quá dễ làm học sinh cảm thấy nhàm chán và coi thường nhiệm vụ. - Xây dựng dạng đề so sánh phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và tính thẩm mĩ + Tính khoa học đòi hỏi các thông tin trong câu hỏi phải mang nội dung khoa học, các vấn đề trong hệ thống câu hỏi có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung tác phẩm được trình bày một cách logic, có tính khoa học. GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 6 + Tính chính xác yêu cầu những thông tin, nội dung trong câu hỏi phải đúng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy dựa trên những chi tiết, sự việc tiêu biểu cũng như những hình ảnh nổi bật trong văn bản của tác phẩm. + Tính thẩm mĩ của dạng đề so sánh được thể hiện ở chỗ qua hệ thống câu hỏi đã kích thích lòng yêu thích, sự đam mê và khả năng sáng tạo của các em đối với bộ môn Ngữ văn. Từ đó, giúp các em không ngừng tích cực đọc, khám phá những tri thức phong phú mà bộ môn Ngữ văn mang lại. - Xây dựng dạng đề so sánh phải nêu được nhiệm vụ học tập của học sinh Đặt câu hỏi chính là nêu nhiệm vụ học tập cho học sinh, được cụ thể hóa bằng các câu hỏi của dạng đề so sánh. Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội dung của bài học – nội dung của tác phẩm. Thông thường, giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh biết phải làm gì, làm như thế nào, dựa trên cơ sở nào để làm… - Xây dựng dạng đề so sánh phải thể hiện được phương pháp hoạt động và giao tiếp của học sinh Những câu hỏi được đặt ra cho học sinh đó là những mệnh lệnh, những gợi ý của giáo viên cũng chính là những gợi ý về phương pháp hoạt động và các thao tác tư duy để thực hiện mệnh lệnh đó. 2.2 Giới thiệu dạng đề so sánh môn Ngữ văn 12, giúp học sinh ôn thi tốt kỳ thi THPT Quốc gia Như trên đã nói, trong khuôn khổ có hạn của phạm vi đề tài, tôi mới chỉ giới thiệu 08 đề (trong tổng số 25 đề mà bản thân tôi đã biên soạn để dạy ôn thi cho các em học sinh của trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Krông Pa – Gia Lai), để giúp các em ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia. GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 7 Sau đây, thông qua một số tác phẩm, đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 12, (Ban cơ bản), tôi sẽ lần lượt nêu ra và gợi ý giải quyết câu hỏi của đề tài. 2.2.1. Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “Người đi Châu Mộc chiều sương “Mình về, rừng núi nhớ ai ấy Trám bùi để rụng, măng mai để già. Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Mình đi, có nhớ những nhà Có nhớ dáng người trên độc mộc Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”. Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Trích Việt Bắc - Tố (Trích Tây Tiến - Quang Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr110). Giáo dục Việt Nam, 2012, tr89). Gợi ý: a. Vài nét về tác giả và tác phẩm - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ tinh tế, phóng khoáng, mang đậm chất lãng mạn. Tây Tiến là một sáng tác đặc sắc của Quang Dũng, góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ. Bài thơ kết tinh nỗi nhớ da diết về đồng đội, về những ngày tháng không thể nào quên của đoàn quân Tây Tiến, gắn với miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình chính trị. Bài thơ Việt Bắc là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc. b. Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến - Nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến: + Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm: những bông lau chập chờn, lay động trên những bến bờ như cũng có hồn; những bông hoa dập dềnh trên dòng nước GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 8 lũ cũng mang hồn cảnh vật quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa chứ không phải là đung đưa) + Nổi lên trên nền cảnh của bức tranh thiên nhiên thơ mộng là hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, đẹp mơ màng. + Nỗi nhớ thể hiện tình cảm gắn bó, khăng khít với thiên nhiên, con người cuộc sống miền Tây. Qua đó ta thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, hào hoa của người lính Tây Tiến. - Nghệ thuật. + Hình ảnh được sáng tạo bằng bút pháp lãng mạn, chấm phá, gợi tả. + Ngôn ngữ có những kết hợp từ độc đáo mới lạ, tạo sắc thái mới cho từ ngữ (hoa đong đưa) + Giọng thơ bâng khuâng, man mác, những câu hỏi tu từ (có nhớ, có thấy…) gợi lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc. c. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc - Nội dung: Tình cảm của Việt Bắc đối với người kháng chiến. + Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình - Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi hát đối đáp với nhau. Đoạn thơ vừa là sự ướm hỏi, vừa là sự gợi nhớ bộc lộ tình cảm gắn bó, nhớ mong, nghĩa tình, chung thuỷ của Việt Bắc dành cho người kháng chiến. + Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc hoang sơ với những cảnh vật (hắt hiu lau xám), sản vật mộc mạc, gần gũi (Trám bùi để rụng, măng mai để già). Khung cảnh ấy càng nổi bật con người Việt Bắc "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh. - Nghệ thuật. GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 9 + Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng. + Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo phép tiểu đối cân xứng, hài hoà. Những tiểu đối khi tương đồng (Trám bùi để rụng, măng mai để già), khi tương phản (Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son) làm nổi bật tấm lòng đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng. + Điệu thơ lục bát uyển chuyển cân xứng hài hoà, điệp từ, điệp ngữ tạo nên giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào mang âm hưởng lời ru. d. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ - Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng với một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế. - Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời nhắn nhủ của người đi, được thể hiện bằng thể thơ thất ngôn với một bút pháp lãng mạn, hào hoa… Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là lời nhắn gửi của người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu mang đậm màu sắc dân tộc, truyền thống. e. Lý giải sự tương đồng và khác biệt - Tương đồng vì: Hai tác giả đều là những nhà thơ rất mực tài năng, đều tham gia kháng chiến chống Pháp, đều gắn bó sâu nặng với những vùng đất - con người kháng chiến. - Khác biệt vì: Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lêônit Lêônốp); Do nét riêng của hoàn cảnh, cảm hứng và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ. 2.2.2. Đề 2: Phân tích hình tượng tập thể những người lính trong hai đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 10 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông mã gầm lên khúc độc hành Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ (Trích Việt Bắc - văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Việt Nam, 2012, tr89). Gợi ý: Giáo dục Việt Nam, 2012, tr112). a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ - Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu có sức chinh phục mạnh mẽ bởi niềm say mê lí tưởng, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, tính dân tộc đậm đà. - Quang Dũng là hồn thơ trung hậu, hào hoa thanh lịch, yêu tha thiết quê hương đất nước. Ông cũng có khuynh hướng khai thác vẻ đẹp lãng mạn anh hùng. - Việt Bắc và Tây Tiến là thành công xuất sắc của thơ cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cả hai tác phẩm đều khắc họa hình tượng tập thể những con người Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến. - Đây là hai đoạn thơ tiêu biểu trong hai bài thơ khắc họa vẻ đẹp của tập thể những con người Việt Nam anh hung. b. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc - Vị trí của đoạn: là lời người ra đi đáp lại người ở lại, thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc trong những ngày chiến dịch. - Đặc điểm của hình tượng tập thể anh hùng trong đoạn thơ: + Không gian xuất hiện: những con đường Việt Bắc. GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 11 + Thời gian: ban đêm cho thấy sự gian khổ, và sự bất thường của chiến tranh. + Hình tượng tập thể của những người lính đông đảo và có sức mạnh lay trời chuyển đất, ánh sáng lí tưởng đẹp đẽ, tâm hồn lãng mạn (chú ý các hình ảnh: rầm rập như là đất rung, điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan). + Hình tượng tập thể của đoàn dân công phục vụ cho chiến dịch miêu tả trong ánh sáng của ngày hội kháng chiến và ánh sáng của tuơng lai, họ có trái tim cách mạng rực lửa và sức mạnh san phẳng mọi khó khăn. (Chú ý các hình ảnh: đỏ đuốc từng đoàn, bước chân nát đá, đèn pha bật sáng). - Cảm xúc: tự hào tin tuởng, lạc quan: Hình ảnh “Những đường Việt Bắc của ta”, “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”. - Nghệ thuật biểu hiện là những yếu tố thể hiện tính dân tộc trong thơ: thể thơ lục bát, vận dụng thành ngữ, từ láy, tiểu đối, hình ảnh ước lệ. Đổi mới thơ lục bát bằng cảm hứng anh hùng ca và giọng điệu hào hùng. Xây dựng hình tượng tập thể và bút pháp phóng đại mang màu sắc sử thi. c. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến - Vị trí của đoạn thơ: là đoạn ba của bài thơ. Sau khi khắc họa hình tượng người lính trên con đường hành quân nhà thơ đã khắc họa tượng đài tập thể của những người lính Tây Tiến. - Đặc điểm của hình tượng: + Người lính Tây Tiến được khắc họa như những con người bình dị nhất có những giới hạn không thể vượt qua như bệnh tật “không mọc tóc, xanh màu lá, anh về đất”. + Những con người có vẻ đẹp phi thường, hào hùng: dữ oai hùm, mắt trừng. + Lãng mạn, hào hoa: đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. + Lí tưởng sống cao đẹp: sự hi sinh tự nguyện “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Bằng trí tưởng tượng của Quang Dũng, người lính được khoác GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 12 trên mình tấm áo bào sang trọng của các chiến tướng mặc khi ra trận, mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cổ điển. Sự ra đi của người lính nhẹ nhàng thanh thản như là sự trở về với đất mẹ yêu thương. Âm thanh tiếng gầm của dòng sông Mã như khúc tráng ca đưa người lính về nơi an nghỉ. Cảm xúc tiếc thương, đau đớn, nhưng vẫn tràn đầy niềm tự hào. - Nghệ thuật biểu hiện: sắc thái cổ điển với thể hành, hình ảnh ước lệ, từ Hán Việt, vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng. d. Những điểm tương đồng và khác biệt của hình tượng tập thể anh hùng trong hai đoạn thơ. - Tương đồng: đều khắc họa hai hình tượng tập thể với phẩm chất anh hùng, dũng cảm trái tim yêu nước nồng nàn và sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng, tâm hồn lãng mạn. Khẳng định lẽ sống cao đẹp sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. + Cảm xúc tự hào ngợi ca. +Bút pháp lãng mạn và mang âm hưởng sử thi. - Khác biệt: + Tập thể anh hùng trong đoạn thơ của bài Việt Bắc hội tụ sức mạnh của cả dân tộc, sức mạnh của quá khứ, được khắc họa trong không khí ra trận, âm hưởng anh hùng ca. + Tập thể anh hùng trong bài thơ Tây Tiến hội tụ sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam và mang nét rất riêng của đoàn binh Tây Tiến - mang vẻ đẹp của thanh niên trí thức Hà Nội. Được khắc họa trong mất mát hi sinh nhưng vẫn đẹp, âm hưởng của đoạn thơ là âm hưởng bi tráng. e. Đánh giá - Xây dựng hình tượng tập thể anh hùng, hai đoạn thơ góp phần thể hiện đặc điểm của thơ ca cách mạng là khuynh hướng sử thi vẻ đẹp lãng mạn. - Thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tưởng sống cao đẹp của con người. - Góp phần khẳng định giá trị là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến của hai bài thơ. GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 13 2.2.3. Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). Gợi ý: a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật - Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học 1945-1975. Rừng xà nu là truyện ngắn xuất sắc của ông viết về cuộc chiến đấu bất khuất và sức sống bất diệt của nhân dân Tây Nguyên thời chống Mĩ. Cụ Mết là nhân vật khó có thể phai mờ trong tâm trí nguời đọc. - Nguyễn Thi là nhà văn của nông thôn Nam Bộ thời chống Mĩ, với những sáng tác vừa giàu chất hiện thực vừa đằm thắm trữ tình. Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc của ông, viết về sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam. Chú Năm đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. b. Về nhân vật cụ Mết - Giới thiệu chung: dù không được miêu tả nhiều, nhưng nhân vật cụ Mết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật được khắc họa sắc nét, chân thực, mang ý nghĩa biểu tượng. - Vẻ đẹp của nhân vật: + Mang dáng dấp những thủ lĩnh anh hùng trong các trường ca, truyện cổ Tây Nguyên; + Kết tinh những phẩm chất tốt đẹp lâu đời của làng; + Là lãnh tụ tinh thần của buôn làng, là người lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man; gìn giữ và giáo dục truyền thống bất khuất của làng, đúc kết và truyền lại những chân lí trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của làng. c. Về nhân vật chú Năm GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 14 - Giới thiệu chung: Tuy không phải nhân vật chính, nhưng chú Năm vẫn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật được khắc họa giản dị với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. - Vẻ đẹp của nhân vật: + Là người lao động chất phác, giàu tình nghĩa và trách nhiệm, có tâm hồn sâu sắc và nhạy cảm; + Là người yêu nước, tinh thần cách mạng tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ; + Là người lưu giữ, vun đắp truyền thống cách mạng của gia đình dòng họ. d.Về sự tương đồng và khác biệt - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những người có lòng yêu nước sâu nặng ( tự hào về quê hương và truyền thống, ý chí quyết tâm đánh giặc). Cả hai nhân vật đều được miêu tả sắc nét, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc. - Khác biệt: Nhân vật cụ Mết tượng trưng cho tinh thần Tây Nguyên bất khuất, được tô đậm ở những phẩm chất của một thủ lĩnh miền núi. Nhân vật chú Năm kết tinh những phẩm chất con người Nam Bộ, được khắc sâu ở những vẻ đẹp của bậc cha chú trong một gia đình lớn ở miền xuôi. 2.2.4. Đề 4: Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu –Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Gợi ý: a. Giới thiệu chung về hai tác phẩm, nhân vật - Rừng xà nu: Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Nguyên Ngọc đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của Nguyên Ngọc đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”.Truyện “Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 15 Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 19541975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiều nhưng đã thể hiện vẻ đẹp của một người con gái Tây Nguyên trong kháng chiến: tình yêu cách mạng, tình yêu gia đình, và một bản lĩnh kiên cường tưởng không gì có thế quật ngã được. - Những đứa con trong gia đình : Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Sau được in trong Truyện và kí NXB Văn học Giải phóng, 1978. Có thể nói, Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc. b. Phân tích nhân vật - Nhân vật Mai: + Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ… + Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo : cùng với Tnú giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng, cùng Tnú học tập… + Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hy sinh thân mình để che chở đứa con thơ + Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên 1 tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù: bình tĩnh, mà đầy sức mạnh…. - Nhân vật Chiến: GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 16 Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Do vậy dù đang còn ít tuổi nhưng chị Chiến vừa thay mẹ chăm sóc cho gia đình,vừa tham gia cách mạng, mang quyết tâm trả nợ nước thù nhà. + Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vén lo toan cho gia đình + Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợ nước, thù nhà + Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù. c. Điểm tương đồng và khác biệt - Tương đồng: +Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giác ngộ cách mạng, mang một tình yêu lớn đối với cách mạng, và ý chí , quyết tâm mãnh liệt chống lại kẻ thù. + Họ không chỉ là những người chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gái của gia đình: biết yêu thương, vun vén cho gia đình. |+ Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái Việt Nam nói chung: giỏi việc nước, đảm việc nhà. - Khác biệt: + Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận thức được chân lý cách mang mà sau này Cụ Mết đã nói (Chúng nó đã cầm súng, ta phải cầm giáo, mạc) nên bất lực ôm đứa con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù. + Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, nên nhận thức rõ mình cần phải làm gì để bảo vệ gia đình, dân tộc. Do vậy Chiến đã quyết tâm đi bộ đội. 2.2.5. Đề 5: Điểm giống và khác nhau giữa thị và Mị, giữa A Phủ và Tràng trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân). Gợi ý: GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 17 a. Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm - Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc. - Cùng viết về người nông dân nghèo trong cảnh ngộ khốn khổ. - Hai tác phẩm cùng vẽ ra hành trình đến với cách mạng, đến với hạnh phúc của những con người tưởng như đã bị đẩy vào bước đường cùng. Chính hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống nghiệt ngã đã viết nên thiên tình sử của Mị A Phủ, thị - Tràng. - Chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. b. Phân tích nhân vật * A Phủ và Tràng - Điểm giống: + Đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình. + Là những người cùng cảnh ngộ: A Phủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn. Tràng bị dồn đuổi bởi cái đói dừng chân, dựng nhà ở cuối xóm ngụ cư, bên mé bờ sông. -> Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khó có thể lấy được vợ, có được vợ. + Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị: . Tràng không dám cướp thóc bỏ trốn khi có cơ hội. . A Phủ không bước qua khỏi lời nguyền, trở thành kẻ ở gạt nợ cho thống lí Pá Tra; nhẫn nhục chịu đựng như con trâu, con ngựa. + Giàu ước mơ và khát vọng: . Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh: Tàn khốc của XH; Khổ cực của bản thân; Tăm tối của cuộc sống để đến với hạnh phúc, đến với mái ấm gia đình, với thiên chức làm người cao cả "Trong một lúc Tràng như quên những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên". Tràng xôn xao, phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc của đời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 18 doạ, Tràng vẫn không thôi nâng đỡ, tôn vinh những giá trị cao cả của cuộc sống. . A Phủ: Dù khó lấy được vợ vì quá nghèo nhưng cái nghèo không kìm nén được bước chân của những con người biết tự mình vượt lên khỏi hoàn cảnh để được sống đúng ý nghĩa của cuộc sống. A Phủ cùng đám bạn rong ruổi theo những cuộc chơi khi mùa xuân về. Cùng thổi kèn thổi sáo; cùng réo rắt những bản tình ca gọi bạn đi chơi…Khi bị trói, nhận thức được cảnh ngộ của mình A Phủ đã khóc. Giọt nước mắt của sự cam chịu, bất lực, đồng thời cũng là giọt nước mắt khóc cho những ước vọng không thành, giọt nước của cuộc đời từ đây vĩnh biệt….Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ khuỵ xuống, nhưng rồi khát vọng sống lại khiến anh quất sức, vùng lên chạy. Đó là sự tiếp sức của lòng ham sống của, của khát vọng tự do. + Đều hướng về ánh sáng cách mạng: . CM đã soi đường chỉ lối cho A Phủ, đến Phiềng Sa, A Phủ trở thành một anh du kích dũng cảm, kiên cường -> Anh có được tự do, hạnh phúc. . Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm tronh óc anh đã nghĩ tới đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới-> Tác giả đã gieo hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trong đoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ Tứ và thị -> họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và cuộ sống nô lệ. - Điểm khác: + Trong Vợ nhặt, Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích học Vợ chồng A Phủ, A Phủ là nhân vật phụ. + Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự cai trị trực tiếp của bọn thực dân, phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi, sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để biến những người dân nghèo thành nôlệ không công cho chúng, hết đời này sang đời khác. GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 19 + Tràng được tác giả tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phức tạp còn A Phủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động. * Thị và Mị - Điểm giống: + Cả hai đều là nhân vật điển hình cho thân phận, số phận những người phụ nữ dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Mị điển hình cho hoàn cảnh của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc, thị điển hình cho cảnh ngộ người phụ nữ trong nạn đói 1945. + Bị đẩy vào bước đường cùng: . Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải đau đớn chấp nhận phận làm dâu gạt nợ; Vì cha mẹ không có tiền trả cho nhà giàu, mị phải trả bằng cả tuổi trẻ, hạnh phúc, tự do của mình. . Vì cái đói dồn đuổi, cái chết đeo bám, thị trở thành một người phụ nữ không có gì cả: không tên, không gốc gác, gầy vêu rách như tổ đỉa, không tư thế, không luôn cả tự trọng… + Giàu lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc: . Mị yêu đời yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý: Xin bố đừng gả con cho nhà giàu, sẵn sàng làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Khi bị ép về nhà Pá tra, Mị đã định quyên sinh bằng lá ngón để giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, thiếu tự do và không có tình yêu đích thực. . Khi mùa xuân đến, Mị đã hồi sinh (….) và mị muốn đi chơi. Khi bị A Sử trói đứng vào cột, Mị như không biết mình đang bị trói, vẫn thổn thức vẫn bồi hồi. Nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đen xạm của A Phủ, niềm khao khát tự do lại trỗi dậy mãnh liệt thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời. . Đối với thị, lần đầu làm quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và bởi những lời trêu ghẹo của bạn bè, thị ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng GVTH: NINH VĂN DẬU – THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – KRÔNG PA – GIA LAI 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan