Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học thpt(gdtx) thông qua việc lồng g...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học thpt(gdtx) thông qua việc lồng ghép các câu hỏi có vấn đề liên quan đến môi trường..

.DOC
12
1371
88

Mô tả:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC THPT(GDTX) THÔNG QUA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC CÂU HỎI CÓ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao. Giáo dục môi trường (GDMT) sẽ giúp con người có được những nhận thức đúng đắn về môi trường (MT), về việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục bảo vệ môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó việc giảng dạy ở các trường học, nhất là ở các trường sư phạm , các trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ của tương lai đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường đất nước. Nếu có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trong nhà trường và đến khi ra đời, dù làm việc gì, ở bất kì nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) một cách hiệu quả. Việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ đóng khung ở các hoạt động ngoài giờ mà còn có thể lồng ghép ở các môn văn hóa trong đó bộ môn hóa học cũng đã giúp cho học sinh tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn việc bảo vệ môi trường qua các hiện tượng, phản ứng hóa học mà các em thấy luôn xảy ra trong thực tế đời sống. Vì thế tôi đã thực hiện chuyên đề "Lồng ghép giáo dục môi trường vào bộ môn hóa học trung học phổ thông" (giáo dục thường xuyên) nhằm giúp cho hoạt động của cơ quan có hiệu quả. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cơ sở lí luận. Bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia trên hành tinh của chúng ta. Chính vì vậy chúng ta giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, bảo vệ môi trường. Hóa học là một bộ môn có nhiều lợi thế để kết hợp giảng dạy với việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, vì hóa học là khoa học thực nghiệm có lập luận có vai trò giải thích được bản chất, hiện tượng của ô nhiễm môi trường và cả những phương hướng khắc phục. Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục môi trường vào môn hóa học như: Tích hợp, lồng ghép, bài tập... qua đó lí giải các hiện tượng mà các em gặp trong thực tế đời sống; phân tích được bản chất hóa học của sự ô nhiễm không khí, nước, đất; bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lổ thủng tầng ozon; khói quang hóa, mưa axit; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp hóa học để xử lí các loại ô nhiễm. Phần GDMT qua môn hóa học ở trường học phải vận dụng các nguyên tắc và phương pháp sư phạm để chuyển tải, biến tri thức của thầy thành tri thức của học sinh. Với đặc điểm đa ngành của hệ thống kiến thức GDMT như trên, việc đưa kiến thức GDMT vào môn học thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép như nhiều nước đã làm. Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 1 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Sau đây là một số nội dung câu hỏi được tích hợp và lồng ghép vào bài thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học viên, ở trường THPT. 2.1. Hệ thống câu hỏi liên quan đến môi trường 2.1.a . Ô nhiễm môi trường đất và cách xử lí Bài 12: Phân bón hóa học. Lớp 11. Câu 1. Cây trồng hấp thụ hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm. Bón phân đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thụ của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp để bón phân ure cho lúa ? a. Buổi sáng sớm, sương còn đọng trên lá lúa b. Buổi trưa c. buổi chiều vẫn còn ánh nắng d. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn. Câu 2 : Phương án nào sau đây dùng để diệt rêu và làm cho lúa tốt hơn ? a. Bón vôi bột trước một lát rồi bón đạm b. Trộn đều vôi bột với đạm rồi bón cùng một lúc c. Bón đạm trước một lát rồi bón vôi d. Bón vôi bột trước, vài ngày sau mới bón đạm Câu 3: Loại phân bón có tác dụng kích thích cây cối sinh trưởng, ra nhiều lá, nhiều hoa : a. NH4NO3 b. Ca(NO3)2 c. Ca(H2PO4)2 d. KCl. Câu 4. Khi bón loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4, độ chua của đất tăng lên vì a. NO3-, SO4 2-, là gốc của axit mạnh b. Ion NH4+ bị thủy phân cho H+ hoặc H3O+ c. Ion NH4 + rất dễ phản ứng với kiềm cho NH3 d. Lượng đạm trong các loại phân này cao nhất Câu 5. Khử đất chua bằng vôi và bón đạm cho lúa đúng cách được thực hiện theo cách nào sau đây ? a. Bón đạm cùng một lúc với bón vôi b. Bón đạm trước rồi vài ngày sau bón vôi khử chua c. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm d. Cách nào cũng được Câu 6. Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường vì a. Tích lũy các chất độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho đất do phân để lại b. Tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi (gây hại cho cá và các loài động vật thủy sinh khác) c. Tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống. d. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat phân đạm dư hoặc bón không đúng chổ. e. Tất cả các trường hợp trên Câu 7: Khi đốt phân bò chúng ta dễ bị ngộ độc bởi : a. asen b. phot pho c. xô đa d. rượu Bài 18: Tính chất của kim loại dãy điện hóa của kim loại. Lớp 12 Hoặc Bài 30: Lưu Huỳnh. Lớp 10 Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 2 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu Câu 8: Thủy ngân rất độc, nếu không may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây khử độc thủy ngân ? a. Nước b. Natri c. Bột Lưu huỳnh d. Bột sắt. Bài 9: Axit nitric và muối nitrat. Lớp 11 Câu 9: Cho các phương trình hóa học sau: N2 + O2 2NO 2NO + O2 2 NO2 4NO2 + 2H2O + O2 4 HNO3 các phản ứng trên giải thích: a. Quá trình điều chế HNO3 trong công nghiệp b. Hiện tượng mưa axit của tự nhiên c. Hiện tượng cung cấp năng lượng đạm tự nhiên cho cây trồng d. Chu trình biến đổi nitơ trong tự nhiên Bài 10: Photpho. Lớp 11 Câu 10: Khi làm thí nghiệm với photpho xong, trước khi rửa ống nghiệm, người ta ngâm ống nghiệm vào: a. CuSO4 b. Pb(NO3)2 c. AgNO3 d. cả a,b,c Câu 11: Sự thối rữa của các xác chết động thực vật cũng gây ô nhiễm môi trường vì nó tạo ra một số chất khí có mùi SO2, NH3, H2S, PH3… Hiện tượng “ ma trơi” cũng tạo ra chất khí có mùi. Hiện tượng xảy ra ở các nghĩa địa khi có mưa và gió nhẹ, hiện tượng được giải thích như thế nào? a. Xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động làm giải phóng một lượng photpho trắng bị oxi không khí oxi hóa từ từ qua hai giai đoạn: 4P + 3 O2 P2O3 (1) 4P + 5 O2 P2O5 (2) Giai đoạn 2 phản ứng giải phóng năng lượng ở dạng ánh sáng nên có hiện tượng phát lân quang gọi là “ma trơi” b. Khi xác chết bị thối rữa, ở não người chứa một lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn đi photphin P2H4 c. Khi xác chết bị thối rữa, giải phóng ra một lượng axit photphoric H 3PO4. Axit này tự bốc cháy ngoài không khí gây ra hiện tượng “ma trơi” d. Khi xác chết thối rữa, giải phóng một lượng NH 3. Amoniac bốc cháy ngoài không khí gây ra hiện tượng “ma trơi”. Câu 12. Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc hóa chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc? a. Dung dịch HCl b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch CuSO4 d. Dung dịch Na2CO3 Câu 13. Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2. Nếu không quản lí được thuốc khi sử dụng, để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phản ứng thủy phân sinh ra PH3 là chất khí, mùi trứng thối. Thuốc diệt chuột loại này thường có lẫn tạp chất là kẽm kim loại. Hòa tan một ít thuốc bằng dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 15,435. Tính % khối lượng Zn tạp chất có trong thuốc. a. % khối lượng Zn có trong thuốc là: 4,2% b. % khối lượng Zn có trong thuốc là: 4,5% Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 3 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu c. % khối lượng Zn có trong thuốc là: 5,2% d. Kết quả khác Câu 14. Thuốc diệt chuột là hóa chất độc hại, gây tử vong nếu rơi vào thực phẩm. Thành phần thuốc diệt chuột có chứa: a. Ba3P2 b. ZnSO4 c. PH3 d. Zn3P2 Câu 15. Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lí do nào sau đây? a. Photpho đỏ không độc hại đối với con người. b. Photpho trắng là hóa chất độc hại c. photpho đỏ không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng d. cả a,b,c Bài 7: Nitơ. Lớp 11 hoặc Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Lớp 12 Câu 16. Khí NO2 có tác hại rõ rệt đối với sức khỏe vì khi nó ở phổi sẽ chuyển hóa thành các nitrosamin, một trong số các chất này có khả năng gây ung thư. Ngoài ra NO2 có thể được chuyển vào máu tạo ra hợp chất methemoglobin có hại cho sức khỏe con người. Để loại bỏ khí NO2 trong công nghiệp người ta dùng hóa chất nào trong các hóa chất sau: a. Dung dịch NaOH b. Dung dịch Ca(OH)2 c. Dung dịch H2SO4 d. Cả a,b. Bài 8: Amoniac và muối amoni. Lớp 11 Câu 17. Một loại chất có mùi khó chịu, độc hại đối với người và động vật, nồng độ cao làm lá cây trắng bạch, làm đốm lá và hoa, làm giảm rễ cây, làm cây thấp đi, quả bị thâm tím, giảm tỷ lệ hạt giống nảy mầm. Công thức hóa học của chất này là: a. H2S b. Cl2 c. NH3 d. NO2 Bài 9 : Axit nitric và muối nitrat. Lớp 11 Câu 18. Khi nhiệt phân các muối: Hg(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2 muối tạo thành sản phẩm không tốt đối với môi trường và con người đó là: a. Hg(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3) 3 b. Hg(NO3)2, Fe(NO3)3 c. Hg(NO3)2 , Fe(NO3)3, Ba(NO3)2 d. Hg(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)2 Bài 22: Clo. Lớp 10 Câu 19. Dẫn xuất halogen có tác dụng diệt sâu bọ và cũng là nguyên nhân gây nhiễm độc thực phẩm (trước đây được dùng nhiều trong nông nghiệp) là a. ClBrCH-CF3 b. Cl2CH-CF2-O-CH3 c. CH3C6H2(NO2)3 d. C6H6Cl6 Câu 20: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl: a. Làm thức ăn cho người và gia súc b. Điều chế Cl2, HCl. Nước gia –ven c. Làm dịch truyền trong bệnh viện d. khử chua cho đất Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. Lớp 12 hoặc Bài 16: Hợp chất của cacbon. Lớp 11 Câu 21. Để xử lí lượng một khí CO2, người ta dẫn khí CO2 qua A để hấp thụ hết CO2 được dung dịch B. Sau đó axit hóa dung dịch B tái tạo lại CO2. Vậy A là: a. Dung dịch Ca(OH)2 b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch Ba(OH)2 d. Cả a,b,c Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 4 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu Câu 22: Trong công nghệ xử lí chất thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thủy thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hóa chất nào sau đây: a. Na2O2 rắn b. NaOH rắn c. KClO3 rắn d. Than đá 2.1.b. Ô nhiễm môi trường nước và cách xử lí Bài 31: Hợp chất của sắt. Lớp 12 Câu 1: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt(II) hydrocacbonat và sắt (III) sufat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Phương pháp được dùng để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt là : a. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm được tiếp xúc với nhiều không khí rồi lắng, lọc. b. Sục khí nitơ vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp c. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm d. Sục khí amoniac vào bể nước ngầm Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại. Lớp 12 Câu 2:Các chất gây ô nhiễm nguồn nước là: a. Các ion : Cl-, NO3-, PO43-, SO42b. Các kim loại nặng: Pb 2+, Cd 2+, As3 +, NH 4+ , Mn2+, NO3 c. Các hợp chất hữu cơ: DDT. Tanin, ligmin, xiprofloxaxin d. Cả a, b, c Bài 11: Axit photphoric và muối photphat. Lớp 11 Câu 3. Nồng độ tối đa cho phép của PO43- theo tiêu chuẩn nước ăn uống của tổ chức sức khỏe thế giới là 0,4mg/lit. Để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước máy sinh hoạt ở một thành phố người ta lấy 2 lit nước đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thấy tạo 2,646.10-3 gam kết tủa. xác định nồng độ PO 4 3- trong nước máy và xem xét có vượt quá giới hạn cho phép không ? a. 0,6mg/ lit, vượt quá giới hạn cho phép b. 0,3mg/lit, nằm trong giới hạn cho phép c. 0,2 mg/ lit, nằm trong giới hạn cho phép d. Tất cả đều sai Bài 26 :Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Lớp 12. Câu 4: Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu? a. NaCl b. H2SO4 c. Na2CO3 d. HCl Câu 5: Sau bài thực hành hóa học, một trong số chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion: Cu2+, Fe3+, Hg2+, Zn2+, Pb2+. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ các ion trên: a. Giấm ăn b. Dung dịch nước muối c. Nước vôi dư d. axit nitric Câu 6: Hóa chất thường dùng (rẻ tiền) để loại bỏ các chất: SO 2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp và cation Pb2+, Cu2+ trong nước thải nhà máy là a. Ca(OH)2 b. NaOH c. NH3 d. HCl 2.1. c. Ô nhiễm môi trường không khí và cách xử lí Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 5 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu Bài 16: Hợp chất của cacbon. Lớp 11 Câu 1: Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa gọi là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước : a. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic b. Hấp thụ tốt các chất khí, chất tan trong nước c. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước d. Không độc hại Câu 2: Chất khí cacbonmonoxit có trong thành phần loại khí nào sau đây : a. Không khí b. Khí tự nhiên c. khí mỏ dầu d. khí lò cao. Câu 3: Khí CO2 thải ra nhiều được coi là ảnh hưởng xấu đến môi trường vì a. Rất độc b. Tạo bụi cho môi trường c. gây mưa axit d. gây hiệu ứng nhà kính Câu 3: Tác hại của ô nhiễm không khí là: a. Gây hiệu ứng nhà kính b. Gây mưa axit c. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. d. Cả a,b,c Bài 32: “Hidrosunfua- Lưu huỳnh đi oxit- Lưu huỳnh tri oxit” lớp 10 Câu 4 : Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế qui định nêu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 thì coi là không khí bị ô nhiễm. Người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO 2. Lượng SO2 có trong 1 m3 không khí này là : a. 1,57.10-6 mol/m3 b. 2,57.10-6 mol / m3 c. 3,57.10 -6 mol/ m3 d. 4,57.10 -6 mol/ m3 Câu 5 : Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit: a. CH4 b. NH3 c. SO2 d. H2 Câu 7: Trong khi làm thí nghiệm tại lớp hoặc trong các giờ thực hành hóa học, có một số khí thải gây độc hại cho sức khỏe như : Cl 2, H2S, SO2, NO2, HCl. Có thể giảm thiểu các khí thải đó bằng cách nào sau đây: a. Nút bông tẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vôi b. Nút bông tẩm ancol etylic hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng ancol etylic c. Nút bông tẩm giấm ăn hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng giấm ăn d. Nút bông tẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối. Bài 29: Oxi- Ozon lớp 10 Câu 8: Oxi từ không khí vào túi phổi là do : a. Phản ứng với CO2 trong phổi b. Áp suất riêng phần của nó trong không khí lớn hơn trong túi phổi c. Áp suất riêng phần của nó trong không khí nhỏ hơn trong túi phổi d. Trong túi phổi nhiệt độ và tốc độ khuếch tán lớn hơn. Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng : a. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất. b. Nước giải khát được nén khí CO2 ở áp suất cao hơn có độ chua lớn hơn c. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 6 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu d. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí. Bài 22: Clo. Lớp 10, Bài 8: Amoniac và muối amoni. Lớp 11 Câu 10: Hóa chất có thể dùng khử khí Clo làm nhiễm bẩn không khí của phòng thí nghiệm là: a. O2 b. O3 c. NH3 d. H2 Câu 9. Người ta dùng NH3 dư để phun vào không khí bị nhiễm Cl2 vì sau phản ứng thu được sản phẩm không độc hại đến môi trường, đâu là sản phẩm quá trình trên: a. N2, HCl b. N2, HCl, NH4Cl c. HCl,NH4Cl d. NH4Cl, N2 Câu 11. Khí NH3 khi tiếp xúc làm hại đường hô hấp, làm ô nhiễm môi trường. Khi điều chế khí NH3 trong phòng thí nghiệm, có thể thu NH 3 bằng cách nào trong các cách sau : a. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để ngửa b. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để sấp c. Thu bằng phương pháp đẩy nước d. Cách nào cũng được Bài 9: Axitnitric và muối nitrat. Lớp 11 Câu 12: Sau thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 đặc, biện pháp tốt nhất để khí tạo ra thành thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường thấp nhất là: a. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước b. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn c. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm d. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd kiềm Bài 7: Nitơ. Lớp 11 Câu 13: Sấm sét trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây ? a. NH3 b. H2O c. NO d. NO2 Câu 14: Sự có mặt của NO2 trong không khí gây ra một số tác động: a. Làm cho không khí bị ô nhiễm b. Gây ảnh hưởng đền tầm nhìn c. Góp phần gây ra hiện tượng mưa axit d. cả a,b,c Câu 15: Khi xử lí CO, NOx mục đích chính là biến đổi hai khí này thành: a. N2O, muối cacbonat b. NO2, CO2 c. N2 , CO2 d. NH3, CO2 Bài 25: Flo- Brom- Iot. Lớp 10, Bài 8: Amoniac và muối amoni. Lớp11 Câu 16. Hơi Brom rất độc, brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. Vì vậy nếu hít phải hơi brom có thể cho người đó hít một trong các dung dịch nào sau đây : a. NaOH đậm đặc b. NH3 loãng c. HCl d. NaOH loãng 2.2. Một số câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Bài 29: Oxi- Ozon. Lớp 10 Câu 1: Vai trò của ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào? Trả lời: Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như: phenol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnh… có trong nước thải và ozon có thể tác dụng với ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan…) biến nước thải thành nước sạch vô hại. Trên tầng cao khí quyển 10-30km quanh trái đất, ozon tồn tại thành một tầng khí quyển riêng, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu ngoại làm cho con người, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y ..., gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực… thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiễm, thì ozon lại góp phần oxi hóa chất gây ô nhiễm, cũng chính vì vậy tầng ozon bị mỏng dần. Trong vòng 50 năm gần đây, lượng ozon mỏng đi khoảng 1% có một số nơi tầng ozon bị thủng và gây ra không ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y… Câu 2: Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn. Trả lời: Sau cơn mưa không khí trở nên trong lành hơn do nhiều nguyên nhân. + Nước mưa đã gột rửa bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch hơn + Sau khi mưa, nhiệt độ không khí thường thấp hơn một chút nên chúng ta cảm thất dễ chịu hơn. Câu 3: Tại sao ở các bệnh viện người ta thường trồng cây thông ? Trả lời: Cây thông có khả năng tạo ra khí ozon với hàm lượng thấp trong không khí. Khí ozon có tác dụng làm trong lành không khí, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho con người đồng thời cung cấp thêm oxi trong không khí, tốt cho sức khỏe. Nhựa cây thông bị oxi không khí oxi hóa tạo thành hợp chất trong đó có liên kết kiểu peoxit ( giống nước oxi già H 2O2 ). Các hợp chất này không bền khi bị phân hủy tạo thành ozon (O3) có tính sát trùng rất tốt trong môi trường bệnh viện. Bài 16: Hợp chất của cacbon. Hoặc bài 25: Ankan. Lớp 11 Câu 4: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO ) hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH4..) và không có oxi, để tránh khi xuống giếng không bị ngạt? Trả lời: Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng thường có khí độc CO, CH4...và không có oxi, mà người dân chúng ta hay có thói quen xuống giếng lấy vật bị rơi ( gầu múc nước, thau,...). Đã có nhiều trường hợp bị tử vong một lúc nhiều mạng người vì gặp phải giếng có khí độc (CO) gây đong máu, CH 4 … và không có khí O2 gây ngạt trong tích tắc, làm người xuống cũng chết . Để tránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có xuống phải đeo bình oxi, còn muốn biết có khí độc (CO), hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH 4..) và không có oxi chỉ cần lấy dây buộc một con gà, vịt .. thả xuống nếu nó chết thì chứng tỏ có khí độc. Bài 30: " Lưu Huỳnh "lớp 10 Câu 5: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên? Trả lời: Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy, khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Hg + S HgS Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn. Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Lớp 12 Câu 6: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này? Trả lời :Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO 3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hóa học. 0 t Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 8 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O 0 t Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm một lượng giấm ( CH 3COOH 5%) và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành một lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch. Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm. Lớp 12 Câu 7: Vì sao phèn chua có thể làm trong nước? Trả lời: Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể, ngậm nước: [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O] phèn chua không độc, có vị chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo thành Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo lơ lửng trong nước. Chính những hạt Al(OH)3 kết tủa dạng keo lơ lửng ở trong nước này đã kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy, mà nước trở nên trong hơn. Bài 22: Clo. Lớp 10 Câu 8: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước? Trả lời : Cloramin là chất Ar- SO2NHCl và Ar-SO2NCl2 ( Ar là gốc aryl). Khi hòa tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO. H2O + Cl2 HCl + HClO HClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số emzim trong vi sinh vất, làm cho vi sinh vật chết. Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này. Bài 8: Amoniac và muối amoni. Lớp 11 Câu 9: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta thường ngửi thấy mùi khai? Trả lời: Khi nước sông, hồ bị nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu chất đạm, như: nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ... lượng ure trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure bị thủy phân thành CO2 và NH3. (NH2)2CO + 2H2O CO2 + 2NH3 lượng NH3 sinh ra hòa tan trong nước dưới dạng một cân bằng động: NH3 + H2O NH4+ + OH – (  H < O) Như vậy, khi trời nắng ( nhiệt độ tăng), cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch, tức là NH3 sinh ra do phản ứng phân hủy ure không bị hòa tan trong nước mà bị tách ra, bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 9 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thế giới xung quanh rất phong phú, muôn hình muôn vẻ. Có nhiều hiện tượng, sự việc khiến các em không khỏi tò mò, thắc mắc. Biết được điều này, các em lại muốn biết điều khác, từ đó kích thích sự ham hiểu biết của các em. Để khám phá điều kỳ thú trong thiên nhiên các em sẽ phải chinh phục kiến thức, từ đó càng yêu thích môn học hơn. Qua quá trình giảng dạy ở các khối lớp trung học phổ thông trước và sau khi thực hiện phương pháp này các em có ý thức hơn và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, hiểu được như thế nào là tốt cho môi trường, đặc biệt là các em nhận thức được những chất có hại cho sức khỏe thông qua bộ môn hóa học và từ đó có những phương hướng, biện pháp học tập ngày càng tốt hơn. Kết quả thu được ở các khối lớp như sau: Khối 10 Khối 11 Khối 12 Sỉ số học viên 115 % 97 % 36 % Số lượng Hv 65 56,52 53 54,64 20 55,56 trước khi thực hiện nội dung tích hợp và lồng ghép Sau khi thực hiện nội dung tích hợp và lồng ghép câu hỏi vào bộ môn Số lượng 110 95,65 90 92,78 33 91,67 Hv sau khi thực hiện nội dung tích hợp và lồng ghép Qua các bài tập trên sẽ giúp các em biết vận dụng kiến thức hóa học để nhận biết và xác định được các vấn đề môi trường. Biết cách bảo vệ môi trường bằng những viêc làm thiết thực hằng ngày và hạn chế những chất có hại cho sức khỏe. Từ đó có khả năng đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Với nguyên tắc thiết kế như trên, chúng ta có thể biên soạn các bài tập tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, cho các nội dung khác trong chương trình hóa học phổ thông. Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 10 Sáng Kiến Kinh Nghiệm TTGDTX Vĩnh Cửu IV. ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Trong quá trình dạy học giáo viên cần tích hợp và lồng ghép các câu hỏi có vấn đề liên quan đến thực tế giúp các em hiểu sâu hơn giảm bớt căn thẳng trong quá trình học nhưng bảo đảm tính khoa học của bộ môn. - Cần có những nội dung băng hình về giáo dục môi trường, để học viên tham khảo - Tổ chức nhiều chuyên đề về GDMT. - Tổ chức cho các tham gia các hoạt động phong trào ngày vì môi trường... V . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 10,11,12 - Nhà xuất bản giáo dục 2. Hóa học công nghệ và môi trường - Tác giả: Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt.- Nhà xuất bản Giáo Dục – Năm: 1999 3. Hóa học và ứng dụng - Tạp chí hội hóa học việt nam. Người thực hiện Lâm Huỳnh Ngọc Hạnh Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh Trang 11 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Gv : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh TTGDTX Vĩnh Cửu Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan