Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn một số dạng bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, đồ thị giúp học sinh trường...

Tài liệu Skkn một số dạng bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, đồ thị giúp học sinh trường thpt xuân mỹ làm tốt bài thi trung học phổ thông quốc gia.

.DOCX
43
1383
68

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN MỸ _____________________ Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ SỬ DỤNG HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ LÀM TỐT BÀI THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA Người thực hiện: Hoàng Nguyễn Quỳnh Quyên Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015 Trang 0 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC _______________ I. II. III. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Hoàng Nguyễn Quỳnh Quyên 2. Ngày tháng năm sinh: 25/08/1981 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: Ấp Hoàn Quân – Xã Long Giao – Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613. 790113 (CQ)/0613. 790081 (NR); ĐTDĐ: 01653652653. 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng. 8. Nhiệm vụ được giao: quản lý. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Mỹ. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân Sư phạm. - Năm nhận bằng: 2003. - Chuyên ngành đào tạo: Hóa học. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn hóa học. - Số năm có kinh nghiệm: 12 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + “Hóa học và đời sống” năm học 2012-2013 – Xếp loại khá. + “Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi về cân bằng hóa học” năm học 2013 – 2014 – Xếp loại khá. Trang 1 Tên SKKN MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ SỬ DỤNG HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ LÀM TỐT BÀI THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29–NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” . Trong đó mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...” Thực hiện theo chỉ đạo của Nghị quyết, ngành giáo dục đang từng bước thay đổi, không chỉ chú trọng vào trang bị kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Từ năm 2014, đề thi tuyển sinh đại học đã có câu hỏi sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và sử dụng đồ thị để giải bài toán hóa học. Đề thi minh họa Trung học phổ thông quốc gia môn hóa của Bộ giáo dục tháng 3 năm 2015 cũng có câu hỏi sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm. Vì thế, các đề thi thử của hầu hết các trường trung học phổ thông trong cả nước đều thấy có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị. Bản thân tôi cũng cảm thấy rằng việc đưa hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị vào đề thi hóa học là rất hay và cần thiết để rèn luyện cho học sinh không những về tư duy mà còn về kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng suy luận để giải bài toán dựa vào đồ thị. Tuy nhiên, hiện nay chuyên đề này vẫn còn rất mới mẻ, và hầu như chưa có sách tham khảo về đề tài này trên thị trường. Mặt khác, chất lượng học sinh trường THPT Xuân Mỹ đa số ở mức trung bình, nên khả năng tư duy tương đối yếu. Vì vậy cần phải luyện tập nhiều đối với dạng bài tập mới này. Vì các lí do trên, tôi đã tổng hợp một số bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị từ các đề thi và một số bài tập trên các diễn đàn thành tài liệu ôn tập cho học sinh trường THPT Xuân Mỹ. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Bài tập hóa học 2.1.1. Khái niệm về bài tập hóa học Các nhà lý luận dạy học Liên Xô (trước đây) cho rằng “bài tập” bao gồm cả câu hỏi và bài toán, mà khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức hoặc một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc có kèm theo thực nghiệm. Ở Trang 2 nước ta sách giáo khoa và sách tham khảo thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan niệm này. 2.1.2. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học trong dạy học - Bài tập hóa học giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo, tư duy sáng tạo, khả năng suy luận, giải quyết vấn đề... - Bài tập hóa học giúp học sinh có niềm tin vào khoa học. - Bài tập hóa học là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn - Bài tập hóa học là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ nhận thức của giáo viên và học sinh. - Bài tập hóa học giúp giáo viên phân loại được học sinh, thông qua bài tập hóa học giúp giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Bài tập hóa học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. - Bài tập hóa học có ý nghĩa giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện tính kiên nhẫn, sáng tạo, và phong cách làm việc khoa học, giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 2.2. Bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị 2.2.1.Vai trò và ý nghĩa của bài tập hóa học sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị Bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị gây được sự chú ý của người học, giúp học sinh hứng thú, tránh cảm giác nhàm chán. Bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị còn có tác dụng kích thích khả năng nhận thức và tư duy của học sinh. Dạng bài tập này còn giúp học sinh có niềm tin vào khoa học, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Theo định hướng đổi mới cả về nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá như hiện nay, tôi nhận thấy bài tập việc luyện tập cho học sinh về dạng bài có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay. Hơn nữa, dạng bài tập này giúp người học không chỉ tiếp thu lý thuyết suông mà còn rèn luyện được nhiều kỹ năng tốt. Để giải được dạng bài tập này đòi hỏi lượng k iến thức không nhỏ trong chương trình, được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, cần phải có sự định hướng, hệ thống của giáo viên để học sinh có thể làm tốt dạng bài tập này. 2.2.2.Ưu điểm của việc sử dụng bài tập có hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị trong dạy học hóa học Việc sử dụng bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị trong dạy học hóa học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môn học và kiến thức của người học. + Dạng bài tập này giúp học sinh khắc sâu và nắm vững kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, rút ra được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành. Tránh được tình trạng học chay, học vẹt. Đồng thời có thể giảm lượng kiến thức mà giáo viên cần truyền thụ thông qua các bài tập này để học sinh có thể tự mình rút ra kiến thức, gây hứng thú cho học sinh. Trang 3 + Đối với dạng bài tập sử dụng đồ thị học sinh có thể không cần sử dụng nhiều thao tác tư duy thuần túy như viết phương trình phản ứng, mất nhiều thời gian tính toán... mà vẫn cho ra được kết quả. 2.2.3. Thực trạng sử dụng bài tập có hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị tại trường THPT Xuân Mỹ -Bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị đã xuất hiện trong đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 và đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc gia của Bộ GDĐT. Mặc dù số câu hỏi về dạng bài tập này trong đề thi không nhiều (chiếm khoảng 4% - 2 câu/50 câu), nhưng với hình thức thi trắc nghiệm, việc giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập, giải nhanh, chính xác luôn là vấn đề được đặt ra cho mỗi người giáo viên. -Thái độ của giáo viên và học sinh trường THPT Xuân Mỹ đối với dạng bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị : + Đối với giáo viên: Bài tập có sử dụng hình vẽ thì tương đối dễ phân tích giảng giải, không quá phức tạp, tuy nhiên lại rất khó để soạn ra những bài tập mẫu cho học sinh làm vì việc vẽ hình chiếm khá nhiều thời gian. Còn bài tập có sử dụng đồ thị thì khó khăn hơn vì không những phải vận dụng kiến thức môn hóa, mà phải biết suy luận tốt dựa vào đồ thị. Hơn nữa, muốn dạy dạng bài tập này cần phải có đối tượng học sinh khá, có khả năng tư duy và kỹ năng sử dụng đồ thị. Nhưng chất lượng học sinh tại trường THPT Xuân Mỹ đa số ở mức trung bình và yếu, vì thế với dạng bài này thường giáo viên cũng chưa chú tâm và đầu tư thời gian nhiều. + Đối với học sinh: Bài tập có sử dụng hình vẽ rất ít khi gặp nên các em còn bất ngờ và lúng túng khi gặp dạng bài tập này. Còn bài tập có sử dụng đồ thị đòi hỏi học sinh ngoài kiến thức môn hóa cần có kỹ năng toán học và tư duy logic tốt, nên đa số các em cảm thấy khó khăn và bỏ qua câu hỏi này. 2.2.4. Đặc điểm của bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị a) Bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm Đối với môn hóa học, thí nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, có niềm tin vào khoa học, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy để hiểu rõ mối liên quan giữa các chất, các quá trình. Bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ mình họa thí nghiệm giúp học sinh củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, kỹ năng tư duy, giải thích các hiện tượng. Đối với dạng bài tập này có thể chia thành các dạng chính như sau - Dạng bài tập thường sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm điều chế. Để giải được dạng bài tập này học sinh cần nắm vững + Tính chất vật lý của chất được điều chế: nặng hay nhẹ hơn không khí, tính tan, màu sắc… + Phương pháp thu khí: dời chỗ không khí (đối với những khí nặng hoặc nhẹ hơn không khí); dời chỗ nước (đối với những khí không tan trong nước),… Ví dụ với câu hỏi: Cho hình vẽ thu khí như sau: Trang 4 Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên? A.Chỉ có khí H2 B.H2, N2, NH3, C.O2, N2, H2,Cl2, CO2 D.Tất cả các khí trên. Để trả lời được câu hỏi này, học sinh phải biết được nguyên tắc khí nào nhẹ hơn không khí mới thu được bằng cách này. Vì vậy phải biết được cả khối lượng của các khí. Nếu nắm vững hai yếu tố nêu trên, học sinh dễ dàng chọn đáp án B + Nguyên liệu để điều chế các chất, nguyên tắc điều chế và tính chất hóa học của chất được điều chế Ví dụ với câu hỏi: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau,hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm 2 là: A.Có kết tủa đen của PbS B.Dung dịch chuyển sang màu vàng do S tan vào nước. C.Có kết tủa trắng của PbS D.Có cả kết tủa trắng và dung dịch vàng xuất hiện. Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải nắm vững tính chất của các chất, biết được khí sinh ra từ ống nghiệm 1 là hidro, hidro tác dụng với S tạo thành H 2S. H2S được dẫn vào ống nghiệm 2 tác dụng với Pb(NO3)2 tạo PbS. Đồng thời phải biết được PbS sinh ra là chất kết tủa màu đen thì mới chọn được đáp án. - Dạng bài tập sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm về tính chất của các chất + Tính chất vật lý: học sinh cần nắm vững tính chất của các chất như tính tan, nhiệt độ sôi, màu sắc,… đồng thời phải vận dụng được những tính chất đó để giải thích các hiện tượng thí nghiệm Trang 5 Ví dụ với câu hỏi: Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là: A.Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình. B.Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình. C.Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước. D.Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần biết được khí hidro clorua tan nhiều trong dd H2SO4 đặc dd Br2 Na2SO3 tt nước. Đồng thời phải hiểu được do sự giảm áp suất trong bình nên nước mới phun vào bình + Tính chất hóa học: học sinh cần nắm vững tính chất hóa học của các chất, đồng thời dựa vào tính chất đó để giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Ví dụ với câu hỏi: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau: Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa dung dịch Br2: A.Có kết tủa xuất hiện B.Dung dịch Br2 bị mất màu C.Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2 D.Không có phản ứng xảy ra Để trả lời được câu hỏi này, học sinh phải xác định được sản phẩm khí sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Br2 là khí SO2; đồng thời biết được tính chất của SO 2 và Br2 nên mới xác định được phản ứng của hai chất, và nêu được hiện tượng là Br 2 phản ứng tạo ra các sản phẩm không có màu nên dung dịch bị mất màu. Trang 6 - Dạng bài tập sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm về hóa học hữa cơ + Về các phương pháp tách, chiết hợp chất hữu cơ: học sinh cần nắm vững các dụng cụ, nguyên tắc để tách, chiết các hợp chất hữu cơ,… + Phân tích các hợp chất hữu cơ: biết rõ nguyên tắc phân tích định tính các hợp chất hữu cơ (xác định nguyên tố C, H, N, …) + Các phản ứng hữu cơ: chủ yếu tập trung vào một số phản ứng hữu cơ có màu, hoặc những phản ứng có hiện tượng rõ ràng. * Tóm lại, dạng bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm có ưu điểm là sinh động, trực quan, gây hứng thú với người học, không tạo cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều hạn chế nói chung và đặc biệt là tại trường THPT Xuân Mỹ nói riêng. Cụ thể là nội dung kiến thức hạn hẹp vì chỉ giới hạn trong một vài thí nghiệm có hiện tượng, hoặc là những thí nghiệm điều chế chất khí trong phòng thí nghiệm. Việc soạn các dạng bài tập có hình vẽ tốn nhiều thời gian của giáo viên, khó ôn tập kiến thức theo từng phần, từng chương cụ thể mà thường chỉ ôn tập kiến thức một cách tổng quát. Đối với học sinh trường THPT Xuân Mỹ, chất lượng học tập ở mức trung bình, yếu; khả năng tư duy, suy luận kém, thì việc làm việc với dạng bài tập này là rất cần thiết. Hơn nữa, hệ thống lại một số dạng bài như trên có thể giúp học sinh chủ động ôn tập, tự tin với dạng câu hỏi sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm để có thể làm tốt được phần này trong bài thi. b) Bài tập có sử dụng đồ thị Phương pháp giải bài tập hóa học dựa vào đồ thị không phải là phương pháp mới, tuy nhiên trước đây phương pháp này thường chỉ được sử dụng để giải nhanh một số dạng bài toán hóa học nhất định, và thường chỉ có đối tượng học sinh khá, giỏi mới có thể áp dụng phương pháp này vì đòi hỏi khả năng suy luận và tư duy logic. Trong những năm gần đây, trong các đề thi hóa học đã có câu hỏi sử dụng đồ thị, điều này bắt buộc học sinh phải dựa vào đồ thị để giải bài tập chứ không thể lựa chọn phương pháp khác. Đối với câu hỏi có sử dụng đồ thị, có thể phân ra hai dạng chính: - Dạng câu hỏi lý thuyết có sử dụng đồ thị: dạng này khá đơn giản, thường là những câu hỏi về sự biến thiên, hoặc so sánh tính chất của các chất. Học sinh có thể dựa vào đồ thị để chọn chất lớn nhất, nhỏ nhất,… về một đặc điểm nào đó. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức là có thể trả lời tốt câu hỏi thuộc dạng này. - Dạng bài tập dựa vào đồ thị để tìm lượng chất trong phản ứng: đối với dạng bài tập này, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, phải biết dựa vào đồ thị để tìm ra mối liên hệ của các chất. Dạng bài tập dựa vào đồ thị để tìm lượng chất trong phản ứng thường chỉ giới hạn trong một vài phản ứng có tạo ra kết tủa và hòa tan kết tủa. Có thể chia ra các dạng cụ thể như sau: + Dạng 1: Phản ứng giữa XO2 (CO2; SO2) với dung dịch M(OH)2 tạo kết tủa MXO3 Dạng 1a: Cho XO2 tác dụng với M(OH)2: thường đề sẽ cho đồ thị liên quan giữa số mol XO2 và M(OH)2 tạo kết tủa lớn nhất, yêu cầu tìm số mol XO2 để tạo ra một lượng kết tủa nào đó hoặc tìm số mol kết tủa với lượng XO2 nào đó. Trang 7 Ví dụ: Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên(số liệu tính theo đơn vị mol).Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là : A.30,45% B.34,05% C.35,40% D.45,30% n n CO2 0,8 1,2  Ca(OH) 2 , Ba(OH) 2  KOH, NaOH Dạng 1b: Sục khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp  Với dạng này cần chú ý các quá trình xảy ra Các quá trình xảy ra là : Quá trình 1: phản ứng với M(OH)2 tạo MCO3. Quá trình 2: phản ứng với NOH tạo N2CO3 Quá trình 3: Phản ứng với N2CO3 tạo NHCO3 Quá trình 4: Phản ứng với MCO3 tạo M(HCO3)2 + Dạng 2: phản ứng giữa dung dịch kiềm (OH-) và dung dịch Zn2+, Al3+  Dạng 2a: cho dung dịch OH- vào dung dịch Zn2+ Khi cho dung dịch kiềm (KOH,NaOH ) vào dung dịch chứa Zn2+ sẽ xảy ra hai quá trình Quá trình 1: phản ứng tạo kết tủa Quá trình 2: Hòa tan kết tủa. Chú ý : Tỷ lệ mol giữa OH- và Zn2+ trong cả hai quá trình đều là 1 : 2  Dạng 2b: cho dung dịch OH  vào dung dịch Al3 Trang 8 Khi cho dung dịch kiềm (KOH,NaOH ) vào dung dịch chứa Al3+ sẽ xảy ra hai quá trình Quá trình 1: phản ứng tạo kết tủa Quá trình 2: Hòa tan kết tủa. Chú ý: Tỷ lệ mol giữa OH- và Al3+ + quá trình 1 là 1:3 + quá trình 2 là 1 :1 n a= n Max 3a NV2 NV1 + Dạng 3: Bài toán cho dung dịch kiềm (OH-) vào dung dịch chứa 4a nOH  H   2  Zn hoặc  Al   H 3  Dạng 3a: Bài toán cho dung dịch kiềm (OH-) vào dung dịch chứa  H   2  Zn Khi cho dung dịch OH- (KOH,NaOH ) vào  H   2 dung dịch chứa  Zn sẽ xảy ra các quá trình :  Quá trình 1: trung hòa lượng H Quá trình 2: phản ứng tạo kết tủa. Quá trình 3: hòa tan kết tủa.  Dạng 3b: Bài toán cho dung dịch kiềm (OH-) vào dung dịch chứa Khi cho dung dịch OH- (KOH,NaOH )  Al   H 3 vào dung dịch chứa sẽ xảy ra các quá trình :  Quá trình 1: trung hòa lượng H Quá trình 2: phản ứng tạo kết tủa. Quá trình 3: hòa tan kết tủa.  Al3   H n NV 1 NV 2 NV 3 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trang 9 nOH Trên cơ sở lý luận trên, tôi đã tổng hợp và hệ thống một số bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm và đồ thị như sau để làm tài liệu ôn tập cho học sinh một cách hệ thống. 1. Bài tập có sử dụng hình vẽ minh họa thí nghiệm a. Dạng bài tập điều chế các chất vô cơ Câu 1:Cho hình vẽ thu khí như sau: Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl,SO2, H2S có thể thu được theo cách trên? A. H2, NH3, N2, HCl, CO2 B. H2, N2, NH3, CO2 C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl D. Tất cả các khí trên Câu 2: Cho hình vẽ về thu khí bằng cách dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S B. O2, N2, H2, CO2 C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2 D. NH3, O2, N2, HCl, CO2 Câu 3 : Khí X trong thí nghiệm điều chế sau là : A. Cl2 . B. O2. C. H2. D. C2H2. Câu 4 : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau: Dd HCl đặc 1 Eclen sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Trang 10 Hóa chất được dùng trong bình cầu (1) là: A. MnO2 B. KMnO4 C. KClO3 D. Cả 3 hóa chất trên đều được. Câu 5: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau: Dd HCl đặc MnO2 Eclen sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Vai trò của dung dịch NaCl là: A. Hòa tan khí Clo. B. Giữ lại khí hidroClorua. C. Giữ lại hơi nước D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 6: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau: Dd HCl đặc MnO2 Eclen sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là: A. Giữ lại khí Clo. B. Giữ lại khí HCl C. Giữ lại hơi nước D. Không có vai trò gì. Câu 7:Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau: Dd HCl đặc MnO2 Eclen sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Trang 11 Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô. C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. Câu 8: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau: Dd HCl đặc MnO2 Eclen sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Khí Clo thu được trong bình eclen là: A. Khí clo khô B. Khí clo có lẫn H2O C. Khí clo có lẫn khí HCl D. Cả B và C đều đúng. Câu 9: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm Phát biểu nào sau đây là không đúng: NaCl (r) + H2SO4(đ) A. NaCl dùng ở trạng thái rắn B. H2SO4 phải đặc C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng. D. Khí HCl thoát ra hòa tan vào nước cất tạo thành dung dịch axit Clohidric. Trang 12 NaCl (r) + H2SO4(đ) Câu 10: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm: Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì: A. Khí HCl tạo ra có khả năng tan trong nước rất mạnh. B. Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch C. Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn D. Cả 3 đáp án trên. Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí.Trong các hình vẽ cho dưới đây, hình vẽ nào mô tả điều chế oxi đúng cách: KClO3 + MnO2 KClO3 + MnO2 2 1 KClO3 + MnO2 KClO3 + MnO2 3 4 Trang 13 A. 1 và 2 C. 1 và 3 1 2 B. 2 và 3 D. 3 và 4 3 Câu 12: Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm: Tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình vẽ đã 4 cho là: A. 1:KClO3 ; 2:ống dẫn khi; 3: đèn cồn; 4: khí oxi B. 1:KClO3 ; 2:đèn cồn; 3:ống dẫn khí; 4: khí oxi C. 1:khí oxi; 2: đèn cồn; 3:ống dẫn khí; 4:KClO3 D. 1.KClO3; 2: ống nghiệm; 3:đèn cồn; 4:khí oxi Câu 13: Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: (Đề minh họa thi THPT QG 2015 – Bộ GDĐT) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. 0 D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83 C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. Câu 14: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: (ĐH Khối A – 2014) Trang 14 Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? 0 A. NH4Cl + NaOH t→ NaCl + NH3 + H2O. t B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) C. C2H5OH H 2 SO→4 đặc ,t 0 → 0 NaHSO4 + HCl. C2H4 + H2O. 0 , t Na2CO3 + CH4. D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) CaO → Câu 15: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl 2 từ MnO2 và dung dịch HCl: (ĐH Khối B – 2014) Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl 2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng A. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc. b) Dạng bài về tính chất của các chất Câu 1: Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là: A. Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình. B. Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình. C. Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước. D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng Trang 15 Câu 2: Cho TN về tính tan của khi HCl như hình vẽ,Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước: A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu. Câu 3: Cho TN như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là: A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng C. Nước phun vào bình và không có màu D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím Câu 4: Cho thí nghiệm sau: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là: A. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa B. Chỉ có khí màu vàng thoát ra C. Chất rắn MnO2 tan dần D. Cả B và C dd HCl đặc MnO2 Câu 5: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe 1 3 Điền tên đúng cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho: A. 1:dây sắt; 2:khí oxi; 3:lớp nước B. 1:mẩu than; 2:khí oxi; 3:lớp nước 2 C. 1:khí oxi; 2:dây sắt; 3:lớp nước D. 1:Lớp nước; 2:khí oxi; 3:dây sắt Mẩu than Câu 6:Cho phản ứng của Fe với Oxi như hình vẽ sau: sắt Vai trò của lớp nước ở đáy bình là: A. Giúp cho phản ứng của Fe với Oxi xảy ra dễ dàng hơn. O2 B. Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước. than C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh D. Cả 3 vai trò trên. Câu 7: Cho phản ứng của oxi với Na: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Na cháy trong oxi khi nung nóng. Na B. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thuỷ tinh. C. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng D. Hơ cho Na cháy ngoài không khí rồi mới đưa nhanh vào bình. Oxi Lớp nước Nước Trang 16 SS 11 Zn + HCl Zn + 22 dd Pb(NO3)2dd Pb(NO3)2 HCl Câu 8: Thực hiện phản ứng như hình vẽ minh họa. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm 2 là: A. Có kết tủa đen của PbS B. Dung dịch chuyển sang màu vàng do S tan vào nước. C. Có kết tủa trắng của PbS D. Có cả kết tủa trắng và dung dịch vàng xuất hiện. Câu 9: cho thí nghiệm như hình vẽ bên: Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 1 là: A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. H2 + S → H2S C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3 D. 2HCl + SS 11 Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3 22 Zn + HClZn + HCl dd Pb(NO3)2dd Pb(NO3)2 Câu 10: Cho thí nghiệm như hình vẽ bên: Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm nằm ngang là: A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 B. H2 + S → H2S C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3 D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3 S Câu 11: Cho thí nghiệm như hình vẽ bên: Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là: A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 1 Zn + HCl Trang 17 2 dd Pb(NO3)2 B. H2 + S → H2S C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3 dd H2SO4 đặc dd Br2 Na2SO3 tt D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3 Câu 12: Cho hình vẽ bên: Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa Br2: A. Có kết tủa xuất hiện B. Dung dịch Br2 bị mất màu C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2 D. Không có phản ứng xảy ra dd H2SO4 đặc Câu 13:Cho thí nghiệm như hình vẽ bên: Cho biết phản ứng nào xảy ra trong bình cầu: A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O C. 2SO2 + O2 → 2SO3 D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr Câu 14:Cho thí nghiệm như hình vẽ bên: Cho biết phản ứng xảy ra trong eclen? A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O C. 2SO2 + O2 → 2SO3 D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr dd Br2 Na2SO3 tt dd H2SO4 đặc dd Br2 Na2SO3 tt Trang 18 Câu 15: Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau: Dây đồng đinh sắt đinh sắt Cốc 1 Dây kẽm đinh sắt Cốc 2 Cốc 3 Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất? A. Cốc 2 B. Cốc 1 C. Cốc 3 D. Tốc độ ăn mòn như nhau Câu 16: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí nghiệm khíX HCl H2SO4 ñaëc (1) NaCl Boâng (2) H2O Trong điều kiện thích hợp, dung dịch X có thể phản ứng được với mấy chất trong số các chất sau : KMnO4, Na2CO3, Fe3O4, NaHCO3, Ag2O, Cu, Al, Al(OH)3, dung dịch AgNO3, dung dịch Ba(NO3)2 ? A. 10. B. 7. C. 9. D. 8. Câu 17: Tiến hành thí nghiệm như hình bên. Các tinh thể màu đỏ ở đáy bình là: A. FeCl2 B. FeCl3 Kính đậy C. Fe2O3 D. Fe3O4 Khí Cl2 Đinh sắt Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan