Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở skkn Hạn chế học sinh bỏ học do nghiện game...

Tài liệu skkn Hạn chế học sinh bỏ học do nghiện game

.DOC
10
3238
88

Mô tả:

MÔ TẢ GIẢI PHÁP Tên sáng kiến: HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC DO NGHIỆN GAME. Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.Tình trạng giải pháp đã biết: Hiện nay, thanh thiếu niên chơi game online ở Việt Nam ngày càng tăng về số lượng. Trong đó, không ít học sinh đã mắc bệnh “nghiện” game online dẫn đến bỏ học hoặc gia đình buộc thôi học ở nhà để cha mẹ dễ kiểm soát. Xây dựng, tuyên truyền và giáo dục các giá trị sống: đây chính là việc nâng cao tầm nhận thức, ý thức của các em về hành vi và nhân cách của mình, để qua đó các em có thể nhận thức được những hậu quả do những tác động xấu mà game online mang lại. Trên phương diện này, nhà trường và xã hội phải luôn hoàn thiện, cải tạo và đổi mới các thiết chế văn hóa cho phù hợp với lứa tuổi và thời đại của các em. Không nên áp đặt những tiêu chí và định kiến đối với việc chơi game online có mức độ và với những tác động tích cực của nó mà phải nhận thức những yếu tố tích cực và hướng các em vào việc khai thác những yếu tố đó trên các nguyên tắc, các giá trị mà các em được giáo dục trong nhà trường Game Online là một game mang tính lành mạnh và được giới trẻ ưa thích, mặc dù Game Onlne cũng có một số lợi ích ( Như học Lịch sử, kết bạn, giao lưu với các bạn ở nơi khác,giải trí sau các giờ học, làm việc mệt mỏi...) nhưng phần tác hại của nó thì ''nặng kí'' hơn là lợi ích của nó... Một số phần lớn học sinh còn lười học, ham chơi và sa đà vào các dịch vụ này để chơi game, từ đó dẫn đến học hành sa sút, thay đổi tính tình, tham gia vào một số việc làm sai trái: Trộm cắp, trấn lột bạn bè, lừa dối cha mẹ…chỉ để kiếm tiền để nạp vào Game... Ý thức đạo đức của một bộ phận học sinh xuống cấp; bạo lực học đường tăng cao, trong đó có cả học sinh nữ… Điển hình: Do chơi game Đột Kích...là một game có những hành động chém giết, đâm chọt...không những thế hình ảnh 3D làm cho người chơi cảm thấy nhức mắt khi ngồi lâu... Hiện nay, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng và băn khoăn trước tình trạng con em họ đang chìm trong thế giới ảo của game online. Giờ đây không chỉ những bà mẹ khóc mà những ông bố cũng khóc vì con nghiện game! Có nhiều ý kiến trái chiều nhau, người cho rằng để con “cai nghiện” game cần áp dụng biện pháp mạnh “thương cho roi cho vọt” nhưng cũng có người nói biện pháp này không tác dụng. Ở nhà trường, giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) đa số đều gặp không ít khó khăn, đôi khi phải “ xuôi tay” nhìn game onlie cướp trên tay những học sinh của mình. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận: 2.1. Mục đích của giải pháp: Giáo viên là những người được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời còn được trang bị đầy đủ kỹ năng trong việc giáo dục nhân cách học sinh nhất là thông qua công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Mặt dù đã được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng mỗi giáo viên có năng khiếu, sở trường riêng, về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thì chắc không phải ai cũng làm tốt. Thực tế nhà trường trong những năm qua, bản thân cũng như nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt đối với những học sinh nghiện game. Trước thực trạng đó, khi đặc ra vấn đề : “ làm sao để hạn chế học sinh bỏ học do nghiện game”, người viết muốn cùng các đồng nghiệp cùng chia sẻ những kinh nghiệm, đôi khi là “thủ thuật” để giúp học sinh nghiện game trở lại ghế nhà trường. Mục đích của người viết mong muốn mỗi giáo viên chủ nhiệm hãy tìm ra biện pháp để hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học do nghiện game. 2.2. Tính mới của giải pháp: Nghề dạy học là một nghề thiêng liêng cao cả, không phải ai cũng làm được như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao cả nhất trong những nghề cao cả”. Đề tài này có thể có thể áp dụng cho tất cả giáo viên chủ nhiệm, đồng thời giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối với những học sinh nghiện game mà phải xác định “tất cả vì đàn em thân yêu” để góp phần xây dựng môi trường học tập “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: 2.3.1. Xây dựng, tuyên truyền và giáo dục các giá trị sống: Đây chính là việc nâng cao tầm nhận thức, ý thức của các em về hành vi và nhân cách của mình, để qua đó các em có thể nhận thức được những hậu quả do những tác động xấu mà game online mang lại. Trên phương diện này, nhà trường và xã hội phải luôn hoàn thiện, cải tạo và đổi mới các thiết chế văn hóa cho phù hợp với lứa tuổi và thời đại của các em. Không nên áp đặt những tiêu chí và định kiến đối với việc chơi game online có mức độ và với những tác động tích cực của nó mà phải nhận thức những yếu tố tích cực và hướng các em vào việc khai thác những yếu tố đó trên các nguyên tắc, các giá trị mà các em được giáo dục trong nhà trường. Thường xuyên đọc cho học sinh nghe, cho các em xem các đoạn clíp những bài viết về hậu quả của game onlie, về thành tích cai nghiện game của một số học sinh. Qua đó giúp học sinh có một chút lòng tin về mình, về giá trị của bản thân trong cuộc sống. Hiện nay khi Đoàn Đội và thư viện có chương trình chiếu phim cho các em xem thì việc thực thi biện pháp này lại dễ dàng và có hiệu quả hơn nếu giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp thực hiện . Sau đây là một bài viết mà người viết đã đọc cho học sinh Lê Cao Kiệt, lớp 91 NH 2011- 2012, một “con nghiện” từ nhiều năm nghe: Từ một con ngoan trò giỏi nhưng chỉ vì sa đà vào game online, Đặng Đăng Phú ở khu Tân Lập 2, phường Phương Nam, TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã tự biến mình thành một học sinh cá biệt, gây bao phiền toái cho gia đình và thầy cô giáo. Nhưng được sự giúp đỡ của cán bộ Công an phường, thầy cô, chi hội phụ nữ cùng bà con chòm xóm, Đặng Đăng Phú đã nhận thức được sai lầm, “cai” được game và giành thành tích cao trong học tập. Phú là con thứ hai trong một gia đình nghèo có 2 anh em, bố đi làm thuê, mẹ ở nhà làm nội trợ, song bố mẹ bạn đã làm tất cả những gì có thể để cho con ăn học bằng bạn bằng bè. Không phụ công cha mẹ, ngay từ nhỏ Phú đã thể hiện là một người con ngoan trò giỏi được thầy yêu, bạn mến, liên tục từ năm lớp 1 đến lớp 5 bạn đều đạt học sinh giỏi. Nhưng năm học lớp 6, Phú bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những trò chơi ảo giác của games online và nghiện lúc nào không hay. Việc học hành của Phú ngày càng giảm sút. Và chuyện gì đến đã phải đến, để có tiền chơi games, Phú nói dối, lấy trộm tiền của bố mẹ và người thân, Phú còn tụ tập chơi bời với đám bạn xấu gây buồn phiền cho gia đình. Khuyên bảo con không được, mẹ Phú buồn phiền, mắc bệnh trầm cảm rồi bỏ nhà đi biệt tích… Biết chuyện của Phú và gia đình, các chú ở Công an phường Phương Nam, TP Uông Bí, tổ dân phố và thầy cô giáo đã không bỏ rơi bạn. Mọi người gặp gỡ và trao đổi với bố của Phú để có những biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ bạn. Cô Vũ Thị Thúy Hường là giáo viên chủ nhiệm của Phú 3 năm THCS - người gắn bó, gần gũi với bạn nhất đã có nhiều biện pháp để từng bước làm thay đổi nhận thức của cậu học trò, kéo Phú trở về. Cô Hường tâm sự: “Phú là học sinh thông minh, bài giảng em nhận thức rất nhanh. Tuy nhiên chỉ vì nghiện games nên em sao nhãng việc học hành. Hiểu rõ hoàn cảnh của em nên tôi càng thương em và quyết tâm không thể để em cứ trượt dài mãi được”. Với suy nghĩ đó, ngày nào cũng vậy, dù không có tiết dạy nhưng cô Hường vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến cậu học trò nhỏ. Không ít lần cô đã phải cất công đi tìm Phú ở các quán games, các điểm học sinh hay tụ tập để đưa Phú trở lại lớp. Sau giờ học, cô lại dành thời gian để củng cố những kiến thức đã hổng cho bạn. Vừa cứng rắn nhưng cũng vừa mềm dẻo, ngày nào cũng vậy, cuối giờ học cô lại dành thời gian tâm sự, động viên an ủi, khuyên giải cho bạn thấy rõ tác hại của việc nghiện games. Sự giúp đỡ của cô giáo và các chú Công an cùng các cô trong Chi hội Phụ nữ khu Tân Lập 2, phường Phương Nam, TP Uông Bí đã không uổng phí. Đặng Đăng Phú đã nhận thức được sai lầm, quyết tâm bỏ chơi games, chí thú học hành. Kết quả học tập của Phú đã tiến bộ trở lại. Năm học 2010- 2011, Phú đã đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt. Đặc biệt bạn đã đạt giải Ba học sinh giỏi cấp thành phố và đạt giải Nhất cấp tỉnh môn Sinh học lớp 9. Năm học 2011 – 2012, Đặng Đăng Phú đã thi đỗ vào lớp 10 chuyên của Trường THPT TP Uông Bí. Bạn được chọn lên báo cáo điển hình tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT giữa Bộ Công an và Trung ương Hội LHPN Việt Nam về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Công an tỉnh Quảng Ninh vừa được tổ chức mới đây. Đặng Đăng Phú tâm sự: “Cháu xin cảm ơn các cô chú, nhất là cô giáo Vũ Thị Thúy Hường đã giúp đỡ cháu rất nhiều trong học tập, tạo cho cháu lòng tin, giúp cháu vượt qua tất cả và có được ngày hôm nay. Qua đây, cháu chỉ muốn được nói tới các bạn học trò rằng nếu ai còn mất thời gian với những trò chơi vô bổ đó hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn”. Và giờ đây, tận trong đáy lòng mình, Phú vẫn thầm gọi mẹ, mong mẹ ở đâu đó hãy tha thứ cho em và quay về với gia đình Sau khi đọc cho Kiệt nghe xong, nhìn em và nói :“ Cô tin là em sẽ làm được, không cần phải vào trường chuyên như Phú, chỉ cần tốt nghiệp THCS và trúng tuyển vào trường THPT! ” 2.3.2 Thiết lập thời gian biểu mới Việc tổ chức lại thời gian của những em học sinh nghiện Game online là yếu tố quan trọng trong việc điều trị nghiện. Vì thế trước khi tiếp nhận các em vào học, nhà trường sẽ phối hợp với phụ huynh để nắm được đầy đủ thông tin về thói quen sử dụng Internet của học sinh đang nghiện hoặc có biểu hiện nghiện. Các vấn đề được đặt ra: Các em thường xuyên lên mạng vào ngày nào? Thời gian nào? Trong bao lâu? Thường dùng máy tính ở đâu? Khi đã đánh giá bản chất của việc chơi Game online ở các em, nhà trường phối hợp cùng các thầy cô chủ nhiệm sẽ thiết lập một bảng giờ giấc mới trong việc sử dụng Internet. Nghĩa là, không cấm và cắt bỏ hoàn toàn thói quen ấy, mà vẫn cho phép các em được chơi, tuy nhiên, giảm thời lượng được chơi của các em một cách linh hoạt, và dần dần, kết hợp việc thay đổi giờ giấc, lịch được chơi. Mục tiêu giúp các em bỏ đi thói quen hằng ngày và thích nghi với thời gian biểu mới sử dụng Internet. Sau 1 thời gian giảm thời lượng dần và thực hiện thời gian biểu chơi game vào những giờ quy định sẽ khiến cho các em loại bỏ dần thói nghiện game và trở về với cuộc sống bình thường... 2.3.3 Tổ chức nhiều hoạt động bổ ích Nhà trường cần tạo một môi trường “động” - nhiều hoạt động thể thao, ngoại khóa nghệ thuật nhằm tạo ra các sân chơi toàn diện cho các em. Khi bị cuốn hút vào các hoạt động sẽ tạo cảm giác ganh đua, cảm giác được chơi, tâm lý và thể trạng được khai thác tối đa, điều này sẽ tạo cho các em xây dựng được tinh thần đội, nhóm, tinh thần xây dựng tập thể. Việc tuân thủ luật chơi, lối chơi trong thể thao, thường xuyên sẽ nâng dần việc tôn trọng kỷ luật, nền nếp và ý thức tự giác. Tạo sự gần gũi, đồng cảm với các bạn trong lớp thay vì xa lánh, ác cảm nhất là khi những em nghiện gai những em nghiện game là ‘thủ phạm” mang về cho lớp cây cờ “ cần cố gắng”. Ngay trong những giờ hoạt động trong lớp, hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa luân phiên, hãy kéo em vào những hoạt động tập thể, tận dụng hoạt động để kéo các em ra khỏi trạng thái “ mơ hồ trong thế giới game” từng giây phút, trở về thực tại. Hãy giao việc cho học sinh, bởi vì bàn thân các em nghiện game là một phần muốn khẳng định mình. Vậy chúng ta nên tạo điều kiện cho học sinh thể hiện mình trong những hoạt động ở lớp, nhà trường. 2.3.4.Thiết lập mục tiêu : Đối với những em "nghiện nặng", ngoài việc giảm dần thời lượng "nghiền'' game của các em, thay đổi lịch chơi, nhà trường còn sử dụng việc cho các em được chơi game như 1 phần thưởng nếu đạt được mục tiêu được giao. Ví dụ : đạt điểm tốt; ghi chép bài đầy 60 phút...GVCN phối hợp với phụ huynh học sinh thiết lập mục tiêu học sinh: + Đi học đầy đủ. + Không có điểm dưới 5( ban đầu) sau đó là có điểm tốt rồi nâng dần số điểm tốt đạt được trong tuần lên……. +Có ý thức, tinh thần xây dựng bài, chăm học... Nếu đạt được các em sẽ được chơi game 1giờ trong buổi tối thứ 7 .Sau đó, giảm dần thời gian chơi game và thêm những phần thưởng khác: mua sắm đồ chơi, du lịch……. 2.3.5. Tổ chức đội nhóm theo sở thích thứ 2 Nhà trường lập phiếu khảo sát, lấy kết quả sở thích thứ 2 của các em, sau sở thích nghiện Game Online. PHIẾU KHẢO SÁT - Họ tên học sinh: - Lớp: Bóng đá Cầu lông Bắn bi Bóng chuyền Sở thích thứ nhất Sở thích thứ hai Sở thích khác Theo đó, nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm sẽ phân loại, xếp nhóm và tổ chức các học sinh vào các nhóm để tham gia các lớp kỹ năng sống, các trò chơi bổ ích mang tinh thần xây dựng đội, qua đó để các em thấy được giá trị cuộc sống thật, biết quý trọng những gì mình đang có và biết đánh giá chính bản thân mình... Biện pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các giáo viên chủ nhiệm, ban văn thể mĩ, Đoàn Đội….. 2.3.6. Khai thác vai trò của gia đình Bên cạnh các hoạt động và phương pháp, môi trường của nhà trường, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cai nghiện game online cho học sinh. Để giúp các em tái hòa nhập cuộc sống, yên tâm học tập và phấn đấu, phụ huynh cần động viên, thăm hỏi khi nhà trường phân lịch và yêu cầu xuất hiện đúng lúc, nhằm khích lệ, thể hiện sự quan tâm và cho học sinh thấy được suối nguồn yêu thương từ gia đình là vô bờ bến, là nguồn động viên để các em tiếp tục học tập và phấn đấu... Sự hỗ trợ từ gia đình có thể khiến các em có khả năng phục hồi tốt. Gia đình phải phối hợp chặt chẽ, kịp thời với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm Hiểu con, sống cùng con, đặt mình vào vị trí của con: Trong gia đình, người mẹ thường xuyên gần gũi với con cái nên sẽ gánh trách nhiệm khi con nghiện game. Song rất nhiều bà mẹ phải bó tay, bất lực. Thế là đến trách nhiệm của cha. Không ít người cha dù cứng rắn cũng rơi nước mắt vì bất lực nhìn con nghiện game. Anh Phạm Trùng Dương, từ Cà Mau lên TP.HCM làm việc tại Công ty Xi măng Hà Tiên, Q. Thủ Đức, chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng có đứa con trai nghiện game. Sau thời gian suy nghĩ thật kỹ, tôi nghĩ mình làm cũng chỉ để nuôi cho con khôn lớn. Nếu để con hư hỏng thì làm việc còn ý nghĩa gì nữa. Vậy là tôi quyết định nghỉ việc để bắt đầu ăn cùng con, ngủ cùng con, học cùng con. Ngày ngày, tôi đưa cháu đi học rồi ngồi luôn ngoài cổng trường đón cháu về, đi học thêm thì con học, còn cha ngồi ngoài uống nước. Đúng một tháng, con tôi tự nói: ‘Ba đi làm đi, con hết thích chơi game rồi’. Sau đó tôi để cháu đi một mình, và quả thật cháu không còn chơi game nữa!”. Nhiều gia đình tan nát chỉ vì con nghiện thế giới ảo. Thấy các ông bố bà mẹ cứ phờ người vì con mà ai khi nhìn vào cũng phải xót. Việc giúp những người nghiện từ bỏ được trò chơi này cũng gian nan, nếu không có sự hỗ trợ và quyết tâm từ phía gia đình thì “con nghiện” sẽ chẳng bao giờ có thể làm được gì cả. 2.3.7. Nhìn game ở cả 2 mặt, từ đó hướng các em vào những game bổ ích, không gây nghiện Những mặt lợi ích của game - Giải trí xả stress. - Rèn luyện phản xạ. - Học hỏi thêm về kỷ năng tin học. - Có thêm bạn. Từ đó hướng nhọc sinh vào những game bổ ích.Thực tế không phải game online nào cũng đều mang tính chất xấu, có hại với tinh thần, sức khỏe con người... ta phải biết chọn những loại game online nào đúng...giúp ích được cho chúng ta ( Điển hình: Game online của Zing Me như Nông trại, ao cá, vườn cây... đều mang tính chất tốt để giải trí và không có yếu tố nào gây nghiện...), còn một số game như Đột Kích...đối với những người không nghiện thì họ xem nó như 1 phương tiện để giải trí mà thôi, tuy nhiên game này vẫn hay chứa chấp những hình ảnh bạo lực...chém giết...chả giúp ích gì được cho chúng ta ngoài để giải trí ... không những vậy nó còn làm cho những người chơi quá độ gây nghiện, tốn tiền bạc, thời gian...Nói chung, muốn chơi game online thì phải biết chọn game mà chơi...Cơn sốt game thực ra đã âm ỉ lâu nay và cũng không có gì đáng nói bởi game và việc chơi game không xấu, nhưng hậu quả của việc chơi game quá đà đã xảy ra nhiều hậu quả khôn lường. “ Game không phải là thủ phạm dẫn đến hành vi giết người hay cướp bóc, mà là do cá nhân người chơi game quá đam mê đến nỗi không kiềm chế được hành vi ”. Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được triển khai trong trường, trong tổ chủ nhiệm trường THCS Châu Bình và có thể mở rộng áp dụng cho giáo viên huyện Giồng Trôm. Tôi hi vọng giáo viên sẽ tiếp nhận và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công việc giảng dạy trong năm học này và những năm học kế tiếp để hạn chế tối đa học sinh bỏ học do nghiện game. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Trong nhiều năm qua, người viết đã vận dụng sáng linh hoạt những biện pháp nêu trên vào việc hạn chế học sinh bỏ học do nghiện game. Kết quả đạt được khá khả quan. Năm học 2010-2011: người viết được phân công chủ nhiệm lớp 91, trong đó có 1 học sinh nghiện game nhiều năm và có nguy cơ bỏ học (em Lê Cao Kiệt). Nhiều lần gia đình định cho em nghỉ học. Sau khi áp dụng những biện pháp nói trên, em đã bớt “ nghiện” game .Cuối năm 2011-2012 Kiệt được tốt nghiệp và trúng tuyển vào trường THPT Nguyễn Thị Định trong kì thi tuyển 10. Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật. Châu Bình, ngày 20 tháng 04 năm 2013 Người nộp đơn Nguyễn Thị Mộng Trinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan