Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện t...

Tài liệu Skkn một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường thcs dur kmăn

.DOC
21
987
55

Mô tả:

SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sách, báo có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội như VI. Lênin đã nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Với nhà trường thì sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì sách báo là học liệu cần thiết nhất, là người bạn gần gũi nhất của thầy và trò. Giáo viên cần có sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách giáo khoa để giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Học sinh cần có sách tham khảo, sách giáo khoa, sách bài tập, sách thiếu nhi để học tập và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Ngoài ra trong thư viện cũng còn có những loại báo, tạp chí… cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường. Chính vì vậy từ lâu thư viện có vai trò quan trọng, trở thành bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong nhà trường. Nhận thức được vị trí, vai trò của sách, báo không những nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường mà còn nâng cao đời sống tinh thần của bạn đọc. Việc sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và học sinh, đội ngũ cán bộ thư viện trường học không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, trau dồi, mở rộng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo viên và học sinh đối với sách, báo. Giáo viên và học sinh có ý thức khi tham gia đọc sách, tìm tòi, khám phá những cái hay, cái mới trong cuốn sách. Tích cực tìm kiếm thông tin trên Internet (Thư viện điện tử) phục vụ cho việc học tập, nâng cao dân trí, thẩm mĩ ngay tại thư viện. Bên cạnh đó việc đọc sách của một số bộ phận giáo viên và học sinh chưa chủ động, chưa tích cực, lựa chọn những tài liệu không phù hợp với lứa tuổi, khối lớp của mình, chưa biết khai thác vốn tài liệu hiện có của thư viện. Do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Mặt khác để thư viện không phải là “kho chứa sách” mà thư viện cần phải phát huy hết vị trí, vai trò, chức năng của mình không những là nơi lưu giữ sách, CBTV: Nguyễn Thị Liên 1 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn báo, tạp chí và các loại tài liệu, các văn bản chỉ đạo của đảng, các cấp, các ngành mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa trong nhà trường. Là nơi bạn đọc đến để mượn sách, tìm kiếm thông tin đáp ứng nhu cầu của bạn đọc góp phần thúc đẩy phong trào giảng dạy và học tập của đông đảo giáo viên và học sinh. Xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu trong học sinh và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho mỗi thành viên trong nhà trường. Là một cán bộ thư viện trẻ mới ra trường lại công tác trong một ngôi trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra những biện pháp tích cực làm thế nào để đưa sách báo đến gần với học sinh nhiều hơn. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể và sự tham gia tích cực của tổ cộng tác viên thư viện nên tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ: “Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. * Mục tiêu: - Để đưa tài liệu đến với bạn đọc nhiều hơn - Giúp cho bạn đọc tiếp cận được với vốn tài liệu phong phú của thư viện. Lựa chọn những tài liệu phù hợp với mình nhằm phát huy vai trò của sách góp phần nâng cao dân trí, nâng cao thẩm mĩ, tư tưởng đạo đức của bạn đọc. - Vòng quay của vốn tài liệu được tăng cường, tình trạng sách “chết”, sách bị bỏ quên trong kho sẽ hạn chế. * Nhiệm vụ Nghiên cứu, lựa chọn và đưa ra những biện pháp nhằm đưa tài liệu có trong thư viện đến với bạn đọc nhiều hơn 3. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp để sách, báo, tạp chí… (tài liệu) ở thư viện trường THCS Dur Kmăn đến với bạn đọc. CBTV: Nguyễn Thị Liên 2 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn 4. Giới hạn của đề tài. Cán bộ viên chức và học sinh trường THCS Dur Kmăn trong 02 năm (năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017) 5. Phương pháp nghiên cứu. Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp như: * Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về thư viện - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông qua sổ mượn sách của giáo viên và học sinh, sổ thống kê bạn đọc * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra nhu cầu hứng thú đọc của bạn đọc - Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế tình hình đọc sách của bạn đọc - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm * Phương pháp thống kê toán học II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận * Cơ sở khoa học Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm sách, báo, tạp chí, các văn bản giúp người ta tìm hiểu về vấn đề gì ví dụ như tài liệu học tập, tài liệu tham khảo đọc tại thư viện… Bạn đọc ở thư viện trường THCS Dur Kmăn đó là toàn thể cán bộ viên chức và học sinh trong nhà trường. Sách, tài liệu chứa đựng những kinh nghiệm của loài người được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự tiến bộ của loài người có được là nhờ tiếp thu, CBTV: Nguyễn Thị Liên 3 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn khai thác và phát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại. Chỉ ra được sự phát triển những tri thức của các thế hệ trước để lại. * Cơ sở pháp lý Bám sát theo điều 1 chương 1 quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông. Cũng đã nhấn mạnh: “Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiêm cứu cho học sinh. Tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”. Bám sát các tiêu chuẩn theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Bám sát và thực hiện theo công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Trong những năm qua, song song với các văn bản chỉ đạo, kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành đều nói tới vị trí, vai trò cũng như tác dụng của thư viện trường học. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana cũng có những văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác thư viện vào đầu năm học. Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của trường THCS Dur Kmăn. Căn cứ quy chế làm việc của trường THCS Dur Kmăn năm học 2016 – 2017. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu CBTV: Nguyễn Thị Liên 4 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Trường THCS Dur Kmăn là một ngôi trường đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp. Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số học sinh toàn trường. Năm học 2015 – 2016 tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn” nhưng hiệu quả mang lại chưa cao đã đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu của bạn đọc. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc trường THCS Dur Kmăn năm học 2016 – 2017 tôi đã tiếp tục nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để có thể đưa vốn tài liệu của thư viện đến với bạn đọc nhiều hơn. Đặc điểm của sách: Tổng số vốn tài liệu là 4063 bản sách. Nguồn sách cơ bản đa dạng, phong phú, có đầy đủ các loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách nghiệp vụ, sách đạo đức, sách biển đảo, sách kỹ năng sống… đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Bên cạnh đó nguồn sách được bổ sung hàng năm chưa mới, chưa có tính thời sự, tài liệu địa phương còn hạn chế. Vốn tài liệu trong thư viện chưa có sự chọn lọc phù hợp theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. Vì nguồn bổ sung chính là sách nhà nước tài trợ (nguồn này có chọn lọc về nội dung nhưng rất hạn chế về số lượng), chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Cơ sở vật chất cơ bản phục vụ được nhu cầu của bạn đọc. Tổng diện tích kho sách và phòng đọc là 54 m 2. Chỗ ngồi dành cho giáo viên và cho học sinh chung. Thư viện mở cửa phục vụ 6 buổi/ tuần. Các khâu xử lý kỹ thuật như đăng kí, đóng dấu, dán nhãn, phân loại, mô tả, sắp xếp… được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên vào những giờ cao điểm, những buổi sinh hoạt chủ điểm… thì thư viện không thể phục vụ được hết nhu cầu của bạn đọc. Hàng ngày có khoảng hơn 100 học sinh có nhu cầu đọc trong khi thư viện có 40 chỗ ngồi không đáp ứng hết nhu CBTV: Nguyễn Thị Liên 5 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn cầu của các em. Học sinh học 2 buổi/ ngày đa số nhà các em ở cách xa trường 5 – 10 km nên các em ở lại trường vào buổi trưa mà thư viện không đáp ứng được nhu cầu của các em trong lúc nghỉ giải lao. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc, bổ sung tài liệu mới đã được tiến hành thường xuyên. Do đó đa số các em học sinh ham đọc sách, yêu thích sách nhưng các em vẫn chưa biết lựa chọn những loại sách phù hợp với mình. Đối với các em học sinh đầu cấp (khối 6) các em đến thư viện chỉ thích đọc, tìm những sách, truyện có nội dung ngắn, truyện tranh, truyện cổ tích. Các em học sinh có học lực khá thì các em lại thích đọc những loại sách tham khảo, sách ôn tập, sách bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao dân trí, thẩm mĩ, đạo đức… Còn các em có học lực thấp hơn thì các em thích đọc các loại truyện thiếu nhi, tiểu thuyết… Sau khi được tư vấn về sách, vai trò của sách đối với trường học và đời sống xã hội thì nhu cầu của bạn đọc đối với sách không ngừng tăng cao. Hàng ngày có khoảng 100 – 120 lượt bạn đọc tài liệu truyền thống, 50 – 60 lượt bạn đọc truy cập tài liệu điện tử (thư viện điện tử). Nhà trường đã mở được một lớp phổ cập giáo dục tại buôn Krang với 20 em học sinh. Các em không có điều kiện để đến thư viện đọc sách. Mặc dù được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ từ một trường cao đẳng nhưng lại là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm nên tôi không khỏi bỡ ngỡ trước nhiệm vụ được giao. Tôi luôn trăn trở, băn khoăn nhất là làm thế nào để đưa được vốn tài liệu này đến tay bạn đọc nhiều hơn trong khi kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và hoạt động thư viện ngày càng được quan tâm. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Với một cán bộ chuyên trách nhưng chưa có kinh nghiệm trong thực tế đây thực sự là một thử thách và nhiệm vụ nặng nề đối với tôi. Tuy nhiên được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các thầy cô giáo, sự tham gia tích cực của tổ cộng tác viên thư viện và sự nỗ lực của bản thân năm học 2016 – 2017 tôi đã mạnh dạn tiếp tục đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp CBTV: Nguyễn Thị Liên 6 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn”. Thư viện mở cửa phục vụ 10 buổi/ tuần. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Tìm ra những giải pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn. Giúp bạn đọc tiếp cận được vốn tài liệu của thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nâng cao dân trí, thẩm mỹ, tư tưởng đạo đức của toàn xã hội. Tăng số vòng quay của sách Nâng cao công tác phục vụ bạn đọc từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thư viện ở trường THCS Dur Kmăn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trường THCS Dur Kmăn đóng trên địa bàn xã Dur Kmăl là xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Năm học 2016 – 2017 tổng số cán bộ viên chức toàn trường là 40, tổng số học sinh là 414 với 15 lớp. Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các cấp các ngành và sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường với các cấp chính quyền thư viện đã được đầu tư xây dựng ngay tại vị trí thuận lợi cho bạn đọc, không gian thoáng mát, dễ chịu. Tuy nhiên phòng đọc của giáo viên và học sinh còn chung nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của bạn đọc. Sau một thời gian trăn trở tôi đã tìm ra giải pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu của bạn đọc một cách tốt nhất, giúp các em tiếp cận với tài liệu có trong thư viện ngày càng nhiều hơn. Tôi lên kế hoạch cụ thể và được sự đồng ý của Ban giám hiệu tôi đã bắt đầu kế hoạch của mình. Một là xây dựng không gian thư viện * Thư viện góc lớp (Góc thư viện) CBTV: Nguyễn Thị Liên 7 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Thư viện góc lớp là các giá, tủ để sách để ở cuối lớp hoặc ở bên trên góc lớp thuận lợi cho các em tìm đọc. Tùy thuộc vào điều kiện của từng lớp mà bố trí các giá sách, kệ sách, tủ để sách cho phù hợp. Mô hình này bắt đầu từ mô hình trường học mới Việt Nam. Hiện thư viện trường THCS Dur Kmăn đã xây dựng được 6 thư viện góc lớp tại các lớp học mô hình trường học mới Việt Nam và đang được nhân rộng ra tất cả các lớp học khác trong nhà trường. Thư viện góc lớp cũng bao gồm tất cả các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiếu nhi, báo, tạp chí, dụng cụ học tập được đặt lên kệ, tủ để sách làm bằng sắt, gỗ sơn màu xinh xắn, trang trí đẹp mắt. Thư viện góc lớp do các em trong ban học tập, ban thư viện lớp phụ trách trông coi, cho mượn (gọi là cộng tác viên thư viện và các em học sinh này cũng nằm trong tổ cộng tác viên thư viện của nhà trường). Phương châm của mô hình này là học sinh có thể đọc sách bất kì lúc nào có thời gian rảnh rỗi, không cần đến thư viện mà vẫn có thể đọc sách. Học sinh có thể đọc sách trong giờ giải lao, những lúc ở lại buổi trưa mà thư viện không mở cửa. Giáo viên đứng lớp là người hướng dẫn học, học sinh tự quản lý tủ sách của lớp mình đồng thời nâng cao vai trò của của công tác xã hội hóa thư viện. Các em học sinh có thể mang sách của mình đến lớp trao đổi cho nhau để đọc làm phong phú thêm tủ sách của lớp mình. CBTV: Nguyễn Thị Liên 8 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Sau khi các bạn lớp mình đọc hết sách thì tổ cộng tác viên thư viện và các em học sinh phụ trách có trách nhiệm đem sách xuống thư viện đổi để lấy sách khác về cho lớp mình đọc. Hoặc các em có thể luân chuyển sách giữa tủ sách của lớp mình với tủ sách của các lớp bạn. Nếu thấy có tình trạng bị mất mát, hư hỏng thì phải báo ngay cho cán bộ thư viện để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu tình trạng trên. Hàng tháng thư viện tiến hành họp tổ cộng tác viên thư viện và nghe các em báo cáo tình hình hoạt động tại các thư viện của lớp mình. Cán bộ thư viện sẽ giúp các em giải quyết những vướng mắc, khắc phục những khó khăn trong việc trông coi, cho mượn sách để tránh mất mát, hư hỏng, thất thoát trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó cán bộ thư viện cũng tuyên dương, khen thưởng những thư viện góc lớp có số lượng sách nhiều nhất, phong phú nhất, bảo quản sách tốt nhất và đặc biệt là số vòng quay của sách tăng… * Thư viện xanh (thư viện ngoài trời) Thư viện xanh (Thư viện ngoài trời) là mô hình thư viện đa dạng, phong phú thu hút được đông đảo bạn đọc. Thư viện ngoài trời sách được để trong các túi sách, giỏ sách, hộp sách do các em học sinh tự làm. Những túi sách, giỏ sách, hộp sách này được treo dưới tán cây xanh, gầm cầu thang, hành lang lớp học. Mô hình thư viện ngoài trời có thể tận dụng được các khoảng không xanh còn trống của nhà trường, không đòi hỏi nhiều phòng đọc, ghế đọc tuy nhiên lại yêu cầu sự tự giác cao của học sinh trong việc bảo quản và giữ gìn sách và chỉ thực hiện được vào các ngày nắng. (Học sinh đang đọc sách tại thư viện ngoài trời) ) CBTV: Nguyễn Thị Liên 9 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Thư viện xanh được thực hiện 1 lần/ tuần do cán bộ thư viện và các em học sinh trong tổ cộng tác viên thư viện, lớp trực tuần đó thực hiện. Lớp trực có nhiệm vụ mang ra vào đầu buổi học và cất vào sau khi tan trường. Bởi vì sách để ngoài trời rất chóng bị hư hại. Cán bộ thư viện và các em học sinh trong tổ cộng tác viên thư viện theo dõi, hướng dẫn, quản lí việc mượn đọc của học sinh. Học sinh có thể đọc sách dưới gốc cây, ghế đá trong các giờ ra chơi, giải lao hoặc trước khi vào lớp. Cuối buổi trả lại vào các túi sách, giỏ sách, hộp sách. Mỗi túi sách, giỏ sách, hộp sách đựng được khoảng 3 – 5 quyển sách tùy thuộc vào sách dày hay mỏng. * Xây dựng tủ sách lưu động Năm học 2016 – 2017 nhà trường đã vận động học sinh bỏ học đi học lại và mở được một lớp phổ cập tại buôn Krang, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana. Lớp học gồm có 20 học sinh chủ yếu là học sinh đồng bào. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh tại đây thư viện đã lên kế hoạch xây dựng tủ sách lưu động tại đây. Tủ sách lưu động này bao gồm các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiếu nhi được trang trí rất đẹp để thu hút các em đến lớp. Hàng tuần cán bộ phụ và giáo viên dạy có trách nhiệm trách (Tủ sách tại Buôn Krang) lớp mang sách ở tủ sách mình phụ trách về đổi lấy sách mới và để cán bộ thư viện kiểm tra bảo đảm nội dung sách luôn mới và phù hợp với học sinh. Bạn đọc có thể phản ánh, góp ý các loại sách, báo, tài liệu về cho giáo viên giảng dạy và cán bộ phụ trách lớp để giáo viên giảng dạy và cán bộ phụ trách phản ánh về cán bộ thư viện sau đó CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 10 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn cán bộ thư viện thay đổi đưa xuống các loại sách theo yêu cầu và nguyện vọng của các em hoặc lên kế hoạch đề xuất với lãnh đạo nhà trường mua sắm, bổ sung. Hai là công tác quần chúng của thư viện * Thường xuyên giới thiệu sách mới Tuyên truyền giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các thư viện đặc biệt là thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện trường phổ thông. Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác toàn bộ vốn tài liệu của thư viện đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện một cách hữu hiệu nhất. Có nhiều phương thức tuyên truyền giới thiệu sách mới như giới thiệu sách trên bảng giới thiệu sách của thư (Buổi tuyên truyền giới thiệu sách) viện, giới thiệu sách, điểm sách trong các buổi chào cờ do cán bộ thư viện hoặc học sinh thực hiện, buổi phát thanh măng non do lớp trực tuần thực hiện, buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, kết hợp với tổng phụ trách đội tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo sách, cuộc thi tìm hiểu về sách, trả lời các câu hỏi về sách, nói chuyện về sách theo các ngày lễ lớn trong năm, biên soạn thư mục giới thiệu sách… Phương pháp này giúp bạn đọc cập nhật được những tài liệu mới nhất, nắm được thông tin, kiến thức một cách nhanh chóng mang lại hiệu quả cao. * Tổ chức ngày hội đọc sách Việc tổ chức ngày hội đọc sách nhằm giới thiệu nguồn tri thức và vốn tài liệu của thư viện hiện đang lưu giữ tới đông đảo bạn đọc và các em học sinh giúp CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 11 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn các em khai thác và tiếp cận với nguồn tài liệu quý báu trên. Bên cạnh đó tạo không gian văn hóa vui tươi bổ ích cho các em, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, hình thành thói quen thường xuyên đọc sách, khơi dậy trong cán bộ giáo viên và các em học sinh tinh thần yêu sách, rèn luyện và nêu cao văn hóa đọc giúp các em trau dồi thêm kiến thức để phục vụ cho việc học tập. Qua đó giáo viên cũng có thể tham khảo để phục vụ việc giảng dạy tốt hơn. Tại ngày hội đọc sách bạn đọc không chỉ được cán bộ thư viện, giáo viên và các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện hướng dẫn cách đọc sách, khám phá những điều hay trong cuốn sách mà còn hướng dẫn các bạn tham gia vào công việc sắp xếp sách, báo, tài liệu lên tủ, giá một cách khoa học, giữ gìn, bảo quản sách. Hình thức tổ chức ngày hội đọc sách phong phú, đa dạng như trưng bày và giới (Ngày hội đọc sách) thiệu (Học sinh thi vẽ tranh tại ngày hội đọc sách) sách theo )) chủ điểm, thuyết trình những cuốn sách hay, thi xếp sách nghệ thuật, thi kể chuyện theo sách, tổ chức các trò chơi vận động gắn với những câu chuyện có trong các cuốn sách vừa đọc… Bạn nào cũng tỏ ra hào hứng và phấn khởi. Thông qua ngày hội đọc sách thư viện còn phát động phong trào quyên góp sách tới toàn thể cán bộ viên chức và học sinh trong toàn trường với tinh thần “góp một cuốn sách nhỏ để đọc ngàn cuốn sách hay” * Thi viết báo tường CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 12 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Thư viện phối hợp với nhà trường, liên đội tổ chức cuộc thi viết báo tường nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Báo tường là tiếng nói của học sinh. Qua đó các em có thể ghi những cảm nghĩ về thư viện, về sách. Mỗi cuốn sách, mỗi bài báo các em đọc, mỗi câu chuyện các em được nghe đều để lại những ấn tượng, những suy nghĩ và được phản ánh trên báo tường. Báo tường còn tập hợp những kinh nghiệm đọc và làm theo sách của các em học sinh. Qua đó cán bộ thư viện cần kịp thời biểu dương những gương tốt, những bài báo tường hay và phê bình những hiện tượng xấu trong việc thực hiện nội quy của thư viện. Ba là thành lập câu lạc bộ bạn đọc – Ban tư vấn về sách * Câu lạc bộ bạn đọc Thành lập câu lạc bộ bạn đọc phù hợp với từng lứa tuổi, nhu cầu, sở thích của từng nhóm bạn đọc như câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ văn học, câu lạc bộ em nói tiếng anh, câu lạc bộ thể dục thể thao… Câu lạc bộ bạn đọc nhằm đưa tài liệu của thư viện đến từng nhóm bạn đọc và nhu cầu học tập, nghiên cứu, vui chơi, giải trí của học sinh. Hình thức hoạt động của câu lạc bộ bạn đọc: tuyên truyền giới thiệu sách, bình sách, tọa đàm về sách… Hoạt động: câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần/1 tuần với các nội dung như giới thiệu sách mới, kể một câu chuyện ngắn, đọc một bài thơ trong các buổi phát thanh măng non do các em học sinh có giọng đọc xuất sắc thực hiện, sinh hoạt chủ điểm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, hỗ trợ cán bộ thư viện xử lý nghiệp vụ sách mới nhập về, hỗ trợ kiểm kê, sắp xếp tài liệu, tuyên truyền vận động các bạn khác tham gia câu lạc bộ… để không ngừng học tập và rèn luyện. * Ban tư vấn về sách CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 13 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Tư vấn, gợi mở, giới thiệu những đầu sách hay, những đầu sách có nội dung gần giống (tương tự) khi bạn đọc có yêu cầu về một đầu sách nào đó mà hiện tại trong thư viện không có. Giới thiệu một cách hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục để học sinh có hứng thú với cuốn sách đó. Bên cạnh đó ban tư vấn về sách còn phải hướng dẫn hoạt động đọc. Tư vấn thông tin cho người dùng tin Giúp người dùng tin định hướng hoạt động đọc Giúp bạn đọc tiết kiệm thời gian trong việc tìm và chọn tài liệu Giúp khai thác tối đa tính hữu dụng của tài liệu, giá trị sử dụng, ứng dụng về mặt tri thức của tài liệu. Có sự hướng dẫn đúng, kịp thời thì người dùng có thể tìm đọc nhiều tài liệu, một tài liệu đến được với nhiều người. Từ đó phát huy tính hữu dụng của tài liệu, hạn chế tài liệu “chết” của thư viện, tăng vòng quay của tài liệu. Góp phần phát triển tính tích cực của người đọc Ban tư vấn về sách gồm lãnh đạo nhà trường, cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh. Thầy cô giáo giảng dạy cần lồng ghép vào trong các tiết học, trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chủ điểm để các em hiểu hơn về vai trò và tác dụng của sách cũng như tài liệu trong việc tự học, tự nghiên cứu nâng cao tri thức cho bản thân. Đồng thời thầy cô giáo giảng dạy cần khuyến khích những bài viết sáng tạo hướng các em tìm tòi qua sách, báo, tài liệu… Nhà văn Maxim Gorki nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi chân trời mới”, “Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xã xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời” (A.U-Pít). Bốn là làm mới cho thư viện Đây là một trong những khâu quan trọng của nghiệp vụ thư viện. Làm mới cho thư viện (hay còn gọi là xây dựng vốn tài liệu cho thư viện) là thường xuyên đổi mới vốn tài liệu đảm bảo cho vốn tài liệu được đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Bằng cách chọn lọc những tài liệu có giá trị từ thị trường tài liệu đồng thời thanh lọc CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 14 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn những tài liệu không còn giá trị ra khỏi vốn tài liệu. Từ đó nâng cao chất lượng vốn tài liệu của thư viện. Công tác này đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có kiến thức rộng, có năng lực, hiểu được nhu cầu của bạn đọc từ đó tìm ra những giải pháp bổ sung kịp thời những sách phù hợp với bạn đọc theo danh mục sách tối thiểu do bộ giáo dục và đào tạo cung cấp, những sách mang tính thời sự. Đồng thời cán bộ thư viện kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để bổ sung những sách, tài liệu mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Ngoài ra cán bộ thư viện phải biết tìm tòi, sưu tầm, trang bị những sách, tài liệu mang tính giáo dục truyền thống địa phương. Đây cũng là những tài liệu mang tính giáo dục cao, gần gũi với bạn đọc đặc biệt là bạn đọc ở thư viện trường THCS Dur Kmăn. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Để đưa tài liệu đến với (Sách giáo dục truyền thống địa phương) (Sách mang tính thời sự) bạn đọc nhiều hơn thì trước hết người cán bộ thư viện phải xây dựng được không gian thư viện sau đó tìm ra những biện pháp để bổ sung, trang bị những tài liệu mới, xây dựng vốn tài liệu cho thư viện. Từ đó đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giới thiệu sách để thu hút bạn đọc đến thư viện, đến với sách nhiều hơn (hay còn gọi là việc luân chuyển sách, tài liệu đến với bạn đọc nhiều hơn). Các giải pháp và biện pháp đưa ra đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, phù hợp với kế hoạch tổ chức và hoạt động của thư viện. Các giải pháp và biện pháp này phải được thực hiện thường xuyên, CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 15 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn tiến hành đồng thời, liên tục, hỗ trợ cho nhau để nó thực sự là cầu nối giữa tài liệu và bạn đọc. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Năm học 2016 – 2017 tôi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn”. Qua theo dõi sổ mượn của giáo viên và học sinh, sổ thống kê bạn đọc, sổ theo dõi báo, báo cáo của tổ cộng tác viên thư viện, sổ quyên góp sách… thì tỉ lệ giáo viên và học sinh tiếp cận với sách ngày càng nhiều, số vòng quay của sách tăng lên đáng kể, vốn tài liệu được bổ sung phong phú với nhiều đầu sách hay và phù hợp với bạn đọc (chủ yếu là do bạn đọc quyên góp sách cho thư viện). Giáo viên và học sinh yêu sách, ham đọc sách khơi dậy niềm đam mê sách, tìm tòi, khám phá để nâng cao sự hiểu biết của mình. Cứ mỗi giờ ra chơi, sau tiết học thể dục, các tiết học trống, các buổi ở lại trường buổi trưa… bạn đọc lại tìm đến sách, đến thư viện. Đây cũng là một cách giúp bạn đọc giải trí sau những giờ học tập vất vả, căng thẳng. Góp phần giảm tình trạng, thời gian học sinh tham gia chơi các trò chơi không lành mạnh như chơi game, chát… Kết quả đạt được cụ thể như sau: Vòng quay của sách: CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 16 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Số lượt bạn đọc: BạnHọc kì II năm học 2015 - 2016 Thời gian 14173 lượt bạn đọc đọc Giáo Học kì II năm học 2015 – 2016 viên Học kì I năm học 2016 - 2017 Vòng Học kì I năm học 2016 - 2017 Số sách quay Ghi chú mượn18942 lượt bạn đọc của sách 266 6,65 Tổng số CBVC 344 8,6 nhà trường 40 Tổng số học Học kì II năm học 2015 – 2016 12374 28,6 sinh toàn Học trường: 432 sinh Tổng số học Học kì I năm học 2016 - 2017 16671 40,3 sinh toàn trường: 414 Vốốn tài liệu: Thời gian Số lượng sách quyên góp Năm học 2015 – 2016 200 bản sách Học kì I năm học 2016 – 2017 303 bản sách III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Những biện pháp mà thư viện trường THCS Dur Kmăn thực hiện có lẽ chưa phải là những sáng kiến mới lạ đối với các thư viện trường TH và THCS đặc biệt là thư viện các trường TH và THCS ở những vùng có điều kiện thuận lợi (vùng đồng bằng, thị trấn, thành phố) nhưng tôi tin với thư viện các trường TH và THCS ở vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các trường có phân hiệu thì nó lại là biện pháp hữu ích, thực hiện đơn giản và có hiệu quả. Bằng cách làm trên CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 17 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn thư viện trường THCS Dur Kmăn đã xây dựng được vốn tài liệu cơ bản đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, đưa tài liệu đến tận tay bạn đọc giúp bạn đọc có thể tiếp cận được tài liệu, yêu sách, ham đọc sách, thúc đẩy phong trào đọc sách, báo trong nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập nhà trường đi lên. Năm học 2016 – 2017 tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn” không sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và tiếp tục nghiên cứu thực hiện ở những năm tiếp theo và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện. 2. Kiến nghị * Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc xây dựng vốn tài liệu và đưa sách đến bạn đọc * Đối với nhà trường Đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. * Đối với các cấp chính quyền địa phương Công tác xã hội hóa cho thư viện cần được chú trọng, quan tâm hơn để phục vụ việc học tập của con em được tốt hơn. * Đối với Phòng giáo dục Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện để cán bộ thư viện có điều kiên giao lưu học hỏi Tổ chức các cuộc thi cán bộ thư viện giỏi Quan tâm hơn nữa tới công tác thư viện tại các trường vùng sâu vùng xa Có kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết cho công tác thư viện CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 18 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn Dur Kmăl, ngày 16 tháng 02 năm 2017 Người viết Nguyễn Thị Liên IV. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện.- NXB Văn hóa thông tin, 2002 2. Đoàn Thị Liên, Trần Xuân khóa. Một số vấn đề về nghiệp vụ thư viện trường học.- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006 3. Lê Thị Chinh. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học.- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013 4. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện dùng cho trường phổ thông.- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 5. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 16 tháng 1 năm 1998 của Bộ giáo dục và đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông. 6. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. 7. Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. CBTV: Nguyễn Thị Liên Kmăn 19 Trường THCS Dur SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn V. MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.........................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2 4. Giới hạn của đề tài...........................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................3 1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................................4 3. Nội dung và hình thức của giải pháp..............................................................7 a. Mục tiêu của giải pháp..................................................................................7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp................................................7 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng......................................................................................16 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................17 1. Kết luận...........................................................................................................17 2. Kiến nghị.........................................................................................................18 IV. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................19 CBTV: Nguyễn Thị Liên 20 Trường THCS Dur Kmăn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan