Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt hơn môn ngữ văn ở trường trung h...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt hơn môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông

.DOCX
16
1013
75

Mô tả:

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT HƠN MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Người thực hiện: TRƯƠNG THỊ LUYẾN Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Có đính kèm: Phần mềm Năm học: 2012 - 2013 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI 1 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT HƠN MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” TRƯƠNG THỊ LUYẾN 2 MỤC LỤC A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ B. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của chủ đề 1. Những khảo sát cần thiết đầu tiên 2. Thường xuyên kiểm tra việc học bài cũ của học sinh 3. Luôn bao quát học sinh trong giờ dạy 4. Xây dựng hệ thống câu hỏi chú ý đến học sinh yếu kém 5. Tăng cường hoạt động của học sinh yếu qua hoạt động nhóm 6. Phân loại bài tập 7. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh 8. Cần nắm được kiến thức cơ bản 9. Giữ mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò 10. Tạo cơ hội để học sinh gỡ điểm III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU IV. KIẾN NGHỊ C. PHẦN III: KẾT THÚC 1. Kết luận 2. Tài liệu tham khảo A. 4 5 6 6 7 8 8 9 10 11 11 12 12 13 13 14 15 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 3 Cùng với môn Toán thì Ngữ Văn cũng là một môn rất quan trọng, nhưng trong những năm gần đây thực trạng dạy và học đang là vấn đề được đề cập đến rất nhiều, đặc biệt là vấn đề học sinh học yếu và ít hứng thú với các môn học xã hội, trong đó có môn Ngữ Văn. Trong giờ học, các em luôn có những biểu hiện tiêu cực như: ít phát biểu, khả năng đọc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá trình làm bài lủng củng, thiếu mạch lạc và hành văn không mang tính văn chương. Đặc biệt là kỹ năng trình bày bài luyện nói trước tập thể của các em rất yếu kém: không tự tin và tác phong không nghiêm túc. Việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thiết yếu được quan tâm hàng đầu đã đem đến nhiều phương tiện học văn tích cực đã giúp tiết văn đạt hiệu quả cao, song học sinh học yếu môn văn là một tồn tại khách quan. Điều đó một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản, một phần do các em không hứng thú với môn học, không biết cách học dẫn đến kết quả chưa tốt. Dù là lí do gì nhưng giúp đỡ học sinh yếu là vấn đề quan trọng và cần thiết đang được giáo viên , các các cấp lãnh đạo, phụ huynh đặc biệt quan tâm. B. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. TỔNG QUAN 1/ Cơ sở lý luận: 4 Trước thực trạng đó giáo viên không nên chán nản, bỏ cuộc và đổ tất cả lỗi cho học sinh. Người xưa có câu: “Tiên trách kỷ-hậu trách nhân”, muốn trách người thì phải trách mình trước! Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần xem lại phương pháp dạy của mình, cách thức truyền đạt kiến thức của mình đến học sinh. Quan trọng là thái độ của người dạy đối với người học như thế nào trong những tình huống người học có lỗi như: không thuộc bài, không làm bài, làm chuyện riêng, phát biểu linh tinh…Nói chung là phải có lòng bao dung, vị tha, phải đứng trên quan điểm khách quan, có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp để lôi cuốn học sinh đến gần hơn và yêu thích môn Văn hơn. 2/ Cơ sở thực tiễn: Tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn cách dạy chính là cách học. Tuy nhiên cách học không chỉ do các đặc điểm cá nhân của người học quy định, mà còn do tính chất và đặc điểm của nội dung học tập, mục đích học tập cũng như điều kiện học tập quy định. Đồng thời việc lựa chọn cách dạy còn phụ thuộc vào quan điểm và mục đích dạy học, cũng như trình độ kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy của người dạy . Qua thực tế giảng dạy, tôi có những nhận xét như sau: Thứ nhất, thực tế học văn ở học sinh còn nhiều điều đáng nói, đáng bàn, thống kê chất lượng hàng năm ở trường (qua kết quả thi để khách quan hơn) cho thấy tỉ lệ học sinh yếu kém là rất lớn. Thứ hai, xuất phát từ đối tượng học tập: nhìn chung, trong một lớp học bao giờ cũng có các đối tượng khác nhau: học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi. Những em khá giỏi bao giờ cũng dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản, ngược lại điều này lại không dễ dàng gì đối với học sinh yếu. Vì vậy không chỉ áp dụng một phương pháp một hình thức, một nội dung cho các loại đối tượng khác nhau trong một tiết học. Dĩ nhiên là cần chú ý đến các mặt kiến thức chung (mục tiêu cần đạt của các bài học ). Thứ ba , xuất phát từ đặc thù môn Ngữ văn - môn học của khám phá và sáng tạo. Vậy nên trước một tiết học tôi thường đặt câu hỏi: Học sinh khá, giỏi sẽ tiếp thu thêm những gì, học sinh yếu kém tiếp nhận được những gì?... Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã thu thập thêm một số nguyên nhân khiến học sinh học tập không đạt chất lượng. - Do không có sự chuẩn bị bài tốt như: không đọc trước văn bản, không học bài cũ, không soạn bài mới … - Do tính đặc trưng của bộ môn: đòi hỏi học sinh phải đọc bài nhiều lần trước khi phân tích văn bản. 5 - Ý thức tự giác học tập ở các em chưa cao. - Gia đình chưa thật sự quan tâm. Nhất là không coi trọng các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. - Phương pháp dạy của giáo viên chưa thật sự lôi cuốn học sinh. - Điều quan trọng là các em không thích môn Ngữ văn. Trước tình hình đó, tôi rất lo lắng và quyết tâm phải tìm ra những giải pháp nhằm giúp các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn. Điều mà tôi ôm ấp và quyết định thực hiện là sẽ đổi mới một số hình thức trong quá trình giảng dạy, kết hợp phương pháp truyền thống để giúp học sinh yếu học tốt hơn môn Ngữ văn Chất lượng học tập của học sinh sa sút do nhiều nguyên nhân và muốn khắc phục được thực trạng trên thì cần phải phối hợp thực hiện nhiều hoạt động. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt hơn môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông”. Đây không phải là chuyện ngày một ngày hai sẽ đạt được kết quả ngay, mà đòi hỏi có lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và bằng những phương pháp thật cụ thể, thiết thực. Trong quá trình giảng dạy, với suy nghĩ làm thế nào để khắc phục dần tình trạng học sinh yếu kém, tôi đã tiến hành một số biện pháp và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 1. Những khảo sát cần thiết đầu tiên Trường THPT Tôn Đức Thắng nằm ở ấp 3, xã Phú Lập, huyện tân Phú, tỉnh Đồng Nai, là một xã ở vùng sâu vùng xa, đầu vào chất lượng học sinh còn thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn, hầu hết phụ huynh và học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập, đặc biệt là các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn. Vì vậy, vào đầu năm học, thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm tại lớp cần phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém, tôi thường lập một bảng theo dõi như sau: Lớp Học sinh Kiến thức Điểm yếu cần khắc phục Diễn đạt Kĩ năng 6 Bảng này dùng cho việc ghi chú cả năm học. Có như vậy mới đánh giá được sự tiến bộ của học sinh trong năm. Công việc này không tốn nhiều thời gian bởi vì nó được làm đồng bộ trong quá trình chấm bài, trả bài. Mỗi lớp chỉ cần đình kèm vào sổ điểm cá nhân một bảng theo dõi này. Sau khi nhận diện học sinh yếu kém, cần phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để giúp đỡ các em kịp thời. Một số nguyên nhân chính là: - Hổng kiến thức từ các lớp dưới - Gặp khó khăn trong việc hiểu bài - Khả năng tập trung ngắn nên dễ dàng bị xao nhãng trong giờ học. - Nhiều câu hỏi đặt ra khó nên dần dần nảy sinh tâm lí e ngại, sợ phát biểu xây dựng bài - Khả năng diễn đạt yếu - Sai nhiều lỗi chính tả - Học sinh ngại đọc sách… 2. Thường xuyên kiểm tra việc học bài cũ cho học sinh Việc làm này được thưc hiện vào 10 – 15 phút đầu tiết học, có thể gọi từ 2, 3 đến 4 em và mạnh dạn cho đến điểm 10, không cần thiết đủ cột kiểm tra miệng là ngừng không gọi trả bài nữa, một số em có thể gọi 5 hoặc 6 lần/ học kỳ ( đây là những em thường xuyên không thuộc bài hoặc trả bài chỉ đạt điểm 4, 5 ), điểm nào lớn nhất thì lấy. Những em không thuộc bài tạm thời cho điểm kém và hẹn hôm sau ( ngày bất kỳ ) sẽ trả bài lại. Thỉnh thoảng nhắc các em : “Một, hai tuần nữa sẽ có kiểm tra 15 phút” nhưng không qui định cụ thể ngày nào. Việc làm này tạo cho học sinh tâm thế sẽ bị giáo viên kiểm tra bất cứ lúc nào khi đến lớp, buộc các em phải học bài trước ở nhà ( Mưa lâu thấm đất ), nếu không muốn bị điểm kém ( kiểm tra 15 phút có 3 cột vẫn có thể kiểm 4 – 5 lần – điểm nào lớn lấy ). 3. Luôn bao quát học sinh trong giờ dạy Khi cho học sinh đọc bài, quan sát xem các em có dò bài theo không, thường các em hay lợi dụng giáo viên chú tâm vào bài đọc mà làm việc riêng như ngủ gục ( với nhiều tư thế khác nhau để qua mặt giáo viên ), xếp hình, thậm chí nhiều em bấm điện thoại… 7 Đặt câu hỏi và gọi nhiều đối tượng trả lời, chú trọng nhiều đến những em yếu kém. 4. Xây dựng hệ thống câu hỏi chú ý đến học sinh yếu kém. Để tiếp cận một tác phẩm văn chương tốt phải có sự rung động và cảm nhận sâu sắc, song để có được những rung động đó ở học sinh nhất là học sinh yếu là rất ít do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, từ đó ta còn nhận thấy việc hiểu bài của học sinh còn khăn hơn nữa. Bên cạnh nội dung câu hỏi vừa sức, bám sát kiến thức trọng tâm, cũng phải chú ý đến kĩ năng đặt câu hỏi: Lời văn ngắn gọn, dễ hiểu; không nên đặt những câu hỏi dài, rườm rà gây khó hiểu, mà nên đặt câu hỏi phát hiện, tái hiện, khái quát cho đối tượng này hơn là các câu hỏi suy luận, vận dụng để các em nắm bài tốt hơn. Ví dụ: Khi dạy bài “Đại cáo bình Ngô”, phần I- Tác giả: Những câu hỏi tái hiện vừa sức với đối tượng học sinh này như: - Nguyễn Trãi được sinh ra trong một gia đình như thế nào? - Nguyễn Trãi sống dưới những triều đại nào? - Những sự kiện nào trong cuộc đời ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cứu nước và sự nghiệp văn thơ của ông? - Kể tên những tác phẩm chính? - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi? Cũng nội dung trên đối với học sinh trung bình trở lên tôi đặt những câu hỏi khái quát suy luận, vận dụng: - Bản thân em đánh giá như thế nào về Nguyễn Trãi? - Những yếu tố nào góp phần tạo nên những thành công trong sáng tác của Nguyễn Trãi? - Chứng minh Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất?... 5. Tăng cường hoạt động của học sinh yếu qua hoạt động nhóm Như tôi đã trình bày ở trên thì trong quá trình dạy và học thì phương pháp là yếu tố quan trọng, bên cạnh những phương pháp truyền thống thì thảo luận nhóm là một biện pháp mới đang được giới thiệu và bồi dưỡng cho giáo viên. Theo ý kiến của nhiều nhà sư phạm, nhà nghiên cứu giáo dục, cần phải khắc phục ngay lối học thụ động đã được hình thành trong nhiều năm qua bằng cách khuyến khích học sinh chủ động và tích cực hơn trong việc học thong qua việc cho học sinh thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 8 Phương pháp thảo luận nhóm trong học tập là phương pháp học sinh không còn làm việc cá nhân mà làm việc chung với nhau bằng những nhóm nhỏ, thảo luận những vấn đề giáo viên đề ra nhằm mục đích tìm hiểu nội dung và tự giải đáp vấn đề đó được giải quyết với sự giám sát điều chỉnh chung của lớp học và của giáo viên. Nhưng vấn đề đặt ra là thảo luận nhóm tronng lớp sẽ được diễn ra như thế nào cho hiệu quả, mục tiêu của nó là gì? Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng với những câu hỏi thảo luận nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm, học sinh thảo luận và cử đại diện trình bày. Chính vì thế đây là việc làm của học sinh trung bình trở lên. Học sinh yếu không tham gia được ý kiến nào (thời gian quy định) lại càng không thể làm đại diện nhóm trả lời. Mặt khác không phải cứ chia nhóm là tất cả mọi thành viên đều tích cực mà còn có tâm lí ỷ lại vào nhóm trưởng. Như vậy một số học sinh khác sẽ biến thành thụ động. Vậy làm sao để tất cả học sinh tham gia thảo luận nhóm đều thu được kết quả cao từ hoạt động này? Tôi làm như sau: - Thứ nhất , tích cực giám sát khi nhóm thảo luận, giáo viên đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của học sinh. Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có tôi tìm cách đưa các em vào hoạt động chung của cả nhóm. - Thứ hai, không nên bao giờ để học sinh tự cử đại diện nhóm trả lời mà giáo viên gọi bất kì một em nào trong nhóm. Hoặc có một tình huống , tôi chỉ định em A đại diện nhóm trả lời (A học yếu môn Văn). Khi biết A là người trình bày thì nhiều em khác cùng tham gia ý kiến giảng giải, bổ sung thêm cho em ở mức tốt nhất , và như thế sẽ giúp A có thêm hiểu biết kiến thức và có ý thưc hơn việc học của mình. - Trong tình huống khác, tôi cũng tăng cường hoạt động của các em trong thảo luận nhóm bằng cách cho các em tự đổi chéo bài cho nhau và tự chấm, hình thức này phù hợp với các bài trắc nghệm hay kiểm tra kiến thức Văn học sau khi chấm ghi kết quả vào bài. Với thao tác như trên, giáo viên yêu cầu được tất cả học sinh cùng tham gia tiết học, đặc biệt là học sinh yếu, đồng thời phát huy hiệu quả của thảo luận nhóm, thực chất là chia sẻ, trợ giúp, chung sức, lắng nghe, thuyết phục. 6. Phân loại bài tập: 9 Trong một tiết học, đến phần bài tập, giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm học sinh yếu làm, bài 2 nhóm trung bình, bài 3 nhóm khá – giỏi, như vậy mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu, nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường như nhau thì học sinh yếu không theo kịp thậm chí không biết gì. Đồng thời những lỗi thường gặp ở học sinh yếu đều phải được chú trọng sửa chữa, uốn nắn qua các bài tập. Bài tập về nhà cũng tương tự như trên. Ví dụ: Sau khi học xong đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ở lớp 10A, tôi giao bài tập cho học sinh ở các mức độ khác nhau như sau: - Nhóm 1(yếu): thống kê các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích? Mỗi biện pháp nghệ thuật nêu một ví dụ minh họa. - Nhóm 2 (trung bình): Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”? - Nhóm 3 (khá, giỏi): Giá trị nhân đạo trong đoạn trích “Trao duyên”. 7. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh: Qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, tôi cũng lưu ý mức độ tiến bộ của các em, đánh dấu vào bảng theo dõi ở trên, nhận xét những em có tiến bộ để động viên cố gắng hơn. Chẳng hạn những em diễn đạt lủng củng được lưu ý nên viết những câu ngắn gọn, ít thành phần thì qua bài viết này có tiến bộ gì không? Thực tế nhờ vào bảng ghi chú cá nhân như đã nói ở trên, trong giờ học, trong bất kì tình huống nào tôi cũng có thể nhận xét các em ở mặt này hay mặt khác đã tiến bộ hay chưa. 8. Cần nắm được kiến thức cơ bản: Vài năm trở lại đây, đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn được dư luận đánh giá khá tốt không những đảm bảo những nội dung cơ bản trong chương trình phổ thông mà còn phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi, nhất là học sinh yếu, thì mỗi thí sinh ngay từ bây giờ cần phải có kế hoạch để ôn tập dần những kiến thức đã học một cách hợp lý. Thông thường một đề thi môn Ngữ văn có kết cấu 3 phần. Ngoài các câu hỏi về kiến thức văn học, còn có câu hỏi về phần kiến thức xã hội. Bởi vậy, bên cạnh việc nắm vững các tác giả tác phẩm học sinh cần có vốn hiểu biết nhất định về cuộc sống. 10 Để làm tốt các câu hỏi phần văn học, học sinh phải nắm được những vấn đề về tác giả, tác phẩm. Tùy theo đặc thù của từng thể loại mà các em có cách ghi nhớ và ôn tập riêng. Đối với tác phẩm thơ, yêu cầu đầu tiên là phải thuộc được những đoạn thơ tiêu biểu, nắm được bố cục từng phần cũng như chủ đề tư tưởng của cả bài và cảm hứng sáng tác chủ đạo. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng chính là yếu tố giúp học sinh hiểu sâu hơn và khai thác mạch cảm xúc của tác giả. Để phân tích và cảm nhận được giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, học sinh cần nắm được thao tác kỹ năng đi từ việc phát hiện các biện pháp nghệ thuật, các hình ảnh để khái quát lên nội dung và tư tưởng bài thơ. Các câu hỏi xoay quanh thể loại này thường hướng tới cách hỏi cụ thể đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng phân tích tốt. Song bất cứ đoạn thơ nào khi phân tích hay bình giảng người viết cần chú ý đến vai trò của đoạn trích trong tổng thể văn bản. Với tác phẩm văn xuôi, ngoài các kiến thức chung về tác giả (về tiểu sử, đặc điểm phong cách sáng tác) thì ở thể loại văn xuôi cũng có những đặc thù riêng. Đó là đề tài, những nội dung tư tưởng mà tác giả đề cập trong tác phẩm. Khi học về thể loại này, học sinh cần nắm được cốt truyện, các chi tiết độc đáo và một số đoạn văn xuôi tiêu biểu để khi cần có thể lấy dẫn chứng minh họa. Nếu như ở thể loại thơ cảm xúc trữ tình, những hình ảnh, cấu tứ là yếu tố dựa vào đó để học sinh có thể khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm thì khi tiếp cận tác phẩm truyện học. 9. Giữ mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò: Một số giáo viên khi bước vào lớp có nhiều học sinh yếu kém, học sinh cá biệt trong lòng đã cảm thấy không vui, gọi 3 em lên trả bài, 1 em lắp bắp, 2 em không thuộc, lập tức chửi cho một chặp 10 – 15 phút, đôi khi nhiều hơn nữa rồi bắt đầu dạy. Gương mặt khi ấy, không ai bảo cũng trở nên “hình sự”, hậm hực, những điều muốn nói, những dự tính đều tan theo mây khói… Đó là điều tối kỵ trong một giờ giảng văn. Giờ học căng thẳng quá sẽ làm học sinh khó tập trung, không tiếp thu được bài giảng, dẫn đến không hiểu bài. Để giảm áp lực, giáo viên nên nhẹ nhàng bỏ qua những việc mà mình hình như đã lường trước được. Giận mà cười, nói thiệt như nói chơi, cố gắng tạo trên môi các em nụ cười hồn nhiên, cởi mở. Sự thân thiện giữa thầy và trò được nâng cao khi học sinh luôn nhìn thấy dáng đi khoan thai và nụ cười luôn nở trên môi thầy cùng những câu chuyện kể xen lời giảng, những câu pha trò ý nhị. Làm vậy, các em sẽ dễ nhập tâm vào nhân vật, tác phẩm hơn. 11 10. Tạo cơ hội để học sinh gỡ điểm: Giáo viên ưu tiên cho học sinh yếu kém phát biểu trong giờ Luyện tập. Với những câu tương đối khó, trả lời được, có thể cho các em điểm 10 và nói “ Hôm qua, em không thuộc bài bị điểm 0, hôm nay trả lời tốt, đúng ra em đạt điểm 10, nhưng thầy sẽ xóa điểm 0 sửa lại điểm 8” Ngoài ra, giáo viên cũng nên dành nhiều thời gian cho việc củng cố bài học. Đừng xem nhẹ khâu này. Học sinh có hiểu bài, nhớ bài hay không một phần là nhờ nó. Rất nhiều giáo viên đã không tận dụng hết hoặc thường bỏ qua công đoạn này, nhưng nó lại rất quan trọng. Cho các em xếp tập sách lại, trên bảng chỉ còn những ý chính, giáo viên đặt câu hỏi, gợi ý, học sinh trả lời đúng cho điểm, có thể sửa điểm kém hay cộng thêm vào điểm của các em +1, +2, +3… và hỏi các em không hiểu chỗ nào giáo viên sẽ giảng lại. Làm vậy, học sinh sẽ cố lắng nghe, cố nhớ, cố ghi để cuối giờ trả lời. Vô hình trung giáo viên đã giúp các em hiểu bài, thuộc bài ngay trong giờ học. III. Kết quả nghiên cứu Lựa chọn và áp dụng linh hoạt một số biện pháp trên, tôi nhận thấy cũng đạt được những kết quả khả quan ở những em học sinh yếu. Điều đó được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập trong giờ học, qua kết quả của các bài kiểm tra . Cụ thể : Năm học 2012-2013, sang học kì II tôi thực hiện các biện pháp trên thì nhận thấy sự thay đổi rõ như sau: Lớp 10B8 chất lượng bài kiểm tra học kì từ 20 em dưới trung bình ở bài kiểm tra một tiết giảm xuống còn 13 em ở bài kiểm tra học kì I. Lớp 10A chất lượng bài kiểm tra học kì II đạt 98% so với 79% bài kiểm tra học kì I IV. KIẾN NGHỊ 12 Để có thể làm tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên Văn tôi cũng xin kiến nghị với nhà trường : Cần quan tâm nhiều hơn nữa với môn Văn như các môn tự nhiên khác vì nó đòi hỏi sự tư duy, kỹ năng làm bài chứ không đơn thuần là thuộc bài, “vẽ hươu vẽ vượn” trong bài cũng có điểm như nhiều người đã nghĩ. Duy trì giờ Tự chọn cho các khối lớp để giáo viên có nhiều thời gian rèn luyện cách viết một bài làm văn cho các em. 13 C. PHẦN KẾT THÚC: 1. KẾT LUẬN: Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, không thể có một biện pháp tối ưu cho mọi trường hợp. Thêm vào đó, việc thực hện có hiệu quả mỗi cách dạy luôn đòi hỏi người dạy và người học phải có những phẩm chất kỹ năng nhất định về những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện. Vì vậy, vấn đề không phải là cách dạy nào tốt hơn, mà là cách dạy nào phù hợp hơn. Văn học là một khoa học vì nó đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy lô-gich mà văn học còn là một nghệ thuật. Người giáo viên dạy văn không chỉ là một người nghiên cứu khoa học mà còn là một nghệ sĩ. Hơn lúc nào hết, giáo viên phải truyền cho học sinh mình ngọn lửa của cuộc sống, của lòng yêu nghề, sưởi ấm những trái tim bé bỏng, cùng học sinh mình buồn vui, yêu ghét với thế giới văn học, giúp học sinh thoát khỏi vùng trũng của kiến thức, vượt qua tâm thế chán nản, sợ sệt hoặc ghét môn Văn. Trên đây là một vài suy nghĩ là một vài suy nghĩ về biện pháp cải thiện việc học văn của tôi. Dù đơn giản nhưng đôi khi mình dễ bỏ qua, chỉ chú trọng đến những phương pháp lý tưởng hóa việc dạy và học. Đừng quên,với học sinh yếu, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa hiểu và viết được một bài văn không phải là chuyện dễ dàng. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngoài những kinh nghiệm từ bản thân và thực tế giảng dạy,tôi có tham khảo thêm một số tài liệu khác: 1) “Dạy văn, học văn” của Đặng Hiển 2) Sách giáo khoa, sách giáo viên của Phan Trọng Luận (chủ biên) 3) “Thuật viết văn” (Nguyễn Văn Hầu) 15 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Phú, ngày 22 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT HƠN MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Họ và tên: Trương Thị Luyến Tổ : Văn Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng tại đơn vị 1. Tính mới: Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả: Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai tại đơn vị có hiệu quả. 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kí và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Kí và ghi rõ họ tên đóng dấu) 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan