Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận

.DOC
16
904
96

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TÔ ÔC NÔ ÔI TRÚ TỈNH Mã số ………..……… SÁNG KIẾN KINH NGHIÊ ÊM HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN. Người thực hiênÔ : Nguyễn Thị Hải Vân Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bô Ê môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác □ □ □ □ Có đính kèm : □ Mô hình □ Phần mềm □ Phim ảnh Năm học : 2012 - 2013 1 □ Hiê ên vâ êt khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. 1. 2. 3. 4. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : Họ và tên : Nguyễn Thị Hải Vân Ngày tháng năm sinh : 15 tháng 03 năm 1977 Nam, nữ : Nữ Địa chỉ : Ấp Thuận Hòa, xã Sông Thao, Huyê nê Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai 5. Điê ên thoại : 0908768222 6. Email : [email protected] 7. Chức vụ : giáo viên 8. Đơn vị công tác : Trường PT Dân tô êc Nô êi trú Tỉnh II. TRÌNH ĐÔê ĐÀO TẠO : - Trình đô ê chuyên môn cao nhất : Cử nhân - Năm nhâ nê bằng : 2000 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ Văn III. KINH NGHIÊêM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiê m ê : Giảng dạy Ngữ Văn - Số năm kinh nghiê m ê : 13 năm - Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây : không 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN. MỤC LỤC Nội dung…………………………………………………………………Trang A. Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 4 B. Tổ chức thực hiện đề tài ……………………………………………… 4 I. Cơ sở lí luận…………… ……………………………………………… 4 II. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………... 5 III. Nội dung đề tài………………………………………………………. 5 1. Ôn tập phần lí thuyết………………………………………………... 5 2. Các biện pháp thực hiện…………………………………………….. 9 IV. Hiệu quả của việc thực hiện…………………………………………. 13 V. Kết luận chung………………………………………………………... 14 VI. Các tài lệu tham khảo………………………………………………... 15 3 HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN. A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Một quan niệm về dạy văn “Khai trí, khai tâm” (Lê Ngọc Trà). Thật vậy,văn học có một tính chất đặc biệt: đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới. Nó có cả nhận thức về lí trí và tình cảm. Thực tế môn ngữ văn có một vị trí rất đặc biệt trong nhà trường. Học văn không chỉ là những tri thức về ngôn ngữ, về lí luận, về lịch sử văn chương…. mà cốt lõi của học văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn chương của mỗi con người: năng lực cảm xúc – tư duy, năng lực cảm thụ và cuối cùng là luyện tập thực hành kĩ năng viết văn. - Ai cũng hiểu được tầm quan trọng trong việc dạy kĩ năng làm văn trong nhà trường. Trong chương trình sách ngữ văn hiện nay, văn nghị luận được đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 7. Thế nhưng đây là kiểu văn tương đối khó đối với cả học sinh cấp 2 lẫn học sinh cấp 3 bởi vốn kiến thức về đời sống xã hội cũng như vốn tri thức về văn học còn hạn chế. - Thực tế những năm gần đây, số học sinh yêu thích môn văn ngày càng giảm dần; những tiết làm văn ở trường không được học sinh đón nhận một cách thích thú, say mê mà tâm trạng các em thường lúng túng, băn khoăn và lo lắng. Với tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những tâm trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa có phương pháp dễ hiểu, dễ thực hành cho học sinh; các sách giáo khoa hiện hành cũng chưa có những bài văn mẫu mực, gần gũi, thiết thực để học sinh dễ nắm bắt và vận dụng hiệu quả. - Xuất phát từ trăn trở: Làm thế nào để học sinh có thể tạo lập một văn bản nghị luận một cách nhẹ nhàng nhưng giàu sức thuyết phục? Làm sao để học sinh trình bày, kết hợp các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận một cách mạch lạc, chặt chẽ? ….Tôi mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất có thể coi là ý kiến trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin: Nhận thức là một quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay lại thực tiễn. Việc dạy học ngày nay về cơ bản là hướng dẫn học sinh theo con đường nhận thức như trên. Trong dạy- học bộp môn ngữ văn cũng vậy, việc hình thành về kiến thức, kĩ năng văn chương, ngôn ngữ và tập làm văn luôn được tiến hành từ thực tế đó là văn bản. Đối với phân môn tập làm văn nói chung, văn nghị luận nói riêng, để giúp học sinh nhận diện đặc điểm của kiểu văn bản, các thao tác lập luận cần vận dụng để tạo lập văn bản, giáo viên luôn dựa vào văn bản mẫu trong sách giáo 4 khoa. Muốn đạt được mục đích đó đòi hỏi văn bản đưa ra tìm hiểu phải có hình thức, nội dung tiêu biểu cho từng kiểu thao tác và phù hợp với những định hướng về lí thuyết của kiểu bài mà người giáo viên muốn truyền thụ cho học sinh. Hơn nữa, những lí thuyết về đặc điểm thể loại, các thao tác lập luận được vận dụng cần phải cụ thể , dễ hiểu và phù hợp với nhận thức của học sinh. Đối với văn bản nghị luận THPT, học sinh cần phải hiểu rõ luận đề cần phải bàn đến là gì? Thao tác nào phù hợp để làm rõ luận đề đưa ra?... Hầu hết các vấn đề này chưa được minh họa bằng một đề bài cụ thể trong SGK. Mặt khác, phần lí thuyết hướng dẫn học sinh cách dúng các thao tác cũng mang tính khái quát cao, rời rạc từng bài dẫn đến học sinh khó vận dụng các thao tác lập luận vào việc giải quyết một đề văn cụ thể. Từ thực tếvề mặt lí luận như trên, nguời giáo viên phải cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng trên cơ sở phải đưa ra các ví dụ đơn giản hơn kết hợp với cách diễn giảng phù hợp với nhận thức của học sinh. Nếu làm được như vậy phần nào mới có thể giúp các em làm được bài văn nghị luận cũng như xây dựng hệ thống các thao tác lập luận phù hợp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Hiện nay, số lượng học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít đi, số học sinh giỏi văn cũng theo đó mà giảm dần. Đặc biệt trong những năm gần đây, số lượng học sinh đăng kí thi đại học, cao đẳng các ngành khối C (có môn văn là chủ đạo) giảm sút đáng kể. Các kì thi tuyển học sinh giỏi không được học sinh hưởng ứng một cách tích cực’ 2. Kết quả bài viết môn văn của học sinh chưa cao, học sinh chưa rèn luyện được kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh. 3. Học sinh chưa thấy được điểm yếu, điểm mạnh trong bài viết của mình một cách toàn diện và cụ thể, chưa biết chủ động vận dụng các thao tác lập luận. 4. Học sinh chưa thật sự phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học văn, chưa cảm thụ được một vấn đề xã hội và văn chương một cách sâu sắc. 5. Bài viết của học sinh hiện nay mắc nhiều lỗi: - Không xác định được luận đề, chưa nắm rõ yêu cầu về kiểu bài và thao tác chính của đề bài, phạm vi giới hạn đề, không biết hướng triển khai bài viết như thế nào cho hợp lí. - Bài viết được tiến hành theo kiểu biết gì viết nấy, không tuân thủ các bước: tìm hiểu đề, lập dàn ý… - Cách hành văn: dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, xây dựng bố cục, kết cấu, viết bài văn hoàn chỉnh chưa được chú trọng, chưa chính xác và hợp lí…. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Ôn tập phần lí thuyết: Dân gian ta thường nói: “ Trăm hay không bằng tay quen”. Điều đó còn được Bác Hồ đúc kết thành nguyên lí giáo dục cơ bản trong nước ta hiện nay: “Học đi đôi với hành”. Chính vì vậy, trước khi rèn luyện cho học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận, tôi thấy cũng cần phải nhắc lại cho học sinh những tri thức cơ bản và cần thiết về văn nghị luận (luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận) 5 và các thao tác lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận). 1.1. Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về văn nghị luận , luận điểm, luận cứ, lập luận. Văn bản nghị luận Là loại văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Luận đề Là vấn đề mà đề bài đặt ra để người viết bàn bạc, xem xét, đánh giá Luận điểm Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận Luận cứ Là các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục được đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Lập luận Là cách nêu ra các luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một luận điểm nào đó. Từ một đề bài cụ thể, sau khi xác định luận đề, người viết sẽ xây dựng một hệ thống luận điểm cần thiết để làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm đó cần được triển khai bằng các đoạn văn có hình thức kết cấu chặt chẽ (diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng- phân- hợp) và có phương pháp lập luận hợp lí (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…). 1.2.Tìm hiểu khái niệm về thao tác về nghị luận, các thao tác lập luận thường dùng trong văn nghị luận: a) Thao tác nghị luận: Là một thao tác gồm những quy định chặt chẽ về động tác theo trình tự và yêu cầu về kĩ thuật nhất định để thuyết phục người khác nghe theo. b) Các thao tác lập luận thường dùng trong văn nghị luận: - Thao tác lập luận giải thích: Là một cách lập luận, người viết trình bày những lí lẽ để giảng giải luận điểm có kèm theo dẫn chứng cần thiết giúp cho lí lẽ thêm vững chắc, giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề được giải thích. - Thao tác lập luận chứng minh: Là một cách lập luận, người viết trình bày những dẫn chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ luận điểm có kèm theo lí lẽ cần thiết giúp cho dẫn chứng thêm xác thực, tin cậy, giúp người đọc tin rằng vấn đề được chứng minh là đúng, có căn cứ. - Thao tác lập luận phân tích: Là một cách lập luận, người viết trình bày luận điểm bằng cách chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ hơn để làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên ngoài, bên trong của đối tượng (vấn đề, sự vật, hiện tượng…) - Thao tác lập luận so sánh: Là một cách lập luận, người viết trình bày luận điểm bằng cách đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, một tiêu chí để xem xét, đánh giá, từ đó làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác, nêu bật được sự giống nhau và khác nhau giau74 chúng. 6 - Thao tác lập luận bác bỏ: Là một cách lập luận, người viết trình bày luận điểm bằng cách dùng lí lẽ sắc bén và chứng cứ xác thực để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch. Từ đó nêu lên ý kiến đúng của mình nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. - Thao tác lập luận bình luận: Là một cách lập luận, người viết trình bày luận điểm bằng cách đưa ra những đề xuất ,thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. 1.3. Tìm hiểu vai trò, mối quan hệ của các thao tác lập luận với đoạn văn, bài văn nghị luận: - Ta đã biết lập luận là cách nêu ra các luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một luận điểm nào đó. Như vậy, mỗi đoạn văn, bài văn nghị luận có thể dùng một hoặc kết hợp vận dụng nhiều thao tác khác nhau miễn là làm sao để thuyết phục người khác nghe theo ý kiến bàn luận của mình về một vấn đề nào đó. - Phải xuất phát từ mục đích nghị luận, đối tượng đang nghiên cứu, người viết mới tìm ra thao tác (phương pháp) lập luận thích hợp. - Việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau, trong đó có một, hai thao tác lập luận chủ lực. Còn lại các thao tác khác sẽ đóng vai trò bổ trợ sẽ tạo được sự thành công khi lập luận. 1.4. Việc xây dựng các thao tác lập luận cần được thực hiện ra sao? a) Thao tác lập luận giải thích: Người ta thường giải thích bằng cách : nêu định nghĩa, chỉ ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu lên những mặt lợi hại, nguyên nhân,kết quả, cách đề phòng hoặc noi theo của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. Ví dụ giải thích bằng cách nêu định nghĩa: Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. (Theo Lâm Ngữ Đường- Tinh hoa xử thế) b) Thao tác lập luận chứng minh: Người ta thường chứng minh bằng cách: Từ luận đề, ta xây dựng một hệ thống luận điểm hợp lí, rõ ràng, mạch lạc và đủ làm sáng tỏ luận đề. Sau đó, tìm một hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ và sắp xếp hợp lí, có khả năng làm sáng tỏ cho từng luận điểm. c) Thao tác lập luận phân tích: Người ta thường phân tích bằng cách: + Chỉ ra cho được đối tượng cần phân tích: Một nhận định, một văn bản, một nhân vật, một hiện tượng hoặc một vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm. + Tìm cách chia nhỏ đối tượng thành từng yếu tố, từng khía cạnh theo những tiêu chí, mối quan hệ nhất định để tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc đối tượng. 7 + Sau khi xem xét các yếu tố, tìm hiểu mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng, người viết cần đưa ra ý kiến mang tính chất khái quát, tổng hợp về đối tượng. d) Thao tác lập luận so sánh: Người ta thường so sánh bằng cách: Từ một đối tượng đan nghiên cứu, đối chiếu với một đối tượng khác nhằm tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau để rút ra một nhận xét (luận điểm) - Thao tác này nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn luận điểm của mình trong mối tương quan với đối tượng khác bởi vì mục đích của việc so sánh là để luận điểm rõ ràng hơn, cụ thể, sinh động và có sức tuyết phục hơn. - Yêu cầu: Đặt đối tượng đang nghiên cứu với đối tượng khác trên cùng một bình diện, một tiêu chí để xem xét đánh giá, sau đó nêu quan điểm riêng của người viết. - Có hai cách so sánh cơ bản: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. e) Thao tác lập luận bác bỏ: Người ta thường bác bỏ bằng cách: - Chỉ ra cho được cái sai hiển nhiên (trái với quy luật của tự nhiên, xã hội hoặc của sự sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật) trong luận điểm (ý kiến, quan điểm), luận cứ, lập luận của chủ thể phát ngôn (có thể là một cá nhân, tập thể theo một khuynh hướng nào đó) - Dùng lí lẽ vững chắc và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ, phê phán một cách thuyết phục những sai lầm, vô lí đó. - Cần có thái độ thẳng thắn, có văn hóa trong tranh luận, tôn trọng người đối thoại, tôn trọng và bảo vệ sự thật, chân lí. h) Thao tác lập luận bình luận: Người ta thường bình luận bằng cách: - Nêu bật hiện tượng, vấn đề cần bình luận: Vấn đề đó cần đảm bảo tính trung thực, khách quan và được trình bày ngắn gọn, rõ ràng. - Đánh giá vấn đề, đối tượng cần bình luận: Không nên đứng hẳn về một phía mà cần kết hợp những phần đúng, loại bỏ những phần còn hạn chế của mỗi phía để đi đến đánh giá một cách hợp lí, công bằng. Cũng cần nêu bật các mặt đúng- sai, hay- dở, lợi – hại của vấn đề theo ý kiến riêng của mính sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề cần bình luận. - Bàn bạc vấn đề, đối tượng cần bình luận: Cần nêu lên thái độ, hành động, cách giải quyết đối với vấn đề đã đưa ra, nêu lên ý nghĩa của vấn đề cũng như liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống. 8 2.Các biện pháp thực hiện: 2.1. Mô hình hệ thống các bài tập về các thao tác lập luận theo kết cấu đoạn văn: Nhìn từ kết cấu đoạn văn Bài tập dựng đoạn Đoạn dịch diễn Đoạn nạp quy Đoạn tổng- Đoạn phân- hợp xích Lập luận Lập luận Lập luận Lập luận so giải thích chứng minh phân tích sánh móc Đoạn hành song Lập luận Lập luận bác bỏ bình luận Bài tập lập luận Nhìn từ nội dung đoạn văn 2.2. Các ví dụ mẫu về các thao tác lập luận để học sinh nhận diên: a) Mẫu 1: Thao tác lập luận giải thích: Ví dụ về đoạn văn diễn dịch với lập luận giải thích: Dạy văn chưong ở phổ thông có nhiều mục đích. Trứoc hết nó tạo điều kiện cho học sinhtiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con ngưòi, kết quả là một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chưong chính là hình thức qun trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho dung và hay. Dạy văn chưong cũng là một trong những con đưòng của giáo dục thẩm mĩ. (Theo Lê Ngọc Hà- 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn). b) Mẫu 2: Thao tác lập luận chứng minh: Ví dụ về đoạn văn kiểu Tổng- phân- hợp với lập luận chứng minh: Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hung với những tên tuổi sáng chói muôn đời không quên. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng lập nên chiến công lừng lẫy. Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lựoc Nguyên Mông giành lại nền độc lập cho tổ quốc. Lê Lợi nêm mật nằm gai kháng chiến chống giặc Minh, mở rat rang sử vàng cho dân tộc. Nguyễn Hụê đại phá quân Thanh lập nên chiến công hiển hách. Những tên tuổi đó sẽ mãi mãi sống cùng non sông, đất nước. c) Mẫu 3: Thao tác lập luận phân tích: Ví dụ về đoạn văn kiểu diễn dịch với lập luận phân tích: Sách đưa đến cho ta những hiểu biết mới mẻ vê thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa xôi trên thế giới. Thật vậy, những quyển 9 sách khoa học có thể giúp ta khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất này có biết bao đất nước với khí hậu, thiên nhiên kì thú khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các vùng đất khác nhau đó với các đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, truyền thống và khát vọng. d) Mẫu 4: Thao tác lập luận so sánh: Ví dụ về đoạn văn kiểu song hành với lập luận so sánh: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Trồng cây thì phải khó nhọc chăm sóc khi cây còn non. Đến khi cây đơm hoa kết trái thì thu hoạch mùa sau nhiều hơn mùa trước. Học thì lúc đầu cũng gặp nhiều khó khăn, về sau hiểu dần, trưởng thành dần và trở thành người có học vấn. Vì vậy, trồng cây và học tập cũng có ích như nhau, nhưng cũng có điều khác biệt: Trồng cây thì tăng thêm thu nhập về kinh tế , còn học tập thì giúp con người trưởng thành về trí tuệ. e) Mẫu 5: Thao tác lập luận bác bỏ: Ví dụ về đọạn văn kiểu quy nạp với lập luận bác bỏ: Học sinh thời nay phải biết hút thuốc lá, uống rượu, vào vũ trường mới là sống “sành điệu” ư? Đó là một quan niệm sai lầm. Thuốc lá, bia rượu sẽ đẩy thế hệ trẻ vào con đường phạm pháp. Chúng ta chưa làm gì ra tiền, lấy tiền đâu để hút thuốc, uống rượu. Đó chưa kể là các chất gây nghiện sẽ dẫn đến bệnh tật. Còn vũ trường ư? Đây chính là nơi tụ tập ăn chơi nhậu nhẹt, thuốc lắc sẽ dẫn học sinh tới chỗ lơ là học tập, bỏ quên mục tiêu phấn đấu của đời mình. Không có mục đích nào cao cả hơn là tập trung vào việc học tập và vui chơi lành mạnh. h) Mẫu 6: Thao tác lập luận bình luận: Ví dụ về đoạn văn kiểu sonh hành với thao tác lập luận bình luận: Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằngỉơ trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không ? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng với,hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người khôn tận dụng luật mà thôi.Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tim cái gì khác. (Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ) 2.3. Các dạng bài tập thực hành thao tác lập luận: Dạng 1: Xác định và trắc nghiệm thao tác lập luận đã được sử dụng. Dạng 2: Xác định thao tác lập luận chủ yếu, thao tác lập luận bổ trợ. Dạng 3: Từ một luận diểm, viết đoạn văn với thao tác lập luận thích hợp. Dạng 4: Từ một luận đề, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau trong một bài văn nghị luận. Từ một đề bài cho sẵn, giáo viên gợi dẫn cho học sinh lập dàn ý, sau đó mỗi luận điểm đã tìm được ở phần than bài, yêu cầu học sinh dựng các đoạn văn với các thao tác lập luận khác nhau. 10 Đề bài: Anh (chị) hiểu như thế nào vê câu thơ sau của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” LẬP DÀN Ý: * Mở bài: - Dẫn đề: Giá trị cuộc sống của con nguời là điều mà mọi người thường trăn trở. Phẩm chát sống của con người sẽ được xác lâp trong mối quan hệ với cộng đồng. Hăm lét cũng từng nói: “Sống hay không sống. Đó là vấn đề”. Từ khi òn là một thanh niên, Tố Hữu cũng đã đi tìm lẽ sống cho mình: “Băn khoăn đi kếm lẽ yêu đời”. M. Gor- ki cũng từng nói: “Trong con người có hai khuynh hướng phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau nhiều hơn và thường xuyên hơn cả : khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn”. - Giới thiệu luận đề: Sống như thế nào để cuộc sống có ý nghĩa, sống đáng sống và sống đẹp? Đó là vấn đề mà Tố Hữu đã nhắc nhở trong hai câu thơ: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hơi bạn?” Đó cũng là vấn đề mà tấ cả chúng ta cần suy nghĩ trong cuộc sống hôm nay. * Thân bài: - Đoạn 1: Viết đoạn văn với thao tác lập luận giải thích: Giải thích: Thế nào là sống đẹp?: + Là sống có ý nghĩa và sống có mục đích, lí tưởng. + Là biết hi sinh, cống hiến, không ích kỉ, biết “nhận” và biết “cho”, biết phấn đấu cho xã hội tốt đẹp: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. + Là sống tốt, có lòng nhân hậu, biết thương yêu đùm bọc, có tình cảm lành mạnh: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” + Có tư tưởng, tình cảm đẹp, hành động đẹp. - Đoạn 2: Viết đoạn văn với thao tác lập luận phân tích: Phân tích các khía cạnh của lối sống đẹp: Để sống đẹp, ta cần rèn luyện những phẩm chất nào? + Có lí tưởng, có mục đích đúng đắn, cao đẹp. + Có tâm hồn, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh. + Có trí tuệ, kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt. + Có hành động tích cực, lương thiện. - Đoạn 3: Viết đoạn văn với thao tác lập luận chứng minh: Chứng minh lối sống đẹp bằng cách giới thiệu một số tấm gương sống đẹp: + Hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh điển hình nổi bật : suốt một đời vì dân vì nước. Quên mình vì sự nghiệp giải phóng cách mạng. Tình cảm nhân ái thương yêu vô hạn với con người, nhân loại. Trung với nước, hiếu với dân, khiêm tốn, giản dị, liêm khiết. Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. + Hình ảnh những anh hùng vì nước vong thân: Nguyễn Văn Trỗi hi sinh quyền lợi cá nhân , quan tâm đến đời sống của người khác ở từng chi tiết nhỏ nhặt. 11 Nguyễn Viết Xuân căm thù giặc sâu sắc, anh dũng hi sinh. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai Lê Văn Tám lấy thân mình làm ngọn đuốc sống để phá kho đạn giặc….. + Ngày nay, ở thanh niên học sinh vẫn có những người đang sống rất đẹp: Các thủ khoa của các kì thi tốt nghiệp, đại học- cao đẳng. Rất nhiều trong số họ có hoàn cảnh rất khó khăn, nhà nghèo, cha mẹ làm thuê, làm mướn nhưng vượt lên trên khó khăn, họ đã học rất tốt và thành đạt trong cuộc sống… Nguyễn Hữu Ân, một sinh viên nghèo ngành du lịch – ĐH mở TPHCM vừa học, vừa làm kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ ung thư giai đoạn cuối và dành thời gian chăm sóc những bệnh nhân có hoàn cảnh giống mẹ mình. + Trong văn học vẫn có những nhân vật điển hình cho lối sống đẹp: Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao đã có hành động rất cao thượng, cúi xuống nỗi đau khổ của Từ khi Từ bị tình nhân bỏ rơi cùng với một dứa con thơ và một người mẹ già mù lòa quanh năm bệnh hoạn. Đồng thời coi tình thương là lẽ sống cao nhất. Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” : tình yêu rất cao thượng, rất trong sáng, vượt lên trên những ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường trong tình yêu. ð Tuy cương vị, việc làm và hành động khác nhau, nhưng họ gặp nhau ở một điểm đó là “sống đẹp” - Đoạn 4: Viết đoạn văn với thao tác lập luận bác bỏ Bác bỏ những quan niệm không đúng về lối sống đẹp. + Thực tế không phải ai cũng xác định được quan niệm sống đẹp, vẫn có những quan niệm khác về cuộc sống: lối sống thực dụng tầm thường, chạy theo vật chất . + Coi thường những tình cảm thân thuộc, bạn bè, gia đình, cha mẹ, đồng đội, sống trên nỗi khổ của người khác. + Quan hệ với nhau mang tính chất lợi dụng trắng trợn. + Dửng dưng trước nỗi đau của người khác bằng đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ. + Sống thiếu văn hóa, sẵn sàng chà đạp người khác vì đồng tiền. - Đoạn 5: Viết đoạn văn với thao tác lập luận bình luận: Bàn luận ý nghĩa sống đẹp, nêu phương hướng phấn đấu: + Xác định lí tưởng sống, đặt ra mục đích đúng đắn cho cuộc sống: phải làm gì cho tương lai? + Xây dựng tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu , loại bỏ dần cái nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết vun vén cho bản thân cá nhân, sống vô cảm, hèn nhát, phản bội quá khứ, bạn bè, tổ quốc, sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, lười biếng. + Đấu tranh với những kẻ có hành động xấu. + Học tập để mở mang tư duy kiến thức, hành động lành mạnh, lương thiện. * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề sống đẹp. - Nhắc nhở cảnh tỉnh mọi người đừng chạy theo những cái tầm thường phù phiếm mà bỏ đi những giá trị đích thực quý báu. 12 Lưu ý: Để việc hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận bằng các bài tập đem lại hiệu quả, tôi thấy cần thiết đáp ứng những yêu cầu sau: - Trước hết, các bài học, bài tập về thao tác lập luận còn rất ít ỏi. Chính vì vậy việc tìm kiếm các tư liệu về đoạn văn, bài văn mang tính mẫu mực về các kiểu lập luận mà tôi nêu lên rất khó khăn. - Bản thân tôi cũng cố gắng sưu tầm để có thể đưa vào giáo án . Thế nhưng khát vọng thì nhiều mà năng lực còn hạn chế. Vả lại, để dạy tốt chương trình SGK THPT, tôi nghĩ cần phải có thời gian nghiên cứu. - Cuối cùng, tôi mong rằng một vài đề xuất mà tôi nêu trên có thể coi là sáng kiến kinh nghiệm thiết thực. Rất cần quí vị, các bạn đồng nghiệp công nhận, góp ý và chỉ bảo thêm. IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN: 1. Bản thân là một giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy thực trạng nhiều học sinh THPT hiện nay viết văn nghị luận rất yếu, dẫn đến tình trạng là kết quả bài viết không được cao. Lí do có thể nói là rất nhiều: do chưa nắm được kĩ lí thuyết, không được hướng dẫn những giờ thực hành luyện tập đến nơi đến chốn, chưa nắm được các kĩ năng cần thiết để tiến hành một bài viết hai tiết, số lượng tiết dạy về văn nghị luận quá ít. v. v….đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài viết của học sinh nói riêng và việc cảm thụ văn chương nói chung. 2. Song dù khó khăn đến đâu cũng phải khắc phục để giảng dạy, hướng dẫn học sinh hiểu sâu, biết kĩ, biết cách tự mình rèn luyện để nắm được những kĩ năng cơ bản giúp học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh. 3. Cũng nhờ nghiên cứu phương pháp hướng dẫn học sinh thao tác lập luận này mà bản thân tôi ngộ ra một cái nhìn đúng đắn, nghiêm túc về các tiết lí thuyết cũng như các tiết thực hành về các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Từ đó, có một thái độ tích cực trong việc luyện cho học sinh viết văn, là con đường đi đến sự thành công trong công tác giảng dạy bộ môn ngữ văn. 4. Học sinh đã có những tiến bộ đáng kể trong các bài viết của mình, cụ thể: Lớp 11A1 12 A3 12A4 Số học sinh đạt từ điểm 5 trở lên Bài viết số 1 Bài viết số 5 Bài viết số 6 29/31 (93%) 31/31 (100%) 31/31 (100%) 15/27 (55,5%) 23/27 (85,2%) 27/27(100%) 14/29 (48,3%) 19/29 (65,5%) 24/27 (88,9%) V. KẾT LUẬN CHUNG: 13 - Qua việc nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, khi tôi viết đề tài này tôi nhận thấy việc giảng dạy cho học sinh các kiến thức cơ bản và kĩ năng làm bài tập làm văn có một tầm quan trọng đặc biệt trong bộ môn ngữ văn. - Giáo viên nên có tahi1 độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc hướng dẫn cách làm bài văn để tạo động lực, niềm tin, niềm tự hào và cho học sinh có sự say mê, húng thú trong học tập, yêu thích môn học. - Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm chủ quan của bản thân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm dạy môn ngữ văn nói chung, phân môn tập làm văn nói riêng ở những năm tiếp theo được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trảng Bom ngày 10/5/2013 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân VI. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14 - “150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn” của Nguyễn Quang Ninh - “Tiếng Việt thực hành” của các tác giả : Bùi Minh Toán- Lê A- Đỗ Việt Hùng - Các sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 và các sách giáo viên. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 15 NAI TRƯỜNG PT DÂN TÔÔC NÔÔI TRU TỈNH Đô Êc lâ Êp – Tự do – Hạnh phúc Trường PT Dân tô Êc Nô Êi trú Tỉnh, ngày tháng năm 2013 PHIẾU NHÂ ÔN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIÊ ÔM Năm học 2012 – 2013 Tên sáng kiến : HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN. Họ tên tác giả : Nguyễn Thị Hải Vân Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường PT Dân tô êc Nô êi trú Tỉnh Lĩnh vực : - Quản lý giáo dục : □ - Phương pháp dạy học bô ê môn : □ - Phương pháp giáo dục : □ - Lĩnh vực khác : □ Sáng kiến kinh nghiê êm đã được triển khai áp dụng : Tại đơn vị □ Trong ngành □ 1. Tính mới : ( Đánh dấu x vào 1 trong 2 ô dưới đây ) - Có giải pháp hoàn toàn mới □ - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □ 2. Hiê Ôu quả : ( Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây ) - Hoàn toàn mới và đã áp dụng trong toàn ngành có hiê êu quả cao □ - Có tính cải tiến hoă êc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiê êu quả cao □ - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiê êu quả cao □ - Có tính cải tiến hoă cê đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiê êu quả cao □ 3. Khả năng áp dụng : ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây ) - Cung cấp được các luâ nê cứ khoa học cho viê êc hoạch định đường lối chính sách Tốt □ Khá □ Đạt □ - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiê ên và dễ đi vào cuô êc sống Tốt □ Khá □ Đạt □ - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiê êu quả hoă êc có khả năng áp dụng đạt hiê êu quả trong phạm vi rô êng Tốt □ Khá □ Đạt □ Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhâ nê của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiê êm. Xác nhâ nê của Tổ chuyên môn ( Ký tên và ghi rõ họ tên ) Thủ trưởng đơn vị ( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan