Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn “một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự ”....

Tài liệu Skkn “một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự ”.

.DOC
20
1159
59

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆC KHAI THÁC CHI TIẾT TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nếu cốt truyện là thân cây thì chi tiết là hoa lá cành…, chi tiết nghệ thuật tạo nên thần thái tác phẩm. Tài năng của nhà văn thường bộc lộ qua việc sử dụng chi tiết. Nhà văn Tô Hoài cho rằng nhà văn có thể “bịa” ra cốt truyện nhưng chi tiết phải có từ đời sống, ở khả năng ghi nhận, từng trải của nhà văn. Những tác phẩm văn xuôi tự sự được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT là những sáng tạo tinh thần độc đáo của các nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm mang sắc thái riêng như một kho báu vừa lộ thiên, vừa bí mật. Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh biết cách mở và khám phá kho báu đó, nhất là phần chìm. Phải làm sao để nút tín hiệu chi tiết nghệ thuật ấy bật sáng. Nhưng bắt đầu từ đâu, như thế nào? thì đòi hỏi sự khéo léo tìm tòi, sáng tạo của người giáo viên. Việc khai thác một tác phẩm giống như mở, đột phá cửa khẩu trận công đồn. Nếu mở đúng, mở khéo sẽ tạo ra thế chẻ tre. Ngược lại có thể thất bại… Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp trong trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, tôi quan sát thấy một số học sinh khi cảm nhận tác phẩm văn xuôi tự sự còn mơ hồ, dàn trải, chưa sâu. Khi chấm bài làm văn của học sinh, nhiều bài viết khá hời hợt, chưa có điểm nhấn, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung hoặc bắt chước một cách thái quá những kiến thức trong các sách tham khảo mà ít chịu suy nghĩ tìm tòi. Hay vẫn còn có em thuật lại hoặc tóm tắt tác phẩm, thậm chí có trường hợp “bịa”, hiểu sai lệch ý đồ của nhà văn. Tôi đã đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên, nhận thấy nguyên nhân là do các tác phẩm văn xuôi tự sự dung lượng khá dài, không có thời gian đọc trên lớp. Học sinh phải tự giác đọc tác phẩm và soạn bài ở nhà. Tuy nhiên do một số em lười biếng, chưa kiên nhẫn, còn nôn nóng nên đọc qua loa, thậm chí chưa đọc, vì thế chưa nắm được cái “cốt” của tác phẩm. Bên cạnh đó, việc giảng dạy tác phẩm tự sự ở một vài giáo viên chưa thực sự có nhiều cải tiến, đổi mới phương pháp. Khi khai thác tác phẩm còn lung túng, bởi phải chạy đua với lượng thời gian quy định (đa số tác phẩm chỉ giới hạn 2 tiết) cho nên giáo viên và học sinh còn gặp những khó khăn nhất định trong viê êc truyền tải và tiếp thu kiến thức sâu trong khoảng thời gian eo hẹp. Mặt khác, theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và những đề kiểm tra của học sinh cũng thường xoay quanh các vấn đề trên, đó cũng là nguyên nhân làm cho bài viết của học sinh trở nên ít mới mẻ và sâu sắc. Trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩm mới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của từng thiên truyện. Những bài viết biết khai thác chi tiết thường tạo nên những nét riêng, nét mới mẻ và cá tính vì trong mỗi chi tiết luôn chứa đựng những lớp trầm tích càng khai thác càng thấy giá trị. Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 1 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Vậy chỉ ra cho đúng các tín hiệu nghệ thuật, khai thác chi tiết cho xác đáng, rèn luyện thuần thục các thao tác này là việc làm cần thiết cho mỗi giáo viên. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện thắng lợi quan điểm đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các sở ban, ngành, các nhà trường tích cực, chủ động nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy, trong đó có môn Ngữ văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Xuất phát từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, trong bài nói chuyện với giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc, ngày 13.9.1958 Người căn dặn “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt, cán bộ tốt cho nhà nước. Để chỉ dẫn việc vận dụng nội dung giáo dục cho mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học Người chỉ rõ: Đối với đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học lý luận và khoa học tiên tiens của nước bạn, kết hợp với thực tiễn nước ta, để thiết thực cho công cuộc nước nhà. Trung học: thì cần phải bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế….Để thực hiện tốt lời dạy của người, trong những năm qua Bô ê GD –ĐT đã không ngừng đổi mới cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc khai thác chi tiết trong các tác phẩm văn xuôi tự sự. Tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT, việc khai thác, phân tích và làm rõ các chi tiết trong tác phẩm văn xuôi tự sự giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình khám phá tác phẩm vì chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997). Vì vậy việc khai thác chi tiết trong các tác phảm văn xuôi tự sự sẽ giúp để định hướng, trang bị cho học sinh những nội dung cơ bản, những kiến thức cần thiết, để đáp ứng với sự phát triển của nhiệm vụ. 2. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn việc khai thác chi tiết trong các tác phẩm văn xuôi tự sự trong thời gian qua. Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Bô ê GD –ĐT đã từng bước có những cải tiến tích cực như việc cải cách chương trình, thay Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 2 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức ra đề thi…Đă êc biê êt, gần đây nhất là tâ pê huấn về cách thức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cách ra đề theo ma trâ ên. Nhờ đó, trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá nói riêng và giáo dục nói chung đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng trên thực tế, qua quá trình giảng dạy môn văn ở nhà trường THPT Nguyễn Đình Chiểu tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự say mê và yêu thích văn học mặc dù đó vẫn được coi là một môn học chính. Vì thế một bộ phận không nhỏ học sinh không chịu đọc tác phẩm ở nhà. Việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp mang tính đối phó. Tuy không đọc tác phẩm nhưng các em cũng vẫn soạn được bài vì nhiều lí do có những học sinh chép tài liệu tham khảo mà không đầu tư suy nghĩ. Các em mượn vở ghi giảng văn của học sinh các khóa trước trước hoă êc cùng khóa nhưng đã học trước hoă êc các em chép vở soạn của nhau. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài học ở lớp của các em. Bên cạnh đó, việc giảng dạy tác phẩm tự sự ở giáo viên chưa thực sự có nhiều cải tiến, đổi mới, trong phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu giảng theo phương pháp truyền thống, chỉ tập trung nhiều vào việc khai thác nội dung tác phẩm theo phương pháp lịch sử mà chưa chú ý đến cấu trúc, hình thức tác phẩm. Vì thế đã gây ra sự nhàm chán cho học sinh, làm giảm sức thu hút của tác phẩm văn chương đối với học sinh. Trong văn chương cái hay nó thường đi liền với cái sâu sắc thâm thúy, đa nghĩa. Vì vậy, việc cảm thụ một tác phẩm tự sự đặc sắc đối với học sinh là một vấn đề khá khó khăn. Muốn làm được điều này đòi hỏi học sinh phải có lòng yêu thích văn học, phải có tâm thế đọc tác phẩm, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Từ cơ sở và lý luận và thực tiễn đã nêu, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra mô tê vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự, đây là kinh nghiê êm mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua để cùng với đồng nghiệp trao đổi với mong muốn mang lại hiê êu quả hơn trong những giờ giảng văn thuô êc thể loại tác phẩm tự sự. "Khai thác tác chi tiết văn xuôi tự sự" không phải là vấn đề mới mẻ, tôi đã viết sáng kiến này cách đây 10 năm (khi Hội giảng tỉnh 2005). Trong quá trình giảng dạy tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với đối tượng học sinh và để đáp ứng với yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục hiện nay. Thực tế tôi đã thực hiện sáng kiến này trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, và đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực. I.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trước khi đi vào thực hiện cụ thể các giải pháp của đề tài, tôi khái quát chung về nội dung quan trọng liên quan đến đề tài như sau: 1. Khái niệm về chi tiết: Văn xuôi tự sự thường có cốt truyện. Nhiều khi cốt truyện rất đơn giản nhưng để lại ấn tượng chính là chi tiết. Chi tiết là gì? Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 3 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Chi tiết là một từ ngữ quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày. Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1988) thì Chi tiết là: Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng (Ví dụ: Kể rành rọt từng Chi tiết). Là thành phần riêng rẽ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của chúng có thể tháo lắp được (Ví dụ: Chi tiết máy). Như vậy trong đời sống hàng ngày từ “Chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo. Trong văn học, chi tiết theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997) là: Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Từ các khái niệm của các nhà nghiên cứu ta có thể hiểu chi tiết là yếu tố, là đơn vị nhỏ nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Chi tiết văn xuôi cần phải được hiểu rộng: có thể là một hình ảnh thiên nhiên, một câu nói , một cử chỉ động tác của nhân vật. 2. Các loại chi tiết: a. Chi tiết tình huống : Trong văn xuôi tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, chủ đề tác phẩm.Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất bình thường, hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt qua. Khi được hoặc bị đặt trong tình huống, con người ta mới bộc lộ tính cách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất. Nếu cuộc sống là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước. Nó chính là phần đậm đặc nhất của cuộc sống, nơi thể hiện tập trung bản chất một xã hội, một thời đại. Nhắc đến tình huống trong tác phẩm tự sự không thể kể đến tình huống độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) được gửi gắm ngay từ cách đặt tên truyện. Một chuyện vốn rất nghiêm túc, vốn được xem là một trong những công việc trọng đại nhất của đời một con người mà lại diễn ra như một trò đùa. Hay cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân) b. Chi tiết hành động : Trong chuỗi tác phẩm văn xuôi tự sự trong chương trình THPT có vô vàn chi tiết hành động, nhưng có lẽ độc giả vẫn còn trăn trở khi nhắc đên hành động :Chí phèo dắt con dao ở thắt lưng, xông xông đi vào nhà Bá Kiến dõng dạc "Tao muốn làm người lương thiện" (Chí Phèo- Nam Cao) Hay hành động thắp sáng thêm đĩa đèn của Mị: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo…”. Hành động này có ý nghĩa gì? Bấy lâu nay Mị có bận tâm gì đến bóng tối hay ánh sáng xung quanh mình đâu. Cuộc đời đối với người con dâu gạt nợ chỉ như một đêm dài thăm thẳm. Nhưng giờ đây có lẽ Mị không còn chịu nổi bóng tối Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 4 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” đang vây bọc quanh mình nữa. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là người phụ nữ này đang muốn thắp sáng lại cuộc đời mình? Tiếp theo hành động uống rượu để lòng càng nhớ về ngày trước, để thấy mình còn trẻ, hành động này chứng tỏ phản kháng âm thầm mà quyết liệt, chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu tâm trạng từ khi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường. Đến khi diễn tả tâm trạng, hành động nhân vật Mị ở đêm mùa đông giá lạnh sau đó, ngòi bút Tô Hoài như hồi hộp dõi theo nỗi lòng người phụ nữ này để dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chúng ta vừa bất ngờ trước hành động táo bạo cắt dây trói cho A Phủ lại ngỡ ngàng trước việc Mị vùng chạy theo (dù trước đó vài giây vẫn đang nghĩ chuyện ở lại mà chết thay) với câu nói trong cơn gió thốc lạnh buốt “ ở đây thì chết mất!”. .. c. Chi tiết hình ảnh : Song song với chi tiết hành động thì chi tiết hình ảnh trong văn xuôi cũng không kém phần phong phú. Ta bắt gặp rất nhiều chi tiết hình ảnh đắt giá như : Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho cả buôn làng Xô Man trong tác phẩm Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành), hay hình ảnh "Cái lò gạch"(Chí Phèo- Nam Cao), hình ảnh lá cờ sao vàng cuối tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Các chi tiết đó như là thần thái của tác phẩm. d. Chi tiết ngôn ngữ nhân vật (có thể là độc thoại, đối thoại) Như chi tiết độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau khi tỉnh rượu (Chí Phèo- Nam Cao) đây là những chi tiết rất đắt để khai thác nhân vật. 3. Đặc điểm của chi tiết nghệ thuật : Làm nên một tác phẩm là tập hợp của nhiều chi tiết, song không phải chi tiết nào cũng có giá trị như nhau. Nghĩa là không phải chi tiết nào cũng trở thành chi tiết nghệ thuật. "Chi tiết nghệ thuật là những chi tiết quan trọng , đặc sắc thể hiện nổi bật tư tưởng, cấu tứ và chủ đề của tác phẩm" (Nguyễn Đăng Mạnh) . Nói một cách khái quát : chi tiết nghệ thuật là những chi tiết đắt giá, sự đắt giá được biểu hiện qua các điểm sau 3.1/Tính công phu chọn lọc : Có người cho rằng, những bậc thầy truyện ngắn đều là những « xảo thủ » trong việc tìm và tạo nên những chi tiết đặc sắc. Quả là như vậy, các nhà văn muốn triển khai một ý, một vấn đề thì phải tìm những chi tiết để xây gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Chẳng hạn chi tiết ông Phán mọc sừng khóc " Hứt ! ...Hứt !...Hứt !... rồi dúi vào tay Xuân một cái tờ giấy bạc năm đồng gấy tư... "vừa bi hài vừa lột tả được sự tha hóa về đạo đức nhân cách của con người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Có thể nói, ta không thể thay thế một chi tiết nào hay hơn và tác giả đã đặt ngay trong phần kết thúc đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) 3.2/Mối quan hệ mật thiết giữa chủ đề và chi tiết : Có nhà văn từng bộc lộ : Chi tiết dù hay mấy nhưng không phục vụ cho chủ đề cũng là vô ích. Các chi tiết phải có nhiệm vụ xoay quanh chủ đề. Chủ đề có tác Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 5 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” dụng hướng dẫn người viết chọn lựa chi tiết, đồng thời chi tiết lại có tác dụng phục vụ trở lại làm cho chủ đề được sáng tỏ, tư tưởng trở nên có sức thuyết phục. 3.3/Tính mức độ của chi tiết : Ở đây muốn nói đến độ cần và đủ trong việc miêu tả chi tiết. Nghệ thuật vốn kỵ nói hết. Nghệ thuật viết truyện ngắn là nghệ thuật biết rút gọn. Song cũng nên hiểu mức độ ở đây còn bao hàm ý nghĩa của hình ảnh, đủ hòa trộn của gam màu trong sự hòa hợp với chủ đề. Điều này thường nói lên sự tinh tế già dặn của cây bút. Sự gọn gàng, mức độ thường thấy ở các nhà văn lớn. Ví dụ mở đầu tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài , nhà văn đã khéo léo giới thiệu:“Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vả, chẻ củi hai đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi ... Cô ấy là vợ A Sử, con trai của Thống Lý Pá Tra”. Cách miêu tả, dẫn dắt như thế có sức gây ấn tượng về nhân vật mà nhà văn muốn giới thiệu. Tác giả đã tỏ ra tất tinh tế và sâu sắc khi đặt nhân vật trong sự đối lập với khung cảnh xung quanh: Giữa cảnh giàu sang của nhà Thống Lý Pá Tra “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” thì Mị đặt ngang với vật vô tri vô giác, vị trí thấp kém: tảng đá, tàu ngựa. Ẩn dụ này chính là thân phận thấp hèn, với địa vị nô lệ mặc dù, nghịch lý thay, tuy không phải là con gái nhưng lại là con dâu của Thống Lý Pá Tra. Cách mở đầu thật ấn tượng và tạo không khí cho thiên truyện ngay dòng đầu tiên, vừa báo hiện cuộc đời không bình lặng của nhân vật. 3.4/. Tính biểu cảm của chi tiết : Có những chi tiết làm cho người đọc nhớ mãi. Những chi tiết đặc sắc thường có tính độc lập tương đối, song các chi tiết là một mắt xích thường có mối quan hệ với nhau. Ý nghĩa của tác phẩm được soi sáng từ bên trong các chi tiết. Những chi tiết đắt giá là chi tiết vừa chân thực, vừa giàu ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ, gợi nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho người đọc. Chẳng hạn như (chi tiết) hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang trong ý nghĩ của thị Nở (Chí Phèo- Nam Cao), hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phất phới trong cuối truyện Vợ Nhặt của Kim Lân. Đúng là nhà văn chỉ gợi lên mà không cần nói hết, nhưng cũng đủ để cho người đọc ngầm hiểu ý nghĩa tác phẩm. 3.5/ Phong cách nghệ thuật của nhà văn qua những chi tiết : Từ chi tiết trong đời sống trở thành chi tiết nghệ thuật được chọn lọc qua cảm quan thẩm mỹ của nhà văn. Nếu ta làm phép thống kê tập hợp các chi tiết đặc sắc cho toàn bộ sáng tác của mỗi nhà văn, sẽ thấy mỗi nhà văn có những nét riêng. Vũ Trọng Phụng có thế mạnh trong việc tìm ra chi tiết khôi hài đến "cười ra nước mắt". Nam Cao có sở trường trong việc tìm chi tiết lột tả tính cách người trí thức thì Kim Lân có thế mạnh trong việc khắc họa hình ảnh người nông dân. 4. Khai thác chi tiết Từ việc xác định vị trí, vai trò chi tiết của nghệ thuật đến việc dạy văn cần chú ý một số vấn đề sau : Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 6 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” 4.1Chọn chi tiết : Như trên đã phân tích, tác phẩm văn xuôi tự sự được kết lại bởi nhiều chi tiết, các chi tiết liên kết với nhau làm nổi bật chủ đề. Khi chọn chi tiết cần chú ý những chi tiết tiêu biểu nhất. Lấy tiêu chí " Đặc điểm của chi tiết nghệ thuật" để chọn lựa. Tất nhiên có những chi tiết không bao hàm những đặc diểm trên. Ở một đặc điểm nào đó có thể mờ nhạt. Song năm đặc điểm nêu trên như xuyên thấm hòa vào nhau. Khi lựa chọn cần xác định , chi tiết nào là trọng tâm nên khai thác sâu, chi tiết nào chỉ cần lướt. Chi tiết trọng tâm đặc sắc phải là chi tiết hội tụ năm đặc điểm nêu trên. Ví dụ : Khi thai khác tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Một trong những chi tiết đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời của nhân vật Chí Phèo đó là chi tiết (Chí Phèo gặp thị Nở trong một đêm trăng sáng cạnh bờ sông). Đây là một trong những chi tiết đặc sắc, chúng ta phải dừng lại khai thác sâu, bởi đó là điểm nhấn đã làm thức tỉnh "phần người"còn sót lại của con quỷ dữ làng Vũ Đại . Hoặc trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, có rất nhiều chi tiết khai thác để làm nổi bật tình huống của thiên truyện, nhưng khi tìm hiểu nhân vật trung tâm Tràng, mấy ai dừng lại khai thác sâu chi tiết (Tràng khoe chai dầu với người vợ nhặt). Bấy lâu nay tối đến mẹ con Tràng nào có dầu mà thắp đèn. Nhưng hôm nay được một người phụ nữ theo mình về nhà làm vợ, người đàn ông này mới quyết định mua hai hào dầu trên chợ tỉnh. Vậy mà Tràng đâu đã dám nói với người vợ nhặt. Mãi đến khi đi đến chỗ khuất, không có ai nhìn theo nữa, Tràng mới chậm bước lại, đi sát người vợ nhặt rồi giơ cái chai dầu vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe… Kim Lân đã miêu tả hành động, những lời trêu đùa của Tràng và người vợ nhặt khi ấy bằng đôi mắt nheo cười thật hóm hỉnh. Phải thấu hiểu, trân trọng niềm vui hạnh phúc bình dị ở người dân nghèo đến chừng nào mới viết nổi chi tiết ấy, mới để Tràng chặc lưỡi nói: “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì…”. Cũng thế, không sống sâu sắc với nhân vật của mình, làm sao diễn tả được cảm giác: “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó mơn man, ôm ấp khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.” Khi khai thác chi tiết, cần đặt nó trong dòng cốt truyện, trong nội dung phản ánh của tác phẩm để xác định đúng vị trí, ý nghĩa của chi tiết ấy. Cảm nhận được giá trị của các chi tiết tiêu biểu rồi thì phải tập trung phân tích, bàn luận về nó. 4.2/ Tìm hiểu chi tiết : Khi khai thác chi tiết giáo viên cần chú ý những vấn đề sau : a. Tìm hiểu từ ngữ : Có những từ khó đã có chú thích, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho HS nhắc lại. Khai thác nghĩa tường minh (nghĩa đen) : nghĩa này rõ ràng hiện ngay ở câu chữ. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích từ ngữ giúp học sinh hình dung và hiểu được nghĩa đen của từ có thể rất nhiều từ không cần phải giải thích nghĩa đen. Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 7 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Tìm hiểu nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) : là nghĩa ẩn dụ, nghĩa tượng trưng. Đồng thời ta cần khai thác thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Ví dụ : Khi khai thác tác hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành trước hết chúng ta hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa tả thực khi khai thác hình tượng này. Cây xà nu là một cây họ thông, lá xanh ngắt, nhựa thơm mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa tả thực, giáo viên đi sâu vào khai thác các chi tiết để làm nổi bật nghĩa tượng trưng. Nguyễn Trung Thành rất tài tình khi sử dụng thủ pháp nhân hóa trên suốt trang văn để đặc tả cây xà nu. Dó là các chi tiết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương”, “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” đã thể hiện sự cùng chung gian khổ, cùng chung số phận của cây xà nu với con người Tây Nguyên bất khuất. Những chi tiết “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy”, “Cũng có ít loài cây ham ánh sáng mặt trời đến thế” đã tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Chi tiết “Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã” đã thể hiện sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động huỷ diệt của kẻ thù, cũng đồng thời là biểu trưng cho sức sống bất diệt, sự bất khuất, kiên cường và sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến một mất một còn với bè lũ cướp nước và bán nước. b. Tìm hiểu mối liên hệ giữa ý nghĩa của chi tiết với chủ đề của tác phẩm : Như trên đã nêu, chi tiết luôn châu tuần quanh chủ đề. Giữa chủ đề và chi tiết đề có mối liên hệ tạo ra sự thống nhất giữa chủ đề và biểu hiện ý nghĩa. Ví dụ : Các chi tiết của tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân đều bộc lộ tấm lòng thiên lương cao đẹp sống hiên ngang bất khuất của nhân vật Huấn Cao dù có rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã nào. Đồng thời khẳng định cái đẹp không bao giờ phai. Hay mọi chi tiết trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Vũ Trọng Phụng) đã vạch trần chân tướng của bọn người mang danh tầng lớp thượng lưu trong xã hội thực dân nửa phong kiến. c. Mở rộng ý nghĩa của chi tiết, đặt một tình huống khác để nâng cao chi tiết Lối thao tác này nhằm làm tô đậm sáng tỏ thêm ý nghĩa của vấn đề. Ở đây giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu. Ví dụ : Khi dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên có thể đặt câu hỏi : Sau khi giết Bá Kiến, Chí Phèo có thể sống nhưng anh đã tự kết liễu đời mình. Điều này gợi cho suy nghĩ gì ? d. Nghĩa biểu cảm của chi tiết : Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 8 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Tìm hiểu giá trị ẩn dụ, tượng trưng của chi tiết : những loại chi tiết này kiểu như "ý tại ngôn ngoại" của thi ca. Ví dụ : Các chi tiết trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đằng sau bức tranh có vẻ đẹp toàn bích với chiếc thuyền lướt vó ẩn hiện trong sương là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài. Ở đó, cuộc sống chật chội, khó khăn, đói kém làm cho con người ta thay đổi tâm tính. Những cảnh tượng và những con người đó nếu nhìn từ xa thì sẽ không thấy, nếu không đến gần thì không bao giờ phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu mới là cái nhìn toàn diện về cuộc sống, cần có một cái nhìn đa diện , nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất về cuộc sống và con người. Đó chính là bài học về cách nhìn, cách tiếp cận nghệ thuật chân chính. Chính vì ở ngoài xa cho nên con thuyền mới cô đơn. Đó chính là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, là sự đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi và chia sẻ là nguyên nhân của bế tắc và lầm lạc. Chiếc thuyền ngoài xa còn là hình ảnh về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm cuộc sống và con người của người nghệ sĩ, đó là cái nhìn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống của nhân dân. Có những chi tiết mang mạch ngầm ý nghĩa, người đọc phải dừng lại suy ngẫm mới thấy được Chẳng hạn như chi tiết “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu”. Cô lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Cần lí giải hành động uống rượu của Mị lúc ấy thế nào? Đó chính là một phản ứng từ sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy. Là con người, ai chẳng có quyền uống chút rượu ngày Tết. Người ta uống thì Mị cũng phải uống để chứng tỏ mình còn là một con người. Thế là ý thức về quyền làm người, quyền bình đẳng đã trở lại trong Mị. Mị uống đến thế để dồn nén xuống nỗi uất ức và cả khát vọng sống đang trỗi lên trong mình. Mị uống đến thế cho bõ tức, bõ hờn, uống như sự trả thù lũ người độc ác kia và Mị say, say trong cái hương của mùa xuân, trong men nồng của rượu và say trong quá khứ tươi đep. Cô uống rượu như để cung cấp nhựa sống cho cái mầm non khát khao tự do đang cựa quậy mạnh mẽ trong tâm hồn không thể thui chột... Chi tiết trong văn chương là thế – vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều ý nghĩa. Lắm khi qua một chút bên ngoài ta phải đọc ra thế giới nội tâm của nhân vật. e. Bản sắc của nhà văn qua chi tiết nghệ thuật: Bản sắc của nhà văn biểu hiện qua nghệ thuật xây dựng chi tiết. Chẳng hạn các chi tiết trong văn xuôi Nam Cao thường mang ý vị triết lý. Ngôn ngữ của nhân vật Tràng và thị trong truyện Vợ Nhặt của Kim Lân mang khẩu ngữ của người nhà quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, hay ngôn ngữ trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi lại đậm sắc thái Nam Bộ. Chính khẩu ngữ ấy góp phần tạo ra nhân vật sống. Khi giảng về bản săc của nhà văn giáo viên phải chỉ ra cho được cách cảm, cách nghĩ và cách nhìn đời, nhìn người của tác giả. Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 9 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Trên đây là những bước cơ bản khi khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự. Song thực tế giảng dạy không nên câu nệ theo đầy đủ các các bước thao tác trên vì nó còn phụ thuộc vào thời gian cho một bài giảng ở mức độ đậm nhạt trong từng chi tiết. Phải biến phương pháp thành sự thuần thục nghề nghiệp. Trước một tác phẩm nên chọn chi tiết nào để khai thác có hiệu quả. Để minh chứng cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi thiết kế giáo án khi khai thác tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài) A. Mức độ cần đạt : - Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. - Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. B Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1 Kiến thức: - Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân.Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. 2. Kĩ năng: - Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự C. Noäi dung leân lôùp: 1. æn định , kieåm tra . - Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hai HS 2. Tieán trình toå chöùc daïy hoïc baøi môùi . HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV VAØ HS NỘI DUNG Hoaït ñoäng1 : Tạo tâm thế cho học sinh Giới thiệu bài mới: Nhắc đến Tô Hoài chúng ta không thể nào quên một tác phẩm đã làm rung động biết bao trái tim độc giả Việt Nam đó là tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí". Tô Hoài đã từng tâm sự "Đất nước và con người miền Tây Bắc đã để nhớ để thương cho tôi nhiều quá" Truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ chính là kết quả của mối tình sâu nặng ấy. Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 10 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Tìm hieåu phaàn Tieåu daãn - Vaøi neùt veà taùc giaû? - Hoaøn caûnh saùng taùc? Tác phẩm gồm hai phần Phần I: Số phận Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, bị chà đạp, đày đoạ trong nhà thống lí Pá Tra cho đến khi Mị cắt dây cởi trói cho APhủ cả hai bỏ trốn . - Phần II: Ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, gặp cách mạng- giác ngộ trở thành du kích. GV GTóm tắt? HS: trả lời câu hỏi GV: kết lại những nét chính. Hoaït ñoäng 2 : Ñoïc hieåu vaên baûn. ? Nhận vật Mị bước ra từ thiên truyện được thể hiện qua chi tiết nào? “Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa…, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi ...” ? Em có nhận xét gì về cách mở đầu này của tác giả, cách mở đầu ấy có tác dụng gì đối với việc giới thiệu nhân vật? - Nhà văn sử dụng thủ pháp miêu tả phác họa ngoại hình để gợi ra nội tâm và đặt nhân vật trong sự đối lập với khung cảnh xung quanh. - Mị gắn vào những cảnh vật ấy, tạo nên một cảnh sống riêng, cái mảng im lìm, tăm tối, cực nhọc cực… Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả: - Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước. - Tô Hoài là gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. 2. Tác phẩm : a) Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. - Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm, kể về cuộc đời của Mị và APhủ ở Hồng Ngài. b) Tóm tắt. II. Ñoïc hieåu vaên baûn : 1- Nhân vật Mị: a. Cuộc sống thống khổ: - Hình ảnh Mị xuất hiện: Nhà Thống lí quyền thế giàu sang >< Cô gái quay sợi bên tảng đá. => Cuộc đời không bình lặng, số phận nhiều uẩn khúc và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi Tây Bắc. Trang. 11 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” ? Trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra Mị là cô gái như thế nào?(dẫn chứng bằng chi tiết cụ thể) HS trả lời GV nhận xét, chốt vấn đề. “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” ? Chi tiết nào đã cho thấy Mị bông hoa rừng của vùng sơn cước? “Trai làng đứng nhẵn cả vách buồng Mị” ? Không những xinh đẹp Mị còn là một người con hiếu thảo, điều này thể hiện qua chi tiết nào?Chi tiết đó cho thấy được khát vọng gì ở Mị ? “Con nay đã lớn rồi…Bố đừng bán con cho nhà giàu” * Trước khi về làm dâu: +Mị là cô gái trẻ đẹp, yêu đời , chăm chỉ, hiếu thảo tài thổi sáo, thổi lá nhiều người mê. + Mị ý thức được sự tự do, nhân phẩm của mình. *Khi về làm dâu nhà Thống Lí Pá Tra: + Nguyên nhân: Vì món nợ ? Nguyên nhân Mị trở thành con dâu gạt truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nợ nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ  Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc cô đến lúc tàn đời. <=>Tố cáo nạn cho vay nặng lãi của bọn phong kiến. ? Qua đó nhà văn muốn tố cáo điều gì? - Những ngày làm dâu : bị bóc lột cả về thể xác và tinh thần. ? Về làm dâu nhà Thống lí bị đối xử như + Về thể xác: thế nào? - Bóc lột sức lao động đến cùng ? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Mị bị đày cực (làm quần quật, triền miên) đoạ về mặt thể xác? “Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”… Chi tiết : Mị bị trói đứng vào cột nhà trong - Đánh đập hành hạ. suốt đêm; chi tiết A Sử đạp chân vào mặt Mị khi cô đang bóp chân cho hắn, chi tiết A Sử đi  Nô lệ, tôi tớ. chơi đêm về thấy Mỵ ngồi sưởi đã đánh Mị ngã ngay suống bếp… ? Em đánh giá gì về thân phận của Mị qua nhữg chi tiết vừa tìm được? ? Miêu tả việc Mị bị đày đoạ về thể xác tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, ý Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 12 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” nghĩa? HS trả lời GV nhận xét , bổ sung. ? Tìm nhữg chi tiết miêu tả Mị bị đày đoạ về mặt tinh thần? ý nghĩa của các chi tiết đó? … “nó đã bắt ta về cúng trình nhà nó rồi…ở đây thôi” “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” “… về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ”, “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, việc đi làm mà thôi”. …Đây là những chi tiết thể hiện rõ nhất nỗi đau tinh thần của Mị, người con gái cực khổ ấy đã hoàn toàn đánh mất cảm giác về thời gian và không gian, cô không nhớ ngày tháng, không nhớ nơi mình đang ở mà chỉ “nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại”. - Sống tăm tối, nhẫn nhục: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. - Sống như một người bị tê liệt về tinh thần, mất hết cảm giác: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” “ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”.  Sống âm thầm cô độc, chỉ biết tìm kiếm một chút an ủi qua ngọn lửa trong những đêm đông buốt giá. ? Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của cô Mị thể hiện qua những chi tiết nào? - HS trả lời - GV nhận xét và chốt ý. Từ chi tiết Mị vào rừng tìm lá ngón tự tử nhưng không đành lòng vì thương bố, đến chi Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang + Về tinh thần: - Cúng trình ma  trói buộc linh hồn, (hủ tục mê tín lạc hậu) - Ngục tù giam hãm thân xác, trôn vùi tuổi thanh xuân và tình yêu của Mị. - Vô thức cả thời gian lẫn không gian. => Sống tăm tối, đau khổ tê liệt ý thức về cuộc sống, buông xuôi theo số phận. b) Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: - Tết mùa xuân ở miền núi Tây Bắc: Trang. 13 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” tiết Mị “nổi loạn”trong đêm tình mùa xuân và sau nữa là chi tiết Mị cởi trói cho A phủ… ? Chi tiết nào đánh bắt đầu cho sự thổn thức của Mị? Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng…những chiếc áo hoa….”  thiên nhiên, không khí ngày xuân làm cho Mị thổn thức, bừng tỉnh. ? Dấu hiệu của đêm tình mùa xuân? Tiếng sáo có ý nghĩa gì? Mị đã thiết tha, bồi hồi, nhẩm thầm lời bài hát, trong không khí nồng nàn của mùa xuân Mị đã uống rượu cô uống rượu say sang trong hương nồng của rượu, trong quá khứ tươi đẹp hiện về và mầm sống đang cựa quậy trong Mị “trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Bốn lần tiếng sáo xuất hiện trong tâm hồn Mị dù nghe hay không nghe, tiếng sáo đã làm thay đổi lớn, đã thức dậy ở Mị lòng ham sống mãnh liệt, lòng khát khao hạnh phúc mà bấy lâu nay những tưởng Mỵ đã bị tê liệt quên lãng. ? Trong không khí nồng nàn của mùa xuân Mị đã làm gì? Tìm và phân tích ý nghĩa của chi tiết đó?(chú ý cách uống rượu của Mị) Một sức sống tiềm tàng, một khát vọng tự do từ bấy lâu nay bị chôn vùi trong đáy sâu tâm hồn đã hồi sinh mạnh mẽ. Mị dang thể hiện chính mình, một con người vốn đang yêu đời thiết tha, Mị muốn được hưởng hạnh phúc của mùa xuân như mọi người “Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát” + Có hoa ban nở trắng rừng. + Những chiếc váy hoa.  Mị bừng tỉnh , thổn thức *Đặc biệt trong đêm tình mùa xuân: - Tiếng sáo gọi bạn tình - Men rượu nồng nàn.  Tâm hồn Mị được hồi sinh: + Kí ức về quá khứ êm đềm hạnh phúc trở về dạt Mị say, say trong cái hương của mùa xuân, trong men nồng của rượu và say trong quá khứ tươi đep. Cô uống rượu như để cung cấp nhựa sống cho cái mầm non khát khao tự do đang cựa quậy mạnh mẽ trong tâm hồn không thể thui chột... ?Trở về với thực tại Mị ý thức được điều gì? + Mị ý thức được thân phận, Tìm những chi tiết thể hiện điều đó? cuộc sống hiện tại. “Mị còn trẻ…. Mị muốn đi chơi” nhưng “chả có năm nào A Sử cho Mị đi chơi” “Nước mắt ứa ra”, “nếu có nắm lá ngón Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 14 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay”  uất ức, phản kháng, ý thức được cuộc sống đau khổ hơn cả cái chết. ?Từ ý thức dẫn đến Mị đã hành động như thế nào? ? Chi tiết “Mị đến góc nhà.. sáng” có ý nghĩa gì? ? Nhận xét các chi tiết miêu tả hành động của Mị? Những câu văn ngắn gọn liên tiếp miêu tả khẩn trương dồn dập của Mị. Khát vọng sống đang bừng lên và mãnh liệt đến nỗi A Sử đang đứng ở đấy nhìn, hỏi Mị nhưng cô không cần biết vẫn thản nhiên rút thêm cái váy Hành động liều lĩnh của Mị diễn ra bất ngờ khác với cuộc sống cam chịu ở nhà thống lí. HS chú ý các chi tiết sau: :“Nó xách..đầu nữa” (SGK.Tr8) ? Tâm trạng Mị khi bị A Sử trói đứng trong đêm mùa xuân ? ? Mị sống trong sự giằng xé mãnh liệt giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng và thực tại tàn bạo lạnh lùng như thế nào?Tìm các chi tiết thể hiện điều đó ? “tay chân không cựa được…không bằng con ngựa” …(SGK tr8) =>HS: trả lời, thảo luận câu hỏi =>GV: kết lại những nét chính. ? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng Mị lúc thấy A Phủ trói đứng trong đêm? Lúc đầu Mị “thản nhiên thổi lửa hơ tay”, “A Phủ có là cái xác chết đứng đó Mị vẫn thế thôi”  Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần ? Tìm chi tiết thể hiện nguyên nhân khiến cho Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ?Chi tiết đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng Mị? “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” Mị thức tỉnh dần. “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được” Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang + Hành động: “Mị đến góc nhà.. sáng”  Mị thức tỉnh - thắp lên một ngọn đèn soi rọi vào cuộc sống để thoát khỏi những đêm dài tăm tối triền miên.  Mị hành động như một con người tự do đi theo tiếng gọi của tình yêu của lòng mình - Khi bị A Sử trói đứng + Mị sống trong sự giằng xé mãnh liệt giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng và thực tại tàn bạo lạnh lùng:  Khi bị trói mà không biết mình bị trói, vẫn như sống trong tâm trạng say mê với tiếng sáo  Thực tế phũ phàng: Cảm giác hạnh phúc thay thế bằng sự tủi nhục đau đớn. c. Sức phản kháng mạnh mẽ: - Lúc đầu nhìn APhủ bị trói: Mị rất thản nhiên, vô cảm. - Sau đó nhìn thấy “một dòng nước...”  Mị xúc động, nhớ đến mình, thương mình, thương người cùng cảnh ngộ. - Mị nhận thấy: Trang. 15 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. Nhớ tới cảnh: Người đàn bà … cũng bi trói đến chết ->Thương người, thương mình. -> Nhận thức được tội ác: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác…” Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau…” Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ” của mình và của người khác. Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được. Hành động :cắt dây mây cứu A Phủ “Mị rón rén bước lại… Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người. -> hành động tất yếu … + Tội ác của nhà thống lí “chúng thật độc ác”. + Tình cảnh bi đát của APhủ “ Cơ chừng…” + Tương lai mờ mịt không lối thoát của bản thân và thấy được sự vô lí mà APhủ phải chịu. + Trong đầu Mị xuất hiện cảnh mình bị trói thay vào đó chết thay cho APhủ thì Mị cũng không thấy sợ. + Mị hành động cắt dây cởi trói cho APhủ: giải phóng cho A Phủ và cũng tự cứu chính mình. -> Hành động đó là kết quả của một quá trình bị đè nén, áp bức. 2. APhủ người ở gạt nợ cho ? Nhận xét về hành động cởi trói chi A gia đình thống lí Phủ? - Xuất hiện: một cách đột ngột,c ?Tô Hoài đã sắp đặt sự xuất hiện của A đánh nhau với ASử, bị bắt nộp Phủ bằng những chi tiết nào? vạ- > trở thành con trâu , con ?Giới thiệu tình cảnh của A Phủ?(xuất thân, tính cách) “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo” “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. “Aphủ không lấy ..” ? Tại sao A Phủ không lấy nổi vợ? ?Nguyên nhân nào khiến A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí? Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang ngựa nô lệ cho nhà thống lí. - Tình cảnh của APhủ: + Xuất thân: nghèo, mồ côi. + Cá tính: gan góc từ bé ->trở thành chàng trai Mông khoẻ mạnh, dũng cảm, thông minh, tự tin, thông thạo nhiều công việc + Là niềm mơ ước của bao cô gái . ->Aphủ không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo - A Phủ đánh A Sử con trai thống lí PáTra : Bị bắt, đánh dã man tàn bạo-> phạt 100bạc trắng=> là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi. Trang. 16 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” ->APhủ là đứa con của núi rừng tự do không thoát khỏi số phận nô lệ. ?Nguyên nhân khiến cho A Phủ bị trói? ? A Phủ và Mị có những nét tương đồng nào? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 3 : Nêu tổng kết. ? Nhận xét của em về gi trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện?(rèn luyện kĩ năng trình bày 1 phut cho HS) III. Toång keát : 1.Giá trị của tác phẩm: - Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. - Giá trị nhân đạo: + Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng + Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị + Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc... 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét( A ? Những nét độc đáo trong nghệ thuật? Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm - GV định hướng về nội dung và nghệ thuật. tư...) -Trần thuật uyển chuyển linh - HS tự ghi tổng kết căn cứ phần Ghi nhớ. hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ 3. Ý nghĩa văn bản: -Tố cáo tội ác của bọn phong ?Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản kiến, thực dân; -Thể hiện số phận đau khổ của Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 17 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” người dân lao động miền núi; -Phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của họ. IV. Luyeän taäp : Hoạt động4 : Luyện tập - HS làm bài luyện tập. - GV :chữa bài. (- Qua bi kịch và khát vọng giải thoát của Mị và A Phủ hãy xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới?)Rèn luyện kĩ năng sống cho HS: Động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút? D. HÖÔÙNG DAÃN HS HOÏC BÀI : 1.Cuûng coá baøi : Naém ñöôïc noäi dung baøi hoïc. 2.Dặn dò: Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. III . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI : Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt khi khai thác tác phẩm văn xuôi tự sự tôi đã áp dụng sáng kiến này và đã thu được những kết quả khả quan. Đó là học sinh những lớp tôi dạy rất thích giờ Văn nhất là những tiết tìm hiểu tác phẩm văn xuôi. Các em còn phát biểu “Em rất thích học các tác phẩm truyện vì cốt truyện hay, hấp dẫn. Đặc biệt khi được cô hướng dẫn tìm hiểu phát hiện, khai khác, phám phá những chi tiết đã giúp cho các em khắc sâu kiến thức hơn, khi làm văn hay hơn, hấp dẫn hơn”. Đó chính là niềm vui là động lực thúc đẩy người giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. Giờ học Văn thực sự đã có hiệu quả , thu hút được sự chú ý của học sinh . Các em đã không chán nản và thờ ơ với môn học này như trước đây nữa. Từ chỗ yêu thích nên sự hiểu biết về Văn học của học sinh cũng tăng lên và khả năng cảm thụ văn học , khả năng thực hành cũng cao hơn và kết quả cuối năm của học sinh về môn Ngữ văn cũng đạt từ 85 % trên TB. Qua thực tế vận dụng tôi thấy đạt hiệu quả rõ rệt như mong muốn , học sinh đã có hứng thú học môn Ngữ văn hơn. So sánh số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện sáng kiến, tôi thấy kết quả tăng lên rõ nệt. Số liệu thống kê trước khi thực hiện chuyên đề . Gioûi Khaù TB Yeáu Keùm Lôùp Soá HS SL % SL % SL % SL % SL % 12A7 40 0 0% 10 25% 22 55% 7 17.5% 1 2.5% Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 18 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” Số liệu thống kê sau khi thực hiện chuyên đề. Gioûi Lôùp 12A7 Soá HS SL 40 3 % 7.5 Khaù SL 15 % 37.5 TB SL 18 % Yeáu Keùm SL % SL 4 10 % 0 45% % 0 VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Qua thực tế vận dụng tôi thấy đạt hiệu quả rõ rệt như mong muốn , học sinh đã có hứng thú học môn Ngữ văn hơn. Khi thực hiện phương pháp này cũng không tốn nhiều kinh phí. Đây là một phương pháp giáo dục thích hợp với đặc trưng môn học cũng như yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay của đất nước Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thực hiện và rút ra. Chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để tôi có những phương pháp giảng dạy tốt nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong giảng dạy . * Đề xuất: Đồ dùng giảng dạy cho bộ môn Văn còn ít, đặc biệt là phần nghe, nhìn, phần tiểu sử tác giả dùng cho giáo viên tham khảo còn hạn chế nhất là các tác giả nước ngoài. Rất mong cấp trên bổ sung những đồ dùng dạy học để môn Ngữ văn đạt hiệu quả . Đối với sách giáo khoa: Hằng năm trong quá trình tái bản sách người biên soạn nên bổ sung thêm một số câu hỏi cụ thể hơn nữa trong phần hướng dẫn học bài để học sinh dễ dàng hơn trong việc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. cao hơn. * Khuyến nghị khả năng áp dụng Khi thực hiện phương pháp này không tốn nhiều kinh phí. Có thể áp dụng rộng trong bậc phổ thông khi tìm hiểu tác phẩm văn xuôi tự sự. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 11,12 - Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh- Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên) 2. Bồi dưỡng Ngữ văn 11, 12- Nhà xuất bản giáo dục 3. Thiết kế ngữ văn 11, 12 – Nhà xuất bản Hà Nội, Chủ biên : Nguyễn Văn Đường. Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 19 Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự” 4. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Sử dụng sách giáo khoa , sách giáo viên môn Ngữ văn ở Trường THPT Nhà xuất bản giáo dục. Long Thành, ngày 17 tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Trịnh Thị Thu Trang Giáo viên: Trịnh Thị Thu Trang Trang. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan