Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một vài kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả ( bậc t...

Tài liệu Skkn một vài kinh nghiệm giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả ( bậc trung học phổ thông ).

.DOC
29
1172
110

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Thông tin chung về cá nhân : Họ và tên : Nguyễn Thị Bình Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1961 Nam , nữ : Nữ Địa chỉ : 30 Nguyễn Bỉnh Khiêm Long Khánh Đồng Nai Điện thoại : 0976913964 E- mail: [email protected] Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Tổ văn Trường THPT Long Khánh Đồng Nai II . Trình độ đào tạo : Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất ): Đại học Năm nhận bằng : 1983 Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm Văn III . Kinh nghiệm khoa học Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn Ngữ văn THPT Số năm kinh nghiệm : 33 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm năm gần đây : 1. Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 2. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra 3. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn nghị luận 4. Phối hợp giữa giáo viên và học sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn 1 MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC HIỆU QUẢ ( BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ) A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Bởi vậy mỗi giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng. Nhất là giáo dục phẩm chất tâm hồn cho học sinh thông qua những môn học đặc thù như Văn học. - Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện hành số lượng bài học Văn Bản Văn Học chiếm phần lớn so với các bài học về Tiếng Việt và lý thuyết Làm Văn - Một thời gian khá dài chúng ta đã và đang dần vượt ra khỏi cách dạy học theo lối truyền đạt mà hướng tới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Bởi thế, môn học Ngữ Văn trong các bậc THPT đang từng ngày đổi mới. Tuy vậy, lối dạy và học tác phẩm Văn học theo thói quen cũ là giảng văn vẫn phổ biến , là việc giáo viên cố gắng đọc kỹ phân tích thật kỹ, hiểu thật sâu tác phẩm, tìm lời lẽ, cách diễn đạt thật hay để truyền thụ cho học sinh. Học sinh rung động với những hiểu biết, cảm thụ mới từ giáo viên truyền qua mà hình thành năng lực văn cho mình. Xưa nay lối dạy và học văn ấy vẫn đạt những hiệu quả nhất định . Nhưng thực chất đó vẫn là lối học thiếu tich cực. Hiệu quả môn học chỉ dừng ở hiệu ứng “lây lan” cảm xúc. Giáo viên vẫn là người “ đọc hộ” , “ học thay” , học sinh tích lũy vốn kiến thức một cách thụ động. Khả năng tự học dần bị triệt tiêu. Giáo sư Trần Đình Sử đã chỉ rõ : “ Sai sót của quan niệm về phương pháp dạy học văn trên xét theo tinh thần giáo dục hiện đại rất dễ nhận thấy. Bởi vì bản thân văn học nghệ thuật và nói chung các văn bản là sáng tạo ra cho từng người đọc, và mỗi người đọc phải tự mình đọc lấy thì hình tượng, cảm xúc và nội dung mới từ văn bản dấy lên trong lòng mình. Người ta không ai thưởng thức hộ cái đẹp, phong cảnh… cho người khác, xem hộ một bộ phim, thưởng thức hộ một bài hát, bài thơ cho kẻ khác, vậy mà bao nhiêu năm, thầy giáo làm người thưởng thức văn chương hộ rồi giảng lại cái hay cho học sinh chép. Đến lượt thi cử, học sinh chỉ cần thuộc lời thầy là làm được bài, tự mình không cần đọc vẫn thi được. Cách dạy đó đi ngược lại bản chất của văn chương, đi ngược lại nguyên tắc dạy học, là phương pháp cách ly tốt nhất học sinh – người đọc khỏi tác phẩm, làm cho học sinh không có dịp trực tiếp đối diện với văn bản, do đó không có thói quen tự mình khám phá văn bản và tất nhiên đánh mất luôn năng lực tự học của họ” ( Đọc- hiểu văn bản – một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy đọc văn- Trần Đình Sử ) - Đặt ra yêu cầu đổi mới dạy và học tác phẩm Văn chương theo phương pháp Đọc – hiểu văn bản trong hoàn cảnh dạy và học hiện nay vẫn là bước “ đột phá” với nhiều khó khăn về khách quan – hoàn cảnh xã hội , điều kiện học tập, chương trình giảng dạy nhiều nhược điểm – và chủ quan – giáo viên và học sinh - Nghiên cứu đề tài này, nhằm đúc rút những kinh nghiệm dạy Ngữ Văn phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay, góp phần hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn 2 bản văn học có hiểu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo yêu cầu mới - Đề tài này đã nghiên cứu, thực hiện trong ba năm : Năm học 2012-2013; 2013-2014, 2014- 2015 - Đối tượng chủ yếu là các bài đọc văn trong chương trình , Giáo viên giảng dạy và học sinh khối 11, 12, học sinh luyện thi Đại học, cao đẳng môn Ngữ văn. - Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn… - Đóng góp của sáng kiến : Giúp giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả các giờ dạy và học môn Ngữ văn, nhất là các giờ học Đọc – Hiểu văn bản. Ôn tập kiến thức Tiếng Việt Làm văn , áp dụng kiến thức đó trong các bài tập thực hành … nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn B. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Thế giới là vô hạn,kiến thức là vô cùng. Hiểu biết, suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân đã được con người thông minh tích lũy, lưu truyền trong không gian và thời gian bằng văn bản . Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. - Thế nào là ĐỌC HIỂU ? + OECD đưa ra định nghĩa sau đây về reading literacy: “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.” + UNESCO quan niệm về Literacy : “Đó là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in ấn kết hợp với những bối cảnh khác nhau. Literacy đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn.” + Theo PISA,“Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn. Qua đọc hiểu, năng lực và tri thức văn hoá của từng người được bộc lộ , đồng thời làm xuất hiện kinh nghiệm văn hoá đọc và làm biến đổi cách thức, chất lượng và tầm văn hoá đọc . - Trong phạm vi bài viết tôi chỉ bàn đến vấn đề đọc – Hiểu văn bản văn học - Đọc hiểu văn bản Văn học trong nhà trường phổ thông, nhất là ở bậc THPT mấy năm gần đây đã được đặt ra như một trong những yêu cầu cấp bách hàng đầu Tác phẩm văn học là một loại văn bản có đặc trưng riêng, những giá trị văn hóa riêng to lớn, qua các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm Mỹ, bằng ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tác động sâu sắc đến trí tuệ tâm hồn con người, nên việc dạy và học Ngữ Văn đã được cả thế giới cũng như mọi thời đại quan tâm. Ở Việt Nam ( hay một số nước châu Á khác như Trung Quốc …) , ngày xưa dùng khả năng văn học để chọn nhân tài . Ngày nay luôn là một trong những 3 môn học, môn thi bắt buộc trong các kỳ thi quốc gia. Ngày xưa đề cao khả năng sáng tác, thời hiện đại còn đề cao khả năng thẩm bình. Muốn thẩm bình được giá trị văn học phải có khả năng đọc hiểu văn bản . Vì vậy đọc hiểu văn bản văn học đã thành đối tượng nghiên cứu khoa học . Năng lực văn chương đã là một trong những tiêu chí đánh giá con người , đánh giá quá trình học tập của học sinh. Cho nên ngành giáo dục cũng như giáo viên Ngữ văn tâm huyết đặc biệt quan tâm đến năng lực đọc hiểu văn bản . + Trong bài “ Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - Nhìn từ yêu cầu của PISA” , giáo sư Đỗ Ngọc Thống viết “ Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy học tiếng mẹ đẻ nói chung và tiếng Việt nói riêng là rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. Trong bốn kĩ năng ấy, càng học lên cao, kĩ năng đọc và đọc hiểu càng được chú ý hơn cả”. Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn, nhiều nhà nghiên cứu phương pháp giảng dạy, nhiều thầy cô giáo đã đưa chỉ ra thế nào là Đọc – hiểu văn bản ? Phương pháp dạy Đọc –Hiểu văn bản khái quát như thế nào ? . Như ThS. Phạm Thị Thu Hiền (Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT) đã viết : “Về khái niệm, dạy đọc hiểu là việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu văn bản thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó. Đọc hiểu văn bản đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động đọc. Song điều quan trọng là chúng ta cần thay đổi quan điểm về việc sử dụng phương pháp dạy học ngữ văn nói chung và phương pháp dạy học đọc hiểu nói riêng, nghĩa là không có một phương pháp dạy học đọc hiểu duy nhất nào cả. Tùy thuộc vào loại văn bản, mục đích đọc và đối tượng học sinh, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.”… + Trong bài “ Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản Văn học” , giáo sư Trần Đình Sử cũng đã phân tích Thế nào là đọc- hiểu văn bản từ nhiều góc độ như lịch sử , triết học …. * Theo giáo sư , khái niệm đọc văn bản văn học nhìn chung có thể xác định với sáu nội dung như sau: Œ . Đọc là hoạt động tâm lí nhằm giải mã văn bản. Một là chuyển văn bản kí hiệu văn tự thành văn bản bằng ngôn ngữ tương ứng với văn bản chữ viết. Hai là giải mã văn bản để tìm ý nghĩa. . Đọc là hoạt động tìm nghĩa, và vì ý nghĩa là cái không hiển thị rõ ràng nên đọc là hoạt động cảm thụ kết hợp với tư duy nhằm kiến tạo ý nghĩa. Đã có vai trò của cảm thụ và tư duy thì đọc là hoạt động mang tính cá thể hoá cao độ, gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc. . Đã có vai trò của cảm thụ và tư duy thì đọc là hoạt động mang tính cá thể hoá cao độ, gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc. Đọc hiểu là tự hiểu. Không ai hiểu hộ được cho ai. . Sự kiến tạo ý nghĩa xác định đọc là hoạt động sáng tạo. . Hoạt động tìm nghĩa là quá trình đối thoại với tác giả và cộng đồng lí giải – tính liên chủ thể, tính hợp tác. 4 ‘ . Hoạt động chiếm lĩnh văn bản tất yếu phải xử lí mối liên hệ giữa văn bản đang đọc với trường văn bản xung quanh – tính liên văn bản, hoạt động liên kết văn hoá. * Cũng theo giáo sư , Xuyên suốt tất cả các khâu đó là sự hiểu. Khái niệm hiểu có nhiều bình diện nội dung. Œ . Theo cách hiểu thông thường, như trong Từ điển tiếng Việt , hiểu có nghĩa là: Nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng của trí tuệ. Hiểu câu thơ. Hiểu vấn đề. Đọc thuộc nhưng không hiểu. Và biết được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác. . Về mặt lí luận học tập, hiểu không phải giản đơn chỉ là nhận biết, một tri thức nào đó, tiếp thu và nhắc lại một tri thức có sẵn nào đó theo quan niệm sư phạm tiêu cực : dạy học là “truyền thụ” tri thức có sẵn cho người học, giống như người ta “rót” tri thức từ đầu người thầy sang đầu đứa trẻ như thể rót nước từ cái bình này sang cái bình khác. Hiểu thực chất là tự hiểu, nghĩa là làm cho nảy sinh, sinh thành trong ý thưc của người học một tri thức mong muốn, nghĩa là làm thayđổi tính chủ quan của người học. Thực chất của hiểu là năng lực phản tư, phản tỉnh (réflexion), đọc hiểu là đọc với năng lực phản tư, suy ngẫm những điều đọc được. Dạy đọc hiểu là dạy năng lực phản tỉnh, phản tư cho học sinh. Hiểu bao gồm năng lực nhận ra điểu mình hiểu và điều mình không hiểu. Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo, người học dùng phương thức của mình mà xây dựng sự hiểu của mình đối với sự vật. Từ đó những người khác nhau nhìn sự vật theo những góc độ khác nhau, không có tiêu chuẩn duy nhất cho sự hiểu. Vì vậy trong học đọc, đối thoại, giao lưu, hợp tác học tập làm cho kết quả đọc hiểu được toàn diện. Ở đây theo M. Bakhtin trong bài Phương pháp luận nghiên cứu văn học, không có tiêu chuẩn chính xác, mà chỉ có tiêu chí chiều sâu. Vấn đề là ai hiểu sâu hơn. Tiêu chí chính xác chỉ áp dụng cho tư liệu, trích dẫn chứ không áp dụng cho sự hiểu. .Về mặt triết học, hiểu là phương thức tồn tại của con người, một hiện tượng xảy ra trong mọi mặt của đời sống loài người, là nền tảng của toàn bộ kinh nghiệm nhân loại… Gadamer nói: “Năng lực hiểu là một giới hạn cơ bản, có được nó con người mới có thể sống chung với người khác.” Là , phải đạt đến chỗ dung hợp giữa tầm nhìn của tác phẩm và tầm nhìn của người đọc và tạo ra ý nghĩa. Vì thế hiểu cũng là hiểu người khác và tự hiểu. Như vậy hiểu có nghĩa là phản tư, đối thoại và giao lưu, một hoạt động sống, sáng tạo. Tóm lại, đọc hiểu với hàm nghĩa sâu rộng của khái niệm hiểu là phần quan trọng nhất của hoạt động đọc, thống nhất trong nó cả sự giải thích, phân tích và ứng dụng, làm nền tảng cho sự hình thành tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc” ….vv và vv - Ở đây, tôi, một giáo viên trực tiếp giảng dạy, không khái quát, nhận định có tính chất lý thuyết mà qua học tập lý thuyết từ các nhà lý luận , áp dụng thực tiễn , đúc rút những kinh nghiệm của mình và đồng nghiệp , chia sẻ từ những việc làm có hiệu quả thực tế trong mấy năm qua, cùng nhau nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP . - Chủ trương mô hình dạy học thời gian gần đây là lấy học sinh làm trung tâm, nhưng giáo viên vẫn là nhân tố quyết định đối với chất lượng giáo dục, là 5 nhà giáo dục. Người thầy vẫn là người định hướng, thiết kế chỉ đạo, hướng dẫn học sinh quá trình Đọc- Hiểu văn bản . Giáo viên phải hiểu văn bản. Phải nghiên cứu mọi khả năng tạo nghĩa của văn bản, giải mã các biểu tượng văn chương trong văn bản. Trong bất cứ công việc nào , nắm vững đặc điểm , hiểu sâu , nắm chắc đối tượng, thao tác nghề nghiệp thành thục sẽ tạo cho người thực hiện công việc có thái độ tự tin, tự do, phong thái ung dung, thoải mái . Giáo viên Văn cũng vậy. Việc hiểu sâu tác phẩm, hiểu sâu sắc học sinh thì khi đứng trước lớp và nhất là đứng trước mọi tình huống do thực tiễn dạy học văn tạo nên sẽ tự tin và việc dạy và học sẽ có hiệu quả. Lấy học sinh làm trung tâm là lấy tinh thần, ý thức chủ thể của học sinh trong hoạt động học tập thì, trong giờ học học trò phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…dưới sự chỉ đạo, gợi ý của thầy. Nghĩa là giáo viên phải làm cách nào đó để học sinh luôn bám sát tìm hiểu văn bản. - Văn bản là tồn tại duy nhất của tác phẩm của nhà văn, là yêú tố mang chở toàn bộ nội dung, ý nghĩa, tình cảm, mĩ cảm mà nhà văn gửi gắm và người đọc chỉ có thể tự mình đọc để khám phá và thưởng thức. + Văn bản văn học không đơn giản chỉ là văn bản ngôn từ có nghĩa thông báo , nghĩa sự việc mà còn có nghĩa tình thái. Có thể nói từng câu, từng đoạn trong văn bản văn học luôn mang nghĩa tình thái cao. + Trong văn bản văn học có hai thế giới cùng tồn tại song song . Ngoài thế giới khách quan được phản ánh còn có cả thế giới tâm hồn của nhà văn, một thế giới của tư duy và cảm xúc mang ý nghĩa sâu xa về cuộc sống của con người. Hai thế giới ấy được thể hiện trong cách lựa chọn , sử dụng ngôn từ để diễn đạt của nhà văn. Toàn bộ hình thức nghệ thuật của văn bản văn học đều tập trung làm nổi bật vấn đề mà nhà văn nhà thơ muốn đề cập đến, làm nổi bật nội dung của tác phẩm. Như vậy khi đọc hiểu văn bản văn học trong các giờ đọc văn chúng ta tập trung giúp học sinh nắm bắt hai giá trị cơ bản của văn bản là nội dung và nghệ thuật. Sau đây là những công việc tôi đã thực hiện có hiệu quả. 1. Chuẩn bị : a. Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức Tiếng Việt và Làm văn có liên quan : ( có thể giáo viên làm giúp học sinh việc này bằng cách hệ thống kiến thức ) Để đảm bảo hiệu quả các giờ đọc văn * Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức Tiếng Việt và Làm văn có liên quan tới những câu hỏi dẫn dắt đọc hiểu văn bản của giờ học hôm đó. * Giáo viên cần chú ý thiết kế hệ thống câu hỏi giúp học sinh đi sâu vào nội dung và nghệ thuật của văn bản. Tùy theo đối tượng học sinh ( đang học chương trình lớp 10, 11 hay 12 , ở giai đoạn nào trong chương trình đang học) mà chuẩn bị các loại câu hỏi và bài tập khác nhau. Hiệu quả một bài Đọc hiểu văn bản phụ thuộc rất lớn vào việc làm này của giáo viên. Ví dụ: 6 - Ở lớp 10: giáo viên chuẩn bị, ngoài các câu hỏi xác định kiến thức liên quan , ý nghĩa nội dung văn bản, là các kiểu câu hỏi về hình thức nghệ thuật của văn bản với kiến thức Tiếng Việt , Làm Văn, Đọc Văn đã được học ở lớp dưới như phân loại từ , nghĩa của từ , biện pháp tu từ về từ , phương châm hội thoại, phương thức miêu tả, thuyết minh , biểu cảm , điển tích, điển cố,ước lệ, tượng trưng … phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( đầu năm) , phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( cuối năm )… - Ở lớp 11: Ngoài những câu hỏi đặt ra như lớp 10 , thêm những loại câu hỏi khác liên quan đến kiến thức Làm Văn và Tiếng Việt vừa được học ở lớp 11 như Ngữ cảnh, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận … biểu hiện của cảm hứng hiện thực , lãng mạn, cái tôi …vv - Ở lớp 12: Tiếp tục áp dụng các loại câu hỏi như ở lớp 10, 11 thêm các kiến thức mới như luật thơ , phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, tu từ về ngữ âm , về câu , diễn đạt, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt … vv. * Từ đặc điểm cụ thể của văn bản, giáo viên thiết kế câu hỏi cho học sinh đọc hiểu tác phẩm. Mỗi bài tập thường có 4 câu hỏi. Câu đầu tiên thường là xác định nội dung văn bản ( khái quát và cụ thể các khía cạnh ) . Các câu sau thiên về tìm hiểu khám phá các hình thức nghệ thuật và tác dụng của các hình thức ấy Nghĩa là hệ thống câu hỏi phải chú trọng tích hợp kiến thức ba phân môn, theo sát chương bài học và tiến trình giảng dạy. Ngoài ra còn chú ý tích hợp các môn học liên quan như Sử , Địa , Giáo dục công dân… Sau đây là một số loại câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời mà tôi đã áp dụng: *. Về việc xác đinh nội dung và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản, thể loại văn bản : ( Dự kiến một số loại câu hỏi và y/c trả lời ) + . Loại câu hỏi 1 : - Văn bản nói về ( miêu tả, thuật lại, khẳng định, đề cập …. ) điều gì ? hay “ hãy xác định nội dung của đoạn” … - Đặt tên cho văn bản Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Đọc kỹ văn bản. Xác định câu chủ đề sẽ có nội dung chính - Từ nội dung chính , tìm từ ngữ quan trọng khác theo nhóm. Khái quát ý nghĩa các từ ngữ đó ( nghĩa đen, nghĩa bóng…. ) sẽ có các khía cạnh của nội dung. - Từ nội dung chính khái quát thành một từ hoặc cụm từ để đặt tên cho văn bản. + . Loại câu hỏi 2 : Câu ( nào đó trong văn bản ) …. Có ý nghĩa gì ? Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Đọc kỹ lại câu văn ( hay dòng thơ ) đó. - Xem xét kỹ vấn đề được hỏi - Xác định các loại nghĩa có thề có từ câu văn ( hoặc thơ ) trong mối quan hệ với các câu khác trong văn bản , nhất là câu đi liền trước và sau nó. 7 * . Về biểu hiện và tác dụng của các hình thức nghệ thuật Đây là điều kiện giúp giáo viên ôn tập, củng cố - Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt và Làm Văn- Kiểm tra , đánh giá mức độ hiểu văn bản của học sinh : Giáo viên cần bám sát đặc điểm loại thể văn bản để đặt câu hỏi phù hợp. Chẳng hạn: - Văn chính luận : ngoài câu hỏi về nội dung, các biện pháp nghệ thuật , cần đặc biệt chú ý câu hỏi hệ thống lập luận ( luận điểm , luận cứ, luận chứng ) , thao tác lập luận, phương thức biểu đạt… - Thơ thì chú ý tìm mạch cảm xúc; chú ý sự sáng tạo trong việc dùng từ , hình ảnh, nhạc điệu, các biện pháp tu từ … - Truyện thì chú ý cốt truyện, nhân vật , tình huống, chi tiết, lời kể , cách kể, giọng kể, những đoạn thoại, trữ tình ngoại đề.. - Ký phải chú ý sự phối hợp cảm xúc , và tự sự, giữa tưởng tượng và người thật việc thật… - Kịch thì phải chú ý câu hỏi về xung đột kịch, hành động kịch, cách thắt nút hay mở nút kịch, lời thoại …… Giáo viên nhất thiết phải bám sát đặc trưng của văn bản văn học, , bám sát tính hình tượng, tính hư cấu, tính biểu cảm. ..Phối hợp khéo léo các loại câu dẫn hỏi trên tùy theo tích chất tổng thể văn bản và đoạn văn bản cụ thể . + . Loại câu hỏi 1: Xác định kết cấu của văn bản. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng. VD : Đoạn văn trên được viết theo cấu trúc nào ? Câu chủ đề ? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ? Phân tích ý nghĩa tác dụng. Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Xác định thật đúng . Cách cấu tạo đoạn : Diễn dịch, qui nạp , hay song hành … ? . Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? hay những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? ( Tất cả các biện pháp có thể có trong đoạn ) . Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất ? Hay biện pháp nghệ thuật nào là chính ? ( Trong nhiều biện pháp NT chỉ xác định 1 ) ( Lưu ý học sinh nắm vững tất cả các biện pháp tu từ về âm, từ, cú pháp ) - Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trả lời + Loại câu hỏi 2: Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản. Để trả lời loại câu hỏi này cần nắm vững các đặc điểm các phong cách ngôn ngữ : Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính. + Loại câu hỏi 3: Xác định thao tác lập luận và phương thức biểu Cần nắm : - Các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ , tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh … vv - Các phương thức diễn đạt : Miêu tả, tự sự , biểu cảm, thuyết minh, nghị luận … + Loại câu hỏi 4 : Lỗi của văn bản cách chữa lỗi Cần : . . Xác định đúng lỗi : Âm ( chính tả ) ? Dùng từ ngữ ? Cú pháp ? Sử dụng phong cách ngôn ngữ ? Lập luận ? ( Viết sai chính tả + Từ dùng không hợp 8 văn cảnh , dùng sai nghĩ do không hiểu nghĩa của từ + Câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ , quan hệ từ không phù hợp…không phù hợp phạm vi sử dụng hoặc các lỗi về lập luận ) . Và căn cứ vào lỗi, nêu các cách chữa và chữa lại cho đúng +. Loại câu hỏi 5 : Các khả năng liên hệ tích hợp - Văn bản hoặc đoạn văn bản trên gợi đến tác phẩm nào được học trong chương trình và những vấn đề liên quan về nội dung và nghệ thuật ? Viết ngắn cảm nhận của anh, chị . - Đoạn văn bản trên gợi đến nhân vật nào trong lịch sử ? Hiện tượng nào trong đời sống xã hội ? Viết ngắn cảm nhận của anh, chị . Đối với dạng câu hỏi này, cần: Xác định nội dung và nghệ thuật văn bản, liên tưởng nhanh đến các bài học hoặc vấn đề xã hội liên quan. Viết thành đoạn ( hoặc bài văn ) Lưu ý : Như trên đã nói “Trong văn bản văn học có hai thế giới cùng tồn tại song song . Ngoài thế giới khách quan được phản ánh còn có cả thế giới tâm hồn của nhà văn, một thế giới của tư duy và cảm xúc mang ý nghĩa sâu xa về cuộc sống của con người. Hai thế giới ấy được thể hiện trong cách lựa chọn , sử dụng ngôn từ để diễn đạt của nhà văn” , nên giáo viên cần chú ý câu hỏ nâng cao vế tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như : Văn bản cho anh , chị hiểu gì thêm về cuộc sống ? cảm nhận được gì về tư tưởng tình cảm và tài năng của tác giả ? b.Hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản văn học Giáo viên đặt câu hỏi cụ thể với một số ngữ liệu đã chọn sẵn, nhằm trả lời những câu hỏi hướng dẫn trong SGK . Ngoài việc mỗi cá nhân học sinh tự soạn bài , còn phải hoạt động chuẩn bị bài theo tổ , nhóm . Giáo viên chia nhóm học sinh về nhà thảo luận, làm bài tập, trình bày. * Mỗi văn bản đọc văn thường có hai phần - Phần 1: Tiểu dẫn. Phần này có nhiệm vụ giúp học sinh tìm hiểu về tác giả , tác phẩm. Nên thường dùng phương thức biểu đạt là thuyết minh; thao tác lập luận là phân tích , giải thích, chứng minh bình luận. Ngoài việc hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức cơ bản có thể đặt thêm các các câu hỏi như : Phương thức biểu đạt nào , Thao tác lập luận gì... đã được sử dụng ( Phần này gọi bất cứ học sinh nào trong lớp trình bày ) Ví dụ : Tìm hiểu tác giả : Đặc điểm cuộc đời tác giả; đặc điểm sự nghiệp văn học của tác giả . Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến văn bản : Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, vị trí văn bản ( nếu là tác phẩm là trong sự nghiệp của tác giả, giai đoạn, lịch sử văn học ; nếu là đoạn văn là vị trí trong tác phẩm …) - Phần 2 : Văn bản Đây là phần chính ( hoặc nguyên văn văn bản, hoặc trích đoạn ) + Giáo viên yêu cầu : Tất cả học sinh trong lớp 1. Đọc kỹ văn bản, chú thích. 2. Trả lời câu hỏi hướng dẫn học tập trong sách giáo khoa 9 3. Trả lời câu hỏi , thực hiện các yêu cầu do giáo viên định hướng, hướng dẫn thêm. 4. Giáo viên lập nhóm, tổ học tập , hướng dẫn các em thiết kế câu trả lời theo từng phần trong bài học bằng các cách thức mà tổ nhóm chọn lựa. Có thể bằng công nghệ thông tin, có thể bằng các đồ dụng học tập các em lựa chọn như bảng , biểu... ( Phần này giáo viên cũng nên thiết kế câu hỏi để học sinh chú ý phần chú thích. Học sinh thường không quan tâm phần chú thích trong SGK . ) Yêu cầu học sinh cùng tổ nhóm trình bày phần của riêng mình được giao chuẩn bị. Như thế học sinh vừa tự thân phải chuẩn bị bài , vừa cùng hợp tác với bạn để đi sâu “ giải mã ” phần văn bản được giáo viên giao cho tổ, vừa cùng nhau tìm cách trình bày ( Có thể bằng một phương tiện nào đó hoặc công nghệ thông tin, hoặc bảng phụ, miễn sao học sinh thấy phù hợp, thoải mái, tự tin ) 2. Thực hiện trên lớp : Theo tiến trình một giờ học + Giáo viên tổ chức điều khiển dẫn dắt giờ học đúng qui trình thiết kế trong giáo án. Học sinh lớp 12B12 trình bày đọc hiểu đoạn thơ Việt Bắc 10 Học sinh lớp 12B3 trình bày đọc hiểu đoạn truyện “ Rừng Xà Nu ” Học sinh học tập hào hứng trong giờ đọc hiểu văn bản. 11 Giáo viên Châu Thị Hồng Hoa hướng dẫn học sinh lớp 11C12 đọc hiểu văn bản “ Chữ người tử tù “áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Học sinh lớp 11 tự tin trình bày đọc hiểu văn bản. 12 + Học sinh tham gia xây dựng bài bình thường theo tiến trình chung, đến phần đọc hiểu cụ thể cần đi sâu thì học sinh trình bày phần bài đã chuẩn bị, cả lớp tham gia thảo luận, rút ra những vấn đề cơ bản của bài học dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhịp nhàng cho đến hết bài. ( Vài tiết đầu giáo viên có thể cho nhóm tự chọn người trình bày. Dần về sau giáo viên gọi ngẫu nhiên... buộc tất cả học sinh phải tự hiểu, tự rèn kỹ năng trình bày những hiểu biết về văn bản. Chỉ khi học sinh tự tìm hiểu, tự trình bày được những hiểu biết cảm thụ của mình về văn bản, đoạn văn, thơ ... thì việc đọc hiểu tác phẩm văn học mới thực sự có hiệu quả ) D. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Thực hiện đề tài tôi nhận thấy , giáo viên chuẩn bị vất vả hơn nhưng học sinh năng động sáng tạo hơn, hào hứng trong giờ học hơn nhớ bài lâu hơn, làm văn chuẩn xác hơn. Chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt .Số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi tăng cao qua từng học kỳ Sau đây là bảng thống kê chất lượng giảng dạy của khối 12 năm 2013-2014, 2014 -2015 cho thấy rõ hiệu quả. 1. Các lớp trực tiếp giảng dạy a. Năm học 2013-2014 Học Kỳ 1 < 3.5 Lớp 12A1 12A 12 Sỉ số 3 8 3 8 3.5 -> 4.9 < 5 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 7 18.42 25 65.79 6 15.79 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 9 23.68 24 63.16 5 13.16 Học Kỳ 2 < 3.5 3.5 -> 4.9 < 5 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 Lớp Sỉ số SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 12A1 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 9 23.68 21 55.26 8 21.05 12A 12 38 0 0.00 2 5.00 2 5.26 36 94.74 11 28.95 20 52.63 5 13.16 b. Năm học 2014-2015 Học Kỳ 1 < 3.5 3.5 -> 4.9 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 Lớp Sỉ số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 12B1 37 0 0.00 3 7.89 13 34.21 15 39.47 7 18.42 13 34.21 12B12 38 0 0.00 0 0.00 10 26.32 18 47.37 10 26.32 10 26.32 13 Học Kỳ 2 < 3.5 Lớp 12B1 12B12 Sỉ số 3.5 -> 4.9 < 5 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 0 0.00 0 0.00 0 0.00 37 100.00 7 18.92 15 40.54 15 40.54 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 1 2.63 19 50.00% 18 47.37 3 7 3 8 2. Chung toàn khối 12 a. Năm học 2013-2014 Học kỳ 1 : < 3.5 Lớp Sỉ số 12A1 3.5 -> 4.9 < 5 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 S L % S L % S L % SL % SL % SL % S L % 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 7 18.42 25 65.79 6 15.79 12A2 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 10 25.00 21 52.50 9 22.50 12A3 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 100.0 0 100.0 0 97.50 9 22.50 21 52.50 9 22.50 12A4 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 11 27.50 25 62.50 4 10.00 12A5 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 15 37.50 23 57.50 2 5.00 12A6 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 14 35.00 22 55.00 4 10.00 12A7 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 39 15 37.50 18 45.00 6 15.00 12A8 39 0 0.00 1 3.00 1 2.56 38 10 25.64 18 46.15 10 25.64 12A9 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 12 30.00 24 60.00 4 10.00 12A10 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 17 42.50 22 55.00 1 2.50 12A11 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 17 44.74 16 42.11 5 13.16 12A12 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 9 23.68 24 63.16 5 13.16 TỔNG 47 3 0 0.00 2 0.42 2 0.42 470 146 30.87 259 54.76 65 13.74 100.0 0 100.0 0 100.0 0 100.0 0 97.44 100.0 0 100.0 0 100.0 0 100.0 0 99.37 Học Kỳ 2 : < 3.5 Lớp Sỉ số 12A1 12A2 38 S L 0 40 0 % 3.5 -> 4.9 0.00 S L 0 0.00 1 % < 5 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 % SL % SL % SL % 0.00 S L 0 0.00 38 9 23.68 21 3.00 1 2.50 39 100.0 0 97.50 14 35.00 16 > 7.9 55.26 S L 8 % 21.05 40.00 9 22.50 14 12A3 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 97.50 17 42.50 12 30.00 10 25.00 12A4 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 9 22.50 23 57.50 8 20.00 12A5 40 0 0.00 3 8.00 3 7.50 37 100.0 0 92.50 15 37.50 15 37.50 7 17.50 12A6 40 1 2.50 1 3.00 2 5.00 38 95.00 10 25.00 18 45.00 10 25.00 12A7 39 0 0.00 3 8.00 3 7.69 36 92.31 11 28.21 16 41.03 9 23.08 12A8 39 0 0.00 2 5.00 2 5.13 36 92.31 9 23.08 14 35.90 13 33.33 12A9 40 0 0.00 2 5.00 2 5.00 38 95.00 15 37.50 15 37.50 8 20.00 12A10 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 97.50 12 30.00 22 55.00 5 12.50 12A11 38 0 0.00 2 5.00 2 5.26 36 94.74 19 50.00 12 31.58 5 13.16 12A12 38 0 0.00 2 5.00 2 5.26 36 94.74 11 28.95 20 52.63 5 13.16 TỔNG 472 1 0.21 18 3.81 19 4.03 452 95.76 151 31.99 204 43.22 97 20.55 b. Năm học 2014-2015 Học kỳ 1 : < 3.5 Lớp Sỉ số 3.5 -> 4.9 >= 5 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 S L % S L % SL % SL % S L % SL % 12B1 0 0.00 3 7.89 13 34.21 15 39.47 7 18.42 13 34.21 12B2 1 2.56 7 17.95 16 41.03 14 35.90 1 2.56 16 41.03 12B3 0 0.00 1 2.63 17 44.74 15 39.47 5 13.16 17 44.74 12B4 1 2.56 1 2.56 15 38.46 17 43.59 5 12.82 15 38.46 12B5 0 0.00 1 2.56 21 53.85 16 41.03 1 2.56 21 53.85 12B6 2 5.26 2 5.26 14 36.84 18 47.37 2 5.26 14 36.84 12B7 2 5.13 2 5.13 16 41.03 17 43.59 2 5.13 16 41.03 12B8 1 2.70 3 8.11 17 45.95 15 40.54 1 2.70 17 45.95 12B9 0 0.00 2 5.26 20 52.63 14 36.84 2 5.26 20 52.63 12B10 0 0.00 1 2.63 17 44.74 15 39.47 5 13.16 17 44.74 12B11 1 2.70 1 2.70 14 37.84 15 40.54 6 16.22 14 37.84 12B12 0 0.00 0 0.00 10 26.32 18 47.37 10 26.32 10 26.32 TC 8 1.75 24 5.24 190 41.48 189 41.27 47 10.26 190 41.48 15 Học Kỳ 2 : < 3.5 3.5 -> 4.9 5 -> 6.4 6.5 -> 7.9 > 7.9 Lớp Sỉ số SL % SL % SL % SL % SL % 12B1 37 0 0.00 0 0.00 7 18.92 15 40.54 15 40.54 12B2 38 0 0.00 0 0.00 9 23.68 18 47.37 11 28.95 12B3 38 0 0.00 2 5.26 6 15.79 17 44.74 13 34.21 12B4 39 0 0.00 1 2.56 9 23.08 22 56.41 7 17.95 12B5 39 1 2.56 1 2.56 6 15.38 22 56.41 9 23.08 12B6 37 0 0.00 1 2.70 3 8.11 23 62.16 10 27.03 12B7 39 0 0.00 1 2.56 8 20.51 27 69.23 3 7.69 12B8 37 0 0.00 0 0.00 5 13.51 20 54.05 12 32.43 12B9 38 0 0.00 0 0.00 10 26.32 17 44.74 11 28.95 12B10 38 0 0.00 1 2.63 8 21.05 18 47.37 11 28.95 12B11 36 0 0.00 0 0.00 2 5.56 21 58.33 13 36.11 12B12 38 0 0.00 0 0.00 1 2.63 19 50.00 18 47.37 Tổng 454 1 2.56 7 1.54 74 16.30 239 52.64 133 29.3 E. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Căn cứ vào hiệu quả thực tế trong quá trình áp dụng giảng dạy cá nhân cùng giáo viên tổ văn THPT Long khánh và một số đồng nghiệp khác , tôi nhận thấy có thể áp dụng rộng rãi trong việc dạy và học các giờ đọc văn bản văn học trong trường THPT , đặc biệt có hiệu quả trong ôn thi THPT môn Ngữ văn . G. DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Phương pháp đọc hiểu văn bản ( ThS. Phạm Thị Thu Hiền Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT) 2. Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - Nhìn từ yêu cầu của PISA ( Đỗ Ngọc Thống) 3. “ Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản Văn học” , giáo sư Trần Đình Sử 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11,12 H. PHỤ LỤC 16 Đây là bảng ôn tập giúp học sinh hệ thống kiến thức cần và hướng dẫn đọc hiểu qua các câu hỏi và một số bài tập chọn lọc ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN I. Văn bản 1. Khái niệm: - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn. Văn bản có những đặc điểm cơ bản sau: + Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. +Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản). + Mỗi văn bản thực hiện một(hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định. 2. Phân loại: - Theo phương thức biểu đạt: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ)…. - Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí… II.Yêu cầu của bài thi đọc hiểu văn bản: gồm + Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản. + Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại , đặc điểm phong cách ngôn ngữ, cách thức lập luận … của văn bản. + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng. + Lỗi của văn bản , cách chữa 1. Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản: ( Dự kiến một số loại câu hỏi và y/c trả lời ) a. Loại câu hỏi 1 : - Văn bản nói về ( miêu tả, thuật lại, khẳng định, đề cập …. ) điều gì ? hay “ hãy xác định nội dung chính của đoạn” … - Đặt tên cho văn bản * Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Đọc kỹ văn bản - Tìm từ ngữ then chốt, quan trọng. - Khái quát ý nghĩa các từ ngữ đó ( nghĩa đen, nghĩa bóng…. ) - Từ nội dung khái quát thành một từ hoặc cụm từ để đặt tên cho văn bản. b. Loại câu hỏi 2 : 17 Câu ( nào đó trong văn bản ) …. Có ý nghĩa gì ? * Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Đọc kỹ lại câu văn ( hay dòng thơ ) đó. - Xem xét kỹ vấn đề được hỏi - Xác định các loại nghĩa có thề có từ câu văn ( hoặc thơ ) trong mối quan hệ với các câu khác trong văn bản , nhất là câu đi liền trước và sau nó. c. Loại câu hỏi 3 : - Đoạn văn bản trên gợi đến tác phẩm nào được học trong chương trình và những vấn đề liên quan về nội dung và nghệ thuật ? Viết ngắn cảm nhận của anh, chị . - Đoạn văn bản trên gợi đến nhân vật nào trong lịch sử ? hiện tượng nào trong đời sống xã hội ? Viết ngắn cảm nhận của anh, chị . * Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Xác định ND & NT văn bản, liên tưởng nhanh đến các bài học hoặc vấn đề XH liên quan - Viết thành đoạn ( hoặc bài văn ) -------------------------------------------2. Kiểm tra kiến thức Liên quan Kiến thức Tiếng Việt và làm văn : ( Dự kiến một số loại câu hỏi và y/c trả lời ) a. Loại câu hỏi 1: xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng. * Đối với dạng câu hỏi này, cần: - Xác định thật đúng ý hỏi + Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? hay những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? ( Tất cả các biện pháp có thể có trong đoạn ) + Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất ? Hay biện pháp nghệ thuật nào là chính ? ( Trong nhiều biện pháp NT chỉ xác định 1 ) - Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trả lời Cần: Nắm vững một số kiến thức làm BT thực hành A. Về ngữ âm ( Tạo âm hưởng, giọng điệu cho câu cho văn bản ) - Chú ý cách sử dụng thanh điệu ( hai nhóm B- T và tác dụng ) - Cách điệp âm, điệp vần ( Tác dụng ) - Cách dùng âm tắc , âm mở cho tiếng ( Tác dụng ) B. Về từ ngữ : ˜ . Từ loại - Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng. VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy… - Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng… - Từ phức có 2 loại: * Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Tác dụng : Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật. * Từ láy : Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. 18  Tác dụng: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca… có tác dụng gợi hình gợi cảm. - Tõ mîn: Lµ nh÷ng tõ vay mîn cña tiÕng níc ngoµi ®Ó biÓu thÞ nh÷ng sù vËt, hiÖn tîng, ®Æc ®iÓm... mµ tiÕng ViÖt cha cã tõ thÝch hîp ®Ó biÓu thÞ. *VD : Cöu Long, du kÝch, hi sinh... - Từ ngữ địa phương: Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định. ˜ . Nghĩa của từ : - NghÜa cña tõ: Lµ néi dung mµ tõ biÓu thÞ. VÝ dô: Bµn, ghÕ, s¸ch… - Tõ nhiÒu nghÜa: Lµ tõ mang s¾c th¸i ý nghÜa kh¸c nhau do hiÖn tîng chuyÓn nghÜa. VÝ dô: ˜ . HiÖn tîng chuyÓn nghÜa cña tõ:  . C¸c tõ xÐt vÒ nghÜa: Tõ ®ång nghÜa, tõ tr¸i nghÜa, tõ ®ång ©m. * Tõ ®ång nghÜa: lµ nh÷ng tõ cïng n»m trong mét trêng nghÜa vµ ý nghÜa gièng nhau hoÆc gÇn gièng nhau. VD: xinh- ®Ñp, ¨n- x¬i - Tõ ®ång nghÜa cã thÓ chia thµnh hai lo¹i chÝnh: . Tõ ®ång nghÜa hoµn toµn VD: qu¶- tr¸i, mÑ- m¸… . §ång nghÜa kh«ng hoµn toµn: VD: khuÊt nói- qua ®êi, chÕt- hi sinh… * Tõ tr¸i nghÜa: Lµ nh÷ng tõ cã nghÜa tr¸i ngîc nhau VD: cao- thÊp, bÐo- gÇy, xÊu- tèt… * Tõ ®ång ©m: Lµ nh÷ng từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. VD: - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. - Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. *. Trêng tõ vùng: Lµ tËp hîp cña nh÷ng tõ cã Ýt nhÊt mét nÐt chung vÒ nghÜa. VD: Trường nghĩa “Học tập”: Trường, lớp, sách vở, bút mực, thầy cô, học trò, làm bài, ôn bài … *. Thành ngữ - Tục ngữ - Thành ngữ : Là lọai cụm từ có cấu tạo cố định , biểu thị một ý nghĩa hòan chỉnh . Nghĩa của thành ngữ được tạo nên thông qua một số phép chuyển nghĩa , so sánh. VD : “Nghèo rớt mồng tơi”, “ lanh chanh như hành không muối”…” Một nắng hai sương”, “ mạt cưa mướp đắng” … - Tục Ngữ : Là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định , có nhịp điệu , hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên , lao động , sản xuất , xã hội … Là một thể lọai văn học dân gian.  Tác dụng : Thể hiện vốn từ ngữ phong phú , tạo chiều sâu và sự sinh động cho diễn đạt. . Một số biện pháp Tu từ về từ ( nghệ thuật dùng từ ngữ cho hay cho giàu sức gợi, giàu hình ảnh , tính biểu cảm ) và tác dụng của chúng. Với dạng câu hỏi này cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng như: 19 * So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. VD : ” Sông Đà tuôn dài , tuôn dài như ….” “ Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” * Ẩn dụ: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạtẨn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. VD: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền... *Nhân hoá: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. VD: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, “ Khăn thương nhớ ai...” , “ Con sóng nhớ bờ / ngày đêm không ngủ được”, “ Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho dân làng” , “ đá nhổm cả dậy …” *Hoán dụ: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp: + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. VD: “Áo chàm đưa buổi phân li” *Nói quá: là cách diễn đạt phóng đại tính chất, mức độ... của sự vật được miêu tả, nhằm tô đậm tính chất của sự vật, đồng thời gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận. VD : “ Dân công đỏ đuốc từng đoàn / Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” *Nói giảm, nói tránh:Là cách nói tránh diễn tả trực tiếp vào sự vật, sự việc nhằm làm giảm nỗi đau thương hoặc đảm bảo tính tế nhị, lịch thiệp trong giao tiếp. VD: “ Áo bào thay chiếu anh về đất” ; “ Bác đã lên đường theo tổ tiên” …. *Điệp từ, điệp ngữ: Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan