Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một số kinh nghiệm nhỏ về dạy tác phẩm truyện ....

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm nhỏ về dạy tác phẩm truyện .

.DOC
23
1017
85

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nam Hà Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Người thực hiện: NGUYỄN THU DUYỆT Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .....văn.................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thu Duyệt 2. Ngày tháng năm sinh: 15 tháng 8 năm 1974 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: L12a – Khu dân cư Tân Phong – khu phố 7- phường Tân PhongTP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613959665(CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0918847289 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn văn lớp 12c4, 12c5, 11c8. Chủ nhiệm lớp 11c8. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 1996 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 19 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - Phát huy trí lực của học sinh bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề. - Phương pháp học văn học sử đạt hiệu quả cao. - Một vài kinh nghiệm nhỏ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học giảng văn. - Phối kết hợp với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 2 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ lâu văn chương đã được con người tiếp nhận, thưởng thức sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, được đưa vào nhà trường với tư cách là môn học quan trọng. Dạy học văn vốn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, của dư luận xã hội nhất là khi Bộ Giáo dục đổi mới hình thức thi cử hai chung trong Kì thi THPT Quốc Gia, môn văn cũng là môn chính để xét điểm vào các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng như các bộ môn xã hội khác, văn học là một bộ môn không thể thiếu trong đời sống con người, trong giáo dục nhân cách cho học sinh cũng như góp phần nâng cao đời sống xã hội. Việc dạy học văn theo tinh thần cải cách giáo dục hiện nay đặt học sinh trước nhiều khó khăn, thử thách bởi môn văn là một môn học trừu tượng, khó tiếp thu do nó là một loại hình nghệ thuật tư duy bằng hình tượng. Muốn giỏi văn không chỉ có kiến thức văn học nhất định mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác như địa lý, lịch sử, văn hóa, triết học…học sinh cần phải có tâm hồn, khả năng tưởng tượng phong phú và tình yêu văn chương sâu sắc. Tuy nhiên dạy và học văn còn gặp nhiều khó khăn do học văn phải thuộc nhiều dẫn chứng, học sinh đôi khi bị gò ép không mấy hào hứng, khả năng lựa chọn ngành nghề khó khăn do những môn thi xã hội các ngành học thường ít hơn so với các môn tự nhiên. Trong những năm trở lại đây, việc giảng dạy môn ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung đã có sự đổi mới. Nếu như trước đây trong một giờ học giáo viên là người giữ vai trò chính kết hợp nhiều thao tác: Giảng + đọc + chép còn học sinh có nhiệm vụ: nghe + ghi. Chính vì cách dạy truyền thống đó dẫn đến sự thụ động học tập ở học sinh và điều đáng lo ngại hơn là tạo cho các em những quan niệm sai lệch về việc học tập môn Ngữ văn. Thiết nghĩ, dù học sinh còn thờ ơ với môn văn nhưng nếu chúng ta biết tìm ra phương pháp dạy thích hợp sẽ giúp các em tiếp cận tác phẩm văn chương bằng chính khả năng tư duy của mình. Trong quá trình đổi mới, ai cũng chú ý đến phương pháp dạy học “thảo luận”, “nêu vấn đề”…nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo ở học sinh. Văn học có nhiều thể loại. Nhưng truyện là một thể loại khó tiếp nhận đầy đủ các giá trị nội dung và nghệ thuật do các em chỉ tiếp cận văn bản ở sách giáo khoa mà phần lớn là những đoạn trích nên không thể lĩnh hội hết các giá trị tư tưởng, tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Có rất nhiều phương pháp để tiếp cận, truyền thụ tác phẩm văn học như: “Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề, đóng vai, dùng trực quan”…Tất cả những phương pháp trên không mới, nhiều giáo viên đã vận dụng và đạt được những hiệu quả nhất định. Mỗi phương pháp đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Nhưng với bản thân tôi, tôi tâm đắc với ba phương pháp: “ Thảo luận nhóm”, “ Đóng vai” và Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 3 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN “ Dùng trực quan”. Những phương pháp này khi vận dụng nó đã mang lại cho tôi một số hiệu quả cao nhất là khi dạy tác phẩm truyện. Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ chủ quan của bản thân nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết kính mong sự chia sẻ, góp ý của quý đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN a) Định nghĩa chung về phương pháp. Theo sách “phương pháp dạy học văn” phương pháp nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định (phương pháp ở đây gắn liền với công việc). Đó cũng là mục đích của các nhà khoa học, giáo dục khi đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sau này chủ động, sáng tạo trong công việc cũng như trong cuộc sống. Theo Hê-Ghen khi bàn về vấn đề văn học - nghệ thuật, Ông nói: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung, nội dung nào thì phương pháp ấy” (phương pháp gắn liền với đối tượng). Khi áp dụng phương pháp dạy học mới cần xác định đối tượng cụ thể để đạt được kết quả tốt. b) Phương pháp giảng dạy Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Khoa thì: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của người thầy nhằm làm cho học sinh tự giác, tích cực, tự học nhằm đạt tới mục đích dạy học.” 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong quá trình lên lớp như: nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận, phân tích, so sánh…Bản thân tôi chọn ba phương pháp: “ Thảo luận nhóm”, “ Đóng vai” và “ Dùng trực quan” ba phương pháp này đã được phần đông giáo viên sử dụng, có người thành công nhưng có người dùng chưa đạt yêu cầu do khách quan lẫn chủ quan. Trước đây tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi vận dụng các phương pháp này. Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tự đúc kết ra những kinh nghiệm là khi sử dụng các phương pháp trên, giáo viên còn thiên về đối phó: “ đối phó với chuyên môn, đối phó khi Sở về thanh tra, lạm dụng phương pháp, khâu chuẩn bị chưa thực sự chu đáo, khoa học và còn thể hiện sự non nớt trong tay nghề của giáo viên khi sử dụng phương pháp”. Theo năm tháng, độ dày, mỏng của thời gian việc vận dụng các phương pháp dần lắng xuống phủ lên nó một màu rêu phong… nhiều giáo viên cho rằng tất cả các phương pháp trên đều đã cũ “ bình cũ, rượu mới” quay đi ngoảnh lại không có gì là mới…cái cũ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần tạo ra sự nhàm chán trong giáo viên và học sinh về phương pháp. Nhưng theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nó cũ là do giáo viên chứ không phải do phương pháp. Để đạt hiệu quả cao người giáo viên phải khéo léo lựa chọn, vận dụng thích hợp các phương pháp nhất là khi dạy tác phẩm truyện. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 4 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Vận dụng chọn lọc nhiều phương pháp sẽ giúp học sinh nắm kiến thức đầy đủ và sâu sắc hơn. Học sinh nhanh chóng hiểu bài, hứng thú hơn trong giờ học, tích cực đóng góp xây dựng bài học. Nếu học sinh đã nắm vững kiến thức thì khi làm kiểm tra hay bài thi chắc chắn các em sẽ đạt kết quả cao nhất. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. TÁC PHẨM TRUYỆN Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể loại nhất định: Truyện là thể loại văn học xuất hiện từ lâu, sau thơ ca trữ tình. Truyện là loại văn tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc. Truyện có cốt truyện, có nhân vật. Qui mô truyện thường lớn hơn thơ. Truyện phần lớn được viết bằng văn xuôi, bên cạnh đó cũng có loại văn vần. Khác với thơ thiên về cái đẹp, xúc cảm và sự cô đọng, truyện có khả năng đi sâu vào từng khía ngóc ngách phức tạp của cuộc sống và của tâm hồn. Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí đều là những thể loại dùng văn xuôi để phản ánh cuộc sống, ghi lại những cảm xúc, quan niệm trước hiện thực khách quan. Cấu trúc truyện ngắn gần với tiểu thuyết hơn. Có hệ thống nhân vật, có tính cách số phận và các sự kiện phong phú của cuộc sống. Nhưng truyện ngắn khác với tiểu thuyết là nhân vật thể hiện những nét tính cách trong hoàn cảnh cụ thể ở khoảng thời gian ngắn mà không phải là toàn bộ cuộc đời. Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, sự kiện đơn giản không phức tạp như tiểu thuyết và để lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm truyện giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh những phương pháp nhằm tiếp cận tác phẩm truyện đạt hiệu quả cao nhất. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG ĐƯỢC GIÁO VIÊN VẬN DỤNG VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG HIỆU QUẢ NHẤT ĐỊNH Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đă ăc trưng của bô ă môn Ngữ văn, viê ăc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào viê ăc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn đạt hiê ău quả : Thảo luâ ân nhóm, Đóng vai, Nghiên cứu tình huống, Dự án, … và các kĩ thuật dạy học tích cực được thực hiện trong các hoạt động dạy học. Nhiều giáo viên đã vận dụng các phương pháp trên và đạt được những kết quả nhất định. Bản thân tôi tâm đắc với ba phương pháp: “ Thảo luận nhóm”, “ Đóng vai” và “ Dùng trực quan” khi giảng dạy về tác phẩm truyện. Tôi xin lược thuật về lý thuyết ba phương pháp trên. 1) Thảo luâ ân nhóm Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tâ ăp. Trong thảo luâ nă nhóm, Học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về mô ăt vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 5 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Cách thức tiến hành như sau: Có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (cặp đôi, cặp 3) nhóm trung bình (4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn (8 -10 người trở lên). Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi, thảo luận và thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp ý kiến của mình. Cuối cùng giáo viên chỉnh sửa và rút ra kết luận đúng hay hướng giải quyết vấn đề. Phương pháp này cũng phát huy tính tích cực của học sinh nên nhiều giáo viên vận dụng. Song nó chiếm nhiều thời gian nên khi áp dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý: - Khi các nhóm thảo luận, Giáo Viên không nên dừng lại lâu ở một nhóm nào. - Khi các nhóm trình bày nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các ý kiến quan điểm mà khác với nhóm trước. - Có thể cử một học sinh điều hành khi các nhóm báo cáo. 2) Đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Trong môn học Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể một văn bản văn học thành kịch bản sân khấu, xử lí một tình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau,… Phương pháp đóng vai có một số ưu điểm như sau: - Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; Học Sinh hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 6 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN - Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh . - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Bên cạnh đó, có thể có một số Học Sinh nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình. Giáo Viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho đối tượng Học Sinh này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản. Các bước cơ bản thực hiện: - Giáo viên nêu chủ đề, yêu cầu của nhiệm vụ, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai : phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện nhân vật, diễn thử. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận, nhận xét : Thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể (phù hợp hay chưa phù hợp, nêu cụ thể chỗ chưa phù hợp) hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh. - GV kết luận, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân. Một số yêu cầu khi đóng vai: - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học), phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập đóng vai để không lạc đề. - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. GV không làm thay khi HS chưa thực hiện được. - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai (nếu có điều kiện). 3) Phương pháp trực quan Đây là phương pháp giáo viên thường sử dụng để minh họa cho tiết học thêm sinh động như hình ảnh, những đoạn video clip về phim, nhạc, sơ đồ, mô hình...từ đó giúp học sinh cảm thụ bài học một cách tốt hơn. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 7 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Tóm lại: Ba phương pháp trên đã được nhiều giáo viên vận dụng và đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại mà theo tôi cần khắc phục, rút kinh nghiệm. Vì thế tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ khi vận dụng ba phương pháp: “ Thảo luận nhóm”, “ Đóng vai” và “ Dùng trực quan” trong quá trình giảng dạy tác phẩm truyện đạt được hiệu quả nhất định. 3. MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHỎ CỦA BẢN THÂN KHI VẬN DỤNG BA PHƯƠNG PHÁP : “ THẢO LUẬN NHÓM”, “ ĐÓNG VAI”, “ DÙNG TRỰC QUAN” 1) Thảo luâ ân nhóm Về phương pháp: Thảo luận nhóm cơ bản là giáo viên thực hiện như lý thuyết đã nêu ở phần trên nhưng có nhiều giáo viên ( ngay cả bản thân tôi trước đây) cũng chỉ thực hiện qua loa, sơ sài, hình thức và thậm chí còn mất nhiều thời gian mà chưa đạt được hiệu quả cao. Theo thời gian và kinh nghiệm bản thân tôi trong nhiều năm giảng dạy nên khi sử dụng phương pháp này tôi đặt ra mục đích, yêu cầu cụ thể. Thảo luận nhóm tức là phát huy ý thức cộng đồng, ý thức tập thể ở học sinh, phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân. Có nhiều người quan niệm cứ cho học sinh câu hỏi thảo luận dễ, đỡ mất thời gian mà khi đưa ra kết luận thì phần lớn các nhóm đều có câu trả lời thống nhất nhau. Nhưng riêng tôi quan niệm: Thảo luận nhóm là Giáo viên đặt ra những câu hỏi cho học sinh thảo luận phải là những câu hỏi Thật sự có vấn đề, bắt buộc học sinh phải động não suy nghĩ, trình bày chính kiến của mình. Khi đặt câu hỏi, giáo viên cần dẫn dắt hướng học sinh vào vấn đề chính. Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tôi đưa ra câu hỏi để học sinh thảo luận: Em có suy nghĩ gì về tiếng chửi của Chí Phèo? Khi đưa ra câu hỏi, tôi gợi ý dẫn dắt học sinh vào vấn đề chính: Có nhiều ý kiến khác nhau về tiếng chửi của Chí Phèo: + Ý kiến 1: Có người cho rằng tiếng chửi của Chí Phèo là tiếng chửi của một thằng lưu manh, say rượu. + Ý kiến 2: Có ý kiến lại cho rằng: Đó là tiếng kêu cứu của người lương thiện, khao khát được sống được hòa nhập với cộng đồng. * Cách thức tiến hành: Tôi chia lớp thành ba nhóm với nhiệm vụ như sau: Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 8 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN ° Nhóm 1: Em hãy chứng minh để làm nổi bật ý kiến thứ 1 ° Nhóm 2: Em hãy chứng minh để làm nổi bật ý kiến thứ 2 ° Nhóm 3: Các em có thể đồng tình hay phản bác ý kiến của hai nhóm trên. Hoặc đưa ra chính kiến của mình miễn là hợp lý. Bởi văn chương không thể có một đáp số chính xác, cụ thể. Với phương pháp thảo luận nhóm, học sinh có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, đôi khi đó là những ý kiến rất ngây ngô nhưng ý kiến ấy luôn làm giáo viên phải suy nghĩ. Các em hăng say đóng góp ý kiến bởi ở đó học sinh vừa tự học, tự trao đổi ý kiến và có quyền đánh giá các nhóm còn lại. Cuối cùng giáo viên chốt lại ý kiến và rút ra vấn đề chính. * Kết quả đạt được: - Trong thời gian thảo luận các em thể hiện niềm vui, sự say mê nhiệt tình đóng góp ý kiến, tạo không khí sinh động cho lớp học. + Học sinh đưa ra những lập luận khá sắc sảo kèm theo thực tế cuộc sống: Có em cho rằng: Trong cơn say Chí Phèo không có ý thức lương thiện mà nếu có thì ý thức ấy không thể hiện qua tiếng chửi. Có thể là tiếng khóc hoặc một vài cử chỉ thân thiện nào đó. + Có học sinh phản bác lại: Cơn say và tiếng chửi là cái bên ngoài của con người, còn khát vọng lương thiện là cái tiềm ẩn bên trong, nó thuộc về bản chất có thể chỉ bị chìm khuất mà người ngoài đâu dễ nhìn thấy...? - Qua phương pháp thảo luận này, tôi nhận ra sự trưởng thành trong nhận thức của học sinh mà trước đây tôi chưa nhận ra. Ví dụ 2: Khi dạy về tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tôi hướng học sinh đến câu hỏi cần thảo luận về Cảnh cho chữ. Có nhiều ý kiến khác nhau khi nói về cảnh cho chữ: + Ý kiến 1: Cảnh cho chữ là cảnh sáng tạo ra cái đẹp. Nhà văn Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp, hiện thân của tình yêu cái đẹp, luôn trân trọng và suốt đời đi tìm cái đẹp. + Ý kiến 2: Cảnh cho chữ là cuộc gặp gỡ của hai con người tri âm, tri kỷ trong chốn ngục tù. Bởi vì cái sở nguyện của Viên Quản ngục mong muốn có được cái chữ của Huấn Cao treo trong nhà như có báu vật trên đời. Huấn Cao nhận ra tấm lòng Biệt nhỡn liên tài của Quản ngục nên đồng ý cho chữ, chọn người để cho chữ. Ý kiến của em như thế nào? Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 9 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN * Cách thức tiến hành: Tôi chia lớp thành ba nhóm: ° Nhóm 1: Em hãy chứng minh để làm nổi bật ý kiến thứ 1 ° Nhóm 2: Em hãy chứng minh để làm nổi bật ý kiến thứ 2 ° Nhóm 3: Có thể phủ nhận hay chấp nhận 1 hoặc cả hai ý kiến trên nhưng phải đưa ra chính kiến của mình, tại sao đồng tình hay bác bỏ. * Kết quả đạt được: - Trong thời gian thảo luận các em thể hiện niềm vui, sự say mê nhiệt tình đóng góp ý kiến, tạo không khí sinh động cho lớp học. - Các em đưa ra nhiều ý kiến khác nhau: + Có nhóm đồng tình với ý kiến 1 vì cho rằng: Cái đẹp của Huấn Cao là ở "chữ Tài” ” Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”... ”Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”). + Có nhóm phản bác: Vấn đề không phải là cho chữ mà là cuộc gặp gỡ giữa người cho và người nhận: Như Huấn Cao đã nói: ”Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. + Nhóm 3 nhất trí với hai ý kiến trên vì cho rằng: Cách trình bày của hai nhóm có khác nhau nhưng giống nhau về nội dung: Tình yêu cái đẹp.( Ở nhóm 1 thì cho rằng cái đẹp ở chữ Tài. ở nhóm 2 thì cho rằng cái đẹp ở chữ Tâm ) Từ kết quả trên tôi nhận thấy sự cảm nhận của học sinh về tác phẩm truyện khá tinh tế và sâu sắc vì các em biết dựa vào những tình tiết trong truyện để phát hiện ra dụng ý nghệ thuật, thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Ví dụ 3: Khi giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu giáo viên cho học sinh thảo luận về một tình tiết mà tôi cho rằng nó có ý nghĩa sâu sắc về mặt tư tưởng: Quan niệm của nhà văn về con người. Trong tác phẩm có cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vũ phu, tàn nhẫn: ...bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ! Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 10 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Sau khi người chồng bỏ đi, ” người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra chấp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.” Tôi đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận như sau: + Em có suy nghĩ gì về những giọt nước mắt của người đàn bà? ( Vì sao bà ta khóc? Những giọt nước mắt ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Thể hiện quan niệm của tác giả về con người? + Hành động người chồng đánh vợ một cách hùng hổ, tàn nhẫn nhưng lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn...Em có nhận xét gì về sự tương phản giữa lời nói và hành động của người đàn ông khi đánh vợ? Và sự tương phản này thể hiện sự giằng xé nào trong nội tâm của người đàn ông? Nghịch lí Phát hiện thứ nhất Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Phát hiện thứ hai Trang 11 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN * Cách thức tiến hành: Ở câu hỏi này tôi không chia nhóm trước vì đây là những câu hỏi khó. Tôi đặt ra cho cả lớp cùng suy nghĩ. Sau đó học sinh phát biểu và từ ý kiến của học sinh tôi hình thành nên nhóm và mỗi nhóm tự bảo vệ ý kiến của mình. * Kết quả đạt được: Trong quá trình thảo luận tôi nhận thấy ở học sinh có những ưu, khuyết chung. Khả năng lập luận của các em khá vững về lý lẽ, nhưng về vốn sống thực tiễn của các em còn non nớt, hơi lý tưởng hóa. Nhất thiết cho rằng mọi vấn đề cần phải rõ ràng, hoàn thiện. Cuối cùng tôi rút ra vấn đề: Cần thận trọng khi tìm hiểu đánh giá một con người không nên có cái nhìn phiến diện chỉ dựa vào bên ngoài mà phải nhìn cuộc sống, con người một cách đa diện, đa chiều. Cần phát hiện ra chiều sâu trong tâm hồn con người. 2) Đóng vai Về phương pháp: Đóng vai cơ bản là giáo viên thực hiện như lý thuyết đã nêu ở phần trên nhưng có nhiều giáo viên ( ngay cả bản thân tôi trước đây) cũng chỉ thực hiện qua loa, sơ sài, hình thức và thậm chí còn mất nhiều thời gian mà chưa đạt được hiệu quả cao. Điều đó thể hiện qua các mặt: + Một số giáo viên trên lớp chỉ phân vai cho học sinh đọc, đọc diễn cảm lời thoại. + Một số người thì cho học sinh học thuộc lời thoại ở nhà và cho học sinh lên lớp diễn. Khi vận dụng phương pháp Đóng vai, không phải lúc nào giáo viên cũng thành công do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Bản thân tôi cũng thường gặp những thiếu sót. Từ đó tôi nhận thấy để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần lưu ý những điểm sau: + Đóng vai không chỉ nhằm mục đích chuyển tải ý tưởng, kiến thức cho học sinh mà cần truyền cái hồn của ngôn từ, của ý tưởng, của kiến thức. + Đóng vai không phải là hình thức đọc mà là hình thức diễn. Nên hoạt động này không chỉ là ngôn ngữ mà kèm theo động tác, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...( Ở đây tôi không đặt ra yêu cầu học sinh là một diễn viên nhưng ít nhất học sinh phải thể hiện được cảm xúc của nhân vật như: nỗi đau, hạnh phúc, vui, buồn và cả những giằng xé phức tạp trong nội tâm nhân vật. Học sinh cảm nhận tác phẩm –> Hiểu nhân vật –> Sắm vai –> Ngọn lửa cảm xúc. Nếu học sinh không có ngọn lửa cảm xúc thì không thể nhiệt tình, truyền cảm, không thể truyền ” độ nóng” đến với khán giả). Do đó khi thực hiện, giáo viên cần chọn những nhân vật có nội tâm phức tạp Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 12 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN ( chú ý đến tâm trạng của nhân vật mà học sinh nhận vai). Học sinh phải hiểu rõ nhân vật khi mình sắm vai. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải là chiếc cầu nối đưa học sinh đến với nhân vật. Đóng vai phải đem đến một hiệu quả nhất định, học sinh phải xâm nhập vào nhân vật, phải hứng thú học tập. + Trước khi phân vai cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm bắt được đời sống nội tâm của nhân vật. Tránh sự lệch hướng về thái độ, tình cảm của nhà văn gửi vào nhân vật Ví dụ : Hai cảnh, tình mà người ta hay chuyển thể thành nghệ thuật sân khấu như: những lời đối thoại giữa Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Và những đoạn đối thoại giữa Tràng và vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân). Nếu học sinh nhập vai không khéo thì sẽ chuyển từ thái độ thông cảm, sẻ chia, trân trọng, ngợi ca thành những cảnh tình hài hước, châm biếm, mỉa mai...Điều đó giá trị nhân đạo của hai tác phẩm bị lu mờ. Nam Cao không còn là Nam Cao nữa và Kim Lân cũng không còn là Kim Lân nữa. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Tôi cho học sinh đọc kỹ sách giáo khoa (ở nhà) để nắm cốt truyện. Bước 2: Tôi chọn một, hai đoạn truyện bộc lộ được nội tâm của nhân vật. Ví dụ: Trong tác phẩm: "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, tôi chọn cảnh người chồng đánh vợ vì cảnh truyện đó chứa đầy nghịch lý. Trong tác phẩm " Vợ nhặt " của Kim Lân, tôi chọn cảnh "Bữa ăn ngày đói", nó thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật: bà cụ Tứ lạc quan, tin tưởng ở tương lai. Nên khi nhận vai các em phải thể hiện được nội tâm của nhân vật này. Bước 3: Xác định ý đồ, tư tưởng của nhà văn thể hiện qua nhân vật đó. Ví dụ: Khi nhập vai vào nhân vật Tràng thì học sinh cần hiểu được vai trò của nhân vật trong tác phẩm, lòng nhân ái, khát khao hạnh phúc gia đình. Mẹ Tràng ( Bà cụ Tứ) lòng nhân ái, bao dung, vị tha và niềm tin vào cuộc sống. Nạn đói 1945 Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 13 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Ví dụ: Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, Tôi chọn đoạn truyện" "Cảnh đêm tình mùa xuân" thể hiện tâm trạng phức tạp của nhân vật Mị: Từ tâm trạng vô cảm chuyển sang niềm khao khát được sống, được yêu, được hạnh phúc. Bước 4 : GV phân vai cho HS đóng vai. Ví dụ : Ở lớp 12C4( sĩ số: 44) tôi cho HS nhập vai vào nhân vật Tnú trong tác phẩm " Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.( Ở đoạn truyện mà Tnu chứng kiến cảnh giặc tra tấn vợ con và bản thân. Để đạt hiệu quả cao tôi hướng dẫn học sinh nắm bắt được nội tâm của nhân vật Tnu : Vừa Yêu thương, đau đớn, căm giận và quyết tâm trả thù. Vì nhân vật Tnu là nhân vật đa tâm trạng nên giọng văn của Nguyễn Trung Thành cũng được thể hiện đa giọng điệu. Cho nên khi sắm vai HS phải thể hiện nội tâm của nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. * Kết quả: Thoạt đầu không khí lớp học loãng, học sinh cười nhưng sau đó các em bị cuốn hút vào người đóng vai và cảm thông, chia sẻ với nhân vật, buồn, vui với nhân vật. Không khí lớp học sôi nổi. Tôi cho đó là một sự thành công. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 14 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Tôi kiểm tra học sinh một câu hỏi ngắn: Qua sự diễn xuất của bạn, em hãy cho biết Tnu có mấy tâm trạng? Phần đông HS trả lời đúng. Có nhiều ý kiến khác nhau trong 44 em mà tôi hỏi: + Có 8 em trả lời : Đau thương, căm thù. + Có 6 em trả lời : Yêu thương và đau xót. + Có 30 em trả lời : Vừa yêu thương, căm giận và quyết tâm trả thù. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các em đều hiểu đúng tâm trạng của Tnu. c) Phương pháp trực quan Đây là phương pháp giáo viên thường sử dụng để minh họa cho tiết học thêm sinh động như hình ảnh, những đoạn video clip về phim, nhạc, sơ đồ, mô hình...đây là phương pháp khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam và thế giới...từ đó giúp học sinh cảm thụ bài học một cách tốt hơn. Bao giờ cũng thế, những hình ảnh sống động dễ lưu lại hơn những câu chữ, kí hiệu. Hiện nay, phương pháp trực quan được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. * Thuận lợi: Phần lớn các trường đều được cung cấp những trang thiết bị hiện đại, giáo cụ trực quan. Trình độ sử dụng công nghệ thông ở giáo viên và học sinh có nhiều tiến bộ, từ đó hình thành ý thức tự học ở học sinh. * Hạn chế: Có nhiều Giáo viên suốt tiết học chỉ sử dụng công nghệ thông tin. Do sự lạm dụng quá mức nên vai trò của người thầy trở nên mờ nhạt. Dù sao đi nữa thì hoạt động dạy học của giáo viên là nghệ thuật( chứ không phải kỹ thuật), vì thế khi truyền đạt cảm xúc của giáo viên là quan trọng mà máy móc, công cụ không thể thay thế được. Trên thực tế khi sử dụng phương pháp trực quan, tôi thường dùng tranh ảnh, những đoạn phim minh họa, nhưng khác với trước đây, tôi chọn những hình ảnh, đoạn video clip tiêu biểu nhằm làm nổi bật chủ đề hoặc tình huống của tác phẩm, không làm nhiễu thông tin, không gây mất thời gian, tạo cho học sinh sự hứng thú học tập. Ví dụ 1: Trong tác phẩm" Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, giáo viên tập trung ở hai hình ảnh đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái nhơ bẩn và thanh khiết, trong sạch; giữa cái tầm thường và cái cao cả; giữa cái thiện và cái ác; giữa bóng tối và ánh sáng... Ví dụ 2: Trong tác phẩm " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, giáo viên tập trung hai hình ảnh đối lập : Giữa bóng tối và ánh sáng; giữa hiện thực và ước mơ... Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 15 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Ví dụ 3: Khi dạy về bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, giáo viên minh họa con sông Đà hung bạo và trữ tình bằng hình ảnh hay một đoạn video clip. Sông Đà hung bạo Sông Đà trữ tình Nguyễn Tuân tô đậm cái hung bạo nên tập trung nhiều yếu tố: sóng, gió, nước, cát, đá, bờ... nhằm thể hiện sức tàn phá của con sông Đà, nó được xem như kẻ thù số một của con người.( Chi tiết này gợi ta nhớ đến tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway). Ví dụ 4: Dạy về bài Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành, giáo viên giới thiệu cho học sinh về sức sống mãnh liệt của cây xà nu và liên hệ tích hợp cho học sinh về con người và cuộc sống của làng Xoman hiện nay. Rừng xà nu trước đây Rừng xà nu bây giờ Giáo viên có thể giảng thêm về cây xà nu đại thụ - cụ Mết – Chiếc cầu nối giữa dân làng và cách mạng. Cụ từng nói: Cách mạng là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 16 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Di ảnh cụ Mết Giáo viên giảng thêm cho học sinh hiểu về nhân vật cụ Mết: Cụ Mết tên thật là Đinh Môn. Mất năm 2000. Từ thời chiến tranh, ông nổi tiếng đến mức Pháp đã từng mời về giao chức và phong hàm thiếu tướng nhưng ông không về. Ít người biết rằng ông không biết chữ, là trung đội trưởng tuyên truyền vũ trang khi được Pháp mời về phong thiếu tướng. Sau này làm đến chủ tịch Mặt trận Huyện, ông chỉ biết mỗi một chữ Mết khi ký vào văn bản, còn tất cả ông chỉ truyền đạt bằng... nói. Ví dụ 5: Khi dạy về tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao, tôi sẽ chọn một đoạn video clip lúc Chí Phèo bưng bát cháo hành. Nhà văn Nam Cao viết: …Hắn cầm bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ? Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 17 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Nam Cao là nhà văn đầy ắp nỗi đau đời, không phải đưa hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở để cười cợt mà nhìn họ với một thái độ cảm thông, chia sẻ. Bát cháo hành của Thị Nở là sự quan tâm, là tình yêu đối với Chí Phèo, vì thế : “ Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”…Chí Phèo thật sự xúc động : Hắn thấy mắt hình như ươn ướt…” …Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao ! Tóm lại : Khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên phải chịu khó đầu tư công phu. Có những bộ phim chỉ cắt những đoạn ngắn minh họa cho bài học, nhưng có những bộ phim cần phải cắt nhiều đoạn lắp ghép lại mới thể hiện hết tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ví dụ 6 : Khi dạy đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ( trích “ Số đỏ” ) của Vũ Trọng Phụng. Tôi chọn đoạn Xuân chỉ thẳng vào ông phán mọc sừng và nói : “ Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng !”, đoạn lúc cụ Cố Tổ chết, cụ cố Hồng vội lấy ngay chùm chìa khóa của ông, và cảnh hạ huyệt thể hiện sự nhốn nháo của đám người được xem là văn minh, tân tiến nhưng kì thực là đám cặn bả trong xã hội trước cách mạng tháng Tám. Đó là sự suy đồi về đạo đức của đám con cháu “ Đại bất hiếu” của gia đình cụ cố Tổ. * Kết quả: Tôi kiểm tra HS bằng câu hỏi ngắn: Các em có thích học bằng phương pháp trực quan không ? Tôi thu được kết quả sau: Năm học Lớp Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Yêu thích Bình thường Không thích Trang 18 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN 2012- 2013 2013- 2014 11C7 (43 HS) 11C8 (44 HS) 15,9% 45,4% 42,2% 36,4% 41,9% 18,2% IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi vận dụng kết hợp ba phương pháp : “ Thảo luận nhóm”, “ Đóng vai” và “ Dùng trực quan”. để giảng dạy tác phẩm truyện, bản thân tôi nhận thấy học sinh hứng thú học tập. Các em tích cực đóng góp xây dựng bài học. Kết quả cụ thể : Năm học Lớp Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 2012- 2013 12C4 (45 HS) 26,7% 46,7% 15,5% 11,1% 2013- 2014 12C5 (45 HS) 6,7% 31,1% 33,3% 28,9% V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đổi mới phương pháp dạy học để tìm ra phương pháp dạy thích hợp với từng đối tượng học sinh nhất là dạy tác phẩm truyện quả là một điều không đơn giản. Ngày nay dạy văn không chỉ truyền đạt kiến thức một phía mà cần giúp học sinh lĩnh hội tác phẩm truyện một cách đầy đủ, trọn vẹn cả về hai mặt: nội dung và nghệ thuật. Thông qua một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy văn, tôi xin đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị như sau: - Đối với giáo viên: Cần yêu nghề và giảng dạy với tinh thần nhiệt tình, say mê. Nên có thời gian đầu tư vào bài dạy, đổi mới phương pháp, kết hợp với đồ dùng học tập, trực quan sinh động, ứng dụng CNTT để giờ học hấp dẫn và luôn tạo hứng thú cho học sinh say mê học tập. - Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài ở nhà thật tốt. Nên đọc kỹ các truyện trong chương trình học nhất là những tác phẩm truyện trích ở SGK lớp 11, 12. Bên cạnh đó học sinh có thể đọc thêm sách tham khảo hay xem trước những đoạn phim để hiểu bài tốt hơn. - Đối với các cấp lãnh đạo: Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục thường quan tâm đến chất lượng giảng dạy nhất là năm 2015 cải cách việc học tập và thi cử nhất là Kì thi TNTHPT Quốc Gia đang đến gần.Vì vậy nên tổ chức những buổi thảo luận về văn học giữa các trường với nhau để cùng nhau học tập và rút kinh nghiệm. - Nhằm giúp học sinh am hiểu hơn về văn học. Nhà trường nên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan những di tích lịch sử, những thắng cảnh có liên quan đến những tác phẩm truyện được học trong chương trình THPT. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 19 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN - Sở Giáo dục nên cung cấp tư liệu ( đĩa) về những tiết dạy mẫu, hay để giáo viên tham khảo, học hỏi. VI. KẾT LUẬN: Trong cuộc sống có biết bao điều ta nâng niu, quí trọng, yêu mến. Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân dung một vị thần công lý, còn người khác lại rung động bởi tiếng nhạc êm dịu, thiết tha của Sôpanh…Nhưng có lẽ riêng tôi, cái mà tôi yêu nhất chính là những tác phẩm văn chương đặc biệt là những tác phẩm truyện. Nó đi qua tâm hồn ta khắc chạm và để lại những suy tư trăn trở, những chiêm nghiệm về cuộc sống về tình đời, tình người. Để lại cho chúng ta những bài học triết lý sâu sắc…để mỗi ngày đến lớp, đến trường ta càng yêu thiết tha cuộc sống vì ta có văn chương. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện trong những năm giảng dạy. Đó là kinh nghiệm cá nhân mang tính chủ quan của bản thân tôi. Trong khi trình bày sẽ không khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp để bài viết của tôi hoàn chỉnh hơn, góp một phần kinh nghiệm nhỏ vào việc giảng dạy tác phẩm truyện. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường THPT Nam Hà, cảm ơn anh chị em đồng nghiệp và quý thầy cô tổ văn đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài viết này. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo Dục. 2. Sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 11, 12 – Bộ giáo dục đào tạo. 4. Lý luận văn học tập 1,2 – Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. 5. Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ giáo dục và đạo tạo. MỤC LỤC Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan