Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi thpt quốc gia môn ng...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi thpt quốc gia môn ngữ văn đạt kết quả cao.

.DOC
69
1717
70

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu. Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực 1 trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc – hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết. 2 Đối với học sinh trường THPT Dương Quảng Hàm, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, đa phần các thầy cô dạy môn Văn là giáo viên trẻ tuổi đời, tuổi nghề nên có phần lung túng khi ôn thi phần Đọc hiểu. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THPT nói chung, học sinh trường THPT Dương Quảng Hàm nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau: - Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu - Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức. - Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao. - Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài - Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn - Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Trong ba năm ôn luyện dạng đề này tôi đã chọn 3 lớp để nghiên cứu: 12A6 (năm học 2013-2014)12A9 (năm học 2014-2015) 12a4 (năm học 2015-2016) 3 - Dạng câu hỏi Đọc hiểu IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý thuyết đọc – hiểu nằm ở diện rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Song tôi đã cố gắng nghiên cứu và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể để học sinh dễ nhận diện và luyện đề, nhất là những kiến thức có liên qua trực tiếp, thường hay gặp trong kì thi THPT Quốc gia (hay còn gọi là kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học) : - Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Các phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, luật thơ, xác định nội dung chính, viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề có liên qua đến ngữ liệu đã cho... - Rèn kĩ năng, phương pháp làm câu hỏi Đọc hiểu qua văn bản cụ thể: Văn bản văn học, văn bản nhật dụng.... V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp điều tra VI.THỜI GIAN BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI - Thời gian bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này đã diễn ra từ năm học 2013 -2014. Đề tài được bổ sung 3 năm, qua quá trình dạy chuyên đề, ôn thi THPT Quốc (ôn thi tốt nghiệp, ôn thi Đại học, Cao đẳng) và đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. - Báo cáo cấp trường tháng 2 năm 2016 và hoàn thiện tháng 4 năm 2016 4 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Quan niệm về Đọc hiểu . Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm Đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học … Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào? Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được + Nội dung của văn bản. + Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng. + Ý đồ, mục đích. + Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. + Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật. + Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản. + Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật… Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động 5 khi tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình” Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm . 2. Văn bản Đọc hiểu Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy Đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được sếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác. Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã 6 được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Từ năm 2014 Bộ GD & ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em. 3. Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề thi Tốt nghiệp năm 2014 Bộ GD&ĐT chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cô tỏ ra lung túng vì cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thực chất bản chất của vấn đề không hoàn toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đoc hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu. Còn nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh giá năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra trong môn Ngữ văn ở các nhà trường. Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm. Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết Hiện nay Đọc hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau: 7 - Nhận biết đúng, chính xác về văn bản + Thể loại của văn bản: các phong cách ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ khoa học, báo chí, chính luận, nghệ thuật, hành chính, sinh hoạt) + Hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản + Hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh...) + Hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ...) - Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản + Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản: từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quann trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ... + Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình. - Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. + Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình + Vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Thực trạng nghiên cứu đề Đọc hiểu môn Văn THPT Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn ngành các trường THPT thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014. Vấn đề Đọc hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô và học sinh nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD & ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài ôn tập Đọc hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa có tính hệ thống. 8 Hội thảo: Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường THPT diễn ra ngày 10/04/2014 tại Hà Nội cũng là tâm điểm chú ý. Lúc đó các sỹ tử và giáo viên đang trông chờ những ý kiến hướng dẫn bổ ích khi kì thi chỉ còn hơn một tháng. Tại hội nghị, một số thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm, đang trực tiếp đứng trên bục giảng đã có những ý kiến đề xuất việc ôn tập môn văn nói chung và ôn tập phần Đọc hiểu nói riêng. Cô Phạm Thị Thu Hiền hướng dẫn phần Đọc hiểu với ngữ liệu Mẹ và quả. Tiến sỹ Trịnh Thị Thu Tuyết giáo viên của trường THPT Chu Văn An và một số thầy cô khác cũng có nhiều ý kiến bổ ích. Nhiều thầy cô cũng đăng trên trang cá nhân những ví dụ về ôn tập phần Đọc hiểu. Tuy nhiên trong năm đó chưa có một cuốn tài liệu chính thống nào hướng dẫn các dạng hoặc cách ôn luyện phần Đọc hiểu một cách bài bản. Bước sang năm 2015, 2016 vấn đề ôn luyện phần Đọc hiểu vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thầy cô ôn thi và các em học sinh THPT. Một số cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra mắt bạn đọc. Cuốn Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 có đề cập tới dạng câu hỏi Đọc hiểu. Song ở trong hai cuốn sách đó có đề Đọc hiểu nh sách nhưng sách không cung cấp kiến thức lý thuyết, hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu một cách chi tiết,cụ thể, bài bản mà chỉ hướng dẫn chung chung. Như vậy các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề cập tới tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách nghiên cứu riêng phần Đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết, bài tập thường gặp trong đề Đọc hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ thống kiến thức để học sinh dễ ôn tập. Chính vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao vẫn là một đề tài mới, có tính ứng dụng, cần thiết rất cao. 9 2. Thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc hiểu Năm học 2013- 2014 Bộ GD& ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh giá. Đề thi môn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần Đọc hiểu. Trong đề thi Tốt nghiệp THPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài. Trong đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D năm 2014, phần Đọc hiểu chiếm 2/10 điểm của toàn bài thi với 1 văn bản và 3 câu hỏi nhỏ theo các mức độ khác nhau. Xét về mức độ kiến thức và tương quan thời gian trong toàn bài thi thì cấu trúc phần Đọc - hiểu như thế là hợp lí. Năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D), năm nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét vào Đại học, Cao đẳng. Phần Đọc hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 2/10 điểm nay được nâng lên 3/10 điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016 cấu trúc đề thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước. Như phần đặt vấn đề chúng tôi có giới thiệu, dạng câu hỏi đọc hiểu đã xuất hiện thường niên trong các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kì thi Học sinh giỏi... Thậm trí trong các nhà trường phổ thông trung học dạng đề này cũng thường xuyên được các thầy cô sử dụng cho các bài kiểm tra, thường xuyên, định kì. Minh chứng cho điều này tôi giới thiệu vắn tắt một số câu hỏi thuộc phần Đọc hiểu trong đề thi học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên và trong đề thi THPT Quốc gia (thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng từ năm 2013 đến nay của Sở GD & ĐT Hưng Yên và Bộ giáo dục đào tạo. (Các đề chỉ trích dẫn phần Đọc hiểu) * ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 10 Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc. Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp. (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu những ý chính của văn bản. 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào? 3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên. * ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C MÔN VĂN NĂM 2014 Câu I: (2 điểm) Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá 11 níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vàng tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn (Đò Lèn - Nguyễn Duy, Ngữ văn lớp 12 Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm) 2. Các từ "lảo đảo", "thập thững" có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà (0,5 điểm) 3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm) *ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – NĂM 2014 Câu I: (2 điểm) Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta 12 Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.125) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả. (0,5 điểm) 2. Nêu ý nghĩa tu từcủa từ láy "rì rầm" trong đoạn thơ (0,5 điểm) 3. Xác định các dạng của phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng? (1,0 điểm) * ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 2015 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên 13 Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Đảo à, đảo ơi! Đảo Thuyền Chài, 4 - 1982 (Hát về một hòn đảo - Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo longlanh như ngọc dát. Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người.Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào,đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu,con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho 14 người hành khất,... có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được;có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm. (Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.36-37) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội nay? Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) * ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN TỈNH HƯNG YÊN 2015 Câu 1 (4,0 điểm): MÙA XUÂN XANH Nguyễn Bính Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình 15 Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. (Nguyễn Bính - Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học. 2011, tr.20) Đọc bài thơ trên và trả lời những câu hỏi sau: a. Màu xanh của mùa xuân được nhà thơ khơi gợi qua những hình ảnh nào? Trong những hình ảnh đó, hình ảnh nào được nhân vật tôi đón đợi nhất? b. Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cấu trúc của hai câu thơ trên có điểm gì đáng lưu ý? Kiểu cấu trúc ấy có tác dụng gì? c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây: Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình d. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa xuân trong bài thơ. III. ĐỀ XUẤT CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU ĐẠT KẾT QUẢ CAO Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi Đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn về cung cấp kiến thức lý thuyết như nào, rèn luyện kĩ năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia, qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cách hướng dẫn học sinh thi THPT Quốc gia ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau: 16 *Bước 1: Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như: - Các loại phong cách ngôn ngữ - Các phương thức biểu đạt - Các thao tác lập luận - Các biện pháp tu từ - Các phép liên kết - Phân biệt các thể thơ - Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc) - Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến văn bản. *Bước 2. Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu Ở phần này người viết đưa ra những lưu ý về phương pháp làm bài như: cách trình bày, kĩ năng nhận diện các loại câu hỏi, cách trả lời... *Bước 3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho các em học sinh các đề Đọc hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học. Phần này người viết đưa 5 đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh. 1. Ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu. Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT Quốc gia nói chung, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ôn thi THPT Quốc gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên qua đến dạng câu hỏi Đọc – hiểu này khá rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào mà 17 kiến thức đó nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu thập, thanh lọc, xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể cùng các ví dụ tương ứng để hướng dẫn học sinh. Tháo gỡ khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và phân loại kiên thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc hiểu để ôn tập cho học sinh. Đặc biệt ở những phần kiến thức lý thuyết dễ nhầm lẫn tôi kẻ thành bảng kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại, dễ dàng khắc sâu kiến thức. Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết. 1.1.Các loại phong cách ngôn ngữ a.Phong cách ngôn ngữ khoa học - Khái niệm: là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Phong cách này bao gồm các văn bản: khoa học chuyên sâu, giáo khoa phổ cập. - Ðặc trưng: có 3 đặc trưng +Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Trừu tượng hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính. + Tính lí trí -lôgic: Cách diễn đạt của phong cách khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn +Tính khách quan – phi cá thể: Một văn bản khoa học chỉ có giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó không 18 cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ. Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người b. Phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc thông tấn) - Khái niệm: Phong cách báo chí (thông tấn) là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. (Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi.) Phong cách báo chí tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết (kênh viết được dùng trên báo và tạp chí...). - Ðặc trưng : có 3 đặc trưng + Tính thông tin thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe. + Tính ngắn gọn: Văn bản báo chí thường là lối văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao. + Tính sinh động, hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn đạt hấp dẫn để khơi gợi hứng thú của người đọc, người nghe. Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác và phong phú. Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc, đặc biệt là ở các tiêu đề. c. Phong cách ngôn ngữ chính luận - Khái niệm: Phong cách chính luận được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. - Đặc trưng : có ba đặc trưng + Tính công khai về quan điểm chính trị: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện. 19 +Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở phong cách này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt. + Tính truyền cảm và thuyết phục: diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức. d. Phong cách ngôn ngữ hành chính. - Khái niệm : Phong cách hành chính được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. - Đặc trưng: có 3 đặc trưng + Tính minh xác : Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi vì vậy cần minh xác. Mỗi từ chỉ có một ý, mỗi câu chỉ có một nghĩa. + Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy định. + Tính công vụ: Là tính chất chung của cộng đồng hay tập thể vì vậy những biểu đạt cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa. e. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Khái niệm: được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. Nó không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người - Đặc trưng: có ba đặc trưng + Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn chương được xem là công cụ cơ bản để xây dựng hình tượng văn học. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành ngôn ngữ của muôn người. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan