Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một vài suy nghĩ về phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp ở trườn...

Tài liệu Skkn một vài suy nghĩ về phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp ở trường thcs

.PDF
9
1402
124

Mô tả:

ĐỀ TÀI MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG THCS A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 . Lý do chọn đề tài Giáo dục là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội. Bởi vì đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của giáo dục là những con người. Sự tác động ấy bao gồm cả trí tuệ lẫn tâm hồn, cả năng lực lẫn quan niệm sống. Như vậy là chất lượng cuộc sống cũng như quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục. Trọng trách này đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những điều chỉnh kịp thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, đang đứng trước một thử thách vô cùng gay gắt. Thế giới đang tiến như vũ bão trên các mặt trận sản xuất vật chất và tinh thần, trong khi nước ta ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thử thách đó, ta phải phát huy được nguồn lực con người, phát huy cao tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc để vượt qua được nguy cơ tụt hậu, bắt kịp trình độ phát triển hòa nhập với trình độ khu vực thế giới. Xuất phát từ nhận thức đó, Đảng ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, coi “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu” và: “ Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Từ sự quan tâm đó đã đặt ra cho ngành GD và ĐT những thách thức mới đòi hỏi ngành GD và ĐT phải có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học, chương trình SGK. Để được như vậy đòi hỏi mỗi người giáo viên ( GV) phải tự ý thức được trách nhiệm của mình, phải luôn tìm tòi, học hỏi nắm bắt phương pháp dạy học mới để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Như vậy mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là phải giúp học sinh có khả năng tiếp cận những tri thức, những kỹ năng mới tiên tiến hiện đại, đồng thời có năng lực phát triển và giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Bản thân tôi tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về việc thay sách, tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, tôi thấy cách sắp xếp chương trình và nội dung chương trình của SGK rất hay, các phương pháp dạy học hết sức mới mẻ, phong phú và đa dạng. Ở đây tôi chỉ giám nêu ra một vài suy nghĩ của mình được rút ra qua hơn 6 năm trong việc tiếp cận, tìm hiểu và áp dụng phương pháp mới. Điều tôi muốn nói ở đây là “Phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp ở trường THCS”. Bởi vì chương trình SGK đổi mới, phương pháp dạy học cũng được đổi mới, nhưng trên thực tế vận dụng như thế nào và tiến hành ra sao, đó là vấn đề cần nói đến. Thực tế đứng lớp cọ sát với chương trình, qua trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp qua các tiết dự giờ, đánh giá xếp loại, tôi thấy rất trăn Trang 1 trở với việc áp dụng phương pháp mới, đặc biệt là phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Các phương pháp đã sử dụng nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm. - Các đợt tập huấn thay sách; - Qua thực tiễn giảng dạy; - Tham khảo học hỏi ở đồng nghiệp; - Nghiên cứu sách báo: + Báo giáo dục thời đại; + Tạp chí “ Thế giới trong ta”; + Sách “Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS” của nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. B / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I / Cở sở lý luận. Trong các môn học như chúng ta đã biết môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chính của trường THCS: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho học hoặc ra đời hoặc tiếp tục học cao hơn nữa. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, biết qúy trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải , sự công bằng, lòng sáng tạo, bước đầu có năng lực hình thành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và thực hành. Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy đòi hỏi người GV dạy Văn phải khéo léo nắm bắt đặc điểm đối tượng học sinh để vừa dạy học vừa rèn luyện và giáo dục khả năng toàn diện cho học sinh qua các môn học. Điều tôi muốn nói là dạy học theo quan điểm tích hợp. Tích hợp là một một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến đang được vận dụng rộng rãi trên thế giới. Theo tôi nghĩ, thực ra vấn đề tích hợp trong dạy học Văn không phải là một vấn đề mới vì trước kia chúng ta chỉ có một môn Văn (trong đó bao hàm cả Tiếng Việt và Tập làm văn). Như vậy ta đã dạy Tiếng trong Văn, dựng Văn củng cố Tiếng. Chứng tỏ ở một mức độ nào đó các môn học trên đó được dạy với tinh thần tích hợp. Tuy nhiên chưa ai đặt thành tên, gọi thành tên. Bắt đầu từ đợt thay sách lần này các môn Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn được gọi chung là Ngữ văn. Tên gọi này đã thể hiện rõ một trong những đặc điểm cải tiến căn bản của việc xây dựng chương trình theo quan điểm tích hợp. Nghĩa là không còn dựng tên gọi tách từng môn học: Văn học; Tiếng Việt; Tập làm văn. Như vậy quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất là tên môn học, là sự sáp nhập 3 phân môn ( Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn )trong một cuốn sách, một Trang 2 bộ môn học với nguyên tắc không phủ định việc các tri thức, kỹ năng riêng của từng môn. II . Một số biện pháp cụ thể: Kể từ khi tiếp cận các phương pháp mới với việc thay SGK mới, trong hơn 6 năm liền tôi liên tục đứng lớp giảng dạy Ngữ văn từ khối 6 đến khối 9. Tôi đã xác định được mục đích tích hợp và cấu trúc của chương trình. Vì vậy tôi nêu ra một số suy nghĩ về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau: Mỗi GV dạy Ngữ văn cần có phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng tuần, từng phân môn. Để có những giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kết quả cao, GV phải biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp . Nội dung tích hợp cho cả 3 phân môn là rất phong phú. Có thể tích hợp trong từng thời điểm ( 1 tiết học, 1 bài học ). Đây là tích hợp ngang. Ví dụ: khi giảng bài “ Thánh Gióng” (SGK Ngữ văn 6, tập 1), GV có thể sử dụng nguồn ngữ liệu của bài Thánh Gióng để tích hợp với giờ tiếng Việt ở bài “ Từ thuần Việt” và bài “ Từ mượn” bằng cách cho học sinh nhận xét cách dùng từ Hán Việt như: Tráng sỹ, lẫm liệt, phi thường…để mô tả tư thế người anh hùng làng Gióng khi xông ra trận. Phân môn Tập làm văn cũng có thể tích hợp với giờ Văn. Ví dụ: Khi dạy bài “ Tìm hiểu chung về văn bản tự sự”, từ văn bản “ Thánh Gióng”. GV có thể lấy toàn bộ kết cấu, diễn biến tình tiết, sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ của văn bản Thánh Gióng làm ví dụ minh họa, sau đó bổ sung bằng văn bản khác để giờ Tập làm văn thêm sinh động. Hay khi dạy bài “Vượt thác” ở SGK Ngữ văn 6, tập 2, GV cần triệt để khai thác mối liên hệ mật thiết giữa văn bản và hai vấn đề đang dạy ở phần tiếng Việt và Tập làm văn là phép so sánh và phương pháp tả cảnh, vì trong văn bản này, Vị Quảng đã tả cảnh rất hay và sử dụng rất thành công phép tu từ so sánh. Khi dạy học Ngữ văn 7, GV cần chú ý văn biểu cảm và văn nghị luận là 2 kiểu văn trọng điểm của lớp 7, bởi vậy để tạo điều kiện tích hợp tốt cho phần Tập làm văn thì gần như toàn bộ SGK Ngữ văn 7 , tập 1 tập trung vào các tác phẩm trữ tình, còn tập 2 thì lại tập trung vào các tác phẩm văn chương nghị luận và một số truyện ngắn tiêu biểu đầu thế kỷ XX . Khi dạy học Ngữ văn 8, 9, GV cần lưu ý, ở vòng 2 ( lớp 8,9 ) việc tích hợp ngang khó thực hiện. Vì vậy tùy từng bài cụ thể mà GV có thể khai thác các vấn đề liên quan giữa 3 phân môn trong một tiết học, một bài học để tạo sự liên hệ hợp lý nhằm tạo độ sâu cho các tri thức của mỗi phân môn. Dạy học Ngữ văn 8, 9 GV nên tích hợp theo từng vấn đề. Đó là sự liên hệ hợp lý giữa các tri thức đang học của mỗi phân môn với các tri thức đã học, sẽ học trước hoặc sau đó của chính phân môn đó hay của các phân môn khác, các môn học khác. Đây là chỗ thuận lợi để GV dẫn dắt học sinh biết tạo mối liên hệ nhuần nhuyễn, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Ví dụ: Khi dạy văn bản “ Lão Hạc” ( Ngữ văn 8, tập 1) có thể tích hợp với các tri thức tiếng Việt có liên quan ( trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật, hành động nói, hội thoại, xưng hô trong hội thoại, các phương châm hội thoại . . . ) , liên hệ với các tri thức Tập làm văn ( miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, kể chuyện theo ngơi kể kết hợp với miêu tả và Trang 3 biểu cảm , liên kết các đoạn văn trong văn bản . . . ) nhằm giúp học sinh hiểu rõ và cảm thụ tốt hình tượng Lão Hạc, nhất là nghệ thuật dựng chuyện và kể chuyện của Nam Cao trong việc kết hợp với miêu tả, biểu cảm với tự sự đồng thời giúp các em nắm vững hơn các tri thức tiếng Việt, Tập làm văn có liên quan. Từ đó bài học có sự hấp dẫn và phong phú hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nhìn chung nếu giáo viên biết cách liên hệ hợp lý, nhuần nhuyễn thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt, nhất là phát huy được vai trò chủ thể, sáng tạo của học sinh. Trong hệ thống câu hỏi Đọc – hiểu văn bản, ít nhiều cũng thực hiện yêu cầu tích hợp. Ví dụ : Bài “Sau phút chia ly” (trích Chinh Phụ Ngâm trong SGK Ngữ văn 7, tập 1) có câu hỏi 4,5* về hiện tượng điệp ngữ và tác dụng biểu cảm của điệp ngữ( là những vấn đề đang dạy ở tiếng Việt); trong bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ( Ngữ văn 7, tập 1 ) có yêu cầu tìm hiểu mối quan hệ về cảm xúc giữa cụm từ “thân em” ở câu mở đầu của bài thơ này với các câu hát than thân thuộc ca dao - dân ca. Khi học các văn bản nghị luận đều có các câu hỏi liên quan đến lý thuyết văn nghị luận ở phần Tập làm văn . . . Như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức rõ ý đồ của người soạn SGK để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản theo phương pháp tích hợp. Cần khắc phục tình trạng xử lý bài học theo trạng thái tách rời nhau giữa 3 phân môn như trước đây. Bên cạnh vấn đề tích hợp trong từng thời điểm thì giáo viên có thể tích hợp theo từng vấn đề, lại còn bao hàm cả tích hợp dọc. Tích hợp theo hướng này, GV có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một đơn vị kiến thức nào đó. Có khi kiến thức tích hợp thuộc về chính phân môn này, cũng có thể thuộc về các phân môn khác. Điều quan trọng là GV phải thực sự linh hoạt. Đối vơi các đơn vị kiến thức cũ (đã dạy), GV dựng để tích hợp nhằm củng cố ôn tập, so sánh đối chiếu, đồng thời rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng “cái đã biết” để xử lý các vấn đề trước mắt, hình thành “cái cần biết”. Đối với các đợn vị kiến thức sẽ hình thành( sẽ dạy ), GV đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời qua đó khơi gợi được tinh thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong học sinh – tức là tăng hứng thú cho người học. Hướng tích hợp này góp một phần rất lớn trong việc tăng thêm hiệu quả của quá trình dạy học Ngữ văn. Dựa vào thực tế là soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn nhiều năm tôi nhận thấy phạm vi tích hợp có thể mở rộng ra nhiều: * Tích hợp Văn – Lịch sử : Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ,về nhân vật lịch sử. . . để lý giải và khai thác giá trị , thành công cũng như hạn chế của tác phẩm. Ví dụ: Dạy văn bản “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, “ Bài ca Cơn Sơn”, giáo viên cần vận dụng những hiểu biết về lịch sử thời Trần và thời Lê cũng như hai tác giả Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi để lý giải một số ý trong nội dung mỗi bài. Trang 4 * Tích hợp Văn – Địa lý: Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật . Ví dụ: Dạy bài “Vượt thác” Ngữ văn 6, tập 2, GV phải cho HS nắm được đặc điểm tình hình của con sông có nhiều thác dữ này. . . * Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi ta dạy một tác phẩm văn học như bài “ Đồng chí”, “Viếng lăng Bác” Ngữ văn 9 GV có thể cho các em hát, hoặc ngâm thơ, có những tác phẩm có thể cho học sinh đóng kịch … làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn. * Tích hợp Văn – Mỹ thuật: Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặt tiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn nội dung ấy để tái hiện bằng tranh vẽ. Cũng có thể cho học sinh nhận xét bức tranh trong SGK, so sánh với bức tranh của mình… Ví dụ: Dạy văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên” ( Bài 1, tiết 1, Ngữ văn 6, tập 1), GV nên cho học sinh vẽ tranh: Cảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay, người đưa 50 con xuống biển, người đưa 50 con lên rừng. Cơ hội tích hợp cũng có thể đến khi GV giải thích sự kiện Lạc Long Quân – con trai thần Long Nữ, mình rồng, sống được dưới nước và trên cạn, gặp gỡ và kết hôn với Âu Cơ thuộc họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần; rồi Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai khôi ngô khỏe mạnh. GV cần cho học sinh thấy đây chính là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyền thuyết, để từ đó giúp học sinh hiểu hơn khái niệm truyền thuyết cũng như vai trò của sự việc, chi tiết trong văn tự sự ( tích hợp Văn – Tập làm văn ). Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV đúng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp. Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp cho từng bài, từng phần cụ thể. Định hướng tích hợp: Thực tế trong khi dạy GV có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng môn học. Nhưng có thể tốt hơn nếu ta thực hiện tích hợp theo những cách thức sau: 1/ Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài đã học và bài đang học ( bài mới ). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp trong quá trình kiểm tra bài cũ là vô cùng cần thiết và cũng khá thuận lợi. Ví dụ: Dạy bài :“Đặc điểm văn biểu cảm” (Bài 6, tiết 3, Ngữ văn 7, tập 1), GV có thể kiểm tra bài cũ của học sinh bằng hệ thống các câu hỏi sau: ? Mục đích của văn biểu cảm là gì? ? Lấy 1 ví dụ về văn bản biểu cảm đã được đọc – hiểu trong chương trình và chỉ rõ thái độ, tình cảm được thể hiện trong đó? 2 / Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới. Trang 5 Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng kể trong tiết dạy (và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài một cách công phu bài bản). Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì vậy GV có thể vận dụng thao tác này để thực hiện tích hợp . Ví dụ: Để tích hợp trên cơ sở giới thiệu vào bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” ( Ngữ văn 6, tập 1), GV có thể tiến hành các bước như sau: Bước 1: Tạo tình huống: GV chép lên bảng tiêu đề 2 văn bản: Con Rồng, cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy. Gọi HS đứng lên xác định 1 số tiếng và số từ ở mỗi tiêu đề ( Con Rồng, cháu Tiên: 4 tiếng- 4 từ; Bánh chưng, bánh giầy: 4 tiếng – 2 từ). Bước 2: Giới thiệu vào bài: Từ ví dụ trên ta thấy rõ trong Tiếng Việt không phải có bao nhiêu tiếng là có bấy nhiêu từ, tức là số từ không tương ứng với số tiếng. Cụm từ “Con Rồng, cháu Tiên” gồm 4 từ được tạo nên bởi 4 tiếng, nhưng cụm từ “Bánh chưng, bánh giầy” lại chỉ gồm 2 từ được tạo nên bởi 4 tiếng. Có hiện tượng trên là bởi vì trong tiếng Việt có nhiều cách cấu từ tạo khác nhau. Bài “ Từ và cấu tạo từ tiếng Việt” sẽ giúp ta hiểu rõ điều này. Ví dụ 2: GV có thể tích hợp giữa Văn – Tập làm văn (văn nghị luận) qua hoạt động giới thiệu vào bài khi dạy văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”( Ngữ văn 7, tập 2 ): Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một văn bản đề cập tới truyền thống tốt đẹp này. Đó là bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả Hồ Chí Minh. Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam ( tên gọi từ năm 1951 đến 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ). Dự chỉ là đoạn rất ngắn, nhưng văn bản này được gọi là mẫu mực về văn nghị luận ( cụ thể là nghị luận chứng minh) – kiểu văn bản mà chúng ta sẽ được học ở phần lớn các tiết Tập làm văn thuộc chương trình Ngữ văn 7, tập 2. Đến với văn bản, chúng ta không chỉ tìm hiểu giá trị nội dung vô cùng sâu sắc mà còn được tiếp cận với một mẫu mực về văn nghị luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3 . Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài. Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trị hết sức quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy – học. Nếu GV biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì hình thức tích hợp sẽ rất phong phú: Văn – Văn; Văn – Tiếng Việt; Văn – Tập làm văn, thì hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất nhiều. Ví dụ: Khi dạy bài “ Cây bút thần” ( Ngữ văn 6, tập 1 ), giáo viên có thể thực hiện tích hợp giữa Văn – Tập làm văn ( Nhân vật trong văn tự sự ) thông qua các câu hỏi sau: ? Hãy liệt kê các nhân vật trong truyện?( có thể chia nhân vật thành mấy tuyến? Đó là những tuyến nào?Ai là nhân vật chính?) ? Hãy liên hệ với các truyện cổ tích khác để nêu suy nghĩ về dụng ý của người xưa khi xây dựng các tuyến nhân vật này? 4. Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh . . . Trang 6 Khi dạy những văn bản có tranh minh họa trong SGK Ngữ văn 6,7,8,9 GV có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức và vật chất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. 5.Tích hợp thông qua nội dung tiểu tiết từng phần hay tổng kết giờ học. Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của GV, vừa có ý nghĩa khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa chuyển tiếp. GV có thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh đối chiếu. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Thánh Gióng”( Ngữ văn 6, tập 1 ) GV có thể dựng nội dung tiểu tiết ở phần tìm hiểu cấu trúc văn bản và nhân vật, để tích hợp với Tậplàm văn: Truyện có nhân vật và sự kiện chứa nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, liên quan đến lịch sử thời quá khứ: sự ra đời kỳ lạ và chiến công của cậu bé làng Gióng gắn liền với công cuộc chống giặc ngoại xâm ( giặc Ân ) thời các vua Hùng. Đây chính là dấu hiệu của một truyền thuyết mang đặc điểm của văn bản tự sự – kiểu văn bản chúng ta sẽ được tìm hiểu ở chương trình Tập làm văn học kỳ I, lớp 6. 6 . Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà ) Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc học xong một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết . Ví dụ 1: Trong bài 6 Ngữ văn 7, tập 1 có bài tập sau: Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả trong 2 bài thơ ? Gợi ý: Vai trò của yếu tố miêu tả trong 2 bài thơ: - Tả để biểu cảm, đây là nghệ thuật đặc trưng của thơ trữ tình trung đại. - Tác giả đã sử dụng rất nhuần nhuyễn các hình ảnh miêu tả để bộc lộ tâm trạng trong thơ trữ tình ( phương thức biểu cảm )- tích hợp giữa Văn-Tập làm văn. Ví dụ 2: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng từ 5 đến 7 từ Hán Việt ( gạch chân dưới các từ Hán Việt đã dựng ). ( Đây là tích hợp giữa Tiếng Việt và Tập làm văn). Ví dụ 3: Hãy tả khuôn mặt của một em bé bằng một số câu văn có sử dụng phó từ ( Tích hợp Tiếng Việt -Tập làm văn ; Tập làm văn miêu tả ở Ngữ văn 6 ). Ví dụ 4: Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết mà em yêu thích ( Tích hợp Tập làm văn – Văn ; Tập làm văn phát biểu cảm nghĩ – Ngữ văn 7 ) Ví dụ 5: Phân tích các ẩn dụ tu từ ( Mặt trời trong lăng, tràng hoa, vầng trăng, trời xanh ) để thấy nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của Viễn Phương ( tích hợp Văn – Tiếng Việt ). 7. Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra. Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập và tiến hành kiểm tra, GV cần giúp HS nắm chắc các vấn đề: Trang 7 - Các kiến thức về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đều cùng dựa vào cùng một hệ thông văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phân môn với các văn bản chung trong SGK. - Do yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, bài kiểm tra áp dụng 1 phần thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận . Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên diện rộng các kiến thức đã học, vì thế, khi hướng dẫn học sinh ôn tập GV cần lưu ý HS không nên học tủ, học lệch mà phải học toàn diện, đầy đủ. GV cần lưu ý xây dựng đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ theo yêu cầu tích hợp. Cấu trúc của một bài kiểm tra thường có 2 phần. - Phần I ( trắc nghiệm ) Phần này chiếm 30 % số điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu về tiếng Việt. - Phần II ( tự luận ) phần này chiếm 70 % số điểm nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng Tập làm văn qua một bài hoặc một đoạn văn ngắn. 8. Tích hợp gắn với đời sống xã hội. Bài học thường được gắn với đời sống xã hội. Sự tích hợp này rất tự nhiên vì văn học xuất phát từ cuộc sống xã hội và trở về với cuộc sống. Dạy văn là dạy từ cuộc đời, qua cuộc đời và cho cuộc đời. Hầu hết các lớp đều có học văn chương hiện đại là văn chương phản ánh cuộc sống hiện nay, giúp HS dự học văn quá khứ, văn học nước ngoài đều gắn với văn học dân tộc, văn học hiện nay. GV cần có ý thức qua các tiết tự đọc – hiểu văn bản, đưa sự tiếp nhận mọi văn bản trở về tự ý thức, về cách nhìn mới đối với thực tiễn như là một quy luật của cảm thụ văn học. C / KẾT LUẬN Trên đây là phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu trong các năm vừa qua. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng tôi có học hỏi và tham khảo ở các đồng nghiệp, các ý kiến đều tán thành về phương pháp dạy học này. Một vấn đề khó khăn đặt ra ở đây là còn một số GV chưa được dạy xuyên suốt chương trình từ khối 6 đến khối 9 nên khả năng dạy học theo hướng tích hợp còn bất cập vì chưa nghiên cứu hết chương trình, không nắm được cấu trúc chương trình. Qua thực tế đứng lớp từ khi dạy học dạy học theo phương pháp cũ ( chưa thay sách ) tôi thấy kỹ năng toàn diện của học sinh còn thấp: cụ thể các em thích học văn nhưng kỹ năng làm bài Tập làm văn lại yếu, sử dụng từ ngữ không chuẩn xác… Từ khi áp dụng phương pháp dạy học này thì chất lượng học sinh trong các năm học tăng lên rõ rệt, không còn nhiều HS có năng lực kém về môn văn, HS yếu cũng giảm nhiều, tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên rõ rệt. Tổng hợp trung bình chất lượng giữa phương pháp cũ và phương pháp mới tôi thấy sau khi vận dụng đúng phương pháp mà tôi đã trình bày và thống nhất trong toàn tổ, chất lượng học môn Ngữ Văn của trường có sự tiến bộ như sau: Kết quả phương pháp cũ Phương pháp theo hướng tích hợp Giỏi : 3% Giỏi : 6% Trang 8 Khá : 10 % Trung bình : 52 % Yếu : 25 % Kém : 10 % Khá : 15 % Trung bình : 59 % Yếu : 15 % Kém : 5% Tất cả những vấn đề mà tôi đã nghiên cứu ở trên đã được đưa ra thảo luận, áp dụng và tiếp tục được vận dụng nhằm hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, không những chỉ là môn Ngữ Văn mà còn có thể vận dụng cho nhiều môn học khác hiện nay. Bởi vì, hầu hết các môn học hiện nay đều có cấu trúc theo hướng tích hợp và giữa chúng lại có sự liên thông chặt chẽ. Tới đây, tôi có thể sẽ đưa ra thảo luận và cùng với các môn học khác, tiến hành hướng dẫn học sinh tự lực tìm hiểu và nắm kiến thức của bài học thông qua các phương pháp này. Như vậy, phương pháp dạy học theo hướng tích hợp sẽ được mở rộng ra toàn trường, ở tất cả các bộ môn. Nếu có thể, sẽ mở rộng tới các trường bạn để tham khảo và cùng vận dụng. Đây là những nghiên cứu, những suy nghĩ của tôi, đã được đồng nghiệp góp ý và vận dụng trong dạy học. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn, để hiệu quả giáo dục cao hơn, đạt chất lượng tốt hơn, tôi rất mong được sự bổ sung các ý kiến xây dựng của các bạn./. Sông Đốc, ngày 16 tháng 3 năm 2009. Người thực hiện Nguyễn Thị Hà Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan