Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản vợ chồng a phủ tô hoài qua phương pháp...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản vợ chồng a phủ tô hoài qua phương pháp vấn đáp – đàm thoại và gợi tìm

.DOC
21
1118
121

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN VĂN BẢN VỢ CHỒNG A PHỦ- TÔ HOÀI QUA PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP – ĐÀM THOẠI VÀ GỢI TÌM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thập niên đầu của thế kỉ XX, nền giáo dục nước ta có bước chuyển biến quan trọng trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỉ nguyên mới. Với vai trò của môn học góp phần quan trọng vào việc trang bị vốn kiến thức khoa học nhân văn và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ, môn Ngữ văn đã có những đổi thay lớn lao nhằm hướng tới sự thống nhất chỉnh thể, đảm bảo tính liên thông đồng bộ của môn học nhằm đáp ứng cho mục tiêu đào tạo trong thời kì mới. Với nguyên tắc tích hợp và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của người học, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn được đặt ra cho người giáo viên bộ môn Ngữ văn. Đã có nhiều giờ dạy theo tinh thần đổi mới, nhiều ý kiến trao đổi, trăn trở để tìm con đường nâng cao hiệu quả dạy học thể hiện qua các cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học thôi thúc người giáo viên cần bồi dưỡng thường xuyên những tri thức cần thiết để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Theo đó, hệ thống phương pháp dạy học Ngữ văn được vận dụng hiện nay khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh sự kế thừa và phát huy một số phương pháp dạy học truyền thống, người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hôm nay đã tiếp nhận phương pháp dạy học mới theo xu thế của giáo dục hiện đại như dạy học phát triển, dạy học theo phương thức đối thoại, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề... Cụ thể là phương pháp dạy học vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm và phương pháp này đã được triển khai có hiệu quả vì “.. Nếu đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ, coi đó là một yêu cầu rất cơ bản trong công tác giảng dạy, chắc chắn người giáo viên sẽ dành cho phương pháp đàm thoại một vị trí xứng đáng trong quá trình lên lớp… Bằng con đường đàm thoại gợi mở, giáo viên tạo cho lớp học một không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình: mạch kín của giờ dạy được thực hiện dễ dàng”(“ Phương pháp dạy học văn” – 1989, Phan Trọng Luận chủ biên) Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- Xuất phát từ những lý do trên với mong muốn góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn và rèn luyện một số kỹ năng tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh, tôi mạnh dạn trao đổi, đóng góp và chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản Vợ chồng A Phủ Tô Hoài qua phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm” II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.Cơ sở lý luận 1.1 Phương pháp vấn đáp - đàm thoại Từ lịch sử hình thành của các phương pháp dạy học chúng ta có thể nhận ra rằng phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm là phương pháp được sử dụng sớm và dài lâu trong nhà trường. Lý luận dạy học cũng thường chú ý hiện tượng các phương pháp dạy học có sự tương quan gần gũi, kết hợp đan xen nhau trong quá trình vận dụng. Vì thế, có sự nối kết giữa vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm. Đàm thoại là phương pháp mà trong đó thầy đặt ra một hệ thống câu hỏi để trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại, thậm chí tranh luận... Qua hệ thống câu hỏi - đáp trò lĩnh hội được nội dung bài học. Như vậy, với phương pháp này, hệ thống câu hỏi - đáp là nguồn kiến thức chủ yếu “... là một cuộc đàm thoại giữa thầy và trò để cùng nhau vấn đáp, cùng nhau đi tìm sự thực” (Lý luận dạy học đại cương, Nghệ thuật dạy học - Nguyễn Ngọc Quang). Căn cứ vào nhận thức của người học, lý luận dạy học thường phân loại các hình thức đàm thoại thành ba nhóm chính: - Đàm thoại tái hiện: Ở hình thức này, những câu hỏi do GV chỉ cần học sinh nhớ lại rồi trả lời trực tiếp chú không cần phải tìm tòi suy luận. - Đàm thoại giải thích - minh họa: có mục đích là giải thích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, có kèm theo những thí dụ minh họa cho lời giải thích. Nội dung giải thích được cấu tạo thành hệ thống câu hỏi - lời đáp, như vậy sẽ dễ nhớ, dễ hiểu cho người học. - Đàm thoại - ơrixtic: đây là kiểu đàm thoại có mục đích sử dụng óc phân tích suy luận. 1.2 Phương pháp gợi tìm (hay gợi mở) Trong lý luận dạy học, gợi tìm còn được gọi là “dạy học tìm tòi một phần” (một mức độ của dạy học nêu vấn đề). Theo đó, người giáo viên xây dựng một hệ thống câu hỏi có logic chặt chẽ, có thể dẫn dắt liên tục sự suy nghĩ của học sinh từ quan sát đến Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- phân tích hiện tượng, từ những kết luận bộ phận đến những kết luận khái quát, hệ thống câu hỏi tạo nên cuộc đàm thoại gợi tìm, không chỉ đưa học sinh đến những tri thức tự mình tìm lấy mà còn phải chỉ ra các phương hướng, phương pháp nhằm đạt tới các tri thức đó. Nếu phương pháp vấn đáp - đàm thoại là một hình thức chứa đựng trong nó vai trò của sự dẫn dắt của cuộc trao đổi giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau thì phương pháp gợi tìm là sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên nhằm giúp học sinh đạt đến việc nắm tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Do vậy, trong quá trình dạy học, hai dạng hoạt động này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Mặc dù giáo viên đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học tác phẩm văn chương nhưng trên thực tế cho thấy trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông thời gian qua, giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức vấn đề đặt câu hỏi theo hướng vấn đáp, đàm thoại và gợi tìm, xem nhẹ vai trò chủ thể học sinh trong quá trình lên lớp, giáo viên hầu như bám vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa mà ít có sự đầu tư thật sự cho việc xây dựng một hệ thống câu hỏi theo tầm đón nhận của riêng học sinh. Qua giảng dạy, khảo sát và tham dự các tiết dạy của một số đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng, bên cạnh những ưu thế của câu hỏi trong sách giáo khoa hiện hành, việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy Ngữ văn giáo viên còn lúng túng trong cách đặt câu hỏi. Có thể nêu ra một số trường hợp như sau: - Câu hỏi thừa chữ, có quá nhiều từ phủ định, ngôn từ khá phức tạp so với ý tưởng.. - Câu hỏi đôi khi còn quá dài, quá lớn hoặc quá khó. - Dùng quá nhiều câu hỏi tái hiện nên chưa kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Giáo viên hỏi học sinh chỉ trả lời một chiều hoặc giáo viên đặt câu hỏi rồi tự trả lời... Qua đây, chúng ta đã nhận thấy giáo viên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình xây dựng nội dung bài. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa nắm rõ hoặc chưa chú ý đến bản chất của phương pháp vấn đáp- đàm thoại và gợi tìm trong quá trình dạy học và chưa xem trọng vai trò học sinh là một bạn đọc thật sự. Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói chung và việc vận dụng phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm ở nơi bản thân đang công tác nói riêng, tôi xin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn HS hứng thú với bài học, tiếp cận và khai thác tác phẩm hiệu quả hơn. Trong cấu tạo chương trình Ngữ văn 12, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được phân bố trong cụm thể loại truyện ngắn thuộc giai đoạn 1945-1975, phân phối chương trình ở tiết 58-59 (chương trình cơ bản). Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A Phủ (dân tộc Mèo). Mị là một cô gái hồn nhiên, tài giỏi, hiếu thảo. Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ cho bố mẹ. Mị định tự tử nhưng nghĩ thương bố nên lại thôi. Mị sống trong nhà thống lí như nô lệ, phải làm việc từ sáng đến tối, hết năm này qua năm khác. Vào một đêm xuân, nghe tiếng sáo, tiếng khèn gọi bạn, Mị uống rượu và muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột suốt đêm cho tới sáng hôm sau, khi A Sử đi chơi bị đánh, Mị mới được cởi trói để đi lấy thuốc cho chồng. A Phủ là chàng trai mồ côi, lao động giỏi, dũng cảm nhưng không cưới được vợ vì nghèo. Vì A Phủ đánh con quan nên bị bắt, bị đánh, bị phạt vạ. A Phủ phải đi ở đợ cho nhà thống lí để lấy tiền nộp phạt. A Phủ phải phát nương, làm rẫy, quanh năm suốt tháng ngoài rừng. Vì hổ ăn mất con bò nên A Phủ bị trói đứng vào cột suốt mấy ngày đêm liền. Cảm thương cho A Phủ, Mị đã cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Có thể nói Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm rất quen thuộc trong chương trình Ngữ văn lớp 12, giáo viên đứng lớp đã có nhiều phương pháp giảng dạy và cũng đã có nhiều bài viết đi sâu tìm hiểu về giá trị của tác phẩm này. Vì thế, với đề tài này, tôi xin phép chỉ triển khai hệ thống câu hỏi cụ thể mà không nghiêng về giải quyết nội dung tác phẩm, vận dụng phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm vào việc giảng dạy tác phẩm để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học, định hướng cho học sinh tiếp cận và khai thác tác phẩm hiệu quả hơn. Tôi xin trình bày và chia sẻ kinh nghiệm như sau: 2.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài - Câu hỏi cảm xúc - Câu hỏi tái hiện Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- - Câu hỏi hình dung tưởng tượng - Câu hỏi khái quát - Câu hỏi hiểu biết về tác giả - Câu hỏi hiểu biết nghệ thuật và nội dung tác phẩm... 2.2. Hướng triển phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm Để triển khai và áp dụng phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm trong quá trình giảng dạy tác phẩm với hệ thống câu hỏi như trên, Giáo viên nên khuyến khích, động viên học sinh tham gia bằng cách sử dụng hình thức vấn đáp tìm tòi, khắc sâu kiến thức cho học sinh tránh trường hợp nhìn – chép, đọc – chép. Có thể thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng lẻ. - Bước 2: Giáo viên chỉ định từng học sinh trả lời hoặc trao đổi nhóm, tranh luận để học sinh tự nguyện trả lời (mỗi học sinh trả lời một câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên để thời gian cho học sinh suy nghĩ câu trả lời) - Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của học sinh. Nên tiến hành thao tác trên một cách linh hoạt trong quá trình lên lớp, tránh những áp đặt công thức một cách cứng nhắc mà phải phù hợp với đối tượng học sinh ở từng lớp. 2.3. Vận dụng phương pháp vấn đáp - đàm thoại, gợi tìm hướng dẫn học sinh tiếp cận Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài *Tìm hiểu về tác giả - GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK, sau đó gợi ý cho HS qua hệ thống câu hỏi hiểu biết về tác giả + Lúc còn học ở THCS các em đã được học tác phẩm nào của Tô Hoài? + Sáng tác trước và sau Cách mạng Tháng Tám của nhà văn có gì khác nhau? + Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài? Nêu một số tác phẩm tiêu biểu? + Trong chặng đường sáng tác, ông đã đạt được thành tựu gì? HS dựa vào hệ thống câu hỏi được chia nhỏ, sẽ trả lời được phần hiểu biết về tác giả. Khi có một hệ thống câu hỏi như thế thì sẽ có nhiều HS tham gia, trao đổi và nắm bắt ngay trên lớp những hiểu biết về tác giả thay vì GV hay có thói quen gọi một HS đọc tiểu dẫn và yêu cầu HS đó tóm tắt những nét cơ bản về tác giả. Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- * Tìm hiểu về tác phẩm - GV dựa vào tiểu dẫn và văn bản và một số tài liệu HS đã đọc ở nhà, đặt cho HS một số câu hỏi thể hiện hiểu biết về tác phẩm? + Hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ Chồng A Phủ? + Tóm tắt nội dung đoạn trích? + Bố cục của đoạn trích? (câu hỏi tìm hiểu kết cấu tác phẩm) + Nêu chủ đề đoạn trích? (câu hỏi khái quát buộc HS phải khái quát được nội dung chính một cách ngắn gọn trên cơ sở tóm tắt và xác định kết cấu từng phần ở trên) * Tìm hiểu nhân vật Mị Đây là nhân vật trung tâm của truyện, chính vì thế giáo viên cần đặt một hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích nhân vật, từ đó làm nổi bật tính cách, hoàn cảnh và số phận của nhân vật. GV có thể chia nhóm cho HS thảo luận, mỗi nhóm sẽ giải quyết một vấn đề, sau đó cùng trình bày bằng hình thức cá nhân hoặc trao đổi, phát biểu ý kiến giữa các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV nhằm phát huy sự chủ động trong tiết học của các em. + Nhóm 1: Hoàn cảnh của gia đình Mị? Nguyên nhân nào khiến Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí? Suy nghĩ của em về nguyên nhân này? (Câu hỏi này vừa là sự tái hiện vừa là sự cảm nhận của bản thân HS) + Nhóm 2: Lập bảng so sánh về nhân vật Mị trước khi bị bắt làm con dâu gạt nợ và khi về làm dâu nhà thống lý ( về thái độ, ý thức sống, hoàn cảnh sống, tâm trạng..) GV gợi ý cho HS một số câu hỏi để định hướng: + Khi mới về làm dâu nhà thống lí, Mị phản ứng như thế nào? Phản ứng đó chứng tỏ thái độ gì của Mị? (Câu hỏi gợi tìm giúp HS thấy được phản ứng của nhân vật). + Mị đã trải qua những tháng ngày làm dâu như thế nào? Thái độ của tác giả khi nói về cuộc sống này của Mị? Những chi tiết nghệ thuật nào thể hiện cuộc sông khổ cực của Mị? Câu hỏi gợi tìm giúp HS phát hiện những chi tiết nghệ thuật có tác dụng khắc họa cuộc sống của nhân vật. + Nhận xét của em về cuộc sống của Mị?( câu hỏi cảm xúc), từ sự phân tích trên, HS sẽ tự do phát biểu cảm nhận về cuộc sống khốn cùng của Mị. + Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu cho phần mở đầu đoạn trích?(chú ý điểm nhìn trần thuật của tác giả?các thủ pháp miêu tả, kể, đối thoại). Đây là loại câu hỏi gợi mở Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật tác phẩm. + Nhóm 3: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị trong đêm tình mùa xuân: khát vọng tình yêu và hạnh phúc GV hướng dẫn HS chú ý đoạn từ “ Ngày tết ... đau dứt từng mảnh thịt’’, đây là đoạn miêu tả nội tâm nhân vật Mị rất tài tình của Tô Hoài. Vì vậy để nhấn mạnh dòng chảy tâm trạng của nhân vật, GV nên gợi ý cho một số câu hỏi cho HS để các em cùng thảo luận. + Dấu hiệu mùa xuân về được tác giả miêu tả như thế nào?(câu hỏi tái hiện) + Điều gì tác động đến tâm trạng Mị mạnh mẽ nhất?Từ đó, tâm trạng Mị diễn biến như thế nào? Đây là câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS tìm hiểu chuyển biến tâm trạng nhân vật (Khi nghe tiếng sáo vọng lại tâm trạng Mị bấy giờ như thế nào? Mị đã có những hành động nào? Có sự chuyển biến như thế nào về mặt tâm lí?) + Khát vọng của Mị có được thực hiện không? Vì sao? Chi tiết nào thể hiện điều đó? Câu hỏi vừa tái hiện vừa gợi tìm này hướng HS nắm bắt được diễn biến tâm trạng nhân vật. + Nghệ thuật của đoạn trích ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? Thái độ của tác giả ở đoạn này thể hiện như thế nào? Loại câu hỏi phát hiện, giúp HS phát hiện bút pháp nghệ thuật của đoạn trích, từ đó khái quát giá trị nội dung (tố cáo chế độ phong kiến miền núi trói buộc, vùi dập con người -> Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm). + Nhóm 4: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị khi cởi trói cho A Phủ: khát vọng tự do. Để HS có thể cảm nhận tốt và đi đúng hướng khi tìm hiểu dòng chảy tâm trạng của nhân vật Mị, từ khát vọng yêu đương đến khát vọng tự do, từ một con người tưởng chừng đã vô cảm vì sự tàn bạo vùi dập số phận mình, bỗng có khát vọng được tự do, GV gợi ý cho các em một số câu hỏi sau: + Thái độ của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói? Điều gì khiến Mị chú ý đến A Phủ? + Diễn biến tâm trạng của Mị? Loại câu hỏi phân tích nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật (Mị thương mình – thương người- nguyền rủa nhà thống lí – không thấy sợ - cắt dây cởi trói cho A Phủ). + Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, bấy giờ tâm trạng Mị thế nào? Hãy hình dung cảnh ấy? Nhận xét của em về hành động này? Câu hỏi nhận xét, đánh giá về nhân vật. + Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn? Loại câu hỏi phát hiện, giúp HS phát hiện bút Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- pháp nghệ thuật của đoạn trích, từ đó khái quát giá trị nội dung. * Tìm hiểu nhân vật A Phủ - GV hướng dẫn HS chú ý đoạn viết về A Phủ, trao đổi và trả lời câu hỏi sau: + Qua ngòi bút của tác giả, A Phủ được giới thiệu như thế nào? Ấn tượng của em về tính cách của nhân vật A Phủ? Câu hỏi thiên về cảm xúc nghệ thuật giúp HS tìm hiểu bước đầu về nhân vật. + Nhận xét của em về nghệ thuật của đoạn văn này? Tác dụng của nó trong việc khắc họa tính cách nhân vật A Phủ? Câu hỏi tìm hiểu nhân vật qua hình thức nghệ thuật. + Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, em hãy nêu những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật này? Đây là câu hỏi so sánh khái quát về nhân vật giúp HS thấy được những nét tương đồng và khác biệt của nhân vật. + Qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ, em hãy nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện? Loại câu hỏi khái quát giá trị nội dung của tác phẩm. * Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Dựa trên sự thảo luận, trao đổi, gợi tìm giữa GV và HS đã nắm được nội dung của tác phẩm, GV tiếp tục định hướng cho HS tìm hiểu về nghệ thuật của đoạn trích. GV có thể hệ thống lại các chi tiết, hệ thống nhân vật... để HS phát hiện bút pháp nghệ thuật của tác giả. + Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả và dựng truyện của nhà văn? Đây là loại câu hỏi phát biểu ý kiến về nghệ thuật của tác phẩm. * HS trao đổi và GV định hướng: + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biết là miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế, sinh động có cá tính ( Mị, A Phủ..). + Ngòi bút tả cảnh sinh động với những phong tục tập quán, sinh hoạt, thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc... + Lối kể chuyện, trần thuật ngắn gọn, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. + Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu chất thơ... * Hướng dẫn học sinh tổng kết GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung và nghệ thuật, lưu ý phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. - Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, truyện thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đồng thời giúp ta hiểu được cuộc sống, tâm hồn, khao khát tự do và quá trình đấu tranh để tự giải phóng mình của các dân tộc Tây Bắc lúc bấy giờ. Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- * Hướng dẫn HS củng cố kiến thức và chuẩn bị ở nhà - Ghi nhớ nội dung bài học, tóm tắt lại nội dung, nêu được chủ đề tác phẩm, những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vât Mị trong đoạn trích? - Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm? 3. Thiết kế giáo án thực nghiệm VỢ CHỒNG A PHỦ - Trích - Tô Hoài I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS - Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. - Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: - Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao. -Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. 2.Kĩ năng: -Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3.Thái độ: Tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: - Tư liệu về cuộc đời của Tô Hoài. - Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS đàm thoại, tranh luận khai thác nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 2.Học sinh: - Đọc và tóm tắt được cốt truyện, nắm được chủ đề của tác phẩm. - Soạn và trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK kết hợp với hệ thống câu hỏi mà GV đã Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- hướng dẫn cho HS. - Phân nhóm chuẩn bị tiến hành vấn đáp, đàm thoại và gợi tìm trong quá trình lên lớp. III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ( GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS qua vở bài soạn) 3.Bài mới: GV linh động dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu về I. Tiểu dẫn tác giả và tác phẩm 1. Tác giả - Học sinh đọc tiểu dẫn SGK. - Tên khai sinh: Nguyễn Sen, Sinh - GV đặt câu hỏi về cuộc đời và sự nghiệp năm: 1920, quê nội ở Thanh Oai- Hà của Tô Hoài? Đông. - GV gọi HS theo dõi trong phần tiểu dẫn để trả lời. + Lúc còn học ở THCS các em đã được học tác phẩm nào của Tô Hoài? + Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài? - Là một trong những nhà văn lớn của Nêu một số tác phẩm tiêu biểu? VHVN hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)… + Trong chặng đường sáng tác, ông đã - 1996: Được tặng giải thưởng Hồ đạt được thành tựu gì? Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. 2.Tác phẩm + Hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ Chồng a. Hoàn cảnh sáng tác A Phủ? Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 10 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây - Giới thiệu thêm về tập Truyện Tây Bắc Bắc, in trong tập "Truyện Tây Bắc"gồm 3 truyện ngắn: “Mường Giơn, Cứu Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ” 1954-1955. + Tóm tắt nội dung đoạn trích? b. Tóm tắt đoạn trích + Bố cục của đoạn trích? c. Bố cục của đoạn trích HS đọc phần tóm tắt và chia bố cục đoạn trích đã chuẩn bị (ở nhà) trong phiếu học tập trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn II. Đọc - hiểu văn bản bản. - GV có thể chia nhóm cho HS thảo luận, mỗi nhóm sẽ giải quyết một vấn đề, sau đó cùng trình bày bằng hình thức cá nhân hoặc trao đổi, phát biểu ý kiến giữa các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV nhằm phát huy sự chủ động trong tiết học của các em, sau cùng GV sẽ chốt ý chính, HS ghi bài. * Nhóm 1: Hoàn cảnh của gia đình Mị? 1. Nhân vật Mị Nguyên nhân nào khiến Mị bị bắt về làm dâu - Vì món nợ của cha mẹ nên Mị bị nhà thống lí? Suy nghĩ của em về nguyên bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống nhân này? lí. - GV định hướng cho nhóm 1: HS phải trình  Số phận con người bị rẻ rúng, coi bày rõ về món nợ truyền kiếp của gia đình thường. Mị; Thống lí Pá Tra đã đặt điều kiện với bố Mị như thế nào? Mị đã bị bắt về làm dâu ra sao? * Nhóm 2: Lập bảng so sánh về nhân vật Mị Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- trước khi bị bắt làm con dâu gạt nợ và khi về a. Trước khi bị bắt làm con dâu gạt làm dâu nhà thống lý. nợ nhà thống lí Pá Tra - Là cô gái trẻ đẹp, yêu đời, tài hoa. GV gợi ý cho HS một số câu hỏi để định - Chăm chỉ, hiếu thảo “con nay…nhà hướng: giàu” . - Khao khát tình yêu và đã từng được yêu “Một đêm khuya…tay ấy”  Có đầy đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc. + Khi mới về làm dâu nhà thống lí, Mị phản b. Sau khi bị bắt làm con dâu gạt ứng như thế nào? Phản ứng đó chứng tỏ thái nợ độ gì của Mị? - Thời gian đầu, đêm nào Mị cũng khóc, Mị về gặp cha  định tự tử nhưng vì thương cha nên Mị phải tiếp tục sống.  Mị có ý thức về sự khổ nhục của bản thân. + Mị đã trải qua những tháng ngày làm - Khi về làm vợ A Sử, Mị sống trong dâu như thế nào? Thái độ của tác giả đau khổ, tủi nhục. khi nói về cuộc sống của Mị? + Sống cam chịu, lầm lũi, mất hẳn đời sống ý thức, sống mà như chết “Tết xong…cả đêm cả ngày”, “Mỗi ngày…chết thì thôi”.. + Những chi tiết nghệ thuật nào thể hiện cuộc sống khổ cực của Mị? Câu hỏi gợi tìm giúp HS phát hiện những chi tiết nghệ thuật có tác dụng khắc họa cuộc sống của nhân vật.  Thực chất Mị chỉ là người ở không công, bị bóc lột sức lao động, bị đối xử tàn bạo, bị áp chế tinh thần. - Không gian: tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa, khe suối, căn buồng kín mít... Không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- bế tắc, luẩn quẩn… - Hành động, dáng vẻ bên ngoài: + Cúi mặt, buồn rười rượi, đêm nào cũng khóc … + Vùi vào làm việc cả ngày lẫn đêm… - Suy nghĩ: Tưởng mình là con trâu, con ngựa nghĩ rằng "mình sẽ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra + Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của phần mở đầu đoạn trích? đến bao giờ chết thì thôi…". + Ngày Tết: chẳng buồn đi chơi…  Nghệ thuật miêu tả sinh động, cách giới thiệu khéo léo, hấp dẫn, + Nhận xét của em về cuộc sống của Mị? nghệ thuật tả thực, tương phản ( câu hỏi cảm xúc), từ sự phân tích trên, HS Cuộc đời làm dâu gạt nợ là cuộc sẽ phát biểu cảm nhận về cuộc sống khốn đời tôi tớ. Mị sống tăm tối, nhẫn nhục trong nỗi khổ vật chất thể xác, tinh cùng của Mị. thần…không hy vọng có sự đổi thay. - GV dẫn: Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp nhưng không hề tiêu tan - ẩn đằng sau sự im lặng là cả một khát vọng sống mãnh liệt. * Nhóm 3: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của *Sức sống tiềm tàng của Mị: khát Mị trong đêm tình mùa xuân: khát vọng tình vọng hạnh phúc yêu và hạnh phúc Để HS có thể cảm nhận tốt và đi đúng hướng khi thảo luận, tìm hiểu dòng chảy tâm trạng của nhân vật Mị, từ khát vọng yêu đương đến khát vọng tự do, từ một con người tưởng chừng đã vô cảm vì sự tàn bạo vùi dập số phận mình, bỗng có khát vọng được tự do, Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- GV gợi ý cho các em một số câu hỏi sau: - Khi mùa xuân về: + Điều gì tác động đến tâm trạng Mị + Nghe tiếng sáo - nhẩm thầm - hát. mạnh mẽ nhất?Từ đó, tâm trạng Mị diễn + Lén uống rượu- lòng sống về ngày biến như thế nào? Đây là câu hỏi gợi trước. mở, hướng dẫn HS tìm hiểu chuyển biến + Thấy phơi phới - đột nhiên vui tâm trạng nhân vật (Khi nghe tiếng sáo sướng. vọng lại tâm trạng Mị bấy giờ như thế + Muốn đi chơi (nhắc 3 lần). nào? Mị đã có những hành động nào? + Mị quấn lại tóc, lấy váy hoa.. Có sự chuyển biến như thế nào về mặt Khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ. tâm lí?) + Khát vọng của Mị có được thực hiện - Bị A Sử trói đứng: không? Vì sao?A Sử có trói được tâm hồn + Như không biết mình bị trói. của Mị không?Chi tiết nào thể hiện điều đó? + Vẫn nghe tiếng sáo … Câu hỏi vừa tái hiện vừa gợi tìm này hướng +Vùng bước đi.. HS nắm bắt được diễn biến tâm trạng nhân vật.  Khát vọng sống vô cùng mãnh liệt, hạnh phúc đã lấn át nỗi đau về thể xác thực tại. + Nghệ thuật của đoạn trích ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? Thái độ của tác giả ở đoạn này thể hiện như thế nào? Loại câu hỏi phát hiện, giúp HS phát hiện bút pháp nghệ thuật của đoạn trích, từ đó khái quát giá trị nội dung (tố cáo chế độ phong kiến miền núi trói buộc, vùi dập con  Bằng nghệ thuật trần thuật với thủ pháp tương phản, miêu tả sự đối lập giữa hoàn cảnh sống và số phận Mị.  Tô Hoài căm phẫn, tố cáo chế độ phong kiến miền núi trói buộc, vùi dập con người -> Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. người -> Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm). + Nhóm 4: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị khi cởi trói cho A Phủ: khát vọng tự do. *Sức phản kháng mạnh mẽ của Mị: khát vọng tự do Để HS có thể cảm nhận tốt và đi đúng hướng khi tìm hiểu dòng chảy tâm trạng của nhân vật Mị, từ khát vọng yêu đương đến khát vọng tự Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- do, từ một con người tưởng chừng đã vô cảm vì sự tàn bạo vùi dập số phận mình, bỗng có khát vọng được tự do, GV gợi ý cho các em một số câu hỏi sau: + Thái độ của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói? - Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói: thản Điều gì khiến Mị chú ý đến A Phủ? nhiên, vô cảm “ ..có chết cũng thế + Diễn biến tâm trạng của Mị? Loại câu hỏi thôi ". phân tích nghệ thuật thể hiện tâm trạng -Thấy dòng nước mắt của A Phủ: nhân vật (Mị thương mình – thương người- thương mình, thương người. nguyền rủa nhà thống lí – không thấy sợ - cắt - Nguyền rủa nhà thống lý “ Chúng dây cởi trói cho A Phủ). nó thật độc ác” - Không thấy sợ.  Mị cởi trói cho A Phủ - giải phóng cho A Phủ là giải phóng cho chính mình. + Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, bấy giờ - Cởi trói cho A Phủ xong, Mị hốt tâm trạng Mị thế nào? Hãy hình dung cảnh hoảng “đứng lặng trong bóng tối’’ -> ấy? Nhận xét của em về hành động này? Câu Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm tự do, hỏi nhận xét, đánh giá về nhân vật. để tự thay đổi số phận. => Hành động tự giải thoát có tính chất tự phát song là kết quả tất yếu của một quá trình bị dồn nén, búc xúc về tinh thần đòi hỏi phải được giải thoát + Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn? Loại câu hỏi phát hiện, giúp HS phát hiện bút  Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc. pháp nghệ thuật của đoạn trích, từ đó khái quát giá trị nội dung. Sau khi định hướng để các nhóm cùng thảo luận, trao đổi, GV cùng tham gia và nhận xét, rút ra kết luận về nhân vật Mị.  Mị là tiêu biểu cho người phụ nữ Mèo nghèo khổ, có tâm hồn trong Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- sáng, yêu đời, khao khát hạnh phúc nhưng bị chà đạp đau khổ đã vùng dậy tự giải thoát. - GV hướng dẫn HS cả lớp chú ý đoạn viết về b. Nhân vật A Phủ. A Phủ, HS cùng trao đổi và trả lời câu hỏi sau: + Qua ngòi bút của tác giả, A Phủ được giới thiệu như thế nào? Ấn tượng của em * Cuộc đời: - Lúc nhỏ: Mồ côi, sống lang thang về tính cách của nhân vật A Phủ? Câu bị bắt bán - bỏ trốn. hỏi thiên về cảm xúc nghệ thuật giúp - Lớn lên: Biết làm nhiều việc, khoẻ HS tìm hiểu bước đầu về nhân vật. mạnh, không thể lấy nổi vợ vì nghèo. - Dám đánh con quan bị phạt vạ + Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, em hãy  làm tôi tớ cho nhà thống lý. nêu những nét tương đồng và khác biệt - Bị hổ ăn mất bò  bị trói, bị bỏ giũa hai nhân vật này? Đây là câu hỏi đói… so sánh khái quát về nhân vật giúp HS * Sức sống mãnh liệt: thấy được những nét tương đồng và khác biệt của nhân vật. - Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là một con người tự do, - A Phủ và Mị có những nét tương đồng không biết sợ cường quyền, kẻ ác. về số phận, họ là những lao động nghèo => A Phủ tiêu biểu cho người thanh khổ, bị áp bức bóc lột, có phẩm chất tốt đẹp. - Nếu Mị thiên về nội tâm, sức sống tiềm ẩn bên trong thì A Phủ lại là con người niên lao động nghèo khổ, bất hạnh nhưng có sức sống mãnh liệt, có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. bộc trực, thẳng thắn. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. III. Tổng kết - GV hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ SGK * Nội dung: hoặc ý nghĩa văn bản (tài liệu chuẩn KTKN). - GV đặt câu hỏi để mở rộng vấn đề. - Giá trị hiện thực: miêu tả chân + Qua số phận của nhân vật Mị và A Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- Phủ, em hãy nêu giá trị hiện thực và thực số phận của người dân nghèo nhân đạo của truyện? Loại câu hỏi khái vùng cao, phơi bày bản chất tàn bạo quát giá trị nội dung của tác phẩm. của giai cấp thống trị ở miền núi. - Gía trị nhân đạo: + Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của nhân dân lao động miền núi trước cách mạng. + Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa , tàn bạo của giai cấp thống trị. + Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt * Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của của nhân dân Tây Bắc. đoạn trích * Nghệ thuật: Dựa trên sự thảo luận, trao đổi, gợi tìm giữa GV và HS đã nắm được nội dung của tác phẩm, GV tiếp tục định hướng cho HS tìm hiểu về nghệ thuật của đoạn trích. GV có thể hệ thống lại các chi tiết nghệ thuật, hệ thống nhân vật... để HS phát hiện bút pháp nghệ thuật của tác giả. + Nêu những thành công về mặt nghệ - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển thuật của tác phẩm? hình. - HS trao đổi và GV định hướng , cho HS - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt nhắc lại một số chi tiết chứng minh nghệ - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và thuật đặc sắc của tác giả và chốt ý. phong tục tập quán của người dân miền núi - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ… Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- 4. Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc trọn vẹn Vợ chồng A Phủ và tóm tắt tác phẩm. - Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ. - Khai thác giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi áp dụng phương pháp vấn đáp – đàm thoại, gợi tìm vào tiết dạy của tác phẩm Vợ chồng A Phủ trên một số lớp thuộc khối 12 tại đơn vị đang giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đã có những ưu điểm nhất định. Về phía GV, khi áp dụng phương pháp vấn đáp – đàm thoại, gợi tìm giảng dạy Vợ chồng A Phủ đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời. Thông qua hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài bằng phiếu học tập chuẩn bị trước ở nhà hoặc khi thảo luận nhóm của HS, GV đã hướng dẫn HS chuẩn bị tốt những vấn đề cho việc vấn đáp, đàm thoại để khai thác tác phẩm hiệu quả. Hoạt động này diễn ra một cách song phương giữa GV và HS khiến giờ dạy sôi nổi, hào hứng, cuốn hút được HS. Về phía HS, lớp học rất hào hứng trước vấn đề GV nêu ra, có những câu HS trả lời với nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện cách tư duy độc lập trong quá trình vấn đáp, đàm thoại. HS thảo luận, đối thoại và tranh luận vấn đề sôi nổi hơn giờ học bình thường. Tính tích cực của HS được phát huy tối đa, HS tự do phát biểu ý kiến trình bày những cảm nhận riêng mang màu sác cá nhân rõ nét. Nhiều ý kiến hay và khá chính xác. Bằng phương pháp vấn đáp đàm thoại và gợi tìm, GV tạo cho lớp học một không khí đối thoại, tranh luận công bằng, tự do bộc lộ, trao đổi trực tiếp những nhận thức của mình. Từ đó, HS rèn luyện thói quen tự nhận thức, tự đối thoại để tìm tri thức , điều đó khiến giờ học thêm say sưa hứng thú… Kết quả kiểm tra: Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cùng một đề bài, triển khai cùng một đáp án về tác phẩm Vợ chồng A Phủ cho các lớp khối 12 dưới hình thức tự luận nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập sau giờ đọc - hiểu. Đối chiếu kết quả các lớp mà GV đã áp dụng phương pháp vấn đáp đàm thoại và gợi tìm (chúng tôi tạm gọi là lớp thực nghiệm) và những lớp chưa áp dụng (chúng tôi tạm gọi là lớp đối chứng). Kết quả Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- đạt được cụ thể như sau: Bảng phân bố điểm kiểm tra của học sinh lớp Đối chứng và lớp Thực nghiệm - Học kỳ 2 - Năm học 2012 - 2013 Đối tượng Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 0 236 HS 0 8 20 59 57 51 26 15 0 Đối chứng 0 236 HS 14 19 40 64 65 17 11 6 0 Bảng đánh giá tổng hợp kết quả bài kiểm tra của học sinh lớp Đối chứng và lớp Thực nghiệm - Học kỳ 2- Năm học 2012 - 2013 Điểm 1 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 SL % SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 236 HS 00 28 11,9 116 49,1 77 32,6 15 6,4 Đối chứng 14 236 HS 5,9 59 25 129 54,7 28 11,9 6 2,5 Đối tượng IV. KẾT LUẬN Vận dụng phương pháp đàm thoại – vấn đáp và gợi tìm trong giảng dạy giúp HS giải quyết vấn đề trong quá trình học tập là một phương thức dạy học có tính khoa học và cơ sở thực tiễn vững vàng. Điều đó thể hiện rõ quan điểm dạy học tích cực, phát huy Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2012- tính chủ động, sáng tạo của người học, là cơ sở tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Thật vậy, vấn đáp - đàm thoại, gợi tìm là con đường hướng tới đối thoại trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay nhằm đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp đối với trình độ và khả năng của từng học sinh, từng lớp, tạo điều kiện cho HS tham gia trao đổi, tranh luận và trình bày chính kiến của của bản thân trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức. Từ đó, kích thích sự say mê, hứng thú của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng và bộ môn xã hội nói chung. Đề tài “Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài qua phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm” là sự đúc kết kinh nghiệm của quá trình giảng dạy, với suy nghĩ và hi vọng người giáo viên sẽ là động lực của quá trình đổi mới phương pháp bộ môn. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và trao đổi chân thành của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng trong thực tiễn hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Biên Hòa, Ngày 09 tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Mai Lan Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan