Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9...

Tài liệu Skkn nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9

.DOC
18
3465
137

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Văn Mười 2. Ngày tháng năm sinh: 10/06/1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Khu 12, thị trấn Tân Phú, Tân Phú, Đồng Nai 5. Điện thọai: 0613856483 ( CQ); 0613697447 ( NR) 6. Fax: 7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Liên huyện Tân Phú - Định Quán, Đồng Nai II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 14 năm - Các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm đã làm ( trong 5 năm gần đây): + Nâng cao hiệu quả một tiết dạy truyện ngắn Lão Hạc Ngữ văn 8 + Nâng cao hiệu quả một tiết dạy bằng phương pháp “ đọc sáng tạo” + Nâng cao hiệu quả một tiết dạy truyện ngắn Chiếc Lược Ngà Ngữ văn 9 + Nâng cao khả năng diễn đạt của học sinh khi nói, viết Tập làm văn + Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh + Nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu trong Trường dân tộc nội trú + Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường dân tộc nội trú 1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với các thầy cô giáo dạy Văn; vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống, và hướng con người tới đỉnh cao của chân, thiện mỹ. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp cuả văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung. Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Trên thực tế cho thấy, số học sinh giỏi văn, yêu thích môn văn nói chung và trường Dân tộc nội trú nói riêng có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao. Các em ít có cảm xúc khi viết văn, hoặc trí tưởng tượng quá nghèo nàn, không có sáng tạo trong bài viết. Hơn nữa các em ít đọc sách tham khảo, ngại viết …Các em còn bị chi phối nhiều bởi “gánh nặng” của các môn học khác, của mạng Internet… Trong những năm qua trường PT. Dân tộc nội trú Tân Phú rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn nhưng hiệu quả chưa cao. Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9 đạt được kết quả cao ? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo viên dạy văn và càng khó hơn đối với học sinh là người dân tộc. Là một Hiệu phó chuyên môn đã nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn lớp 9, tôi luôn trăn trở với vấn đề này. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” để nghiên cứu, thực nghiệm. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, để các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và học tập lẫn nhau; mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 9 đạt hiệu quả cao. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “… nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội … Quan tâm hơn tới sự phát 2 triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa…; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi ,học sinh nghèo, học sinh khuyết tật; giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”. Thực hiện chủ trương trên, trong những năm qua giáo dục dân tộc đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Học sinh dân tộc vốn là những hạt giống đỏ từ các địa phương, các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, trong quy chế hoạt động của các trường PT. Dân tộc nội trú ban hành kèm theo quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều 21 đã chỉ rõ “một trong các nhiệm vụ của giáo viên là bồi dưỡng học sinh giỏi”. Theo Giáo trình "Phương pháp dạy học văn" của Đại học Quốc gia Hà Nội thì "Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hiểu theo nghĩa thông thường tức là giáo viên người hướng dẫn biết khơi dậy khả năng, năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên cơ sở vốn hiểu biết học sinh đã có và cao hơn nữa là cung cấp cho các em những điểm mới, sâu hơn về văn học mà học sinh chưa có. Để từ đó các em vận dụng vào việc làm văn hiệu quả". Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa thật to lớn. Nó góp phần đào tạo một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó phát hiện ra những tài năng, nhân tài cho đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng kịp thời năng lực cảm thụ văn chương là thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn cao đẹp. Vì vậy công tác này còn là việc làm thiết thực góp phần nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho giáo viên. Với bề dày thời gian công tác giảng dạy và qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 tôi suy nghĩ là làm sao trong vài tháng ít ỏi mà có thể có được những thành công nhất định. Từ các đồng nghiệp và qua trao đổi một số trường, tôi cũng lắng nghe được một số ý kiến này, song chưa thấy có sáng kiến cụ thể nào trình bày về công tác bồi dưõng học sinh giỏi, hoặc nếu có chưa thật sự hoàn thiện và hiệu quả cao. Với chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, kinh nghiệm của mình với mong muốn góp phần trao đổi, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng mang lại hiệu quả cao. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm. *Thực trạng nhà trường: Như đã nói ở trên, trong những năm qua nhà trường rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Song chất lượng học sinh giỏi đậu các cấp chưa cao (nhất là môn học tự nhiên). Đây là một vấn đề nan giải, nhà trường cần đưa ra những biện pháp để tháo gỡ. Đứng trước thực trạng nêu trên, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường chúng tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ban ngành, nhất là Sở Giáo dục và Đào tạo về chế độ đối với những giáo viên, học sinh có thành tích tốt trong giảng dạy, bồi dưỡng và học tập. Những giáo viên được phân công bồi dưỡng là những giáo viên giỏi văn cấp huyện, cấp tỉnh, có vốn kiến thức uyên thâm, lại có kinh nghiệm bồi dưỡng; đặc biệt có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề; tất cả đều có một quan điểm “Tất cả vì học sinh dân tộc thân yêu”. Đối với những học sinh 3 được bồi dưỡng: Đa số các em có tố chất, có lòng say mê trong học tập và có động cơ phấn đấu vươn lên để trở thành học sinh giỏi. Bên cạnh những thuận lợi đã nêu thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi gặp không ít khó khăn như: tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu trong việc học tập và bồi dưỡng. Hơn nữa các em là người dân tộc, nhiều em vốn ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế nên cách diễn đạt còn lủng củng, ngại tư duy, hay chán nản. Tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh về môn văn chưa cao.... 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 đạt kết quả cao, cần thực hiện các bước như sau: Bước 1. Phát hiện học sinh giỏi văn Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 6. Các bước tiến hành như sau: Thứ nhất, căn cứ vào kết quả học tập ở lớp 5, và kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn ở lớp 6. Thứ hai, chọn những em có đủ điều kiện như: viết chữ đẹp, có tố chất viết văn; học lực được xếp loại từ khá trở lên, hạnh kiểm xếp loại tốt. Sau đó, tiến hành thi tuyển, tiếp tục sàng lọc một lần nữa để thành lập đội tuyển và phân công giáo viên bồi dưỡng (từ lớp 6 đến lớp 7, lớp 8). Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh; kiểm tra cách diễn đạt, chất văn, cách viết, cách nghĩ của học sinh. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ...mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo, sâu sắc... phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Thứ ba, sang đầu năm học lớp 9, nhà trường tiếp tục sàng lọc một lần nữa, chọn những em có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện theo quy định chung và tiến hành khảo sát (thi tuyển) để kiểm tra năng lực của từng em. Nếu em nào có đủ tiểu chuẩn, đủ điều kiện và điểm khảo sát đạt khá giỏi thì đưa vào đội tuyển. Nhà trường phân công giáo viên bồi dưỡng cho các em ngay từ đầu năm học. Bước 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG Dựa vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên dạy bồi dưỡng cần lập ra một kế hoạch thực hiện chương trình bồi dưỡng cụ thể như sau. THỜI GIAN Tháng 8 TÊN NỘI DUNG CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ Củng cố, ôn - Khái quát một số kiến thức về văn bản trong tập một số đơn chương trình Ngữ văn 7,8. vị kiến thức cũ. - Ôn tập kiểu bài nghị luận chứng minh. - Ôn tập kiểu bài nghị luận giải thích. - Kiểu bài nghị luận tổng hợp. 4 Chuyên đề 1: Khái quát về văn học trung đại Việt Nam Tháng 9 Tháng 10 - Khái quát chung về văn học trung đại Việt Nam: thành phần cấu tạo, các nội dung chính, đặc điểm nghệ thuật… - Giới thiệu chi tiết về văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ VI đến thế kỉ XVIII. - Luyện một số đề, củng cố chuyên đề. Chuyên đề 2: - Cung cấp một số kiến thức lí luận: văn học là gì, Tìm hiểu về các chức năng văn học, thể loại văn học, nhà văn và một số vấn đề quá trình sáng tác, văn học và sự tiếp nhận văn lí luận văn học… học. - Hướng dẫn cách vận dụng lí luận văn học trong làm văn nghị luận. - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Chuyên đề 3: Kiều”. “Truyện Kiều” - Tìm hiểu chi tiết các đoạn trích học và đọc thêm Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”. - Luyện một số đề văn nâng cao mang tính khái quát so sánh. Chuyên đề 4: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và “Truyện Lục Vân Tiên”. Chuyên đề 5: Kĩ năng làm văn nghị luận. Tháng 11 Chuyên đề 6: Văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. (16 tiết) Chuyên đề 7: Văn nghị luận - Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm. - Tìm hiểu chi tiết các đoạn trích học và các văn bản khác của tác giả để hiểu thêm vẻ đẹp thơ văn và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. - Luyện đề khắc sâu kiến thức và tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn. - Rèn luyện các kĩ năng xác định đề, xây dựng dàn ý, dựng đoạn, hành văn, khái quát, liên hệ, nâng cao, vận dụng lí luận văn học… - Kết hợp luyện đề với kiến thức các chuyên đề đã học và các kiến thức mở rộng, tổng hợp. - Khái quát những nét lớn về lịch sử Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những đặc điểm của tình hình văn học thời kì này. - Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu được học trong chương trình. - Tìm hiểu một số hình tượng chủ yếu của văn học giai đoạn này: hình tượng người lính, người lao động, người phụ nữ… - Nghị luận xã hội: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Nghị luận văn học: Nghị luận về một tác phẩm thơ, truyện hoặc một đoạn trích. - Củng cố khắc sâu kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận với các đề văn cụ thể gắn với các kiến thức HS đã hoc ở các lớp dưới. 5 Ôn tập tổng hợp và luyện đề Tháng 12&1 - Củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao trong chương trình. - Hệ thống những nét lớn từng thời kì văn học, từng chủ đề, so sánh, đối chiếu các vấn đề có sự tương đồng trong kiến thức chương trình. - Luyện đề tổng hợp, kết hợp với việc tiếp tục rèn kĩ năng làm văn của HS: làm văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - Ngoài các bước tiến hành ôn tập như trên, GV tích cực ra đề kiểm tra đánh giá, HS làm bài, chấm chữa bằng nhiều hình thức khác nhau. - Giải đáp các thắc mắc của HS. - Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để HS tự tin tham gia kì thi HSG các cấp. Bước 3: Giáo dục về tư tưởng và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng Sau khi thành lập đội tuyển, năm nào cũng vậy Ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm và thầy cô trực tiếp bồi dưỡng gặp gỡ các em để giáo dục tư tưởng. Giáo dục tư tưởng là để động viên học sinh, giúp các em yêu thích môn học, có mục tiêu, lí tưởng phấn đấu, có động lực quyết tâm ôn và thi học sinh giỏi đạt giải. Đây là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít giáo viên ôn luyện học sinh giỏi quan tâm đến vấn đề này, phần đa chỉ chú trọng đến mảng ôn luyện kiến thức. Điều này cần nhưng chưa đủ bởi sẽ thật khó khơi dậy ở các em lòng đam mê và nhiệt tình theo đuổi môn học nếu không biết mình đi thi học sinh giỏi sẽ có gì, được gì trong khi thời gian và các môn học chính khoá với các em đã là cả một gánh nặng...Chính vì vậy công tác giáo dục về tư tưởng là cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, song hành với việc ôn luyện về kiến thức. Ngoài ra, việc động viên khích lệ về tư tưởng cho học sinh được giáo viên giáo dục thường xuyên trong các tiết học, giờ học bằng lời nói, hành động việc làm cụ thể: Một lời khen ngợi, động viên, một phần quà nhỏ như chiếc bút bi, quyển vở, hay gói kẹo... sẽ giúp các em phấn khởi và tích cực hơn học tập rất nhiều. Có thể nói: nếu làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng cho học sinh có nghĩa là chúng ta đã thành công một phần nào trong công tác ôn luyện học sinh giỏi. Bước 4: Tiến hành bồi dưỡng: 1. Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng và hướng dẫn phương pháp, rèn kỹ năng làm bài cho học sinh: Như đã trình bày trong kế hoạch, nội dung bồi dưỡng bao gồm nhiều chuyên đề, chủ đề khác nhau. Trong phạm vi SKKN này tôi chỉ đơn cử đưa ra một chuyên đề rất quan trọng đó là “cách rèn kỹ năng làm văn nghị luận” cho học sinh. Vì văn nghị luận là kiểu văn bản rất khó đối với học sinh. Với kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn phải nắm chắc các bước, kỹ năng làm bài và sử dụng các kỹ năng một cách thành thạo. 6 Hơn nữa, văn nghị luận giúp học sinh nêu ra những suy nghĩ, quan điểm của mình trước một hiện tượng, sự việc đời sống hay ý kiến về một tư tưởng đạo lý, về một vấn đề văn học. Qua văn nghị luận, giáo viên bồi đắp thêm cho học sinh về tinh thần yêu nước, yêu con người, đồng cảm, chia sẻ đối với những người bất hạnh hoặc phê phán những quan điểm sai trái… trong cuộc sống. Để rèn kỹ năng làm tốt văn nghị luận tôi thực hiện như sau: 1.1. Cách lựa chọn hướng ra đề Thực tế giảng dạy giúp tôi ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh, từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh; đồng thời tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh, khi hiểu được năng lực của mình. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh mà còn làm giảm thiểu hứng thú học văn, tính độc lập sáng tạo của học sinh. Và hậu quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa. Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm qua, chúng ta nhận thấy, đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ văn chương. Phạm vi thường xoay quanh những vấn đề cốt lõi của chương trình như: chức năng và đặc trưng của văn học nghệ thuật, phẩm chất của người nghệ sĩ, phong cách của nhà văn... hoặc phân tích một tác phẩm văn học đặc sắc, hoặc phân tích một số tác phẩm để nêu bật một vấn đề nào đó liên quan đến đề tài, chủ đề hay một đặc điểm quan trọng của tiến trình lịch sử văn học dân tộc... Nhìn chung , tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nên tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau: a. Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học Dạng đề này phải gắn với những tác phẩm hay, có trong chương trình. Ví dụ: Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà em đã học, hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Chiếc lược ngà” là bài ca bất tử về tình cảm cha con của người lính trong chiến tranh. Qua dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh về tác phẩm: nắm hệ thống chi tiết, hình ảnh; hiểu khái quát giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm; năng lực chọn lựa và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật ở nhiều cấp độ khác nhau: chỉnh thể tác phẩm - hình tượng - chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ... b.Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm Dạng đề này yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề cơ bản của lí luận văn học và soi sáng nó vào những tác phẩm văn học cụ thể. Ví dụ: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”. Bằng hiểu biết của em, hãy làm sáng tỏa nhận định trên. Với dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh về những vấn đề lí luận văn học cơ bản: đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ thuật, giá trị và chức năng của văn học, vai trò 7 của văn học đối với đời sống v.v...đồng thời củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Qua lí luận văn học, học sinh có căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn tác phẩm và ngược lại, qua tác phẩm, học sinh hiểu và biết khái quát nâng cao thành những vấn đề lí luận văn học cơ bản. c. Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học Đây là một trong những dạng đề khó, nhưng học sinh dễ có cơ hội để phát huy năng khiếu và sở trường riêng của một HSG. Nó đòi hỏi học sinh vừa nắm được những vấn đề cụ thể, chi tiết, vừa biết khái quát tổng hợp và lý giải vấn đề. Có thể so sánh tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng trong một giai đoạn văn học, của một tác giả hoặc khác giai đoạn, khác tác giả... Ví dụ: + Vẻ đẹp hình tượng người lính qua hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. 1.2. Rèn luyện kỹ năng phân tích đề Xét đến cùng, việc dạy HS làm bài, rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả thi HSG. Đây là khâu yếu nhất của HS (kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng...). Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi HSG có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm (Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh...). Điều quan trọng là xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lý và khoa học cho bài viết. Thông thường, luận điểm chính của bài viết thường nằm ở những thao tác chính. Đây cũng là trọng tâm của bài viết. Những thao tác hỗ trợ thường gắn với những ý phụ, ý bổ sung, giúp cho nội dung bài viết hoàn chỉnh, trọn vẹn. 1.3. Rèn kỹ năng lập dàn ý Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý cần yêu cầu học sinh lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu: + Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết; + Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài; + Sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học. Để giúp học sinh thực hiện được yêu cầu trên, GV cần hướng dẫn các em đặt hệ thống câu hỏi và tự trả lời: + Câu hỏi tìm luận điểm: Yêu cầu trọng tâm của đề là gì? Vấn đề cần giải quyết có thể triển khai ở những khía cạnh, phương diện nào? + Câu hỏi xác định quan hệ và vai trò của luận điểm: Những khía cạnh, phương diện ấy quan hệ với nhau như thế nào? Phương diện nào thể hiện tập trung và rõ nét các yêu cầu trọng tâm của đề? + Câu hỏi sắp xếp luận điểm: Các khía cạnh, nội dung cần nghị luận được trình bày như thế nào là tối ưu nhất? 8 Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25-30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói (yêu cầu phải nói rõ căn cứ để nhận thức đề, đề xuất luận điểm và sắp xếp ý). Cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn chỉnh. Chẳng hạn, với đề văn: Trong kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: "Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Em hiểu như thế nào về câu thơ trên? Bằng sự hiểu biết về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. /. Ở đề trên, học sinh cần nêu được các luận điểm chính sau: - Giải thích ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du ("những điều trông thấy""? "Đau đớn lòng"?...) - "Nỗi đau đớn lòng" trước "những điều trông thấy" của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào trong Truyện Kiều ? - Đánh giá về giá trị của Truyện Kiều, về nỗi niềm Nguyễn Du được thể hiện qua tác phẩm của mình về sức sống của tác phẩm... Ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết thành văn phần mở, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý. Kỹ năng này nếu được rèn luyện nghiêm túc sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập, khắc phục dần tình trạng học sinh làm bài theo kiểu ngẫu hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó, thậm chí làm bài xong không biết mình viết gì. Tác dụng của khâu này là giúp các em khi đọc đề thi có thể nhanh chóng hình thành hệ thống luận điểm, định hướng kiến thức cho bài trong một khoảng thời gian ngắn (15-30 phút) đầu giờ; bài viết của các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học ở một bài văn HSG . Qua thực tế thấy rất rõ, các em trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề và lập dàn ý khá nhanh và tự tin, có ý thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống luận điểm trước khi bắt tay vào viết bài. 1.4. Rèn luyện kỹ năng viết văn Đây cũng là kỹ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn có một bài viết hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào chính bài viết của học sinh. Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, cần tiến hành theo các hình thức sau: +Viết thành văn một đoạn ý: Đoạn văn giải thích; Đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài (thường là luận điểm chính); Đoạn văn bình luận nâng cao. +Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa (khoảng 1- 2 bài /1 tuần). +Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định (150 phút). Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn dạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Từ đó nâng dần yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách riêng của người viết. 9 2. Giáo viên cung cấp cho học sinh một số sách tham khảo. Để học sinh có kiến thức sâu rộng thì giáo viên cần cung cấp cho các em một số sách tham khảo. Đối với một học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu rộng thì các em mới chủ động, mạnh dạn thể hiện năng lực của mình. Các sách này có thể là các tác phẩm văn học của các tác giả lớn mà các em đã được học chính khóa nhưng cần phải đọc nhiều, biết rộng hơn rất nhiều so với nội dung học ở sách giáo khoa. Hoặc có thể là những bài văn mẫu của những bạn đạt giải cao trong kỳ thi các cấp. Khi đọc bài văn mẫu giáo viên lưu ý học sinh là chỉ mang tính chất tham khảo chứ không học thuộc để đưa vào bài viết của mình. Đọc sách là một họat động cực kỳ quan trọng trong yêu cầu của công tác bồi dưỡng. Giáo viên đặc biệt phải hết sức quan tâm đối với học sinh và phải đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh để các em có được những kiến thức cần thiết trong quá trình làm bài. Và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra để bắt buộc học sinh đọc và thấy được ích lợi của việc đọc. Vì kiến thức văn học phong phú, vững vàng là cơ sở và nền tảng đầu tiên để học sinh viết một bài văn tốt. Giáo viên cần yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào một cuốn vở riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay của nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng. Ví dụ: Khi dạy chuyên đề về văn học, cụ thể là về vai trò của văn học đối với cuộc sống, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương, giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh sưu tầm và chọn lọc những lời nhận định liên quan đến vấn đề này và tìm được những lời nhận định có ý nghĩa và giá trị nhất. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số lời nhận định sau: - “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu) - “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học” ( Tố Hữu) - “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” ( PusKin) - “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” ( Biêlinxki) Và còn nhiều những câu thơ, lời nhận định, đánh giá sắc nét khác mà học sinh cần sưu tầm để làm phong phú thêm bài văn của mình. 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học và cách làm đề thi 3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học Vì thời lượng bồi dưỡng rất hạn chế, giáo viên không thể bồi dưỡng hết được những kiến thức các em đã học, nên phần ôn tập lại những kiến thức căn bản đã học thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện. Điều này không khó đối với một học sinh giỏi. Để giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn cho các em cách tự học, tự ôn. 10 Chẳng hạn khi các em ôn tập về văn học hiện đại, giáo viên hướng dẫn học sinh tự thống kê theo mẫu sau: Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Thể loại Nội dung Nghệ thuật Ngoài ra, giáo viên yêu cầu các em phải học thuộc các bài thơ và tóm tắt được nội dung chính đối với những truyện ngắn. Khi giáo viên yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải có sự kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên về việc tự học của các em. 3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm đề thi Giáo viên chọn lọc một số đề thi học sinh giỏi các cấp qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề ra. Có những học sinh tuy có kiến thức môn văn rất phong phú nhưng khả năng phân tích và hiểu đề chưa tốt cũng rất dễ dẫn đến việc lạc đề, viết tản mạn, lan man không hướng vào yêu cầu của đề ra. Đây là vấn đề thường thấy trong bài làm của học sinh nói chung và của học sinh giỏi nói riêng. Thông thường một đề thi học sinh giỏi môn văn thường là 2 câu hoặc 3 câu; câu ít điểm và câu nhiều điểm thì giáo viên nhắc nhở, căn dặn học sinh tùy theo điểm của từng câu mà phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Ví dụ: Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ Ánh trăng bằng hình ảnh; ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Theo em, cái giật mình ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ? Điều em cảm nhận được từ hai câu thơ trên. Đối với câu hỏi trên, học sinh cần hiểu được ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ. Khổ thơ cuối có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu lắng, toát lên vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm. Học sinh cần nêu ra được: - Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu và trang nghiêm xuất hiện đột ngột; - Tình cảm và thái độ của nhà thơ trong cái giật mình cuối bài thơ (giật mình trước sự vô tình dễ có ở mình, ở một thế hệ từng trải qua chiến tranh nay được sống trong hòa bình có thể lãng quên nghĩa tình quá khứ; - Trân trọng trước sự thức tỉnh và rút ra bài học của bản thân về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Trong những năm gần đây, đề thi cấp huyện, cấp tỉnh thường ra dạng đề mở và tập trung vào văn nghị luận. Ví dụ: Sống trong đời sống Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? (Trịnh Công Sơn) Hãy tìm câu trả lời trong các văn bản Ánh trăng - Nguyễn Duy, Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (Sách Ngữ văn 9). 11 Đứng trước một đề ra như vậy, giáo viên cho học sinh khỏang 30 phút để tìm ý, lập dàn ý. Sau đó giáo viên yêu cầu vài em trong đội tuyển trình bày cách hiểu đề và dàn ý của mình, rồi từ đó yêu cầu các em còn lại có ý kiến bổ sung, cuối cùng giáo viên khẳng định những ý đúng và cần thiết đối với yâu cầu đề trên và có thể định hướng cho các em một dàn ý sơ lược như sau: * Con người sống trên cuộc đời cần có một tấm lòng: - Khao khát sống có ích cho mọi người, cho xã hội, sẵn sàng đem sức lực của mình để cống hiến cho cuộc đời, cho đát nước. - Những tấm lòng ấy đáng quý, đáng trân trọng vì sự đóng góp lặng lẽ, âm thầm mang lại lợi ích cho cuộc đời. - Có tình yêu cuộc sống, yêu con người; gắn bó, say mê với công việc. - Thuỷ chung, ân tình với quá khứ, với thiên nhiên, đất nước và chính mình. * Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của những tình cảm, thái độ đó đối với cuộc đời; ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng: - Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thực sự hạnh phúc khi nó góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình. - Tấm lòng đẹp và thái độ sống tích cực sẽ gợi những xúc cảm, suy tư, làm bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp ở người khác. Là sự thức tỉnh về cách sống, thêm khao khát được làm việc, được cống hiến; biết sống đẹp, ý thức được bổn phận và nghĩa vụ. - Những tấm lòng, tâm hồn đẹp có khả năng khơi gợi cảm hứng nghệ thuật. Hay đề khác về nghị luận xã hội: Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn khép lại với thông điệp: “…Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. (Ngữ văn 9, tập 1, trang 160, NXB Giáo dục, năm 2009) Suy nghĩ của em về vấn đề trên? Với đề văn trên, giáo viên yêu cầu học sinh: - Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận. - Nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài. - Nêu được các ý: * Nội dung của bức thông điệp: Hãy sống bao dung, nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. * Suy nghĩ của người viết: + Bức thông điệp là bài học về lẽ sống đẹp (học sinh dùng lý lẽ và dẫn chứng để lí giải và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề). + Ý nghĩa của bức thông điệp (định hướng, giáo dục... cho con người về cách sống đẹp). + Bàn bạc, mở rộng vấn đề và liên hệ thực tế (hiểu, vận dụng bức thông điệp một cách linh hoạt. Ví dụ: Nhân ái, bao dung đúng người, đúng lúc theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, thể hiện ân nghĩa, ân tình bằng những cách khác nhau). Với sự định hướng của giáo viên sẽ kích thích các em động não, tư duy để hiểu ý nghĩa nội dung yêu cầu đề, có cách trình bày ý và các thao tác lập luận sao cho đầy đủ và thuyết phục nhất. Đề ra để học sinh luyện tập rất nhiều nhưng khuôn khổ ở chuyên đề này không cho phép người viết trình bày dài. Chỉ đơn cử vài ví dụ làm minh họa. 12 Hướng dẫn và định hướng cho học sinh theo những cách thức như trên sẽ có ý nghĩa góp phần khơi gợi, tạo khả năng chủ động cho các em biết tư duy, phân tích, xác định đề và tìm ý một cách nhanh chóng khi đứng trước một đề văn.. 4. Giáo viên ra đề cho học sinh làm; chấm và sửa bài cho từng học sinh Đây là cơ sở để giáo viên nắm bắt khả năng của học sinh trên nhiều phương diện, từ cách hiểu đề, xác định yêu cầu của đề ra, tìm ý và lập ý đến cách hành văn trong một bài làm cụ thể. Năng lực viết và cảm thụ văn của học sinh cũng bộc lộ rõ trong bài. Thời gian lên lớp giữa thầy và trò không nhiều, nên giáo viên không thể cho học sinh làm được nhiều bài trên lớp vì rất mất thời gian. Để khắc phục điều này giáo viên giao cho các em một số đề và yêu cầu các em về nhà viết và đề nghị các em tự giác độc lập làm bài. Điều đó sẽ rèn luyện cho các em rất nhiều về tư duy viết, tốc độ viết. Vì tốc độ viết rất quan trọng, nếu viết hay, viết chắc sẽ đáp ứng tốt được yêu cầu của một bài thi học sinh giỏi với một nội dung yêu cầu rất lớn trong khuôn khổ thời gian nhất định. Cho nên việc rèn luyện cho các em viết bài làm văn ở trường và cả ở nhà trong công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các em thấy được điểm mạnh, mặt yếu của mình ở nhiều phương diện mà khắc phục và phát huy. Và như thế là đã giúp các em rèn luyện được rất nhiều trong quá trình học tập bồi dưỡng. Đối với các em học sinh giỏi, khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh trong từng bài viết. Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, tổ chức ý... phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi; qua đó các em phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm hạn chế trong bài viết của mình. 5. Tổ chức cho học sinh nhận xét văn người và sửa văn mình. Song song với việc tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cho học sinh tự đọc văn bạn để sửa văn mình. Thông qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược điểm của nhau và sửa cho nhau, ngoài ra còn có thể học tập ở nhau những điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cô đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy giáo đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, nhất là đọc các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn người hoặc có thể tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong đội tuyển. Với những hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu, năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có thêm nhiều vốn văn học. 6. Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học .Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp bổ sung củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 13 Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này thì học sinh tích cực, chủ động học tập, sôi nổi hăng hái gia nhập vào đội tuyển có nhiều hứng thú trong học tập, tin tưởng lạc quan vào kết quả khi làm bài. Số học sinh giỏi đạt cấp huyện là 3/3 em, cấp tỉnh là 1/3 em. Dưới đây là kết quả so sánh: *Trước khi chưa áp dụng: Năm học Số HS tham gia Số học sinh thi đậu Tỷ lệ Ghi chú 2007 - 2008 05 01 20% Giải KK 2008 - 2009 04 02 50% Giải KK 2009 - 2010 03 01 33.3% Giải ba 2010 - 2011 05 0 0% 2011 - 2012 03 02 66.6% Giải nhì, giải KK *Sau khi đã áp dụng: Năm học Số HS tham gia Số học sinh thi đậu Tỷ lệ Ghi chú 2012 - 2013 03 03 100% - Cấp huyện: 1 giải nhì; 2 giải 3; - Cấp Tỉnh: 1 giải ba Năm học 2011- 2012 và năm học 2012 – 2013 tôi vinh dự được Phòng GD Tân Phú phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả, năm 2011- 2012: có 6 học sinh đạt giải khuyến khích môn Văn; năm 2012 – 2013: có 02 học sinh đạt giải ba và 01giải khuyến khích (trong đó có 01 học sinh của trường đạt giải ba). Có được kết quả như trên, bản thân tôi rút ra được rằng: Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác trọng tâm ở các nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải nâng cao được chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, để phát hiện và bồi dưỡng đạt kết quả tốt người giáo viên là yếu tố cơ bản. Giáo viên thật sự phải có năng lực, năng khiếu sư phạm, đồng thời phải có tâm huyết với nghề nghiệp,và đặc biệt là “không quản thời gian ngày đêm, số tiết bồi dưỡng”…. vì chất lượng học sinh giỏi không chỉ thể hiện đánh giá năng lực, năng khiếu văn chương của học sinh mà còn thể hiện năng lực bồi dưỡng của mỗi giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Tôi hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để được các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để mong rút ra được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một công tác rất đỗi nặng nề nhưng rất vinh dự của người giáo viên. Do thời gian có hạn mà kiến thức và sự cảm nhận văn học thì vô cùng phong phú nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, nhất là những thầy cô trong cùng bộ môn. 14 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Với SKKN này đã áp dụng thực tế vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường chúng tôi đạt hiệu quả cao (học sinh giỏi văn cấp huyện đạt 100% đậu; học sinh giỏi văn cấp tỉnh đạt 33.3%). Tôi nghĩ rằng với những biện pháp mà tôi đề ra trong sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn ngành. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục” – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Quy chế hoạt động của các trường PT. DTNT ban hành kèm theo quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phương pháp dạy học văn – Đại học Quốc gia Hà Nội - SGK, SGV môn Ngữ văn 9 – Nhà xuất bản Giáo dục - Muốn viết được bài văn hay ( Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên) - Một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, các đề thi học sinh giỏi ở các tỉnh khác được tuyển chọn. - Một số tư liệu khác. NGƯỜI THỰC HIỆN Đã ký Lê Văn Mười 15 PHỤ LỤC I. Lý do chọn đề tài Trang 1 II. Tổ chức thực hiện đề tài Trang 2 1. Cơ sở lý luận Trang 2 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4 III. Hiệu quả của đề tài Trang 13 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng Trang 15 16 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường PT. DTNT Liên huyện Tân Phú- Định Quán CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Phú, ngày 17 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 Họ và tên tác giả: Lê Văn Mười.; Phó Hiệu trưởng Đơn vị: Trường PT. Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ……………  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan