Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua cụm văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9

.DOC
23
2646
112

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG ANA. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA CỤM VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9” Người thực hiện: Cao Đình Cường Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn. Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Tám. Krông Ana, tháng 2 năm 2016 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đã và đang chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết. Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (còn nặng về tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì, chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn nội dung: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9” làm đối tượng nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu việc dạy học định hướng phát triển năng lực ở học sinh lớp 9 khi dạy cụm văn bản nhật dụng. Người giáo viên lựa chọn 2 những phương pháp nào, cách thức tổ chức dạy- học như thế nào để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trên cơ sở đó giúp các em có được cách nhìn nhận vấn đề thiết thực với cuộc sống hơn. Mặt khác cũng tạo điều kiện để các em được thể hiện quan điểm của cá nhân, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua mỗi bài học phần nào học sinh phát triển được năng lực của cá nhân gồm: năng lực làm chủ và phát triển của bản thân; năng lực xã hội; năng lực công cụ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học vận dụng vào việc dạy – học một số văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy văn bản nhật dụng có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong hoạt động dạy học Ngữ văn. Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk lăk trong các năm học 2013-2014, 2014-2015 và 2015-2016 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc dạy và học các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9 tại trường THCS Lê Văn Tám. Qua thực tiễn giảng dạy và qua những nghiên cứu, tôi nêu lên những kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ cùng đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này. Ở đây tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới và phức tạp. Tôi chỉ tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn Ngữ văn theo định hướng năng lực, cụ thể như: – Các phương pháp đặc thù của bộ môn: + Dạy học đọc – hiểu. + Dạy học tích hợp ( gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn) – Một số phương pháp dạy học tích cực: 3 + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp đóng vai + Phương pháp nghiên cứu tình huống Từ những thu hoạch này, tôi hi vọng những cách tiếp cận, dạy – học theo định hướng phát triển năng lực của người học sẽ trở nên có hiệu quả hơn, từ đó có thể áp dụng rộng rãi cho việc dạy học các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS . 5. Phương pháp nghiên cứu. *Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp phân tích và tổng hợp. *Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm khoa học. - Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. - Phương pháp thử nghiệm để kiểm nghiệm một số kết quả mà đề tài đề xuất. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Dạy học được xem là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Trong giai đoạn hiện nay nền giáo dục của nước ta đã và đang thực hiện đổi mới một cách căn bản và toàn diện. Từ đổi mới về chương trình giáo dục đến việc đổi mới về phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nghị quyết số 29 của BCH TW8 khóa XI được triển khai tạo cơ sở cho giáo viên tích cực hơn trong việc tìm tòi, sáng tạo những phương pháp dạy học mới chú trọng đến người học mà dạy học phát triển năng lực được xem là một phương pháp 4 dạy học hiệu quả, học sinh được tìm tòi, được thể hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập. Năng lực được hiểu là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” (Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên - NXB Đà Nẵng. 1998) Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như: – Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân. – Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. – Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC) Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. Theo UNESSCO, việc học (kiến thức) có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực. 5 Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong xu thế hội nhập, giáo dục và đào tạo cũng đã và đang hết sức được quan tâm, Các chính sách phát triển giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Việc đổi mới căn bản toàn diện về GD-ĐT đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 29 BCH TƯ 8 khóa XI Đây được xem là cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến: + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực sáng tạo. + Năng lực hợp tác + Năng lực tự quản bản thân + Năng lực giao tiếp tiếng Viê êt + Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 đề cập đến một số vấn đề cơ bản như sau: Tên văn bản - Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Vấn đề được đề cập - Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh - Phong cách Hồ Chí Minh - Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền - Quyền sống của con người được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việc dạy học văn bản nhật dụng không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững nội dung bài học mà còn phải biết nhìn nhận vấn đề và liên hệ với thực tiễn, từ đó có 6 thể hình thành những chuẩn mực trong suy nghĩ và trong hành động, có khả năng giải quyết tình huống thực tiễn một cách linh hoạt. 2. Thực trạng. Từ những thực tế nói trên vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục. Ở trường THCS Lê Văn Tám, vấn đề này cũng hết sức được quan tâm từ việc chỉ đạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Phần văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 không nhiều, chỉ có 3 văn bản song đây là những bài học thể hiện tính chất thực tiễn, từ nội dung mà các bản đề cập giúp học sinh hình thành được những quan điểm đúng đắn, hành động cụ thể phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ở hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học các văn bản nhật dụng trong chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau: - Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng. - Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển. - Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón 7 nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân. - Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lí tình huống giả định, trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hững thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học. Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên nhân là: + Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế - một phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh của họ hạn chế, vì vậy họ ngại áp dụng vì mất thời gian. + Về phía học sinh: Học sinh ở trường THCS Lê Văn Tám chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học. + Cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là CNTT bị xuống cấp dẫn đến không đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học để sau mỗi bài dạy – học học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn phải phát triển được năng lực bản thân , có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đổi mới giáo dục. 2.1. Thuận lợi- khó khăn. * Thuận lợi: -Các hoạt động chuyên môn của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana. -Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách tích cực, có hệ thống, bám sát 8 chủ trương đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà nước. -Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe và có trình độ chuyên môn vững, được đào tạo trên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm. -Đa số học sinh học tập tích cực và có sự hợp tác chặt chẽ với giáo viên trong quá trình dạy – học. -Cơ sở vật chất được đầu tư: Mạng, máy tính, máy chiếu được trang bị phục vụ dạy học, học sinh được trang bị kiến thức về vi tính để khai thác thông tin trên mạng Internet. * Khó khăn: - Một số giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học còn mang nặng cách dạy truyền thống truyền thụ kiến thức mà chưa chú ý đến phát triển năng lực ở học sinh. - Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việc học còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Họ còn có suy nghĩ phó mặc cho nhà trường, “tất cả nhờ thầy”. - Nhiều gia đình học sinh chưa có máy tính, một số học sinh việc khai thác nguồn thông tin trên mạng để phục vụ cho bài học còn hạn chế. - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 2.2. Thành công- hạn chế. - Thành công: Dạy học phát triển năng lực học sinh sẽ tạo được nhiều cơ hội hơn cho học sinh thể hiện mình. Với mỗi hoạt động học sinh sẽ nhận thấy vai trò, vị trí của cá nhân trong tập thể, từ đó các em sẽ tự tin và cố gắng hơn trong quá trình học tập. Phương pháp này sẽ kích thích được mọi học sinh tích cực làm việc đặc biệt là những học sinh yếu bởi chính những học sinh này sẽ được giáo viên và các bạn cùng nhóm để ý đến nhiều hơn. Khi phát triển được các năng lực trong quá trình học tập tức là học sinh thấy rõ vai trò vị trí của mình, từ đó sẽ biết nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, biết hành động vì người khác và đó chính là một cách để hoàn thiện nhân cách người học sinh - Hạn chế: Để thực hiện phương pháp dạy học này người giáo viên cần mất nhiều 9 thời gian hơn để chuẩn bị cho một tiết học. Giáo viên phải sử dụng tốt một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong dạy học (Kỹ năng ứng dụng CNTT) 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh có nhiều điểm mạnh sau đây: Thứ nhất là giáo viên dễ dàng hơn trong việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, dễ dàng hơn trong việc triển khai các đơn vị kiến thức. Việc ứng dụng CNTT sẽ làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, cuốn hút học sinh hơn. Thứ hai là học sinh được thực hành, luyện tập nhiều hơn. Việc luyện tập không chỉ thực hiện trên lớp mà còn có thể luyện tập áp dụng kiến thức, mở rộng liên hệ trong cuộc sống đời thường. Mặt khác việc luyện tập mang tính liên tục và có hệ thống. Thứ ba là qua cách thức tổ chức tiết học bằng các phương pháp làm việc nhóm thì học sinh sẽ tạo được mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm và trong lớp, đồng thời khả năng hợp tác giải quyết vấn đề sẽ được nâng cao. Mặt yếu: Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, học sinh phải chủ động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động nếu không tiết học dễ dẫn đến nhàm chán. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.. - Giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để. - Một số phương tiện CNTT hỗ trợ dạy học đã bị xuống cấp, việc khai thác thông tin chưa hiệu quả. - Đối tượng học sinh là vùng nông thôn nên thời gian các em dành cho việc học ở nhà chưa được như yêu cầu vì còn phải đi làm giúp bố mẹ. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra. Trước yêu cầu đổi mới một cách căn bản và toàn diện của nền giáo dục để phù hợp với xu thế hội nhập, yêu cầu giáo viên phải có sự thay đổi về quan điểm, về cách tiếp cận trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng như thay đổi cách đánh giá học sinh – dạy học gắn với phát triển năng lực. Muốn làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có sự thay đổi trong 10 cách tiếp cận, phải giúp cho học sinh làm chủ quá trình học tập. Đổi mới về phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng. Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực. Đổi mới về cách thức tổ chức giờ dạy, học sinh phải được hoạt động, được thể hiện mình chứ không phải là việc giáo viên cứ “ra rả” giảng, bình còn học sinh thì cứ như “đàn gảy tai trâu”. Một trong những mục đích cần hướng đến khi dạy học văn bản nhật dụng là học sinh phải nhận thức được vấn đề được nói đến nó đã và đang diễn ra như thế nào, mỗi người cần phải làm gì và làm như thế nào để giải quyết vấn đề đặt ra một cách phù hợp. Ứng dụng CNTT là điền kiện tốt để giáo viên thể hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Học sinh không chỉ được nghe, được biết mà còn phải được thấy. Có như vậy học sinh mới có thể có những rung cảm, có cách nhìn cách đánh giá vấn đề mang tính nhân văn. Ví dụ: Khi dạy bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, giáo viên có thể cho học sinh quan sát bức ảnh của tác giả Nick Ut về người di cư và cậu bé 3 tuổi người Syria bị thiệt mạng trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2015). Qua đó học sinh sẽ có quan điểm đánh giá thực tiễn hơn và chắc chắn sẽ là sự đồng cảm với những người là nạn nhân của chiến tranh, tố cáo tội ác của chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Việc ứng dụng CNTT được xem là điều kiện tốt nhất để kích thích học sinh học tập. Mặt khác sẽ giúp cho giáo viên triển khai nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. - Các giải pháp được nêu ra nhằm giúp giáo viên có được cách tổ chức giờ học, lựa chọn những phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng CNTT phù hợp trong quá trình dạy học phần văn bản nhật dụng lớp 9 từ đó kích thích khả năng tư duy, tìm tòi và liên hệ vấn đề với thực tiễn cuộc sống. - Nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần hoàn thiện nhân cách ở học sinh. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Các phương pháp dạy học 11 truyền thống như thuyết trình, đàm thoại… luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh . Giải pháp 1: Làm tốt khâu chuẩn bị cho bài dạy. + Chuẩn bị kiến thức dạy học: Do yêu cầu mở rộng hiểu biết để thấm thía các chủ đề nhật dụng đặt ra trong từng văn bản, từ đó tăng cường ý thức công dân của mỗi học sinh đã khiến việc chuẩn bị kiến thức hỗ trợ cho bài học văn bản nhật dụng mang một ý nghĩa tích hợp rộng hơn, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cả hai chủ thể dạy và học văn bản nhật dụng. Yêu cầu đó sẽ là giáo viên thu thập, giao cho các nhóm HS cùng sưu tầm các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn thông tin đại chúng ( phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...) làm chất liệu cho dạy học văn bản nhật dụng gắn kết với đời sống. + Chuẩn bị phương tiện dạy học: Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các phương pháp dạy học đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học. SGK, bảng đen, phấn trắng, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ… các phương tiện dạy học truyền thống ấy là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng hết các yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên. Ở đây hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng chủ đề đó bên ngoài 12 văn bản ( báo chí, mĩ thuật, điện ảnh) và những câu hỏi trắc nghiệm nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên phương tiện dạy học điện tử (Sử dụng phần mềm powerpoint, Violet ) sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng. + Xác định mục tiêu bài học: Trong kế hoạch bài dạy giáo viên cần xác định rõ các yêu cầu về Kiến thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực hướng đến. Bằng việc xác định mục tiêu này trong quá trình dạy học giáo viên sẽ có thể lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp , cách thức tổ chức lớp học theo đúng mục tiêu đã định. + Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn Bên canh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai… Giải pháp 2. Thực hiện giờ dạy học theo hướng mở, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực: Tính chất của văn bản nhật dụng là tính thời sự do vậy việc dạy học văn bản này giáo viên không nên quá đặt nặng vấn đề về nghệ thuật mà cần làm cho học sinh hiểu được “vấn đề’ mà văn bản đề cập đã và đang diễn ra như thế nào? nó có tác động gì đến cuộc sống xã hội nói chung và đối với bản thân học sinh nói riêng từ đó học sinh có thể hình thành được những quan điểm đánh giá riêng của mình. Do vậy để thực hiện một giờ dạy học văn bản nhật dụng phát huy được tính tích cực cả học sinh và làm cho một tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng giáo viên cần làm tốt các nội dung sau: + Mở đầu bài học một cách hấp dẫn. Muốn dạy tốt phần văn bản này, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi qua thực tế, lịch sử, qua tin tức thời sự quốc tế, trong nước cập nhật, để từ đó áp dụng vào từng bài cụ thể qua cách giới thiệu bài (mở bài), cách liên hệ hợp lý ngay từng phần trong bài học mới có thể tạo và gây hứng thú cho học sinh khi học. Ví dụ: Khi dạy văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", để phù hợp với chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề không chỉ 13 mang ý nghĩa cập nhật mà còn mang ý nghĩa lâu dài, giáo viên có thể vào bài như sau: Ở Paris có 1 bức tường đặc biệt có hình ảnh của những con người đã làm nên thế kỉ 20, trong đó có Bác Hồ của chúng ta (giáo viên trình chiếu hình ảnh) Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn danh nhân văn hóa thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là một nhà văn hóa lớn, một con người của nền văn hóa tương lai… Bài viết của nhà giáo, nhà lý luận phê bình văn học Lê Anh Trà đem đến cho chúng ta cái nhìn đầy đủ hơn về phong cách của Người… Bài 2: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G.G_MácKét) Có thể vào bài: Thế kỉ XX đánh đấu sự phát triển nhảy vọt tiến bộ về công nghệ khoa học với phát minh đầu tiên về nguyên tử hạt nhân, đồng thời là phát minh loại vũ khí hủy diệt loài người ghê gớm nhất. Bằng chứng cụ thể: Tháng 8/1945, 2 quả bom nguyên tử của Mĩ ném xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki đã hủy diệt 2 triệu người Nhật Bản mà đến bây giờ còn để lại nhiều di chứng thương tâm ( hình ảnh). Tiếng nói của nhà văn Nam Mĩ, G. Máckét giúp chúng ta thấy rõ nguy cơ về chiến tranh hạt nhân và chúng ta cần phải làm gì để đấu tranh cho một thế giới hòa bình… + Tổ chức giờ dạy bằng sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp: Phương pháp thuyết trình: Ví dụ, với phương pháp thuyết trình của học sinh, ở văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh", giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu ở nhà những mẫu chuyện kể về phong cách sống, làm việc giản dị của Bác. Trên lớp, học sinh chia sẻ những hiểu biết về đức tính giản dị của Bác, làm giờ học sinh động, sôi nổi hơn. Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức cuốn hút người đọc của văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình " thì dạy học tương ứng sẽ 14 theo hướng khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được nêu ra trong văn bản và qua đó là thái độ nhiệt tình của tác giả. Phương pháp đàm thoại: Ví dụ : GV có thể sử dụng câu hỏi đàm thoại qua máy chiếu: - Em hiểu như thế nào về " Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng"? - Ý tưởng của tác giả về việc mở "Một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân" bao gồm những thông điệp gì? - Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó? + Học sinh trình bày quan điểm. + Giáo viên giảng tóm tắt qua máy chiếu: - Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. - Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất bằng vũ khí hạt nhân. - Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ. Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này không chỉ vì sự cần thiết trong kiến thức đọc - hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy học tích hợp trong mọi bài học Ngữ văn. Phương pháp hoạt động nhóm: Giáo viên cũng có thể cho học sinh hoạt động nhóm, thảo luận, nêu ý kiến. Ví dụ, văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình", giáo viên cho học sinh làm việc nhóm trong 4 phút với câu hỏi: “Nếu được là đại diện cho trẻ em Việt Nam trình bày yêu cầu, nguyện vọng của tại hội nghị cấp cao thế giới vì hòa bình, em sẽ nói gì?” Sau đó, mời đại diện (bất kì một học sinh nào trong nhóm) lên trình bày trước lớp như một diễn giả thực thụ. Liên hệ mở rộng: 15 Giáo viên sử dụng các tư liệu bằng tư liệu chữ viết, hình ảnh, đoạn phim để làm rõ vấn đề. Các nội dung liên hệ phải mạng tính thời sự để hướng học sinh đến việc nhận thức vấn đề trong thực tiễn. Giúp học sinh thấy được mối quan hệ từ kiến thức của bài học với cuộc sống. Ví dụ: văn bản "Đấu tranh vì một thế giới hòa bình", trong luận điểm 1: Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, giáo viên đưa ra dẫn chứng: Trong cuộc chiến tranh phá hoại ở nước ta đế quốc Mĩ đã rải xuống Việt Nam 19 triệu gallon chất độc, trong đó 7 triệu gallon chất diệt cỏ, 12 triệu gallon chất độc màu da cam. Trong luận điểm 2: Đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình là nhiệm vụ của mọi người. Giáo viên đưa ra các dẫn chứng: Năm 2006 Liên hợp quốc, Nga và nhân dân thế giới phản đối kịch liệt vụ thử thành công hạt nhân của CH nhân dân Triều Tiên (sau 4 năm chuẩn bị dưới lòng đất) bất chấp mọi sức ép của cộng đồng thế giới. Tháng 4/2003, IRan đã từng bị thế giới trừng phạt vì sử dụng vũ khí hạt nhân. Tháng 11/2007, IRan vẫn sử dụng chất phóng xạ Uranium để phát triển vũ khí hạt nhân hiện đang bị lên án kịch liệt về vấn đề này. Rõ ràng hiện nay cả thế giới rất căm phẫn và lên án một số nước còn đang chạy đua sử dụng vũ khí hạt nhân để thực hiện mục đích lợi nhuận của mình làm ảnh hưởng đến hòa bình của nhân loại. Học sinh cần được hoạt động tích cực trong bài học, có cơ hội được trình bày hiểu biết của mình, nói lên tiếng nói suy nghĩ của cá nhân mình thì mới có thể hiểu được những ý nghĩa thiết thực mà các văn bản nhật dụng này mang lại. Cùng với đó, sử dụng các mẩu chuyện, dẫn chứng mang tính thực tế, lịch sử (áp dụng tùy vào nội dung từng bài), để kích thích gây tò mò, hứng thú, say mê cho học sinh. Giúp học sinh hiểu bài dễ hơn, nhanh hơn qua phần giới thiệu bài và liên hệ ngay từng phần của bài học. Để đạt được những yêu cầu, kết quả đó, giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, lắng nghe, nắm bắt thông tin cập nhật (liên quan đến nội từng văn bản nhật dụng) qua đài, trên báo chí, qua thông tin mạng, qua tình hình thời sự trong nước, quốc tế…, để vận dụng vào bài giảng. 16 Để phát huy tối đa hiệu quả giờ học, có thể sử dụng những phương pháp tích cực, sau đây: Phương pháp đóng vai: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, đóng vai nhân vật trong tác phẩm tự sự, kịch hoặc xử lý một tình huống giao tiếp giả định. Phương pháp này rất phù hợp khi học bài “Phong cách Hồ Chí Minh” và bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” Ví dụ: Đóng kịch về Bác Hồ: Đóng vai Bác Hồ giản dị trong bữa ăn; trong lúc làm việc; trong cách nói với bộ đội; với nhân dân... Để tổ chức hoạt động này giáo viên gợi ý cho học sinh chọn nội dung phù hợp, xây dựng một đoạn kịch bản và thực hiện đóng vai. Hoạt động này phải mất nhiều thời gian do vậy giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh để các em tự tập luyện ở nhà, trên lớp sẽ kết hợp thực hiện trong giờ hoạt động ngữ văn. Phương pháp trải nghiệm thực tế, sáng tạo: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế những địa điểm liên quan đến bài học, theo đó, sẽ tự rút ra kiến thức cho bản thân. Ở trường THCS Lê Văn Tám, hàng năm đều tổ chức cho học sinh đi tham quan thực địa gồm các điểm đến như Bảo tàng văn hóa Đăklăk, Nhà đày Buôn Ma Thuột...,đây là một trong những hoạt động hết sức thiết thực, bài thu hoạch của học sinh là những sản phẩm sáng tạo dựa trên những nội dung bài học. Giải pháp 3. Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn. Có thể tích hợp ba phân môn hoặc tích hợp môn Ngữ văn với các phân môn khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; tích hợp giữa kiến thức trong sách vở với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống. Các vấn đề được đề cập trong các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9 là những vấn đề cũng được đề cập nhiều trong các môn học khác Ví dụ: Vấn đề Quyền trẻ em được đề cập trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7, hay vấn đề về Hòa bình được đề cập trong chương trình giáo dục công dân 9. Việc dạy học tích hợp (gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn) sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác nội dung văn bản, đồng thời sẽ làm cho học sinh thấy 17 được một cách rõ nét tính thời sự của vấn đề đặt ra trong văn bản. Trong quá trình dạy học có thể xây dựng một số tình huống thực tiễn hặc tình huống giả định và yêu cầu các nhóm học sinh tìm cách giải quyết. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn , đó chính là quan điểm dạy học đổi mới. Đáp ứng quan điểm tích cực trong dạy học văn bản nhật dụng là giáo viên lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS. Thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung văn bản là công việc dạy và học chủ động tích cực của giáo viên và học sinh trong khâu chuẩn bị bài học. Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để tích cực hoá dạy học văn bản nhật dụng ? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên ngoài phù hợp với từng nội dung bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử, cùng với lời thuyết minh ngắn gọn của học sinh hoặc giáo viên để làm rõ thêm nội dung nhật dụng của văn bản được học. Gắn kết đọc - hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức tương ứng của phương thức biểu đạt (tích hợp với văn, tập làm văn). Gắn kết đọc - hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản nhật dụng (tích hợp đọc văn với kiến thức liên quan). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn bản với phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng hiện đại Ví dụ: Với bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có tích hợp kiến thức của môn Giáo dục công dân 7 bài Giản dị, môn Giáo dục công dân 9 bài Lý tưởng sống của thanh niên, hay với kiến thức của môn học Lịch sử…vv Thực tế dạy học tích hợp giáo viên có thể lựa chọn những nội dung kiến thức từ các môn học khác có liên quan đến chủ đề, đề tài của bài học qua đó gợi cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong việc giải quyết vấn đề đặt ra. Tuy nhiên nên lựa chọn phương pháp này trong việc giải quyết tình huống thực tiễn xuất phát từ nội dung bài học. Bằng cách làm này học sinh sẽ thấy được tính thống nhất của môn Ngữ văn với nhiều môn khoa học khác. 18 Giải pháp 4. Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ các phương pháp dạy học theo đặc thù môn Ngữ văn. Sử dụng tranh ảnh tư liệu phục vụ cho bài dạy. Phần mềm trình chiếu Powerpoin. Có thể nói sự thành công của phương pháp dạy học mới là nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ CNTT. Có thể mất nhiều thời gian hơn trong khâu chuẩn bị song chính CNTT làm cho công việc của người giáo viên nhẹ đi rất nhiều khi lên lớp. mặt khác việc khai thác thông tin cập nhật, các hình ảnh minh họa làm cho học sinh như là được “mắt thấy, tai nghe” về những vấn đề được đề cập. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. -Cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học phải đảm bảo nhất là về CNTT, đường truyền mạng, một số phần mềm hỗ trợ dạy học. -Học sinh chủ động trong học tập, tích cực tham hợp tác nhóm (có phương pháp học tập phù hợp). 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Có thể nhận thấy rằng: các giải pháp nêu ra gắn với trình tự của một giờ dạy học, do vậy mỗi giải pháp được xem là một thành tố góp phần làm cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao. Để học sinh thực sự làm chủ quá trình học tập giáo viên cần kết hợp một cách đồng bộ các giải pháp nói trên. Phát triển năng lực học sinh không phải là học lỏm cách làm mà phải là tự học sinh tìm ra những thắc mắc, những mâu thuẩn và biết cách để giải quyết mâu thuẫn đó. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên phải mang tính đồng bộ với việc khai thác đồ dùng dạy học, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường. Học sinh cần phải được nói, được làm, được thể hiện mình trong quá trình học tập, có như vậy việc dạy học của giáo viên mới có giúp cho học sinh phát triển được năng lực của mình. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Từ năm học 2014-2015, khi tôi tập trung nghiên cứu và áp dụng cải tiến phương pháp dạy học thì chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, khả năng của học sinh trong việc nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề liên quan đến nội dung bài học cũng trở nên hiệu quả hơn. 19 Khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh, tôi đưa ra vấn đề cho học sinh trao đổi, thảo luận như sau: Hiện nay, nước ta đã và đang trên con đường hội nhập, nền văn hóa Việt Nam tiếp xúc và giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, hãy cho biết quan điểm của em trong việc xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh và việc đưa ra kết quả đúng với yêu cầu tôi thu được kết quả như sau: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm. Kiểm chứng năng lực Năm Lớp / học sĩ số Năng lực (mức độ trung bình trở lên) Năng lực Năng lực Năng lực Ghi chú Năng đọc – hiểu hợp tác làm giải thuyết lực sáng văn bản việc nhóm quyết trình tạo tình 9a1 28/35 23/35 19/35 18/35 (Qua trải nghiệm) 13/35 (35) 9a2 (80%) 26/33 (65.7%) 22/33 (54.2%) 15/33 (51.1%) 22/33 (37.1%) 14/33 (33) 9a1 78.7% 35/40 (67%) 40/40 45.4% 36/40 67% 36/40 42.4% 34/40 (40) 9a3 (87.5%) 25/28 (100%) 28/28 (90%) 23/28 (90%) 25/28 (85%) 26/28 (28) (89%) ( 100%) (82%) (89%) (92.8%) 2015- 9a1 40/40 40/40 37/40 35/40 30/40 2016 (40) (100%) (100%) (92,5%) (87,5 %) (75%) huống 20132014 20142015 (Áp dụng sáng kiến) (Áp dụng sáng kiến) 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Với kết quả như trên có thể thấy rằng việc áp dụng những sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại những kết quả cao hơn. Học sinh tích cực tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động học tập. Kết quả học tập của học sinh qua các năm được nâng lên rõ rệt, qua mỗi bài dạy về văn bản nhật dụng trong chương trình 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan