Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – h...

Tài liệu Skkn một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học lịch sử.

.DOC
33
1652
76

Mô tả:

Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ  Mã số:………………… (Do HĐKH Sở GD - ĐT ghi) …………………………………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ” Người thực hiện: Trần Minh Vương Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lí giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác:............................... Có đính kèm: Mô hình 0 Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Năm học: 2014 - 2015 1 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN - Họ và tên: Trần Minh Vương - Ngày, tháng, năm sinh: 19.05.1985 - Giới tính: Nam - Địa chỉ: Ấp Phượng Vỹ - Suối Cao – Xuân lộc – Đồng Nai - Điện thoại: 0988 175 882 - Email: [email protected] - Chức vụ: Tổ phó chuyên môn - Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Lịch sử lớp 12A6 – 12A10, 10B1 – 10B3 Quản lí chuyên môn nhóm Sử - Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2014 - Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Lịch sử - Số năm có kinh nghiệm:7 năm - Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong thời gian gần đây: + Năm 2012: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử 2 Người thực hiện: Trần Minh Vương MỤC LỤC Mục lục........................................................................................................................... Trang 1 Lời giới thiệu............................................................................................................................. 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................3 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài........................................................4 2.1 Thuận lợi..................................................................................................................... 4 2.2 Khó Khăn...................................................................................................................4 3. Mục đích chọn đề tài........................................................................................................4 4. Nhiệm vụ của đề tài.......................................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài...............................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài......................................................................................5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................6 1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................6 3. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử tại trường THPT Xuân Thọ..............................6 3.1 Ưu điểm.....................................................................................................................6 3.2 Hạn chế...................................................................................................................... 7 3.3 Điều tra cụ thể...........................................................................................................7 4. Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông”....................................8 4.1 Một số nguyên tắc phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học Lịch sử.........8 4.2 Một số biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học Lịch sử...........9 5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài..........................................................24 6. Bài học kinh nghiệm......................................................................................................24 C. KẾT LUẬN......................................................................................................................... 26 1. Kết luận.......................................................................................................................... 26 2. Một số kiến nghị.............................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................28 Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… LỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần thiết về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có thể hệ thống hóa, khái quát hoá những hiểu biết căn bản nhất về lịch sử, đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh việc truyền đạt những kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống… Môn lịch sử có nhiều khả năng bồi dưỡng tư duy (khắc hoạ biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử…) rèn luện cho học sinh những kĩ năng có thể áp dụng trong cuộc sống. Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy, có thể nói môn lịch sử là một bộ môn không thể thiếu trong các trường THPT. Tuy nhiên hiện nay việc dạy-học bộ môn lịch sử đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Vậy làm thế nào để tiết học lịch sử trở nên thú vị? Học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá, giáo viên hăng say, nhiệt tình truyền đạt kiến thức? Sau thời gian giảng dạy, mặc dù mới được một thời gian ngắn nhưng suốt thời gian giảng dạy, tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau và được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp đi trước, tôi cũng đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng tích cực hơn. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân tôi mạnh dạn một đề xuất một yếu tố có thể tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh THPT đó là “Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử”. Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự đóng góp từ quý thầy cô đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà trường. Tôi chân thành cám ơn! 1 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ” …………………………….. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt chưa từng thấy, đưa thế giới từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, sản sinh ra một khối lượng kiến thức đồ sộ, cung cấp cho nhân loại một khối lượng khổng lồ của cải vật chất và tinh thần, làm thay đổi lớn bộ mặt của xã hội. Điều đó đang đặt ra những yêu cầu lớn đối với nền giáo dục nước nhà là phải đào tạo những con người năng động, thông minh và sáng tạo. Mặc dù, trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số tiến bộ về đổi mới phương pháp dạy học, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra không chỉ là dạy cái gì mà là dạy như thế nào để có thể phát triển tư duy học sinh, để học sinh không những biết mà còn hiểu và nhớ lâu kiến thức bài học luôn là mối trăn trở lớn của những người làm công tác dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Khoá trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945 bao gồm nhiều sự kiện lịch sử trọng đại cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự... trong thời kỳ này là cơ sở quan trọng để người giáo viên lịch sử phát triển tư duy học sinh trong dạy - học ở trường Trung học phổ thông. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của giáo viên lịch sử ở trường Trung học phổ thông là việc tiếp cận có hệ thống cơ sở lý luận và các biện pháp cụ thể để phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945 ở trường Trung học phổ thông. Xuất phát từ định hướng về đổi mới phương pháp dạy học, nội dung, chương trình, sách giáo khoa và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường Trung học phổ thông, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về “Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học Lịch sử”, lấy thực nghiệm trong chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 và chương II: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945, thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 của chương trình lịch sử 12 – cơ bản. Hy vọng với phần trình bày của tôi cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy – học bộ môn. 2 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 2.1 Thuận lợi Với kiến thức bộ môn của mình cũng như kinh nghiệm của 7 năm giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, tôi đã tương đối nắm vững kiến thức của chương trình dạy học bộ môn, trên cơ sở đó, nhận định được đâu là những kiến thức trọng tâm, cơ bản của từng bài học để từ đó rút ra được những vấn đề có tính gợi mở nhưng không kém phần thú vị để kích thích khả năng tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Đa số học sinh tích cực trong học tập, chịu khó tìm hiểu, khám phá lịch sử nên cũng rất hứng thú để tự mình giải đáp được những thắc mắc về một vấn đề lịch sử nào đó. Hiện nay, phương tiện thông tin rất gần, nhất là Internet, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với những kiến thức lịch sử thời quá khứ cũng như quá trình gắn kết giữa quá khứ - hiện tại – tương lai của bộ môn lịch sử. 2.2 Khó khăn Do xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, đa phần học sinh, kể cả có những bậc phụ huynh luôn xem môn lịch sử là một môn phụ nên ít quan tâm đến. Về khách quan mà nói, tình hình học sinh chưa có sự đồng bộ, tỷ lệ học sinh yếu kém còn tương đối nhiều, khả năng tư duy, sang tạo của học sinh còn rất hạn chế. 3. Mục đích chọn đề tài Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử cũng đòi hỏi khả năng phát triển tư duy, thông minh và sáng tạo của học sinh. Việc vận dụng tốt một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh cùng việc thực hiện tốt phương pháp dạy học và các khâu lên lớp hợp lý, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, nắm vững những kiến thức cơ bản, từ đó có thể góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh ngay trên lớp, đồng thời xóa dần cái tâm lí chán nản khi học lịch sử, học sinh không còn cảm thấy lịch sử là một bộ môn học quá khô khan, “khó nuốt”, không còn mơ hồ về kiến thức lịch sử. Đó là cơ sở giúp người học chủ động hơn trong việc học tập bộ môn của mình. Giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của việc phải cần có một phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh và từng bài học lịch sử, có như vậy thì mới tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh trong việc học tập lịch sử của chương trình phổ thông. Nhưng quan trong hơn hết là giúp học sinh dễ 3 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… hiểu bài, nắm vững kiến thức trọng tâm, cơ bản ngay trên lớp, từ đó giúp các em ham học và nhất là càng yêu mến bộ môn lịch sử hơn. 4. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng sáng kiến, tôi xác định những nhiệm vụ của đề tài cụ thể sau: - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh” đối với từng bài học lịch sử cụ thể thuộc chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 và chương II: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 (thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 – chương trình lịch sử lớp 12 – cơ bản) nhằm rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, hệ thống kiến thức cho học sinh. - Xây dựng quy trình chung và các biện pháp cụ thể trong việc áp dụng “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh” nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao năng lực tự học bộ môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn năm 1919 đến năm 1945 ở lớp 12 THPT. - Xác định được những nội dung trọng tâm, cơ bản của từng bài học lịch sử trong phạm vi nghiên cứu để áp dụng hợp lý “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học lịch sử” nhằm giúp học sinh có khả năng phân tích, so sánh, hệ thống kiến thức đã học. - Thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh cụ thể tại trường THPT Xuân Thọ Xuân Lộc – Đồng Nai nhằm kiểm tra tính khả thi và phù hợp của đề tài đã nêu. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với thời gian có hạn, sáng kiến “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học lịch sử” của tôi có giới hạn phạm vi nghiên cứu là chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 và chương II: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945” (thuộc phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 – chương trình lịch sử lớp 12 – ban cơ bản) 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Nghiên cứu các tài liệu về Giáo dục học, Tâm lý dạy học, Lịch sử giáo dục, phương pháp dạy học lịch sử và các tài liệu liên quan khác. Điều tra thực tế qua dự giờ, điều tra xã hội học trong giáo viên và học sinh, xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học để rút ra kết luận. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với lý luận để rút ra kết luận khoa học theo nguyên tắc từ điểm suy ra diện. 4 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Môn học nào cũng có đặc điểm riêng của nó. Nói đến học tập lịch sử là cả một quá trình nhận thức lâu dài từ quá khứ đến hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vì vậy, dạy – học bộ môn lịch sử cũng đòi hỏi người giáo viên cần phải biết làm thế nào để phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử, để học sinh có thể nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các câu hỏi, bài tập nhận thức, qua đó mà kiến thức học sinh thu nhận được trở nên vững chắc hơn và sinh động hơn để hiểu đúng bản chất sự kiện, quá trình lịch sử. Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội được kiến thức khi tư duy của họ được phát triển nhờ sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, khái quát tài liệu có nội dung sự kiện cụ thể và rút ra được những kết luận cần thiết. Do đó, trong hoạt động giảng dạy lịch sử cần rèn luyện cho học sinh trở thành những người có tư duy độc lập, tự lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động qua các khâu của quá trình dạy học. Từ hoạt động dạy học trên lớp thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập mà giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh để giải quyết các vấn đề được đưa ra, nhờ vậy giúp học sinh không chỉ nắm vững các sự kiện lịch sử mà còn biết phân tích so sánh, khái quát … để hiểu được bản chất sự kiện. Học sinh tham gia vào vấn đề này một cách tích cực sẽ nắm được cả kiến thức và phương pháp nhận thức, đồng thời các thao tác tư duy cũng được rèn luyện; học sinh sẽ vận dụng những kiến thức đã học một cách thông minh và sáng tạo vào việc tiếp nhận kiến thức mới và hành động đúng trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn Ngày nay, đa phần học sinh vốn dĩ đã áp đặt suy nghĩ rằng “sử là một môn học của những sự kiện, ngày tháng, số liệu” nên việc học sử của các em rất khó khăn, nặng nề, căng thẳng, giáo viên gặp quá nhiều áp lực trong việc dạy sử, trong khi đó thái độ học tập lịch sử của học sinh chưa đúng với yêu cầu và vị trí của nó. Do đó, khả năng tư suy, tự suy nghĩ, phân tích, hệ thống kiến thức sử học của học sinh là hoàn toàn trống rỗng. Vì vậy, tôi cho rằng việc vận dụng một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học Lịch sử là rất cần thiết. Có như thế, học sinh sẽ ngày càng nâng cao khả năng tư duy, phân tích, hệ thống kiến thức lịch sử đã học. 3. Thực trạng dạy – học lịch sử ở trường THPT Xuân Thọ 3.1 Ưu điểm a. Về phía giáo viên - Cả 4 giáo viên giảng dạy lịch sử đều còn rất trẻ, nhiệt tình và tâm huyết trong việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh. 5 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… - Các giáo viên đều cố gắng tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập lịch sử. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cố gắng kết hợp tốt, hợp lý những phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức… b. Về phía học sinh - Đa số học sinh chú ý nghe giảng, chịu khó tiếp thu bài mới, cố gắng trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. - Học sinh tham gia tích cực những tiết thảo luận nhóm, cố gắng nắm vững kiến thức được những kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học. 3.2 Hạn chế a. Về phía giáo viên - Xét ở một góc độ nào đó, việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa hoàn toàn phát huy được tính tích cực của học sinh. - Giáo viên chịu áp lực về thành tích môn học, từ đó luôn suy nghĩ phải bắt buộc học sinh học sử, thuộc sử một cách cứng nhắc, giáo khoa, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. - Cả 4 giáo viên còn rất trẻ nên knih nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhiều tình huống sư phạm không xử lý hợp lý khiến học sinh càng lúc càng cảm thấy chán học sử, căng thẳng khi học tiết sử… b. Về phía học sinh - Ngay từ khi mới vào lớp 10 nhưng các em đã sớm định hướng con đường học vấn của mình, các em luôn xem bộ môn lịch sử là một môn phụ nên không thật sự chịu tìm hiểu, học tập một cách nghiêm túc. - Học sinh yếu kém đạt tỷ lệ tương đối cao nên chỉ có khả năng trả lời các câu hỏi của giáo viên như đọc lại bài trong sách giáo khoa, khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế. - Đa số học sinh luôn áp đặt cho mình một suy nghĩ rằng sử là một môn học quá dài dòng, khô khan và khó nhớ, khó thuộc nên không mấy hứng thú tìm hiểu. 3.3 Điều tra cụ thể Tôi được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy 5 lớp 12 từ 12A6 đến 12A10. Trong quá trình vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Việc điều tra của tôi được thực hiện thông qua kiểm tra 15 phút. 6 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Qua điều tra, đa số học sinh làm bài chưa tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức đã học, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác. Từ đó chất lượng bộ môn lịch sử chưa cao, còn nhiều điểm dưới trung bình. BẢNG ĐIỀU TRA KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Lớp Sĩ số 12A6 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 44 7 15.9 9 20.5 20 45.5 6 13.6 2 4.5 12A7 43 5 11.6 11 25.7 17 39.5 9 20.9 1 2.3 12A8 43 10 23.3 9 20.9 19 44.2 5 11.6 0 0.0 12A9 44 9 20.5 11 25.0 20 45.5 4 9.0 0 0.0 12A10 34 12 35.3 12 35.3 10 29.4 0 0.0 0 0.0 4. Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy – học Lịch sử”. 4. 1 Một số nguyên tắc phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 ở trường Trung học phổ thông 4.1.1. Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của bộ môn lịch sử Mục tiêu môn lịch sử ở phổ thông là nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. 4.1.2. Đảm bảo tính khoa học trong việc phát triển tư duy học sinh Tính khoa học thể hiện ở việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc nhận thức lịch sử, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Thông qua các giai đoạn (trình tự ba thời: Nghiên cứu cá nhân, hợp tác với bạn, hợp tác với giáo viên) của quá trình duy để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. 4.1.3. Khai thác triệt để nội dung khoá trình lịch sử Mọi sự kiện cơ bản trong khóa trình lịch sử đều góp phần vào việc phát triển tư duy học sinh, song cần tập trung vào một số sự kiện lớn và cơ bản nhất làm cơ sở. Để phát triển tư duy học sinh, không phải chỉ có sự kiện lịch sử mà còn có những hiểu biết khác liên quan, như các vấn đề lý thuyết, những kiến thức bổ trợ, kỹ năng, phương pháp nắm và sử dụng kiến thức. 7 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… 4.1.4. Phát huy tính tích cực của học sinh “Ba thời” trong quá trình tư duy hoàn toàn không tách rời nhau, ở bất cứ “thời” nào cũng có vai trò của giáo viên và học sinh. Nhưng dù sao, học sinh vẫn là người tích cực nhận thức và giáo viên có trách nhiệm giúp cho học sinh phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức. 4.1.5. Đảm bảo tính vừa sức của học sinh Ở mỗi lứa tuổi, hoạt động tư duy của học sinh diễn ra theo những quy luật chung và phù hợp với những đặc điểm lứa tuổi. Hệ thống câu hỏi do giáo viên đặt ra cho học sinh là một phương thức giá trị góp phần bồi dưỡng tư duy học sinh. Để phát triển tư duy của học sinh trong quá trình học tập giáo viên nên đặt ra những câu hỏi theo kiểu khác nhau, mức độ khác nhau để huy động được sự tham gia của các đối tượng học sinh. 4.2 Một số biện pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 ở trường Trung học phổ thông 4.2.1. Tạo tình huống có vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề Dạy học nêu vấn đề không phải là biện pháp duy nhất để nâng cao chất lượng học tập, có tác dụng với học sinh bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Nó chỉ có tác dụng khi học sinh đứng trước tình huống có vấn đề (do tự đặt ra hoặc giáo viên nêu ra). Khi đã hình thành tình huống có vấn đề thì lúc bấy giờ việc dạy học nêu vấn đề sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy, trí tuệ của học sinh. Do đó, việc giải quyết vấn đề nâng lên một cách rõ rệt sức mạnh giáo dục và khả năng phát triển tư duy trong dạy học lịch sử. Học sinh tự mình nắm kiến thức, tự mình rút ra kết luận sau khi đã suy nghĩ kỹ. Những kết luận này là phản ánh những quan điểm riêng, có căn cứ khoa học, do các em nhận thức được. Học sinh chỉ học tập tốt, có kết quả khi các em phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Trong dạy học lịch sử có hai trường hợp dẫn đến tình huống có vấn đề: Một là, giáo viên đưa ra 2 ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó. Ví dụ, khi học về Tổng khởi nghĩa tháng Tám, giáo viên đưa ra vấn đề: Bàn về thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, một số sử gia tư sản cho rằng: đó là một sự “ăn may” vì nó diễn ra trong điều kiện “trống vắng quyền lực”, còn các nhà sử học của chúng ta thì khẳng định: thành công của cách mạng tháng Tám không phải là sự “ăn may”. Vậy, các em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao? Để giải quyết vấn đề này, giáo viên gợi ý học sinh dựa trên những kiến thức cụ thể qua những lần diễn tập (1930-1931, 1932-1935, 1936-1939) và trực tiếp là quá trình chuẩn bị lực lượng, tiến hành Tổng diễn tập trong thời kỳ 1939-1945, cộng với thiên tài của Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh đã nhìn thấy thời cơ đến, nhanh chóng chớp thời cơ, dũng cảm phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Tại sao các lực lượng chính trị khác không giành được chính quyền? 8 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Hai là, tạo mâu thuẫn xung đột về mặt nhận thức để học sinh tự tìm ra con đường giải quyết. Ví dụ, khi học về Luận cương chính trị tháng 10/1930, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những nét cơ bản về nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và kết luận: đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời tháng 10/1930 đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng, vậy Luận cương chính trị này có gì khác hơn so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên mà người ta đánh giá đây là văn kiện còn có những mặt hạn chế? Để giải quyết tình huống có vấn đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ, động lực, lực lượng cách mạng, lãnh đạo, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới được đề cập trong Luận cương chính trị tháng 10/1930, sau đó so sánh từng điểm này với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, rút được những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 và cuối cùng giáo viên khẳng định: những hạn chế này đã được Đảng ta khắc phục trong quá trình chỉ đạo cách mạng, mà rõ nét nhất là kể từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 4.2.2. Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bản đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương. Bản đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học. Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Với những ưu điểm nổi trội trên của bản đồ tư duy trong dạy học, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng có hiệu quả bản đồ tư duy. Cách lập một bản đồ tư duy hiệu quả: + Hãy viết tiêu đề của một chủ đề mà chúng ta đang nghiên cứu ở giữa trang giấy và vẽ một vòng tròn xung quanh nó. Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quát; 9 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… + Khi bắt đầu đi từ những ý chính của chủ đề mà mình đã lựa chọn (hoặc những sự kiện hay thông tin quan trọng mà liên quan đến chủ đề) hãy vẽ những đường xuất phát từ vòng tròn chứa tiêu đề và đặt tên những đường thẳng phù hợp với ý chính đã chọn; + Mỗi ý quan trọng, vẽ một đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ; + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng, thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ; + Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới ý phụ bổ sung cho ý đó; + Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý; + Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). Hình ảnh minh họa về bản đồ tư duy Khi chúng ta nắm được các công đoạn để tạo ra một lược đồ tư duy, có thể giúp học sinh phát triển sự sáng tạo của riêng mình để đưa ra một lược đồ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất. Ví dụ, sau khi học xong phong trào dân chủ 1936-1939, giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập bản đồ tư duy theo hình. 10 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Bản đồ tư duy về phong trào dân chủ 1936-1939 2. 4. 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy học sinh. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức lại càng cần thiết nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh. Để phát triển tư duy học sinh, giáo viên xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức theo các mức độ nhận thức và mục đích sau: Thứ nhất, sử dụng câu hỏi vào mục đích định hướng nhận thức cho học sinh trong giờ học – Đây là một hình thức của dạy học nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ học cho học sinh hướng vào những kiến thức trọng tâm của bài học. Nội dung của nó phải bao quát toàn bài, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, nắm bắt được những sự kiện cơ bản của bài học thì mới trả lời được. Điều này buộc học sinh phải theo dõi bài học suốt thời gian học tập – đó là điều kiện để phát triển tư duy. Ví dụ, khi học về phong trào cách mạng 1930 - 1931, khi dẫn dắt vào bài mới, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề với nội dung như sau: “Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt và phong trào cách mạng thế giới lên cao, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công - nông rộng khắp cả nước. Vậy tại sao phong trào lại đạt đến đỉnh cao ở Nghệ Tĩnh? Vì sao chính quyền Xô-viết được xem là chính quyền của dân, do dân và vì dân? Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra như thế nào, kết quả ra sao và để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời những câu hỏi này nhé!”. Cách đặt câu hỏi nêu vấn đề như vậy đã tạo ra mâu thuẫn xung đột giữa những điều đã biết và những điều chưa biết, cho nên có tác dụng kích thích các hoạt động nhận thức của học sinh vào vấn đề nghiên cứu. 11 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Thứ hai, sử dụng câu hỏi gợi mở trong trao đổi đàm thoại để giúp học sinh giải quyết từng phần câu hỏi trọng tâm. Câu hỏi trọng tâm được trình bày dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề hoặc câu hỏi nhận thức, được hiểu như một tiền đề quan trọng để giúp học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, trọng tâm của một bài, một vấn đề. Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh. Nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử, học sinh rất khó trả lời ngay được câu hỏi vừa nêu ra vì thiếu dữ kiện. Ví dụ, khi dạy mục I.3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam ở bài 12. Giáo viên nêu câu hỏi nhận thức: “Nguyên nhân nào giúp cho giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại?”. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi này, giáo viên dự kiến các câu hỏi gợi mở nhằm giải quyết từng phần câu hỏi nhận thức, từng bước làm sáng tỏ vấn đề: “Giai cấp công nhân ra đời trong hoàn cảnh nào? Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm gì? Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ? Khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại giải quyết nhiệm vụ nào? Mục đích và động lực của phong trào công nhân Việt Nam? Thứ ba, sử dụng câu hỏi nhận thức để củng cố kiến thức và ra bài tập về nhà. Nhiệm vụ củng cố kiến thức được tiến hành linh hoạt trong giờ học, nhưng thông thường cuối mỗi tiết học, giáo viên dành khoảng 5 - 7 phút để củng cố, dặn dò và ra bài tập về nhà. Đây là biện pháp kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh, củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học và chuẩn bị cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Ví dụ, sau khi học xong mục I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Vì sao ở Việt Nam trong một thời gian ngắn xuất hiện ba tổ chức cách mạng cùng hoạt động nhưng năm 1929 số hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lại tăng vọt lên so với hai tổ chức khác? (1700 người năm 1929 so với 300 người năm 1928)? Khi ra bài tập về nhà, giáo viên nên hướng dạng bài tập nhận thức: Tại sao nói đến năm 1929, khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam? Câu hỏi này vừa là câu hỏi nhận thức nhưng cũng là bài tập nhận thức, bởi vì nó chứa đựng mâu thuẫn giữa những vấn đề học sinh đã biết và những vấn đề học sinh chưa biết, qua đó kích thích hứng thú tìm tòi khám phá của học sinh. Để trả lời được câu hỏi đó, học sinh phải huy động các thao tác tư duy như ghi nhớ, tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, nhận xét đánh giá, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu căn cứ vào các thao tác tư duy và mục đích thiết kế bài tập nhận thức, giáo viên có thể thiết kế theo các hướng sau đây: 12 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Thiết kế loại bài tập nhận thức để rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện hiện tượng. Đây là loại bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà phải chọn lọc các sự kiện để phân tích bản chất của nó trên cơ sở đó khái quát thành một vấn đề nào đó của một thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Ví dụ, khi học Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo viên có thể đưa ra bài tập: “Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới?”. Để làm được bài tập này rõ ràng học sinh phải huy động nguồn kiến thức ở nhiều phần khác nhau để làm rõ sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân, quá trình truyền bá và tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta; những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc để làm cho 3 nhân tố này kết hợp chặt chẽ với nhau hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, học sinh cũng phải suy nghĩ để so sánh vì sao các Đảng Cộng sản ở các nước khác hình thành chủ yếu là sản phẩm của sự kết hợp hai nhân tố (phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác-Lênin) nhưng ở Việt Nam lại kết hợp thêm nhân tố mới đó là phong trào yêu nước. Thiết kế loại bài tập nhận thức để rèn luyện thao tác so sánh đối chiếu để rút ra kết luận khái quát.. Ví dụ, sau khi học xong phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào cách mạng 1936 - 1939, giáo viên ra bài tập nhận thức yêu cầu học sinh về nhà “lập bảng so sánh hai phong trào cách mạng này về chủ trương đường lối, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia”. Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh rút ra được nguyên nhân của sự khác biệt này. Để rút ra được nguyên nhân của sự khác biệt này, buộc học sinh phải nắm được đường lối chiến lược chung của Đảng được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10/1930 và rút ra được nguyên nhân sự khác biệt đó là do sự cụ thể hóa đường lối qua từng thời kỳ do hoàn cảnh lịch sử quy định. Thiết kế bài tập nhận thức theo hướng tìm mối quan hệ nhân quả. Loại bài tập này giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn về mối liên hệ của các sự kiện trong bài giảng, hoặc có thể là mối liên hệ giữa kiến thức đã học và kiến thức đang học. Khi học sinh rút ra được mối quan hệ nhân quả chắc chắn buộc học sinh phải tư duy và kiến thức sẽ lưu giữ lại trong học sinh vững chắc hơn. Ví dụ, khi giảng bài 13, mục I.1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, giáo viên có thể đưa ra bài tập yêu cầu học sinh “Phân tích, đánh giá tác động của chủ trương “vô sản hóa” đối với phong trào cách mạng mà Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tiến hành?”. Để làm được bài tập này buộc các em phải tư duy, tái hiện những kiến thức về những hoạt động của Hội trước khi có phong trào “vô sản hóa”, những ảnh hưởng, tác động đến hội và các tổ chức khác sau khi Hội chủ trương “vô sản hóa”. Các em dễ dàng rút ra được tác động của chủ trương này đó là ý thức giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân tăng lên, số lượng hội viên tăng đột biến, đường lối của hội đã có sức cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến của Đảng Tân Việt, vì vậy họ đã sớm gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tạo điều 13 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… kiện để phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản dần dần thắng thế trong phong trào dân tộc… Thiết kế bài tập nhận thức theo hướng làm sáng tỏ những biểu hiện đa dạng của các quy luật lịch sử. Loại bài tập này buộc học sinh phải có tư duy tổng hợp, khái quát để rút ra được những nét chung nhất, bản chất nhất của các sự kiện, hiện tượng. Ví dụ, sau khi học xong về cách mạng tháng Tám, giáo viên có thể đưa ra bài tập “Vì sao cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng, giành thắng lợi trọn vẹn và ít đổ máu?”. Để giúp học sinh giải quyết được vấn đề này, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở như “Tại sao tại thời điểm đó có nhiều tổ chức chính trị khác nhau nhưng chỉ có mặt trận Việt Minh tập hợp được lực lượng to lớn và tiến hành Tổng khởi nghĩa thắng lợi? Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám là hình thái gì?, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị bao lâu và chuẩn bị những gì? Thời cơ trong cách mạng tháng Tám? ”. Từ những câu hỏi gợi mở này, thông qua dẫn dắt của giáo viên, chắc chắn sẽ hình thành ở học sinh một số quy luật lịch sử như: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, khởi nghĩa vũ trang muốn giành thắng lợi và ít đổ máu thì phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và có nghệ thuật chớp thời cơ. Thiết kế bài tập nhận thức theo hướng đối chiếu tài liệu lịch sử với đời sống hiện nay và rút bài học kinh nghiệm.. Ví dụ, sau khi học xong về cách mạng tháng Tám, giáo viên có thể đưa ra bài tập “Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám? Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay? Để thực hiện tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc hiện nay, Đảng cần có những cần có những chủ trương, chính sách nào?”. Để làm được bài tập này buộc học sinh phải đối chiếu tài liệu lịch sử với đời sống hiện nay và rút bài học kinh nghiệm, cụ thể là xác định được vai trò của mặt trận nói chung qua các thời kỳ lịch sử (tập hợp lực lượng, sợi dây nối liền giữa Đảng với quần chúng) và vai trò của từng mặt trận nói riêng ở từng thời kỳ cụ thể. Để thực hiện tốt vai trò của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay rõ ràng Đảng và Nhà nước phải có những chính sách quan tâm đến đời sống nhân dân – bởi kinh nghiệm thực tế mà cha ông đã rút ra được đó là “chèo thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”, tư tưởng “lấy dân làm gốc” được Đảng ta luôn quan tâm đúng mực… 4.2.4. Khai thác đồ dùng trực quan để phát triển tư duy học sinh Hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều yếu tố quyết định như chất lượng bài học, tranh ảnh lịch sử, phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư phạm của giáo viên. Đồ dùng trực quan sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ nhớ, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú, kích thích tư duy phát triển. Ngược lại nếu sử dụng không đúng và lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào những dấu hiệu cơ bản, chủ yếu và thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng. 14 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có một cách sử dụng riêng, đặc thù để có thể phát triển tư duy học sinh: - Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa: Ví dụ, khi giảng mục II.2. Xô viết Nghệ - Tĩnh, bài 14 “Phong trào cách mạng 19301935” giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát bức tranh: Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hình 3.3, kết hợp với lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hình 3.3 để tường thuật cuộc biểu tình ngày 12/9/1930: Hình 4.1: Đấu tranh phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh [2, tr. 92] Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra trên phạm vi toàn quốc nhưng nó đạt đến đỉnh cao ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngày 12/9/1930, khoảng 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên kéo về huyện lỵ với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam Triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”… Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người và xếp thành hai hàng dài tới 4 kilômét. Thực dân Pháp đàn áp dã man. Chúng cho máy bay ném bom xuống đoàn biểu tình là 217 người chết, 125 người bị thương. Song, sự đàn áp dã man đó không ngăn được cuộc đấu tranh. Quần chúng kéo đến huyện lỵ phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh… Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lý trưởng, chánh tổng bỏ trốn. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xôviết. Hình 4.2: Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh [2, tr. 93] 15 Người thực hiện: Trần Minh Vương Trường THPT Xuân Thọ Một số nguyên tắc và biện pháp phát triển tư duy… Sau khi cho học sinh quan sát tranh, kết hợp với việc tường thuật của giáo viên, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về phong trào diễn ra ở Nghệ Tĩnh đồng thời giáo viên gợi ý một số nét chính về số lượng, lực lượng tham gia; sự xuất hiện cờ đỏ búa liềm, đội tự vệ được trang bị dao gậy, sự đàn áp dã man của thực dân Pháp phản ánh điều gì? Kết quả cuộc đấu tranh ra sao?... Với cách làm như vậy buộc học sinh phải kết hợp cả tai nghe, mắt thấy, đầu óc tư duy để trả lời câu hỏi của giáo viên. - Khai thác bản đồ (lược đồ) nhằm phát triển tư duy học sinh. Bản đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử với những nét điển hình nhất, đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Trên bản đồ lịch sử, các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lý nhất định, vì vậy nên kết hợp với lời nói để tạo biểu tượng lịch sử. Thông qua quan sát bản đồ, đọc ký hiệu, nội dung lịch sử được biểu diễn trên bản đồ, việc sử dụng bản đồ lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức địa lý… Ví dụ, khi giảng mục III.2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa, của bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939-1945. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời” khi nói về sự kiện ngày 4/6/1945, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. 16 Người thực hiện: Trần Minh Vương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan