năng thực hành, thậm chí đôi khi còn mang nặng tính hình thức dẫn đến học sinh
học đối phó và coi thường bộ môn.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Dưới thời trung đại, sự hiểu biết lịch sử và khả năng vận dụng các bài học
kinh nghiệm quá khứ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân
tài qua các kì thi chọn người ra làm quan.
Ngày nay, môn lịch sử trong trường phổ thông phải thực hiện nhiệm giáo
dục tư tưởng đạo đức và phát triển tư duy năng lực hành động của môn học. Trên
cơ sở những “ kiến thức cơ bản” về quá khứ, học sinh phải được khơi dậy
những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, tìm ra những chuẩn
mực đạo đức, hành vi đúng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Muốn làm được
điều này, người dạy sử phải là người làm cho học sinh hiểu rằng: Lịch sử vốn
không khô khan, cứng nhắc, nó luôn luôn vận động và phát triển trong dòng văn
hóa của nhân loại và dân tộc. Hiện tại hôm nay được kế thừa và phát huy bài học
kinh nghiệm của quá khứ hôm qua một cách sinh động, nó đang hiện hữu sống và
len lách trong tâm tư tình cảm của mỗi con người, vì thế học sử là điều cần thiết.
Từ thực tiễn và yêu cầu trên, đòi hỏi người dạy sử phải biết tổng hợp, xâu
chuỗi những sự kiện lịch sử quá khứ một cách khoa học, hấp dẫn theo những chủ
đề lịch sử từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của mỗi thời kì lịch sử. Cùng với những
phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đưa người học sống lại quá khứ như
nó đã diễn ra. Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu và ghi nhớ. Thông qua đó họ rút
ra bài học cho bản thân mình trong nhận thức và đánh giá vấn đề lịch sử và xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa lớp 12, theo chương trình chuẩn, đã viết sử Việt Nam từ
1919-2000,với 5 giai đoạn: 1919-1930; 1930-1945; 1946-1954; 1954- 1975; 1975-
2000. Trong các giai đoạn ấy chỉ có cuộc cách mạng tháng Tám 1945, sách mới
viết các bài học kinh nghiệm. Còn các giai đoạn khác thì chưa thấy đề cập. Điều
này tạo ra những khó khăn nhất định cho học sinh khi học. Nếu người dạy không
biết xâu chuỗi, chọn lọc kiến thức thành chủ đề để rút ra bài học kinh nghiệm ở
mỗi giai đoạn thì rất khó khăn cho học sinh khi làm bài thi và rút ra bài học lịch sử
cho mỗi thời kì.
Thực tế qua làm bài thi học sinh giỏi tỉnh hàng năm do Sở Giáo dục và Đào
tạo tổ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012, do SGDĐT tổ chức có khoảng
50% số thi sinh dự thi đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân học sinh có
thuộc bài, nhưng không có khả năng tổng hợp, nhận định. Không biết phân tích,
xâu chuỗi kiến thức cơ bản của một bài, một chương, một vấn đề để rút ra bài học
kinh nghiệm.
Qua khảo sát 170 học sinh lớp 12 của 4 lớp 12a1, 12a2, 12a3, 12b6, trường
THPT Long Thành, với câu hỏi sau: Nêu bài học kinh nghiệm của cuộc kháng
chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ. Có 50/170 học sinh trả lời đúng được 50% yêu
cầu đặt ra. Khảo sát về nguyên nhân của tình trạng này; học sinh trả lời: một là
SGK không đề cập; Hai là có nghe cô giảng nhưng em không thi khối C nên không
chú ý.