Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn phương pháp dạy đọc môn tiếng anh thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy đọc môn tiếng anh thcs

.DOC
22
1646
111
  • MỤC LỤC.
    I. PHẦN MỞ ĐẦU: Trang
    1. Lí do để chọn đề tài: 02
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 02
    3. Đối tượng nghiên cứu: 03
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 03
    5. Phương pháp nghiên cứu: 03
    II. PHẦN NỘI DUNG:
    1. Cơ sở lý luận: 03
    2 -Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS: 04
    2.1 - Thuận lợi - Khó khăn: 04
    2.2 - Thành công - Hạn Chế: 05
    2.3 - Mặt mạnh - Mặt Yếu: 05
    2.4 - Các nguyên nhân và yếu tố tác động: 06
    2.5 - Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạngmà đề tài đặt ra: 07
    3. Giải pháp và biện pháp: 08
    a.Giai đoạn chuẩn bị <Pre/ Reading> : 08
    b. Giai đoạn đọc < While - Reading >: 11
    c.Các bài tập củng cố (Post- reading) : 17
    4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học: 18
    III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:
    1
    Trang 1
  • NỘI DUNG ĐỀ TÀI
    Tên đề tài:
    “PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC MÔN TIẾNG ANH.
    I. PHẦN MỞ ĐẦU:
    1. Lí do để chọn đề tài:
    Ngày nay khi Tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong
    trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng đầu.
    Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng
    Anh lại nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được
    toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo ?
    Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ,
    muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng cơ
    bản: - Nghe, - Nói, - Đọc, - Viết. Trong đó, kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định xem
    người học có hiểu nội dung của bài hay không. Ngay từ năm lớp 6 học sinh đã được
    làm quen với bài học ngắn dễ hiểu. Khi chương trình được nâng cao kỹ năng đọc
    càng được yêu cầu khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy
    tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài dạy hơn nữa những bài đọc ở chương
    trình lớp 8,9 thường dài hơn và nhiều từ mới, nên rất khó cho học sinh khi học và
    giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy.
    Nhận thấy kết quả, hiệu quả của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường
    THCSlà một vấn đề, là một thực trạng cần thiết để bổ sung thêm vào các phương pháp
    dạy học Tiếng Anh ở trường THCS nên tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp
    cho đề tài của mình đó là: "Phương pháp dạy đọc môn Tiếng Anh ".
    Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của
    kỹ năng đọc Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường
    THCS, cải tiến phương phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng bài, từng đối
    tượng học sinh.
    2
    Trang 2
  • 2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh.
    - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường
    THCS. Từ đó có thể so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp mới.
    - Rút ra một số bài học bổ ích sau khi nghiên cứu.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng phương pháp dạy kỹ
    năng đọc môn Tiếng Anh tại Trường THCS Lê Đình Chinh
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
    - Phương pháp dạy kĩ năng đọc môn Tiếng Anh tại trường THCS
    - Tháng 9 -2015 đăng ký đề tài
    - Tháng 11-2015 tìm tư liệu cho đề tài, khảo sát đối tượng học sinh qua bài
    giảng, phiếu điều tra bài kiểm tra. .
    -Tháng 2 - 2016 hoàn thành đề tài.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải nghiên cứu trong một thời
    gian khá dài và đã lựa chọn ra một số phương pháp sau:
    - Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan.
    - Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề .
    - Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến.
    - Phương pháp quan sát sư phạm.
    II. PHẦN NỘI DUNG:
    1. Cơ sở lý luận:
    Đọc là một kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết trong việc dạy và học ngôn ngữ ở
    trường THCS. Trong lớp học ngắn học sinh đọc để lấy thông tin, để kiểm tra lại các dữ
    kiện để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó ….,
    nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ kiện thông tin
    lâu dài.
    3
    Trang 3
  • Trong cuộc sống hàng ngày học sinh lưu trữ những quan trọng qua việc dạy chữ
    viết, từ việc học theo sách vở trong trường đến việc đọc những thông tin nhắn qua
    quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn sử dụng thông tin máy móc ….. Dạy đọc có nghĩa là
    người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và nội dung của thông
    tin.
    2 -Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS:
    Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học. Nhưng
    việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do hạn chế về
    cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông nhưng mặt quan trọng nữa là do
    chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh điều
    này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh học sinh luôn tìm cách lẩn
    tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác học
    sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc ,
    đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc kết quả các em không thể trả lời hoàn
    chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp ứng
    được yêu cầu mà mình đã đặt ra. Trong trường hợp này giáo viên cần phải dạy cho các
    em học sinh kỹ năng đọc phân tích lấy thông tin từ đó học sinh mới có thể áp dụng
    làm bài tập nhanh được.
    Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên không thể không kể đến chất lượng dạy học
    được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng bài học, từng đối
    tượng học sinh.
    2.1 –Thuận lợi - Khó khăn
    * Thuận lợi:
    ` - Điều đáng mừng là người Việt Nam học Tiếng Anh thuận lợi hơn một số dân
    tộc khác như người Hoa, người Thái, người Ả Rập ….. Bởi lẽ hệ thống chữ viết của
    Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít chữ cái khác nhau như W, J,
    Z…. Tuỳ theo mục đích của bài học giáo viên có thể dạy đọc theo một vài cách khác
    nhau.
    4
    Trang 4
  • - Người đọc thay phiên nhau đọc lớn (thường áp dụng cho những lớp mới bắt
    đầu học hoặc cho những người nhỏ tuổi )
    - Giáo viên đọc cho học sinh đọc giò theo trong sách.
    - Học sinh đọc thầm.
    - Ở các lớp mới vừa học Tiếng Anh giáo viên cần cho học sinh làm quen với sự
    kết hợp các chữ cái cho hệ thống chữ viết dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu được ngữ
    nghĩa của từ, cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh.
    * Khó Khăn:
    - Việc dạy đọc thành thạo một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc khó
    đối với nhiều giáo viên khi mà đối tượng học sinh của chúng ta không đồng đều vì từ
    Tiếng Anh không thể đánh vần như Tiếng Việt.
    - Ngoài ra giáo viên nên đưa ra những hoạt động đọc thường được tổ chức nhằm
    củng cố những hoạt động rèn luyện trước đó như các hoạt động nghe nói chẳng hạn.
    2.2- Thành công – Hạn Chế:
    *Thành công:
    - Sau một thời gian băn khoăn trăn trở với phương pháp mình đã chọn, liệu học
    sinh có hiểu bài tốt không. Bằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tôi đã thu
    được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng trước khi áp dụng phương pháp
    mới.
    * Hạn chế:
    - Việc dạy đọc ở trong lớp theo phương pháp cũ thường mang tính ép buộc vì
    giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện để việc dạy đọc có hiệu quả và mang
    tính giao tiếp hơn giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài dạy áp dụng ngay vào việc thực
    hành các bài học cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng về thể loại có
    nội dung liên quan và làm phong phú thêm về kinh nghiệm sống của học sinh, gây
    hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện các bài tập đọc
    cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kỹ thuật đọc và thảo luận mở rộng đề tài của bài
    đọc.
    2.3- Mặt mạnh– Mặt Yếu:
    5
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan