Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học si...

Tài liệu Skkn lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 thcs

.DOC
22
1090
88

Mô tả:

Trường THCS Lê Đình Chinh MỤC LỤC TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 NỘI DUNG TRANG I. PHẦN MỞ ĐẦU 02 1. Lý do chọn đề tài 02 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 03 3. Đối tượng nghiên cứu 03 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 03 5. Phương pháp nghiên cứu 04 II. PHẦN NỘI DUNG 04 1. Cơ sở lý luận 04 2.Thực trạng 06 2.1 Thuận lợi- khó khăn 07 2.2 Thành công- hạn chế 07 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu 07 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 08 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã 08 15 16 17 18 19 20 đặt ra 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 08 11 12 16 17 18 21 nghiên cứu 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 18 22 23 24 của vấn đề nghiên cứu III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 2. Kiến nghị: 19 19 19 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hoá học trong trường trung học cơ sở giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tri thức của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... G v: Võ Văn An 1 Trường THCS Lê Đình Chinh của hoá học. Học hoá là để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học... Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của con người... Để đạt được mục đích của học hoá học trong chương trình thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 THCS” với mục đích xây dựng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương I hóa học lớp 9, nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. Để đạt các mục tiêu đó thì đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,…Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội. Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác G v: Võ Văn An 2 Trường THCS Lê Đình Chinh thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương I hóa học 9. 2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương I hóa học lớp 9. Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Hứng thú học tập của học sinh trong môn hóa học khi lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một số bài học trong môn Hóa học 9. Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 9A1; 9A2; 9A3; 9A4 của trường THCS Lê Đình Chinh. Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học. 4 . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Một số bài dạy trong chương 1 hóa học lớp 9. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 9 - Học kỳ I năm học 2015-2016 của trường THCS Lê Đình Chinh - Quảng Điền- Krông Ana- Đăk Lăk. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 9. Mục tiêu chương trình hóa 9 để xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học phát G v: Võ Văn An 3 Trường THCS Lê Đình Chinh huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn. Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu: Luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa… Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa học 9 ở trường THCS Lê Đình Chinh - Quảng Điền- Krông Ana- Đăk Lăk Tổng hợp các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài dạy cụ thể ở chương 1 hóa học 9. II . PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống mang tính giáo dục. Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, từ đó để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.Trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau: G v: Võ Văn An 4 Trường THCS Lê Đình Chinh Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,… Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, kiến thức sinh học, vật lý…, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau, khí oxi có khối lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ ít khí oxi nên không khí loãng. Tuy nhiên để dạy theo cách trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn thì ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập mà còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 2. THỰC TRẠNG G v: Võ Văn An 5 Trường THCS Lê Đình Chinh Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm. Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất . * Thực tế giảng dạy cho thấy: Môn hoá học là một trong những môn học khó, nếu không có bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. 2.1. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi. Đa số học sinh ngoan có ý thức kỷ luật cao, học tập khá đều đa số ham thích học tập môn hóa học. Đội ngũ giáo viên trẻ năng động đầy nhiệt huyết với công việc Trường THCS Lê Đình Chinh luôn nhận được sự quan tâm, và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo. Phòng giáo dục và lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của nhà trường đặc biệt là về chuyên môn. * Khó khăn. G v: Võ Văn An 6 Trường THCS Lê Đình Chinh Môn hóa học còn mới mẻ với các em, thời gian học lại không nhiều nên việc học tập cũng gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt. Năng lực học tập của học sinh không đồng đều. Ý thức học tập của một số em chưa cao, còn xem nhẹ việc học tinh thần học tập chưa tốt . Một số học sinh kinh tế gia đình còn gặp khó khăn bố mẹ chưa có thời gian để quan tâm tới việc học của con em mình. 2.2. Thành công, hạn chế. * Thành công. Với nội dung của đề tài này sau khi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy học sinh các em chủ động và tự tin hơn trong học tập. * Hạn chế. Để đề tài trên được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đem lại hiệu quả cần phải có lượng thời gian nhất định, nên với lượng thời gian phân bố như hiện nay khi áp dụng khó đem lại hiệu quả như mong muốn. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu. * Mặt mạnh. Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh không còn lúng túng khi gặp hay giải thích môti số hiện tượng thực tế trong đời sống liên quan đến môn học. * Mặt yếu. Kiến thức về hóa học đối với học sinh còn mới mẻ với các em, với thời lượng 2 tiết / tuần khó có thể có đủ thời gian để mở rộng hay giảng giải cho các em, nên việc truyền thụ kiến thức gặp phần nào khó khăn. Kiến thức hóa học tương đối đa dạng và phức tạp nên đối tượng học sinh yếu kém vẫn còn lúng túng khi vận dụng hay giải thích một số hiện tượng thường ngày. 2.4. các nguyên nhân, các yếu tố tác động. Khi dạy môn hóa học tôi nhận thấy việc phát hiện tìm tòi suy luận dựa vào kiến thức hóa học để giải thích cho một hiện tượng nào đó của các em còn G v: Võ Văn An 7 Trường THCS Lê Đình Chinh yếu, nên việc gây hứng thú cho các em về môn học còn khó khăn, ảnh hương tới chất lượng môn học. 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Vấn đề học tập của học sinh, cũng như việc truyền thụ kiến thức của giáo viên trong dạy học nói chung rất đa dạng. Tuy nhiên mỗi thầy giáo, cô giáo luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong dạy học. Mỗi môn học, mỗi đơn vị, mỗi lớp học đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Riêng môn Hóa Học mà tôi trực tiếp giảng dạy tại đơn vị Lê Đình Chinh bước đầu cũng gặp những khó khăn nhất định, phần nào còn mới mẻ, lạ lẫm với học trò, nội dung kiến thức khá trừu tượng. Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn hạn chế chưa có phòng thực hành thí nghiệm cho môn học nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng môn học. Tuy vậy được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đã phần nào giải quyết được khó khăn. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học bản thân luôn tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, đã truyền được cảm hứng cho các em, chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt. 3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 9 THCS” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”. Các hình thức tổ chức thực hiện: G v: Võ Văn An 8 Trường THCS Lê Đình Chinh Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích. Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi, nước thải của sinh hoạt…có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn. Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. Lồng ghép môi trường vào bài dạy: Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bắt gặp như: nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp...; khói bụi của các phương tiện giao thông, của các khu công nghiệp,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không? Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy G v: Võ Văn An 9 Trường THCS Lê Đình Chinh còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em, Liên hệ thực tế, Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày, sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào? Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học tập. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình …sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những G v: Võ Văn An 10 Trường THCS Lê Đình Chinh lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày. Khi học xong bất kỳ vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng cho thực tế cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, hứng thú hơn. Từ đó các em sẽ tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên nên cố gắng đưa ra một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp. 3.1 Mục tiêu của giải pháp biện pháp Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm trang bị cho học sinh một cách có hệ thống về phương pháp giải các dạng bài tập hóa học giải thích tình huống, nhằm giúp cho học sinh có khả năng vận dụng tốt dạng bài tập này, rèn cho học sinh khi gặp dạng bài tập nào đều có khả năng định hướng được cách giải. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG I HÓA HỌC 9 G v: Võ Văn An 11 Trường THCS Lê Đình Chinh CHƯƠNG I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ Câu 1: Giải thích tại sao trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn? Giải thích được chất rắn xuất hiện như một lớp màng mỏng trên mặt hố nước vôi là do xảy ra phản ứng; Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 1: Tính chất hóa học của oxit-Khái quát về sự phân loại oxit. Câu 2: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ? Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: CaO + H2O  Ca(OH)2 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2: Một số Oxit quan trọng Câu 3: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy...) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. G v: Võ Văn An 12 Trường THCS Lê Đình Chinh 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong bài 2: Một số Oxit quan trọng, ý thứ 2 có thể liên hệ khi học bài 29: Axit Cacbonic và muối Cacbonat Câu 4: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ thấp ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối G v: Võ Văn An 13 Trường THCS Lê Đình Chinh hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày. NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O Áp dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng tăng. Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric ở bài 3: Tính chất hóa học của A xit.. Câu 5: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ? Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của bazơ ở Bài 7:Tính chất hóa học của Bazơ Câu 6: Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ? Giải thích: Vôi tôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chống khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3  + H2O Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi hiđroxit ở Bài 8:Một số Bazơ quan trọng Câu 7: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào? Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học: G v: Võ Văn An 14 Trường THCS Lê Đình Chinh 0 t Ca(HCO3)2   CaCO3↓ + CO2↑ + H2O 0 t Mg(HCO3)2   MgCO3↓ + CO2↑ + H2O Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch) Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học một số muối bị nhiệt phân hủy (ở bài 9: Tính chất hóa học của muối). Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng. Câu 8: Vì sao nước mắt lại mặn? Giải thích: Nước mắt mặn vì trong nước mắt có một lượng nhỏ muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt các câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 10: Một số muối quan trọng. Câu 9: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ? Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt hai câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên hệ thực tế trong ở bài 11: Phân bón hóa học Câu 10: Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích câu tục ngữ sau? Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên G v: Võ Văn An 15 Trường THCS Lê Đình Chinh Giải thích: Tia lửa điện phát ra từ sấm sét trong cơn mưa làm xẩy ra phản ứng N2 + O2   2 NO và sau đó xẩy ra một chuỗi các phản ứng hóa học như sau: NO  o2  NO2   HNO3 , một lượng nhỏ HNO3 tan theo nước mưa thấm vào đất , hòa tan một số muối khoáng trong đất làm tạo ra một lượng đạm nitrat ( NO3- ) và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho keo đất đã làm cho cây trồng trở nên tốt tươi hơn. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt hai câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên hệ thực tế trong ở bài 11: Phân bón hóa học Câu 11: Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa ? Giải thích: Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ môi trường trong bài 11: Phân bón hóa học Câu 12: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón vôi bột? Giải thích: Thành phần của vôi bột gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua. Áp dụng: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các bài đã học trước để trả lời dẫn vào bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 3.3 . Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp như đã nêu trên cần đảm bảo các điều kiện sau. G v: Võ Văn An 16 Trường THCS Lê Đình Chinh Đối với Giáo viên: Phải tìm hiểu sâu về kiến thức SGK cũng như kiến thức về cách xác định các hiện tượng hóa học. Nghiên cứu kỹ các mục tiêu kiến thức hoá học rồi vận dụng để tìm các ví dụ. Nghiên cứu kỹ các mục tiêu để có phương pháp tổ chức dạy học đúng hướng không mâu thuẫn với nội dung. Phần chuẩn bị bài của giáo viên có vai trò quyết định trong sự thành công của tiết dạy. Vì vậy đòi hỏi giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng, cùng các phương tiện dạy học cần thiết trước khi lên lớp. Nếu chuẩn bị tốt cho giờ lên lớp giáo viên sẽ rất nhẹ nhàng và không bị lúng túng trong khâu xử lý kiến thức, tổ chức các hoạt động dạy học tập và từng tình huống sư phạm xảy ra trên lớp đồng thời khéo léo phân bố thời gian hợp lý trong tiết dạy để đưa các ví dụ có liên quan đến cách xác định tình huống hoá học trong nội dung của từng bài học mà mục đích của bài yêu cầu. Thái độ của giáo viên cũng là nhân tố rất quan trọng trong việc góp phần vào sự thành công của tiết học vì mọi hoạt động dạy học luôn diễn ra sự tương tác về tâm lý, hoàn cảnh giữa giáo viên với học sinh. Giáo viên ngoài dạy kiến thức còn truyền cho các em ý thức để học tập. Trong dạy học cần có phần đặt vấn đề vào bài mới và kết thúc vấn đề sau khi hoàn thành từng phần cũng như toàn bài học giúp học sinh tăng hưng phấn khi vào bài và cảm thấy thoải mái khi giải quyết được các vấn dề. Giờ học phải có bầu không khí không căng thẳng, phát huy được tinh thần thi đua có nhận xét phê bình, tuyên dương, chấm điểm nhằm khích lệ tinh thần tự học của học sinh. Giáo viên cần phân loại học sinh để có phương pháp cũng như yêu cầu các bài tập phù hợp, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn học sinh sửa sai cho học sinh, lắng nghe các ý kiến phản hồi từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp. 3.4. Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Các biện pháp giải pháp đã nêu ở trong đề tài có thể dùng cho giáo viên tham khảo khi dạy các tiết bài mới, tự chọn, có thể dùng đề tài này để phụ đạo G v: Võ Văn An 17 Trường THCS Lê Đình Chinh học sinh ít hứng thú môn học, hay bồi dưỡng học sinh giỏi tùy mức độ hiện tượng.Tất cả các các dạng nói trên có mỗi quan hệ với nhau là giải thích hiện tượng hóa học ở các khía cạnh khác nhau, do đó để học tốt môn hóa học thì giáo viên cần phải giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức trong từng tiết học. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy “Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học hóa học” kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: Đã rèn luyện được cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là: Khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các hiện tượng trong thực tế. Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác. Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp. Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao. Với cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn nữa, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường . Đề tài này được áp dụng thực hiện đối với học sinh khối 9 học kỳ I năm học 2015-2016 mặc dù học sinh có năng lực học tập không đều nhau nhưng sau khi áp dụng đề tài nhìn chung các em đã có hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt. Những em học sinh trung bình thì tiến bộ rõ rệt, Kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt nhất là những bài kiểm tra nhỏ sau mỗi tiết dạy. Khả năng khắc sâu kiến thức của học sinh khá tốt thông qua các tiết dạy trên lớp và các bài kiểm tra sau khi áp dụng đề tài. Kết quả ở HKI năm học 2015-2016 môn hóa học 9 của trường như sau : G v: Võ Văn An 18 Trường THCS Lê Đình Chinh Năm học Khá , giỏi Trên TB Dưới TB HKI (2014-2015) 20,5% 63,4% 36,6% HKII (2014-2015) 22,4% 70,1% 29,9% HKI (2015-2016) 30,3% 89,7% 10,3 % Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt III . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Để có những tiết học đạt hiệu quả cao luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa ” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài này, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy học hoá học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan . Nhìn chung học sinh có thái độ hứng thú học tập và yêu thích bộ môn hoá học hơn. 2. KIẾN NGHỊ Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường đang là vấn đề bức xúc. Để dạy hoá học trong nhà trường có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh. Đối với Phòng GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình G v: Võ Văn An 19 Trường THCS Lê Đình Chinh giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên. Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Quảng Điền, ngày 10 tháng 2 năm 2016 Người Viết Võ Văn An NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu ) G v: Võ Văn An 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan