Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm thpt...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm thpt

.DOC
18
1028
90

Mô tả:

Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đối với giáo viên, ngoài công tác giảng dạy họ luôn được kèm theo công tác chủ nhiệm. Đó là công việc khó khăn, dễ chán nản và mệt mỏi. Nhưng một khi đã chọn nghề này thì chúng ta phải xác định rõ: Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những lớp học sinh giỏi, những mầm non tương lai của đất nước. Trong giảng dạy giáo viên luôn băn khoăn dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Trong công tác chủ nhiệm đó cũng là điều băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên. Một tiết dạy bình thường trên lớp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả cao. Vậy công tác chủ nhiệm cũng cần đầu tư công phu. Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy giáo viên còn chưa mặn mà cho việc đầu tư vào công tác này. Làm công tác chủ nhiệm, người giáo viên ngoài việc làm theo các quy định mà Bộ, trường đặt ra thì hầu hết ít có giáo viên “tâm huyết” với công việc này. Giáo viên phải cần phải tự hào nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường và nhân dân giao phó. Giáo viên bộ môn chỉ cần nắm bắt học sinh học môn mình phụ trách có tốt không là đủ, nhưng chủ nhiệm phải nắm được học lực của các em ở tất cả các môn học, tính cách, tâm tư, nguyện vọng của các em. Hằng ngày các em đến trường sự việc diễn ra như thế nào…? Hoàn tất các loại hồ sơ, sổ sách…liên hệ với phụ huynh…Đó là những việc vô cùng căng thẳng mà người chủ nhiệm phải làm. Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy, để làm tốt công tác chủ nhiệm chỉ làm theo những quy định không chưa đủ. Người giáo viên có tâm huyết với học sinh nên làm hết khả năng của mình để tạo cho các em niềm tin yêu thì việc quản lí trên 40 em học sinh trong một lớp cũng không mấy nan giải. Bù lại chính sự tận tâm của mình sẽ có được những niềm vui bất ngờ mà các em mang đến. Bản thân tôi 14 năm giảng dạy kèm theo công tác chủ nhiệm mọi vui, buồn, khó khăn, thử thách …đều trải qua. Có một điều mà tôi cảm thấy thích thú là các em luôn yêu thích, tin cậy vào tôi. Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục, cùng với việc cọ sát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác chủ nhiệm qua các năm học. Tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình về công tác này. Biết rằng mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức Trang 1 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm riêng. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy gẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Có thể đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến về chuyên đề của mình với mong ước và hy vọng là chia sẻ để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn trình bày đề tài: Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm. Rất mong được sự nhận xét và góp ý tận tình của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI LÀM ĐỀ TÀI: 1 Thuận lợi: * Các yếu tố khách quan: - Giáo viên có thể căn cứ vào các quy định của Bộ. - Nhà trường cũng có những quy định riêng, cụ thể. - Hầu hết cách tính điểm của học sinh đều do nhân viên phòng máy của nhà trường làm. - Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên đến giáo viên. - Có nhiều bài báo viết về tình trạng sa sút đạo đức trong học sinh. * Các yếu tố chủ quan: - Là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kiêm nhiệm và giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy gẫm về chuyên môn, cũng như công tác chủ nhiệm, tôi nắm bắt khá rõ các đối tượng học sinh. - Bản thân chịu khó tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các sách về tâm lí… - Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình chủ nhiệm. - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước . -Căn cứ vào hồ sơ những năm trước. - Gần gũi với học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em. - Trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ các em hơn. 2. Khó khăn - Trường ở địa bàn vùng sâu xa , tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. - Các em thiếu một sân chơi đúng nghĩa, hầu như không có sự tư vấn của các nhà tâm lí về nhiều vấn đề mà các em muốn tìm hiểu. - Thực tế chưa có một tài liệu chuẩn nào cho công tác chủ nhiệm cũng như Trang 2 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm một tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Cơ sở lý luận: Công tác là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn nhưng rất đỗi vinh dự. Vì sao? Vì từ sự điều hành của mình, học sinh sẽ phát triển một phần nhân cách. Sự chuẩn mực của người giáo viên được học sinh học theo. Giáo viên chủ nhiệm chính là chỗ dựa cho các em. Phụ huynh hoàn toàn tin cậy vào người chủ nhiệm khi con họ đến trường. Với nhiệt tình và tâm huyết người chủ nhiệm ngoài việc học tập hãy giúp các em tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Học sinh vào đầu năm học thường náo nức muốn biết giáo viên chủ nhiệm năm này là ai? Bản thân giáo viên cũng nôn nao muốn biết mình sẽ chủ nhiệm lớp nào, có ngoan và học sinh khá giỏi có nhiều không? Nếu gặp những lớp có “tiếng tăm” giáo viên sẽ “thở dài ngao ngán”. Khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên phải tìm hiểu kĩ ở nhiều nguồn khác nhau: những giáo viên bộ môn đã dạy ở lớp đó, giáo viên chủ nhiệm cũ, quản sinh… để nắm bắt tình hình của lớp. Gặp lớp trưởng tìm hiểu, trao đổi về các thành viên trong lớp. Bước này sẽ giúp giáo viên không bỡ ngỡ khi tiếp cận với các em. Đó là bước đầu thuận lợi mà chính mình phải chủ động. Qua được bước này, giáo viên sẽ tự tin hơn trong công tác chủ nhiệm II. PHƯƠNG PHÁP: Thực tế chưa có phương pháp cụ thể, chi tiết nào cho công tác chủ nhiệm và một tiết sinh hoạt chủ nhiệm, mọi việc chỉ ở mức độ chung chung ngoài sổ sách thì giờ sinh hoạt chủ yếu kiểm điểm học sinh vi phạm. Sau đây xin trích điều 19, chương V trong quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 5-102006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. 1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo quy định của quy chế này. 2. Tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ, cả năm học, các nhận việc sửa chữa điểm của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm trong học bạ. 3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách đề nghị học sinh cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. 4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học. Trang 3 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm 5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây: a. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh; b. Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè; c. Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh. 6. Phối hợp với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh. Như vậy căn cứ vào điều 19, người chủ nhiệm có thể cơ bản nắm được công việc mà mình phải hoàn thành. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm chỉ căn cứ vào điều này thì chưa đủ và nó sẽ trở nên máy móc, khô khan. Bởi thực tế công tác chủ nhiệm không chỉ hoàn thành sổ sách mà còn vấn đề quan trọng nữa là giáo dục đạo đức cho học sinh. Theo tôi phương pháp quan trọng là phải biết phối kết hợp ở nhiều phía. I. Những lỗi học sinh thường vi phạm: Theo dõi từng “bước đi” của học sinh để nắm bắt rõ tình hình của lớp là cả một vấn đề đối với người chủ nhiệm. Trong giờ sinh hoạt, sau những ưu điểm là những khuyết điểm mà các em phạm phải. Ưu thì ít, khuyết thì nhiều, những lỗi mà các em mắc phải: - Không học bài. - Không làm bài tập. - Quay bài trong giờ kiểm tra. - Nhắc bài cho bạn khi kiểm tra miệng. - Mất trật tự trong giờ học. - Ăn quà trong lớp. - Viết thư chuyền cho nhau trong giờ học. - Trốn tiết. - Nghỉ học không phép. - Gây gỗ, cãi nhau kịch liệt dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau . - Đánh nhau có tổ chức. - Vô lễ với giáo viên . - Nói tục, chửi thề. - Lấy cắp đồ dùng của nhau lớn hơn là tiền, điện thoại… - Sơn móng chân, móng tay, nhuộm tóc, trang điểm quá đậm, mặc quần áo ngắn, mỏng ở các em nữ… - Ngủ trong giờ học. - Mê chơi game. Trang 4 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm - Giả vờ bệnh xuống phòng y tế… - Lập băng nhóm gây chia rẽ bạn bè trong lớp. - Cố ý chống đối giáo viên, bày trò chọc phá giáo viên. - Tự ý nghỉ học, bỏ học mà gia đình không biết. Còn nhiều những lỗi khác mà học sinh vi phạm. II. Nguyên nhân phạm lỗi: Những lỗi các em phạm phải đôi khi là những lỗi nhẹ, giáo viên có thể bỏ qua. Tuy nhiên nếu cứ nhắc nhở, kiểm điểm nhẹ mà không chú ý thực sự để giúp các em tiến bộ thì đạo đức các em sẽ ngày một xấu đi. Vậy nguyên nhân phạm lỗi ở các em là do đâu? 1. Những lỗi cơ bản như: không thuộc bài, không làm bài do học sinh lười học, rơi vào những em có học lực yếu. Tuy nhiên giáo viên bộ môn phải nhìn vào một thực tế: các em không làm được bài tập trong sách giáo khoa là do chưa hiểu bài, không dám hỏi sợ bị cười chê. Từ bài này không hiểu, dẫn đến bài khác cứ thế tụt dốc. Bản thân giáo viên chưa đi sâu sát giảng giải thật kĩ cho các em (chủ yếu ở các môn tự nhiên), chưa kích thích các em học, chưa tạo cho các em tâm lí hỏi bài khi chưa hiểu.Việc trao đổi với học sinh, xuống tận bàn để hỏi han các em, nhất là các em học yếu xem em nắm bài đến đâu là điều nên làm. Các em sẽ cảm thấy gần gũi, được quan tâm, mọi mặc cảm có thể xóa đi, các em sẽ có động lực học hơn. Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hỏi các em vì sao không học bài, các em trả lời do không làm được bài tập nên bị giáo viên cho điểm kém. Vậy tôi hỏi tại sao không hiểu bài mà không chịu hỏi để thầy cô giảng lại, các em bảo là sợ bị la. Từ chỗ không thuộc bài dẫn đến chỗ kiểm tra quay cóp, mở vở… sẽ là điều tất yếu. 2. Gây mất trật tự trong giờ học, vô lễ…: đây chính là căn bệnh của tuổi học trò. Hầu như em nào cũng vi phạm. Có thể do giáo viên dễ tính, chưa bao quát lớp, giảng bài chưa gây hứng thú với các em. Lại có giáo viên quá khắt khe, khó tính, hay bắt lỗi nên các em nói năng “lôm côm” sẽ bị tội vô lễ. Cũng có những em cách nói năng dễ gây mất lòng giáo viên…Vậy người chủ nhiệm hãy bình tĩnh, nghe các em và lớp trình để có cách giải quyết hợp tình hợp lí. Các em đang ở độ tuổi muốn chứng tỏ mình nhưng cũng biết phân biệt đúng, sai. Cách giải quyết khéo léo giúp các em khắc phục được và dần dần lối giao tiếp sẽ tốt hơn. 3. Trốn tiết, nghỉ học, bỏ học, mê game…do mê chơi, học yếu, chán học, không được sự quan tâm chu đáo của gia đình, do bạn bè rủ rê. Tình trạng mê game, đua xe, ma túy…đang là vấn đề báo động trong giới học sinh. Thành phần này đều thuộc gia đình giàu có, con quan chức, cha mẹ mê làm ăn, cho con lên học ở các trường trên thành phố. Không người kiểm soát, thiếu sự chăm Trang 5 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm sóc về tinh thần. Sự sa ngã này không chỉ trách các em mà trách cả phía gia đình lẫn xã hội. Bác Hồ đã viết: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy trông ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” 4. Nói tục, chửi thề, gây gỗ, đánh nhau, lập băng nhóm…vi phạm lỗi này đôi khi chỉ là những xích mích rất nhỏ, nhưng những em này lại hành xử theo kiểu “giang hồ, xã hội đen” để chứng tỏ mình, để được bạn bè nể phục, do nhiễm bởi những thứ văn hóa đen tràn lan trên mạng, phim ảnh. Ví dụ: Ở Cần Thơ 20 vụ đánh nhau trong 1 tháng phần lớn do những xích mích nhỏ từ mâu thuẫn cá nhân. Năm học 2009-2010 Cần Thơ có 252 vụ đánh nhau/ năm học ( nguồn tin báo Tuổi trẻ số 302/2010 thứ 7/6/11/2010). Đó là những con số ghi nhận được nhưng thực tế có dừng lại ở con số đó không? Nạn bạo lực học đường ngày càng phổ biến, có quá nhiều những clip học sinh nữ đánh nhau tung lên mạng cho thấy sự sa sút về hạnh kiểm của học sinh. Trách nhiệm này thuộc về ai? Nó không của riêng ai. Theo tôi nó ở nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội, bản thân các em... 5. Lấy cắp đồ, trang điểm, mặc mỏng…do đua đòi chưng diện, gia đình không kiểm soát được. Trường hợp này rơi phần nhiều vào các em nữ. 6. Cố ý chống đối, bày trò chọc phá giáo viên… đó là những học sinh ngổ ngược, nghịch ngợm. Có sự thách thức của bạn bè, cá nhau. Đôi khi cảm giác bị giáo viên “đì”… Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. III. Hướng giải quyết: Việc tìm hiểu nguyên nhân là vô cùng quan trọng để giải quyết các lỗi học sinh vi phạm. Tùy vào các lỗi, mức độ vi phạm của học sinh người chủ nhiệm sẽ có cách giải quyết linh hoạt, biết kết hợp với nhiều phía để việc giải quyết thỏa đáng, học sinh “tâm phục, khẩu phục”. 1. Trong nhà trường: Phối hợp với các đoàn thể: a. Với quản sinh: Hầu như tất cả các trường đều có quản sinh. Quản sinh là người theo dõi sát sao sĩ số lớp học, việc thực hiện nội quy của học sinh; đồng phục, tóc, dày dép, tất cả học sinh vi phạm đều nằm trong “sổ đen” của quan sinh. Cứ sau một hoặc hai ngày giáo viên chủ nhiệm cần gặp quản sinh để nắm bắt tình tình của lớp đừng đợi quản sinh phản ánh mới biết sẽ khó khăn cho việc xử lí học sinh vi phạm. Tuy nhiên không phải quản sinh đều nắm rõ lỗi vi phạm. Có những em tìm cách qua mặt quản sinh. Ví dụ: Nhà trường quy định mang dày ba- ta, trong tiết dạy tôi quan sát có một Trang 6 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm vài em thường xuyên không chấp hành. Hỏi em làm sao vào trường được, có bị thầy quản sinh ghi tên không? Em nói vì vài lần đi vào chẳng thấy thầy nói gì nên không cần mang dày ba-ta nữa. Có em đi học bỏ vào trong cặp đôi san-đan, khi vào lớp bỏ ba-ta và mang đôi san-đan vào. Đó là những lỗi vi phạm nhỏ, tôi đã thuyết phục và các em không còn phạm lỗi nữa. Có những học sinh vi phạm nhưng vì các em năn nỉ và quản sinh bỏ qua. Những lỗi này, giáo viên có thể biết được qua sự theo dõi của cán bộ lớp hay của chính giáo viên phát hiện ra. Ví dụ: Học sinh trốn tiết có đôi lúc quản sinh không biết. Một hôm tình cờ tôi gặp em Lê Trung Hiếu ( 12ª6- năm học 07-08 ) đi vào quán net khi đang học tiết thứ 3. Biết em trốn tiết, tôi vào lớp để hỏi lớp trưởng thì em bảo bạn xin về nhà có việc bận. Tôi cho lớp trưởng biết tình hình. Hôm sau, vào tiết của tôi, có lẽ lớp trưởng đã trò chuyện với em, em tự nhận lỗi, làm bản kiểm điểm trước. Cuối tuần tôi báo về phụ huynh và có những răn đe nghiêm khắc, em đã không còn trốn học, từ đó chăm chỉ hơn. Tôi cũng thường xuyên động viên em. Từ một học sinh yếu tưởng không thể tốt nghiệp vậy mà em đã đậu và giờ đang là sinh viên năm cuối trường cao đẳng sư phạm ngành tiếng Anh. Và còn nhiều trường hợp tương tự như thế diễn ra. Cái chính nhất là người chủ nhiệm nghiêm khắc giúp các em nhận ra lỗi lầm và hướng các em theo con đường sáng, không nên để các em có cảm giác bị ghét bỏ, tự tách mình ra khỏi tập thể. b. Với Đoàn thanh niên: Tổ chức Đoàn trong trường học là nơi giúp cho các em vui chơi, cống hiến sức trẻ, hướng tới lí tưởng sống cao đẹp, lành mạnh. Đây là một sân chơi bổ ích cho các em. Nhất là những những nơi xa, sâu như vùng Trị An. Tuy nhiên hoạt động tập thể, xã hội còn quá ít, đơn điệu. Trong nhà trường nếu sinh hoạt đoàn phong phú sẽ giúp cho việc rèn luyện tốt về đạo đức, phần nào ngăn chặn các em đến với các tệ nạn xã hội. Ngoài giờ học được vui chơi, tham gia các nhóm, hội ở đây các em thể hiện được bản lĩnh trước bạn bè, tạo tính tập thể, biết chia sẻ, giúp đỡ…tinh thần các em thoải mái, việc học cũng tốt hơn. Bên cạnh việc kết hợp với quản sinh, đoàn thanh niên có đội cờ đỏ làm việc sẽ theo dõi kĩ những học sinh vi phạm. Những học sinh trốn tiết, leo tường… đều do bộ phận này phát hiện. Tôi ví dụ: Năm học 2005- 2006 tôi chủ nhiệm lớp 12A5, có trường hợp mà Bí thư đoàn trường báo cáo: Em Nguyễn Tấn Thịnh cúp tiết vào nhà vệ sinh hút thuốc thầy bí thư biết nhưng không thể vào nhà vệ sinh để gọi em ra. Thầy đứng đợi, đợi mãi khi thầy vào thì chẳng thấy em đâu. Tôi tìm gặp em để hỏi, em chối là không có. Sau một hồi nói chuyện, quan sát nhìn tay em bị trầy, tôi Trang 7 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm chặn đầu, bắt bí cuồi cùng em khai em đã trèo qua lỗ cửa sổ nhỏ để thoát ra. Tôi giải thích rất cặn kẽ những hành vi của em đã làm bằng lời lẽ chân thành và rất tâm lí, giúp em nhận ra lỗi sai, biết nhận ra cái si để tiến bộ . Từ đó về sau em tiến bộ hơn nhiều và cũng hay tâm sự cùng cô khi có những vấn đề vướng mắc. Giờ thì em đã là một chiến sĩ công an. Từ trường hợp trên nếu giáo viên xử lí không khéo, mang ra kiểm điểm trước lớp, học sinh có cảm giác bị mất mặt với bạn bè thì sẽ rất khó cho việc sửa đổi hành vi vi phạm. c. Với giáo viên bộ môn: Hằng ngày giáo viên bộ môn đều phê sổ đầu bài, những học sinh vi phạm sẽ được mang ra kiểm điểm vào giờ sinh hoạt. Tuy nhiên có những giáo viên khi học sinh phạm lỗi không ghi sổ đầu bài do các em năn nỉ. Hoặc giáo viên giáo huấn được các em và bỏ qua lỗi vi phạm, chủ nhiệm sẽ không nắm được. Thế nên có thể hai, ba ngày một lần giáo viên gặp trao đổi, hỏi thăm tình hình của lớp thì việc nắm bắt lớp mình sẽ toàn diện. Những trường hợp học sinh không thuộc bài, vô lễ với giáo viên bộ môn, chủ nhiệm nên hỏi cặn kẽ nguyên nhân, hỏi cán bộ lớp cặn kẽ để việc xử lí phù hợp. Có thể cho làm kiểm điểm yêu cầu giáo viên bộ môn kí và lưu lại. d. Với cán bộ lớp: nếu có thể liên hệ với các em hằng ngày để biết tình hình của lớp. Nếu biết muộn những vấn đề sai phạm thì việc xử lí sẽ trở nên khó khăn. Nên có một hay hai em “tâm phúc” các em sẽ giúp ích cho việc theo dõi trên lớp được dễ dàng. Tránh trường hợp bao che lẫn nhau, người chủ nhiệm phải tinh ý trong quá trình sinh hoạt và xử lí các lỗi vi phạm. 2. Ngoài nhà trường: a. Với phụ huynh học sinh: Cuộc họp phụ huynh đầu năm là dịp quan trọng để nắm bắt thông tin từ gia đình. Giáo viên sẽ lấy chữ kí mẫu, xin số điện thoại, giải đáp các thắc mắc từ phía phụ huynh. Thường khi vào lớp 12, phụ huynh các em có nhiều lo lắng, muốn biết nhiều thông tin. Do đó người chủ nhiệm cần trao đổi, tư vấn để phụ huynh yên tâm về năm học cuối cấp của con em họ. Trao đổi về việc đánh giá học tập, hạnh kiểm, thi tốt nghiệp, đăng kí hồ sơ thi đại học… Hằng tháng tôi báo cáo về phụ huynh bằng cách cho các em làm bản tự kiểm, đánh giá những ưu khuyết điểm, ghi cụ thể những nhận xét về bản thân. Sau đó tôi nhận xét cho các em mang về nhà. Phụ huynh cũng nhận xét quá trình học tập của các em ở nhà như vậy sự liên hệ giữa chủ nhiệm và phụ huynh cũng trở nên chặt chẽ hơn. Thực tế mối liên hệ giữa phụ huynh và giáo viên chặt chẽ rất có lợi để theo dõi học sinh. Có những học sinh cha mẹ nói không nghe nhưng nghe lời thầy cô. Vì Trang 8 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm thế có nhiều phụ huynh hoàn toàn tin tưởng vào giáo viên, nhờ giáo viên “quản giáo” con em mình. Năm học 2009-2010 vừa qua, lớp 12a7 của tôi có em Nguyễn Văn Dương, gia đình tương đối khá giả nhưng cha mẹ li thân, mẹ đi làm xa, mọi yêu cầu của em mẹ đều đáp ứng. Tuy nhiên em thiếu sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ, đua đòi với chúng bạn, cúp tiết, nghỉ học luôn. Tôi nhắn sang nhà để gặp em không dám. Mẹ em gọi điện năn nỉ nhờ cô bởi không còn cách nào để nói cho em nghe nữa. Thực tế số ngày nghỉ học của em quá nhiều. Tôi bằng mọi cách gặp em trò chuyện động viên, chia sẻ. Tôi còn nhờ thêm vài phụ huynh khác sang nhà em để trò chuyện. Họ cũng rất nhiệt tình giúp đỡ. Em đã trở lại lớp học, kiến thức xem như gián đoạn. Tôi cùng các em trong lớp giúp em lấy lại kiến thức. Tôi đã bảo vệ em trước hội đồng xét thi tốt nghiệp. Em được đi thi và ngạc nhiên hơn là em đỗ tốt nghiệp. Nếu như trường hợp này, chủ nhiệm không tận tình, không có cái tâm chắc em đã không có được kết quả ấy. b. Ở địa phương: Hoạt động đoàn thể ở địa phương cũng giúp cho các em phát triển hơn về nhân cách. Sinh hoạt tập thể là nơi để giáo dục lí tưởng, giao lưu giúp mở rộng tầm nhìn. Mỗi khi hè đến, các em về địa phương sinh hoạt đoàn. Tuy nhiên hoạt động này còn hình thức, chưa thực sự thu hút các em. Nếu tổ chức tốt thiết nghĩ hiệu quả đạt được sẽ khá tốt 3. Một số phương pháp giúp giáo viên chủ nhiệm gắn bó gần gũi hơn với học sinh, tạo cho các em sân chơi, sự đoàn kết: a. Tổ chức sinh nhật: cứ ngày thứ bảy cuối tháng những em có ngày sinh trong tháng sẽ được lớp tổ chức sinh nhật. Quà tặng là tấm thiệp có lời chúc mừng của cô và các bạn trong lớp. Tôi thực sự xúc động khi nhiều em nói lên tình cảm của mình trước lớp Em Lày Phạt Ốn 12A7(NH 09-10) giọng nghẹn ngào khi phát biểu: lần đầu tiên trong đời em được nhận quà sinh nhận. Em sẽ giữ mãi kỉ niệm đầy ý nghĩa này. Không chỉ riêng em, nhiều học sinh chưa bao giờ được tặng quà sinh nhật đều có chung tâm trạng này. Em Trương Thị Thùy Dương 12A 2 ( NH 10-11) thì nói: nhiều lần sinh nhật nhưng có lẽ đây là lần sinh nhật vui, đặc biệt nhất trong cuộc đời của em và món quà em nhận vô cùng ý nghĩa. Em sẽ nhớ mãi lần sinh nhật này. Đây là lời phát biểu chung của các em . Hay như em Nguyễn Thị Hồng Nga (lớp 12A3 năn học 2012-2013) trong lần sinh trong nhật lần thứ 17 vào cuối tháng 9 vừa qua tại lớp, lúc lên phát biểu cảm tưởng, em cứ đứng để cho nước mắt chảy mà không nói được lời nào. Cứ đến cuối tháng các em lại háo hức cho buổi sinh nhật đặc biệt chỉ trong vòng 15 đến 20 phút này. Trang 9 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Khi các em ra trường về thăm tôi, hỏi rằng thiệp sinh nhật còn không hầu hết các em đều trả lời : đó là món quà quý mà các em cất kĩ, có em cẩn thận còn ép lastic để khi mở lại xem đọc lời chúc của cô và các bạn lại nhớ về thời học trò xưa. Em Thanh Tú, Cẩm Tú và Kim Nhâm-lớp 12A2 (NH 2009-2010) nhận thiệp chúc mừng sinh nhật b. Thi cắm hoa ngày 8-3: chia theo tổ, mỗi tổ một đại diện làm giám khảo c. Thi nấu ăn: cũng thi theo tổ d. Thi đá bóng giữa hai dãy bàn. e. Thi làm lồng đèn trung thu. Trang 10 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Các em lớp 12A3 (NH 2012-2013) bên lồng đèn các em đã làm để mừng tết trung thu f. Thi viết về mẹ nhân ngày 20-10: Các em đã có những bài viết chân thành và xúc động, những tâm sự, tâm tư khó nói với bậc sinh thành em đều bộc lộ ở trong bài viết. Tôi đã gửi một số bài hay cho phụ huynh các em, họ xúc động vì hiểu được tâm tư của con mình hơn. g. Tổ chức đi chơi xa (nếu có thể): Tôi cũng đã cho các em đi địa đạo Củ Chi (năm học 1998-1999) các em rất thích. Bây giờ gặp lại tôi, các em vẫn nói: cô tổ chức đi Củ Chi lần nữa để bọn em được dắt cả vợ chồng, con cái cùng đi. Hay những lần cô trò cùng qua rừng Mã Đà chơi, đạp xe cọc cạch mệt bở hơi tai...đó là những kỉ niệm khó quên. h. Lưu tâm đến các em có hoàn cảnh nghèo khó: Mỗi năm trong lớp chủ nhiệm của tôi đều có những em hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, tôi động viên em và giúp đỡ các khoản tiền đóng góp ở trường cho em, tặng quà tết... Ví dụ: năm 2009-2010 lớp 12A7 có em Bùi Trần Minh Đức, mẹ mất, cha già yếu bệnh tật, các anh chị đều đi kiếm sống ở xa. Em gần như lao động chính trong nhà. Vào đầu năm học em phải nghỉ học hai tuần để làm đủ tháng và nhận trọn tiền lương. Hàng ngày mỗi chiều em đều đi làm nên thời gian để học rất ít. Trang 11 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Tôi đã giúp đỡ tiền trường cho em trong năm học đó. Hiện tại em đang theo học trường Cao Thắng, em đang kiếm việc làm thêm. Hoặc em Hồ Văn Bảo Em lớp 12A 2 năm học 2010-2011 gia đình thuộc diện đói, sống trên thuyền xuôi ngược lòng hồ Trị An kéo cá thuê. Năm 2009 nhà nước có chính sách tái định cư, gia đình em được cấp đất, trợ cấp tiền làm nhà. Hè đến em đi kéo cá thuê cho các chủ bè từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng hôm sau. Ba em vì bệnh nên không đi làm được, mẹ thì làm thuê. Gia cảnh em rất đáng thương nên tôi cũng giúp đỡ em, động viên em cố gắng dành thời gian cho việc học. Tôi cũng xin giáo viên ở các lớp học thêm miễn học phí cho em. Tôi luôn có tâm niệm mình khó khăn nhưng người khác còn khó khăn hơn, nếu giúp đỡ được thì cứ làm không hề tính toán thiệt hơn. Với đối tượng học sinh này, giáo viên nên quan tâm đặc biệt thường xuyên động viên, khuyến khích các em để các em có chỗ dựa tinh thần, vượt lên hoàn cảnh tiếp tục học tập. i. Vui để học: Giáo viên phân công từng tổ các chủ đề theo từng môn học. Những em giỏi môn nào sẽ phụ trách việc ra câu hỏi, theo kiểu ô chữ, giới hạn chương trình ngay trong sách giáo khoa. Đó là cách để các em ôn lại bài cũ, cũng là cách phát huy khả năng tư duy, khả năng nói chuyện mạnh dạn trước đám đông. Cử một em ghi lại điểm của các tổ, cuối học kì tổng kết các hoạt động và phát thưởng cho tổ có điểm cao. Khi áp dụng cách này vào 10 phút cuối giờ sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy các em say mê quên cả giờ ra về. Vì sao tôi lại kì công tổ chức như vậy đơn giản vì một lẽ thương các em, ở vùng sau xa thiếu điều kiện, thiếu sân chơi cũng là để tạo sự đoàn kết, sự thoải mái sau những giờ học căng thẳng , để cô trò hiểu nhau hơn. Hãy làm đi bạn sẽ thấy có ý nghĩa và giúp ích cho công tác chủ nhiệm của bạn. Trang 12 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Các tổ trưởng nhận quà nhân buổi tổng kết các hoạt động của lớp ở kọc kì I. Các em học sinh lớp 12A2 (NH 2009-2010) Trang 13 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Sơ kết lớp, phát thưởng học kì I năm học 2012- 2013 lớp 12ª3 4. Những lưu ý trong công tác chủ nhiệm: a. Về sổ sách: Mọi giấy tờ sổ sách nên lưu lại. Những đơn xin phép nghỉ học của học sinh thấy chưa rõ ràng (giả chữ kí lưu phụ huynh, nhờ bạn viết...)giữ lại liên hệ ngay với phụ huynh. Các bản kiểm điểm giữ kĩ đến cuối năm. Những học sinh vi phạm nặng về đạo đức cần ghi chép rõ ràng, có biên bản họp lớp, biên bản họp giữa chủ nhiệm và phụ huynh, cuối năm việc đánh giá được chính xác. Sổ gọi tên và ghi điểm bảo quản tốt, cuối năm chú ý thật kĩ những em thi lại, rèn luyện trong hè, thông báo cụ thể đến phụ huynh. Một số giáo viên vẫn còn sai sót ở khâu này dẫn đến sự thiệt thòi cho học sinh. Ví dụ: em bị thi lại nhưng khi xét giáo viên không phát hiện, sau đó hội đồng xét duyệt phát hiện ra. Học sinh rèn luyện hè nhưng giáo viên không thông báo cụ thể vì nghĩ là các em tự nắm bắt... b. Phê học bạ: Việc phê học bạ tưởng dễ nhưng hóa khó. Khi đặt bút viết vào học bạ, giáo viên nhận xét đầy đủ các mặt của học sinh, thấy được sự phấn đấu của học sinh trong suốt năm học thể hiện rõ tính nhân văn. Tôi có đọc được những học bạ Trang 14 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lời nhận xét rất đơn điệu. Những câu văn ngắn, khô khan, thậm chí còn sai chính tả. Nhiều em có lời phê giống nhau. Ví dụ: Em Nguyễn Thị Hồng T...lớp 12ª7- năm học 09-10 (do tôi chủ nhiệm) chuyển từ trường khác về, học bạ nhận xét ở lớp 10, 11 như sau: Học lực: trung bình, hạnh kiểm: tốt, ngoài ra không có chữ nào khác nữa. Có những lời phê lại mâu thuẫn ( không tiện nêu tên): Ý thức học kém, hay mất trật tự...nhưng lại xếp hạnh kiểm tốt. Còn nhiều những thiếu xót nữa. Vậy nên khi nhận xét học bạ của các em người chủ nhiệm cũng chú ý để khi ra trường đọc vào học bạ các em cảm thấy vừa lòng dù còn nhiều điều chưa tốt. Có thể nói phê học bạ cũng là một nghệ thuật của người chủ nhiệm vậy. c. Cách xử lí học sinh vi phạm: Cuối tuần nhìn sổ đầu bài chủ nhiệm nhìn thấy nhiều em vi phạm thì nổi giận, la mắng, sự thiếu kìm chế sẽ dẫn đến những điều không hay giữa giáo viên và học sinh. Có những giáo viên quá khó làm cho học sinh sợ hãi khi đến tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Phải nhớ rằng đừng đòi hỏi một cách tuyệt đối ở các em, bởi ngày xưa khi đi học, giáo viên cũng ít nhiều phạm phải những lỗi như các em bây giờ. Giáo viên là người đi trước, nhiều kinh nghiệm, ngoài việc kiểm điểm hãy chỉ cho các em biết cách ứng xử khi phạm lỗi phải làm như thế nào, đó cũng là cách rèn luyện nhân cách cho các em. Nếu cứ làm khó, học sinh trở nên chai lì. Ví dụ: Em Quế M... lớp 12ª11(năm học 2009-2010) tâm sự với tôi: cô em trẻ mới ra trường mà dữ quá, chẳng biết thông cảm với tụi em, cứ la mắng kiểm điểm riết tụi em chai lì, chẳng còn tình cảm nữa. Trong tâm lí học, các nhà tâm lí đã đưa ra hai cách để người lớn lựa chọn khi con trẻ mắc lỗi: Một là RAC có nghĩa tấn công tra hỏi, và ngăn cấm. Hai là SOS có nghĩa lùi lại, lắng nghe và chọn cách. Và cách thứ hai là cách mà các nhà tâm lí khuyên các bậc phụ huynh nên chọn khi dạy bảo con cái. Vậy thì trong công tác chủ nhiệm chúng ta cũng nên chọn SOS để tránh xử lí theo ý chủ quan của mình. Phải luôn lắng nghe, chia sẻ, khuyên răn. Kết hợp nhiều phía, nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc thì kết quả sẽ tốt hơn. Những mức kỉ luật như đuổi học sẽ đẩy các em đến nhanh với sự hư hỏng, với nhiều cám dỗ bên ngoài nhà trường. Vì thế một lần nữa tôi khẳng định: công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ cao cả và nặng nề, người chủ nhiệm bị sức ép tâm lí ở nhiều phía, nếu không có tâm huyết và sức chịu đựng dễ bị “tress” khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trang 15 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong một giờ học, không có một phương pháp nào là độc tôn và duy nhất. Chỉ có sự kết hợp đa dạng và linh hoạt các phương pháp thì mới đem lại kết quả tốt cho giờ dạy và học. Với công tác chủ nhiệm cũng thế. Người chủ nhiệm luôn có sự linh hoạt, chủ động trong công việc, làm theo những quy định của Bộ, của trường nhưng bên cạnh đó cũng phải biết nắm bắt tâm lí của các em để việc quản lí của mình đạt kết quả tốt, đồng thời giúp cho các em phát triển nhân cách, biết kiểm soát suy nghĩ, hành động, cảm xúc. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn là chỗ dựa tin cậy, tạo cho các em niềm vui mỗi ngày khi đến trường. Vài kinh nghiệm nhỏ trong đề tài này, mong rằng sẽ giúp ích cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên nó thực sự đạt hiệu quả khi: - Giáo viên hết lòng vì công việc, mỗi lứa học sinh thành đạt là nguồn hạnh phúc lớn lao mà người giáo viên có được. - Giáo viên chịu khó tìm tòi để gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên phải xử lí nhuần nhuyễn, hướng dẫn các em kĩ lưỡng để các em khỏi ngỡ ngàng trước những cái các em sẽ tiếp cận cũng như những lỗi các em mắc phải. - Có thể nó sẽ mất thời gian chuẩn bị nhưng thực sự hấp dẫn với các em. Vì học sinh thân yêu, vì công tác giảng dạy và chủ nhiệm của chính mình, bản thân tôi sẽ cố gắng đầu tư hơn nữa để công tác giáo dục đạt kết quả cao.. KẾT LUẬN Qua việc áp dụng các hình thức trên để làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy được tầm quan trọng đặc biệt của mình đối với các em. Tạo cho các em tính tập thể, sự đoàn kết, xử lí tốt các sự việc xảy ra xung quanh. Với các em là cán bộ lớp, các em sẽ được rèn luyện khả năng “lãnh đạo” một tập thể nhỏ và các em sẽ rất bản lĩnh trước đám đông cũng như kinh nghiệm cho các em ở ngoài nhà trường và sau này. Tuy nhiên, ở đây cũng đòi hỏi học sinh phải hết lòng vì tập thể nhỏ bé của mình. Các em biết cho đi và nhận lại những giá trị tinh thần quý báu mà không phải tất cả bạn bè đồng trang lứa đều có được. Qua đó cũng phát hiện một số năng khiếu của các em như đóng kịch, hát, múa, quản trò, sự khéo tay, óc sáng tạo… Tôi hi vọng rằng với một chút kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp ích vào công tác chủ nhiệm của đồng nghiệp. Chắc chắn bài viết sẽ có nhiều thiếu xót, mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô. * Những đề xuất: - Với ngành giáo dục: Ngoài việc quan tâm đổi mới công tác giảng dạy thì cần quan tâm hơn công tác chủ nhiệm của giáo viên. Trang 16 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm -Với nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh, hỗ trợ tốt cho các hoạt động mang tính tập thể. - Với tổ chuyên môn: Đưa ra những sáng kiến, xây dựng chương trình bổ ích lành mạnh cho công tác chủ nhiệm. - Với giáo viên bộ môn: đánh giá đúng, không theo cảm tính, không quá gay gắt khiến các em sợ hãi, cũng không quá dễ dãi để các em giỡn mặt. Làm sao để mỗi năm học đến, giáo viên không phải nản lòng vì công tác chủ nhiệm. Đó không phải là thách thức của riêng giáo viên mà là của ngành giáo dục nói chung. Vĩnh An ngày 15 -5 -2013 Người viết Đỗ Thị Huyền Ngân Trang 17 Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan