Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn những kinh nghiệm về kỹ năng dạy bài speaking cho học sinh 6,7 theo chương ...

Tài liệu Skkn những kinh nghiệm về kỹ năng dạy bài speaking cho học sinh 6,7 theo chương trình mới của đề án 2020

.DOCX
12
5082
156

Mô tả:

1.TÊN ĐỀ TÀI “NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ KỸ NĂNG DẠY BÀI SPEAKING CHO HỌC SINH 6,7 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI CỦA ĐỀ ÁN 2020” 2. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2016-2017 là năm học tiếp tục thực hiện đề án thực hiện chương trình đổi mới việc dạy tiếng Anh theo Quyết định số 1400/QĐ-TT ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, nhằm đổi mới và tạo bước chuyển rõ nét về chất lượng, hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh. Sự ban hành đề án là cần thiết để sớm được triển khai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của Đề án được xác định là: Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trên toàn quốc .Triển khai nghiêm túc, đồng bộ Chương trình mới ở các cấp học, tuyển dụng, bố trí đủ giáo viên để đảm bảo triển khai dạy và học từ cấp Tiểu học ngay từ năm học 2016-2017; đổi mới công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học bộ môn. Phấn đấu đến năm 2020, học sinh phổ thông được học chương trình mới đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; đa số học sinh tốt nghiệp THPT có năng lực sử dụng tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp góp phần phát triển xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế việc thực hiện đề án đổi mới việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020 là nhiệm vụ quan trọng. Dạy tiếng AnhTHCS theo chương trình mới là hướng HS hoàn thiện 4 kỉ năng nghe- nói- đọc- viết, trong đó chú trọng phát triển HS kỉ năng giao tiếp, nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức NgheNói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Chính vì thế giáo viên dạy tiếng Anh phải chú trọng các kỉ năng dạy ngôn ngữ, trong đó kỉ năng dạy giao tiếp tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho HS. 3. CƠ SƠ LÍ LUẬN Dạy tiếng Anh theo chương trình mới của đề án là hướng đến dạy HS biết kỹ năng giao tiếp tiếng anh. Như các tài liệu tham khảo nhận định “ Phương pháp Giao tiếp hay Đường hướng Giao tiếp (Communicative Approach) được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay”. Chương trình Sách giáo khoa mới được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills), năng lực giao tiếp (communicative competence). Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải 2 tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phương pháp Giao tiếp còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp (intention of communication). Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ (language function). Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. Chính vì thế , Giáo viên dạy tiếng Anh hướng HS đến hoàn thiện 4 kỹ năng:nghe- nói -đọc- viết, trong đó kỹ năng nói đóng vai trò quan trọng. 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN Đứng trước tình hình thực tế, tổ Tiêng Anh trường THCS Nguyễn Trãi đã thực hiện chương trình TA mới được hai năm. Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện đề án 2016-2020.Tuy thời gian dạy chương trình chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm về chương trình TA mới, nhưng chúng tôi đã cố gắng tìm tòi , hệ thống các kỉ năng dạy bài speaking để giúp HS phát triển ngôn ngữ giao tiếp TA. Muốn dạy kỹ năng speaking cho HS đạt hiệu quả , thì GV phải nắm vững các thủ thuật dạy kỹ năng speaking. Do đó tôi chọn đề tài “Những kinh nghiệm về kỹ năng dạy bài “speaking” cho HS 6,7 theo chương trình mới của đề án 2020” 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để thực hiện thành công giờ dạy speaking, giáo viên cần: + Giảm tối đa thời gian nói của GV trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho HS. + Dạy học theo cách gợi mở - GV chỉ gợi mở và dẫn dắt để HS tự tìm ra lời giải đáp hoặc huong đi rieng của mình. + Khai thác kiến thức sẵn có/kiến thức nền về văn hoá, xã hội cũng như ngôn ngữ của HS trong luyện tập ngôn ngữ. + Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của HS. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp HS học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. + Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập (product) mà còn chú trọng đến cả quá trình (process) luyện tập kĩ năng nói của HS. Trong chương trình SGK mới trong mỗi tiết dạy phần lớn đều có dạy kỉ năng nói TA” và có tiết “communication” dạy kỉ năng giao tiếp . Muốn dạy tốt kỉ năng tiết dạy nói GV phải biết các kĩ năng dạy speaking Một bài dạy speaking bao gồm: -Warm up -Speaking +Pre –speaking +While- speaking 3 +Post- speaking Sau đây là các kỹ năng dạy bài speaking I/ Warm up: 1/ GV thường cho HS xem tranh ảnh hoặc một đoạn phim , sau đó giáo viên gợi mở kiến thức từ HS,qua đó GV giới thiệu chủ điểm bài học. Thông qua hoạt động này GV cung cấp sơ lược thêm cho HS kiến thức về văn hóa , xã hội… mà có liên quan đến bài các HS sẽ thực hành nói. 2/ GV có thể cho HS tham gia các hoạt động cặp hoặc nhóm như thảo luận hoặc chơi trò chơi, Thông qua các hoạt động này, GV giới thiệu chủ điểm bài học. GV dùng các thủ thuật như là: - Brainstorming - Chatting - Discussion - Kim’s game/ Lucky numbers II/ Speaking: 1/Pre-speaking: a/ Vocabulary: -GV có thể dạy một số từ mới theo yêu cầu của nội dung bài. -Trong phần này GV sẽ giúp cho HS có được vốn kiến thức từ vựng về chủ điểm mà các em sẽ nói. -GV hướng dẫn HS làm một số bài tập về từ vựng về chủ đề sắp học, bài tập nhằm giúp HS tăng thêm ngữ liệu ngôn ngữ về chủ điểm mà HS sẽ nói ở phần while –speaking và phần post- speaking .Các dạng bài tập HS thường thực hiện: -Matching English words with the pictures. -Put the words into the correct groups -Write words that match the pictures -Complete the sentences b/ Grammar: GVgiới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục dạy có thể là các mẫu lời nói, hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá, hoặc những tình huống có sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan. § Hình thái (Form: pronunciation; grammar) § Ngữ nghĩa (Meaning) § Cách sử dụng (Use) Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau. Do đó thông qua các bài tập về ngữ pháp, giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu. Các bài tập thường là: 4 -Complete the dialogue - Complete the sentences -Write the sentences 2/ While- speaking - Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu. - HS luyện nói theo cá nhân/ cặp /nhóm dưới sự kiểm soát của của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ …) -GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày (nói lại) phần thực hành nói theo yêu cầu. Các dạng bài tập ở phần này là: -Picture drill -Word cue drill -Mapped dialogue 3/ Post –speaking: (Free practice/ Production) -HS nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương nơi mình ở. - GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để HS tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo của HS. -Để thực hiện mục này giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: +Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập nói theo cặp (pairs) hoặc theo nhóm (groups) để các em có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh trong lớp qua đó các em có thể cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp. + Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm. Việc hướng dẫn và gợi ý cho phần luyện nói rất cần sự sáng tạo và thủ thuật phong phú của giáo viên, không nên chỉ bám sát thuần tuý vào sách. + Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng. Sử dụng thêm các giáo cụ trực quan để gợi ý hay tạo tình huống. ·+ Có thể mở rộng tình huống, khai thác các tình huống có liên quan đến chính hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích liên hệ đến tình hình cụ thể của chính cuộc sống thật của HS. Các dạng bài tập ở phần này là: Interview then retell. Ask and answer Role play Discussion Talk to your friends about somethings 5 Grade 6 UNIT 2: MY HOME Lesson 4: Communication A. Objectives: By the end of this lesson, students can ask about and describe houses, rooms and furniture. B. Language Focus: 1. Vocabulary: town house, country house, villa, stilt house, apartment. 2. Structures: There is / There isn’t There are / There aren’t Prepositions of place C. Method: Communicative approach D. Teaching aids: Course book, CD player. E. Procedures: I/ Warm up: Discussion Where do you live? How many room are there in your house? Is there a garden in front of the house? II/ speaking 1/ Pre- speaking: ở phần này Gv sẽ cung cấp cho HS từ vựng chỉ đồ vật trong nhà, luyện HS đọc hiểu thêm về cấu trúc diễn đạt sự hiện hữu đồ vật trong nhà a/ Extra vocabulary: T. introduces extra vocabularies by the pictures T asks SS to match English words with the pictures 6 o Town house o Country house o Villa o Stilt house o Apartment T. asks SS to do exercises 1: T. uses a picture to help SS to do this exercise 1 My grandparents live in a……………….house in Nam Dinh. 2 There…………….four rooms in a house and a big garden. 3. I like the living room. There………….. a big window in this room. 4. There…………….four chairs and a table in the middle of the room. Key: 1. country 2. Are 3. Is 4. Are 3/ Grammar T. elicits the target language Form: There is/are…………+ preposition of place…….. Use: Dùng để nói sự hiện hữu của đồ vật hoặc người ở một nơi nào đó Meaning: Có………. II/ While- speaking: Make the dialogue with the pictures 7 SS have to complete the table Nick’s house Mi’s house bathroom 1 2 picture 5 2 chair 1 table 1 sofa 1 clock 1 - Ask Ss in each pairs not to look at each other’s picture and to make similar conversations. Ask Ss to note down the differences between the two houses. Ask some pairs to act out the conversation. Ask other pairs listen and add more differences if there are any. Example: A: Nick lives in a country house. Where does Mi live? B: Mi lives in a town house. Suggested questions: A: How many rooms are there in Mi’s house? B: There are six rooms. What about Nick’s house? SS work in pairs using the poster they have done. Production: Tell about the house with the picture , : - Give Ss 5 – 7 minutes to draw a simple plan of their house. - Have Ss work in pairs to tell each other about their house. - Ask Ss to note down the differences between their houses. Call on some Ss to describe their friend’s house to the class. - Let Ss present the differences between their house and their friend’s. - Ask Ss listen and give comments. 8 -Call on some Ss to describe their friend’s house to the class. Let Ss present the differences between their house and their friend’s. Ask Ss listen and give comments. Grade 7 UNIT 1: MY HOBBIES Lesson 4: Communication A. Objectives: By the end of this lesson, students can describe and give opinions about hobbies. B. Language Focus: 1. Vocabulary: the items related to hobbies. 2. Structures: The present simple and the future simple tense. Verbs of liking + V-ing. C. Method: Communicative approach D. Teaching ads: Course book, CD player, pieces of paper. E. Procedures: I/ Warm up SS will wacth a short movie which is about the students’ activities after school. T: What are their hobbies? SS: playing the guitar, collecting stamps, taking photos, arranging flowers II/Speaking 1/Pre- speaking: ở phần này GV sẽ giúp HS nắm thêm từ vựng về hoạt động sở thích a/ Vocabulary : T teaches vocabularies Making pottery Carving wood Unusual Take up sth T. asks SS to do exercises 1: T. uses pictures to help SS to do this exercise Match the activities with pictures. 9 Making models Making pottery Ice-skating Dancing Carving wood T. asks SS to do exercises 2: SS complete the table Boring unsual interesting Making pottery dancing Ice- skating Making models Carving wood - Before Ss do this activity, have them look at the Look Out! Box. Write some examples sentences on the board to make one sentence with each picture. - Call Ss to give some examples. - Ask Ss to work individually and tick the appropriate boxes. Then, they move on to complete the five sentences. 1. I find making pottery………………..because……………….. 2. I think dancing is …………………..because………………… 3. I find ice –skating…………….because………………….. 4. I think making models is …………….because…………… - Call on a student to model the first sentence. - Ask Ss to write their anwers on the board. - Have other Ss give comments b/ Grammar: T. elicits the target languages I find making pottery interestng. 10 I think dancing is interesting. Form: find + sth/ doing +adj. Think (that) sth/ doing sth +is + adj Use: Đưa ra ý kiến về điều gì đó Meaning: Nhận thấy…….. 2/ While –speaking: - Have Ss give comments ( SS use pictures to give their opinions) 3/ Post- speaking ( Production) - Have Ss work in pairs to make conversations as in the example. -Ask Ss to take turns being the person who ask the questions. This student has to note down his/ her partner’s answers to report to the class later. - Call on some Ss to report the answers to the class. - Interview a classmate about the hobbies. Take note and present your partner ‘s answers to the class. Example: You: What do you think about making pottery? Mai: I think it is … / I find it … You: Why? Mai: Because … You: Will you take up making pottery in the future? Mai: Yes, I will./ I’m not sure. SS make another dialogue with another pictures 11 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Đề tài này đã được tôi vận dụng thực hiện trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh 6 mới hai năm qua và lớp 7 mới trong năm học 2016-2017. Tôi nhận thấy học sinh tiếp thu tốt và phát triển về kĩ năng nói được tiến bộ hơn so với những năm học trước khi còn dạy chương trình Tiếng Anh cũ. Học sinh năng động và tự tin hơn trong giao tiếp. Chất lượng môn Tiếng Anh năm sau luôn cao hơn năm trước chiếm khoảng 95% trung bình trở lên. 7. KẾT LUẬN Với nội dung trên tôi chỉ trình bày các kỹ năng dạy tiết speaking cho HS lớp 6,7 của chương trình mới, chương trình được biên soạn theo hướng dạy kĩ năng giao tiếp cho HS. Trong nội dung này tôi chỉ đưa ví dụ một vài bài để áp dụng, thực tế bài dạy nào chúng ta cũng có thể chọn một trong những các thủ thuật trên để áp dụng. Không những vậy, chúng ta cũng có thể áp dụng cho các tiết dạy reading, listening, listen and read. Nếu giáo viên nắm chắc kỹ năng dạy speaking thì giáo viên sẽ biết tổ chức tốt các hoạt động dạy bài speaking và sẽ giúp HS hoạt động các kỹ năng nói tiếng Anh đạt hiệu quả. Đó là những kinh nghiệm về kỹ năng dạy bài speaking cho HS 6,7 theo chương trình mới của đề án. Tôi chưa có kinh nghiệm nhiều về chương trình mới của đề án. Vậy kính mong quí đồng nghiệp đóng góp ý kiến thêm để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 8. ĐỀ NGHỊ: không Người thực hiện Nguyễn Thị Nở 12 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 6,7 mới theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo  Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 6,7 mới dành cho giáo viên theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo  Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá  Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THCS (ELT Methodology - Middle Schools) 10. MỤC LỤC 1. Tên đề tài …………………………………………….Trang 1 2. Đặt vấn đề…………………………………………….Trang 1 3. Cơ sở lý luận………………………………………….Trang 1 4. Cơ sở thực tiễn………………………………………..Trang 2 5. Nội dung nghiên cứu………………………………….Trang 2 6. Kết quả nghiên cứu…………………………………...Trang 11 7. Kết luận……………………………………………….Trang 11 8. Đề nghị………………………………………………..Trang 11 9. Tài liệu tham khảo…………………………………….Trang 12 10. Mục lục………………………………………………Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan