Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số t...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11.

.DOC
11
1012
147

Mô tả:

Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : - Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy văn là chủ thể học sinh . Học sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức trong quá trình dạy văn và học văn trong nhà trường - Phát huy sự năng động của chủ thể , năng lực sáng tạo ở mỗi người là đáp ứng một đòi hỏi có ý nghĩa thời đại . - Hoạt động ngoại khóa văn học(diễn kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học) ở trường phổ thông là một hình thức có thể xem là phương pháp phát huy năng lực sáng tạo của chủ thể học sinh , giúp cho quá trình cảm thụ văn học tốt hơn . Tuy nhiên hình thức này cũng có một số hạn chế nhất định : quỹ thời gian cân đối cho các em giữa một lịch học dày đặc của các em hiện nay, để có thời gian chuyển thể kịch bản , tập kịch , kinh phí ... Nên ngoài hình thức ngoại khóa trên , tôi cũng xin đề xuất thêm một hình thức : cũng là diễn tiểu phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn học nhưng qui mô nhỏ và kết hợp với công nghệ thông tin. - Qua hai năm thực hiện (2011-2012; 2012-2013) khối lớp 11, tôi nhận thấy cách hoạt động theo hình thức này có hiệu quả cao : khơi gợi sự tìm tòi , phát hiện , sáng tạo và hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng : khả năng tổ chức , soạn thảo , hợp tác giữa các thành viên , cách chọn lọc , tham khảo tài liệu , khả năng vận dụng kiến thức một cách cụ thể ; cảm thụ tác phẩm một cách toàn diện. - Với những kết quả trên , tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong đề tài “Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11” . Tôi mong được chia sẻ với quý đồng nghiệp . II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận : - Đặt vấn đề phát huy chủ thể học sinh trong dạy văn và học văn cũng chính là đi vào vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp bách trong tình hình chất lượng đào tạo văn học trong nhà trường phổ thông của ta hiện nay . - Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc nhở chúng ta rằng : “…dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác , phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ bằng trí óc cảu mình và diển tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình như thế nào cho tốt” - Học sinh càng tích cực tham gia và tham gia một cách tự giác có ý thức vào quá trình dạy học bao nhiêu thì sự phát triển văn học ở học sinh càng vững chắc và sâu sắc bấy nhiêu . - Cảm thụ văn chương là một hoạt động tự giác , là sự vận động của nhiều năng lực chủ quan con người . Đọc sách để rối liên tưởng , tưởng tượng . Từ đó các em học sinh có thể vân dụng liên tưởng , tưởng tượng đó vào việc soạn thảo kịch bản : tái hiện lại cảnh đời , con người , cảnh vật …trong tác phẩm , chỉ đạo những động tác diễn xuất khi tiến hành hoạt động ngoại khoá : diễn kịch chuyển thể từ những tác phẩm văn học . - Sức hoạt động của liên tưởng , tưởng tượng càng mạnh bao nhiêu thì sức cảm thụ càng sâu , càng nhạy bén bấy nhiêu . Mà nghệ thuật dạy văn là nghệ thuật khêu gợi trí tưởng tượng , năng lực liên tưởng của học sinh . Đối với những yêu cầu trên thì hoạt động ngoại khóa có thể đáp ứng với hiệu quả cao . Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 - Mục đích của hoạt động ngoại khóa văn học là góp phần tạo ra lối sống văn hóa vá khả năng hưởng thụ văn học nghệ thuật cho học sinh .Qua hoạt động ngoại khóa văn học , học sinh được cân đối về trí tuệ , đạo đức , thể dục , mĩ dục. Hoạt động ngoại khóa văn học phát huy tính năng động chủ quan , tính tích cực xã hội . 2. Cơ sở thực tiễn - Trong thực tế giảng đạy ở nhà trường phổ thông hiện nay , hoạt động ngoại khóa đang bị xem nhẹ . Trong khi đó hiệu quả đem lại của nó là khá lớn : kích thích , khêu gợi sự hứng thú , say mê học hỏi , tìm hiểu tác phẩm văn học của học sinh . Trước tốc độ phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, các môn tự nhiên là lựa chọn hàng đầu của các em , bởi khả năng ứng dụng theo tình hình xã hội được các em đánh giá là cao thì việc tổ chức , duy trì hình thức ngoại khóa như trên là một trong những cách khơi gợi hứng thú học tập bộ môn văn cho các em học sinh . Qua hình thức hoạt động này , các em sẽ thấy rằng : môn văn vẫn có sự ứng dụng thực tế cao , không thua kém so với những môn học tự nhiên khác. - Đồng thời hoạt động ngoại khoá theo hình thức này sẽ tạo điều kiện phát hiện sở thích , thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo , giúp cho việc hướng nghiệp môn văn - Hoạt động ngoại khóa văn học góp phần chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài của những khuynh hướng văn hoá xấu , độc hại . Nó hướng dẫn thị hiếu nghệ thuật đúng đắn , rèn luyện óc thẫm mĩ , lối sống năng động hài hoà cho học sinh III.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN : Trong quá trình tiến hành hình thức hoạt động này cho học sinh , tôi nhận thấy đã gặp những thuận lợi , khó khăn từ nhiều phía khác nhau : 1. THUẬN LỢI : - Được tập huấn và tiếp cận chương trình và sách giáo khoa mới - Đối tượng học sinh : một số em có khả năng cảm thụ , liên tưởng, tưởng tượng khá tốt , một số em lại có khả năng diễn xuất và nhập vai , một số em có khả năng tổ chức tốt. 2. KHÓ KHĂN : - Đây là hình thức hoạt động mà thời gian gần đây chưa được phổ biến nhiều , còn mới lạ nên ban đầu tôi còn lúng túng trong khâu chuẩn bị và thực hiện . - Hình thức hoạt động này có tính chất tương đối qui mô , đòi hỏi : quỹ thời gian đầu tư nhiều từ cả hai phía giáo viên và học sinh , kinh phí , kĩ năng vận dụng . 3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: - Cho các em truy cập Internet để tìm tư liệu ; trích một phần lương của bản thân - Liên hệ với phụ huynh để được hỗ trợ thời gian cho các em đầu tư cho hoạt động . - Khối 11 ban B của trường có giờ tự chọn , có thể tận dụng tiến hành hoạt động ngoại khoá tại lớp. - Giáo viên nghiên cứu thêm tài liệu để cung cấp nguồn thông tin cho các em : tri thức văn học , kĩ năng diễn xuất , soạn thảo từ tác phẩm văn học chuyển thể thành kịch bản . - Giáo viên vừa tiến hành vừa rút kinh nghiệm Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 IV. PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ : 1.Cơ sở lí thuyết: Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khoá văn học trong nhà trường phổ thông: - Hình thức hoạt động ngoại khoá văn học trong các tổ ngoại khóa chuyên môn - Hình thức hoạt động ngoại khoá văn học thông qua công tác quần chúng có liên quan đến lĩnh hội các loại hình nghệ thuật . - Hình thức hoạt đông ngoại khoá văn học thông qua công tác nghệ thuật nghiệp dư của học sinh . - Hình thức hoạt động ngoại khoá văn học thông qua những biện pháp thường xuyên cho đông đảo học sinh . - Hình thức họat động ngoại khóa văn học trong các giờ học tự nguyện về các loại hình nghệ thuật . Trong 5 hình thức kể trên , dựa vào điều kiện có thể cho phép , tôi chọn hình thức 3 . Nội dung hoạt động của hình thức này gồm tạo hình , sáng tác thơ văn , âm nhạc , “khéo tay hay làm” , cắm hoa , làm hoa văn , trang trí nột thất, sân khấu , điện ảnh , múa . Trong những nội dung trên tôi chọn mảng nội dung sân khấu (diễn kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học) 2.Ứng dụng thực tế: Khâu chuẩn bị a. Sự chuẩn bị của giáo viên: Đối với giáo viên , là người tổ chức và có vai trò điều hành , hướng dẫn học sinh làm việc nên khâu chuẩn bị càng kĩ , càng chi tiết , có định hướng rõ ràng sẽ càng đạt hiệu quả cao. - Giao đề tài ( một hoặc hai tác phẩm văn học ) cho từng lớp ( mỗi lớp một đề tài) và xem kịch bản trước khoảng một tháng và những yêu cầu , hướng dẫn các em: + Cách cảm thụ (các em đã được cảm thụ trên lớp), liên tưởng , tưởng tượng + Cách chuyển thể kịch bản(hoặc sáng tạo kịch bản) + Cách diễn xuất, cách chọn và chuẩn bị phục trang , âm thanh ( nếu có yêu cầu) - Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh các địa chỉ để tìm kiếm thông tin trên Iternet ( tài liệu về tác phẩm , kịch chuyển thể do các diễn viên chuyên nghiệp thể hiện… từ đó học hỏi , rút kinh nghiệm , dựa trên nền tảng đó mà sáng tạo ) b. Sự chuẩn bị của hoạc sinh ( theo sự định hướng của giáo viên): - Sau khi nhận đề tài, từng lớp sẽ tiến hành cử lớp trưởng cho hoạt động này (am hiểu hoạt động , nắm bắt tốt năng lực của các bạn trong lớp , có năng lực tổ chức) - Lớp trưởng sẽ phân công công việc cho từng nhóm ( phân nhóm theo khả năng có thể thực hiện một công việc cụ thể): + Soạn thảo kịch bản + Phục trang + Trang điểm + Âm thanh + Diễn xuất Mỗi nhóm có một nhóm trưởng để chỉ đạo hoạt động , xúc tiến công việc. - Nhóm trưởng quy định thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhóm V. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 * GIÁO VIÊN TIẾN HÀNH DUYỆT KHÂU CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH: Giáo viên tiến hành duyệt kịch bản của từng lớp . Giáo viên có thể chỉnh sửa kịch bản nếu thấy cần thiết Giáo viên khảo sát cách diễn xuất (cũng như trang phục , âm thanh nền nếu có ) của từng lớp để có thể góp ý cho các em. * GIÁO VIÊN TIẾN HÀNH XÉT DUYỆT KỊCH BẢN : - Tiến hành xét duyệt kịch bản của lớp - Chỉnh sửa những gì chua hợp lí - Cho lớp tiến hành diễn tiểu phẩm của mình (khâu tập dơt) . -Cuối cùng giáo viên nhận xét , góp ý để tiến hành diễn tiểu phẩm ở mức độ tốt nhất. Giáo viên chỉ đạo việc kết hợp các khâu giữa các lớp thật nhuần nhuyễn , cho tiến hành tập dợt (1 tuần) và phân công một nhóm tình nguyện làm bối cảnh cho sân khấu (tùy theo khả năng) * HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA (QUI MÔ NHỎ) : LỚP Khâu chuẩn bị và cách thức tiến hành cũng có những bước cơ bản như phần đầu đã trình bày . Tuy nhiên vẫn có một vài điểm khác ( Giáo viên sẽ đảm nhiệm vai trò nhiều hơn) : + Tôi lựa chọn một em có khả năng viết kịch bản , 2-3 em có khả năng diễn xuất ( tuỳ theo kịch bản) + Tôi sẽ đảm nhiệm vai trò tổng thể : hướng dẫn , gợi ý cho em viết kịch bản , chỉ đạo diễn xuất , trang điểm , lo phục trang , nhạc nền (nếu cần thiết), địa điểm… + Lúc tiến hành diễn , tôi dùng máy ảnh có chức năng quay phim hoặc điện thoại + Trong lúc quay , để tiểu phẩm thêm hay và có ý nghĩa , tôi cho mở nhạc song song với việc diễn của các diễn viên học sinh *Tôi áp dụng hình thức trên trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” trong tác phẩm kịch “Rômêô và Juliet” của Sếchpia. Tiến hành trong khuôn khổ lớp học Thời gian : các lớp tôi dạy là ban cơ bản và nâng cao, cơ bản thì tận dung tiết tự chọn, nâng cao thì tiết tăng để tiến hành diễn. Phần kịch bản đã có sẵn trong sách giáo khoa. Do điều kiện trong lớp chật hẹp , nguồn kinh phí thấp, nên tôi chỉ đạo các em tận dụng nguồn có sẵn : sắp xếp bàn ghế làm sân khấu , phân công các em hái dương xỉ , lá có thân dây leo , và những cây tre , hoa hồng trồng ở nhà các em , hoa giả treo tường của lớp để làm ban công cho Juliet đứng thổ lộ tình cảm, lấy tre làm kiếm cho Rômêô . Học sinh có thể mặc trang phục áo dài trắng (nữ)) , còn Rômêô thì cho mặc quần thể dục (mang vớ cao bó lại) và áo trắng may kiểu ren trước ngực của một bạn nữ trong lớp. Sau khi diễn , tôi cũng nhận xét , biểu dương cái tốt và rút kinh nghiệm cái chưa tốt * HIỆU QUẢ : - Các em được phân công rất hứng thú , đều tự nguyện làm việc. Các em cảm thấy mình cũng có vai trò quan trọng trong lớp , có công trong việc thể hiện tác phẩm hiệu quả ( Tôi đã mạnh dạn giao hai vai chính cho 2 em ít khi thuộc bài trong lớp Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 và hiệu quả thật bất ngờ 2 em thuộc lời rất tốt và sau lần diễn đó cả hai em đều thay đổi : thường xuyên học thuộc bài trên lớp) - Các em cảm thụ tốt hơn mà không phải chỉ là lý thuyết học trên lớp , biết vận dụng , thực hành từ đó có cái nhìn sinh động hơn về tác phẩm , để lại ấn tượng lâu dài. - Trong quá trình tiến hành , cả lớp phân việc và hợp tác với nhau , từ đó tạo sự đoàn kết , năng động. Xin trích dẫn một số bài cảm nhận ngắn (tôi cho làm trong năm phút củng cố) về các tác phẩm có sự kết hợp với mô hình nghệ thuật của hoạt đông ngoại khoá đã nêu trên: Câu hỏi: Em nghĩ gì về bài học hôm nay và cả tiểu phẩm mà các em xem vừa xem các bạn đóng ? “ Em cảm thấy tình yêu Rômêô và Juliet là một mối tình thật lãng mạn . Nó lãng mạn bởi hai người yêu nhau vừa bất ngờ vừa say đắm . Những lời của Rômêô dành cho Juliet là những lời có cánh . Khi đọc , thế hệ trẻ chúng em có thể cho là sến , buồn cười . Nhưng em lại nghĩ : khi mà người ta yêu nhau say đắm , mãnh liệt như thế thì nói những lời có cánh là điều tất yếu và tự nhiên. Hôm nay , Juliet đẹp quá ! Và Rômêô cũng dễ thương nữa ! Cái ban công cũng thật lãng mạn. Em rất thích tiểu phẩm này (Có một điều em hơi bất ngờ : bình thường bạn Nam và Ngọc rất ít thuộc bài mà sao hôm nay lại thuộc lời thoại rất tốt ). Hai bạn đã diễn hết mình , làm em liên tưởng đến lúc mối tình này phải kết thúc bi thảm thì thật đáng tiếc! Giá như con người chúng ta đừng đặt cái ích kỉ của mình lên hàng đầu ( hận thù của hai dòng họ ) thì cuộc đời này sẽ bớt đi được biết bao thương đau!” KỊCH BẢN : MINH HOẠ CHO TIẾT DẠY “ TÔI YÊU EM” CỦA PU-SKIN - Chúng ta sẽ cho nhân vật Pu-skin ngồi tại bàn với tư thế suy tư , trăn trở, .Và nhân vật Ôlênhina từ ngoài đi vào tay cầm hoa , vừa đi vừa ngồi xuống nhặt hoa với nét mặt thật hồn nhiên , thỉnh thoảng điểm một vài nụ cười duyên trên môi. Puskin ban đầu ngồi tại bàn , mắt nhìn xuống bàn ( thể hiện sự suy tư trăn trở) rồi đọc câu thứ nhất trong bài thơ : “ Tôi yêu em , đến nay chừng có thể ,” - Rồi Pu-skin đưa tay nhẹ nhàng lấy một bông hồng trong bình hoa (đã được chuận bị từ trước) , đọc tiếp câu thứ hai : “ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” rồi bước ( thật nhẹ nhàng) theo sau nàng Ôlênhina , vừa đi vừa đọc : “ Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,” - Sau đó tiến lên , đứng song song với nàng , tay đưa về hướng Ôlênhina, vẻ mặt trăn trở rồi đọc câu tiếp theo : “ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.” - Pu-skin đi vòng qua phía sau Ôlênhina , lặng yên ngắm nhìn Ôlênhina , rồi đọc : “ Tôi yêu em âm thầm không hi vọng” , “ Lúc rụt rè , khi hậm hực lòng ghen”( Tay đưa trước ngực thể hiện sự đau đớn) . - Pu-skin tiến lên vòng tay ôm Ôlênhina từ đằng sau , cả hai nhẹ nhàng đưa thân sang hai bên , rồi Ôlênhina quay lại , Pu-skin đưa bông hồng cho Ôlênhina rồi đọc : “ Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” - Ôlênhina đưa tay nhận hoa nhưng lại ngắt cánh hoa ra từng mảnh rồi cho vào tay Pu-skin đã đặt dưới sẵn , Pu-skin lại đưa trả những cánh hoa vào tay Ôlênhina Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 nhưng Ôlênhina lại tung cánh hoa lên trời và nhìn Pu-skin vẫy tay , lắc đầu và từ từ đi ra , làm như vô tình để rơi lại tấm khăn choàng. Pu-skin nói với theo : “ Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” - Pu-skin một mình nhặt khăn choàng , ép vào lòng và dang hai cánh tay rộng ra và lại đọc câu cuối bài thơ. ( Kịch bản do học sinh Thu Thảo viết) NHẬN XÉT : Kịch bản thể hiện được những cảm xúc chân thật của bài thơ , những động tác hàm xúc , chứa đựng nhiều dụng ý. GÓP Ý : Tôi góp ý với em : thay vì cho nhân vật Ôlênhina bước từ ngoài vào thì ta cho Ôlênhina bước ra từ trong lòng Pu-skin . Điều này có ý nghĩa : Ôlênhina lúc ấy chỉ là nhân vật trong tâm tưởng của Pu-skin , để Pu-skin nhớ nhung và làm thơ bày tỏ những cảm xúc của một tình đơn phương . - Trong quá trình diễn để quay , ta có thể lồng nhạc nền ( không lời ) “ Triệu đóa hoa hồng vào để tăng hiệu quả cảm xúc cho tiểu phẩm . Một vài lời cảm nhận của học sinh: Em hãy nêu cảm nhận về đoạn tiểu phẩm mà em vừa xem và về bài thơ? “ Em nhận thấy trong tình yêu thì không thể có sự kiên cưỡng được. Miễn cưỡng chỉ để cả hai đều day dứt , đau khổ . Tiểu phẩm mà cô cho chúng em xem có chi tiết : Pu-skin cầm lấy tấm khăn choàng của Ôlênhina để rơi lại và nói : “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” . Em thích chi tiết này , bởi theo em nó có ý nghĩa hay: khi Ôlênhina đã đi ( từ chối tình yêu của Pu-skin) nhưng dư vị tình yêu vẫn còn day dẳng , tha thiết , nồng nàn trong Pu-skin. Thế nhưng Pu-skin lại mạnh mẽ vượt lên trên sự ích kỉ để thốt ra lời chúc phúc vô cùng cao thượng . Em chưa yêu bao giờ , nhưng em nghĩ rằng ép buộc người ta yêu mình bằng mọi cách cuối cùng cũng không có hạnh phúc ( vì trái tim người ta đâu có thuộc về mình) chỉ có sự rộng lượng , vị tha của mình mới khiến người ta nhớ và trân trọng mình nhiều( có khi còn khiến người ta nghĩ lại). ( Bài của học sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh , lớp 11A6, năm học 2010-2011) * NHẬN XÉT : Bài cảm nhận tốt , có sự đồng cảm với người viết kịch bản. Giáo án minh họa: Tiết 92 TÔI YÊU EM - Puskin- A. Mức độ cần đạt: - Thấy đc vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ. - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, trong sáng, tinh tế, hàm súc. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức: - Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành, cao thượng. - Đặc sắc thiên tài về nghệ thuật . 2. Kĩ năng: Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 - Đọc – hiểu VB theo đặc trưng thể loại. - Phân tích theo đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hưng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ. C. Hoạt động giờ học: 1. Ổn định. 2. Bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: HS đọc tiêu dẫn và I. Giới thiệu: nắm tri thức về tác giả và 1: Tác giả: A. X. Puskin (1799 - 1837) “mặt hoạt động sáng tác. trời của thi ca Nga” - Khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga Gọi học sinh đọc tiểu dẫn - Sáng tác: Gv: Tóm tắt những nét chính + Thơ, tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử, về tác giả và đặc điểm chính trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn trong sáng tác của Puskin? + Nội dung: Tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự Khát vọng tự do thấm đượm do và tình yêu, thể hiện cuộc sống giản dị, chân trong thơ Puskin, ông là ca sĩ thực của tự do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông. Gorki coi ông là “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Gv: Giới thiệu vài nét về bài 2.Tác phẩm:Tôi yêu em. thơ: thời gian sáng tác, cảm - Viết năm 1829, in trong tập Những bông hoa hứng chủ đạo của bài thơ bắt phương bắc nguồn từ đâu, nhân vật em - A. Ôlênhina: con gái vị chủ tịch viện hàn lâm xuất hiện ở đây là ai? nghệ thuật hs giới thiệu - Bài thơ tình đặc sắc nhất của Puskin. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ HS đọc diễn cảm bài thơ, gv đọc lại. Gv: Em có nhận xét gì về cách dịch nhan đề của bài thơ? Cách dích đó cho biết gì về Trường THPT Sông Ray - Chủ đề: Puskin giải bày tâm trạng và tình cảm đối với người yêu II. Đọc văn bản: 1. Nhan đề: - Tôi yêu chị, cô, bà: trang trọng, khách khí và xa cách - Anh yêu em: quan hệ quá thân mật - Tôi yêu em: nêu bật quan hệ vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở giữa nhân vật trữ Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 mối quan hệ giữa tôi và em tình với em ntn? 2. Phân tích Gv: Hãy chỉ ra điều thầm kín được nhân vật trữ tình thổ lộ khi mở đầu cuộc giải bày tâm sự với người yêu? Phân tích giá trị biểu cảm của nó? - Một tình yêu kiên trì, tha thiết nồng nàn: đã yêu, ngọn lửa đã cháy và chưa hoàn toàn vụt tắt, có nghĩa là vẫn âm ỉ để rồi sẽ bùng lên mạnh hơn khi được ngọn lửa tình yêu nơi em tiếp sức. Gv: Qua bức màn ngôn ngữ vừa khám phá, em hãy xác định xem nhân vật trữ tình đang ở trong trạng thái tình cảm nào? - Lời lẽ, ý tứ khi bày tỏ có vẻ bình tĩnh nhưng từ trong sâu thẳm thì không hề có sự yên tĩnh. Gv: Nói lên điều đó phải chăng “tôi” có ý định dừng bước trong quan hệ với em? - Không muốn em bận lòng hay buồn rầu tốt nhất nên dừng bước, đến đây chúng ta thấy có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, ý thức thì nhún nhường nhưng con tim có lí lẽ riêng nên bướng bỉnh. a. Bốn câu đầu: Khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng muốn ruýt lui để không gây muộn phiền cho người mình yêu. * Câu 1,2: - “Tôi yêu em đến nay chừng có thể” tình yêu đã có từ lâu và vẫn đang tiếp diễn, còn đang tồn tại trong tôi. - Ngọn lửa tình: hình ảnh so sánh → thể hiện một tình yêu nồng nàn, tha thiết, cháy bỏng.  Hai câu đầu diễn tả tình yêu không phải bột phát, lóe sang mà đã có từ lâu và bây giờ vẫn đang còn yêu. Đây là lời thổ lộ chân thành từ trái tim. * Hai câu 3,4: - Tiếng nói của lý trí: thông báo việc rút lui, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình trong lòng bởi ko muốn em phải băn khoăn bận lòng & buồn phiền. Phủ định “không” : khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ - Cảm xúc pải dồn nén, ghìm lại  Có sự giằng co giữa suy nghĩ & cx’ của nv trữ tình: Còn yêu  phải dằn lòng để người mình yêu ko phải muộn phiền  hạnh phúc của người mình yêu qtrọng hơn bản thân. Gv: Cảm xúc trong 2 câu thơ b. Bốn câu sau: Khẳng định tình yêu mãnh liệt “Tôi yêu em...lòng ghen” có gì không thể che giấu. đặc biệt? Nó hé mở trạng thái * Câu 5,6: tình cảm gì trong nhân vật trữ Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 tình? Gv: Hãy phân tích trạng thái ghen của “tôi” trong bài thơ? Hs: Biểu hiện tình yêu ở mức độ cao, mãnh liệt nhưng vẫn cố nén lòng mình để tránh những cử chỉ không đẹp như si tình mù quáng. Đó là tình yêu của người văn hóa. Gv: Tại sao có thể nói 2 câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị? Bài thơ cho ta những cảm nghĩ gì về tâm hồn thi nhân? Hs: Phép thử - tôn trọng quyết định của người yêu. Tôi như đang ở trong cảm giác “tôi tìm em, em tìm ai” HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học. Bài thơ tuy là buồn, diễn tả một ty vô vọng nhưng hơn hết bài thơ là sự chân thành, cao thượng, nhân ái của trái tim con người. Bài thơ dạy cho ta biết yêu một cách cao cả. Trường THPT Sông Ray - Bộc bạch thái độ thành thực được thể hiện qua các cung bậc t/cảm: âm thầm, ko hi vọng, lúc rụt rè, khi hậm hực, lòng ghen. - Puskin rất giàu t/cảm, rất chân thành, không né tránh mà đi thẳng vào những yếu đuối, bất lực, góc khuất ở tận đáy sâu tâm hồn.  Hai câu thơ gợi nỗi buồn đau khổ trong lòng nhân vật trữ tình đồng thời thể hiện tình yêu mãnh liệt của chàng trai. * Câu 7,8: - Điệp khúc: “Tôi yêu em” khẳng định tấm lòng và tình yêu lâu bền. - Cảm xúc bị dồn nén, ngưng đọng ở cái hậm hực, ghen tuông bỗng được giải tỏa bởi ty chân thành, đằm thắm. - Nhân vật trữ tình đã vượt lên u buồn, lòng ghen ích kỉ để vươn tới cái cao cả của ty chân thành, đằm thắm “. Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Hơn thế Puskin đã quên đi cái tôi của mình để nghĩ đến người mình yêu. → Giọng điệu lúc day dứt u buồn, lúc tha thiết bồi hồi. Tình yêu lên ngôi, có tính văn hóa, tình người chói sáng nhân cách và nâng thi sĩ lên tầm cao mới. III.Tổng kết. 1.Nội dung: “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. 2. Nghệ thuật: - Giọng thơ sâu lắng, tinh tế, giàu cảm xúc - Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế. Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 4. Củng cố: Phân tích bài thơ để thấy được tình yêu cao thượng của nhân vật trữ tình. 5. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài tiếp theo * KẾT QUẢ CỤ THỂ :Như ban đầu trình bày , kinh nghiệm này chủ yếu được thực hiện ở khối 11 nên tôi xin trích dẫn kết quả của 2 bài kiểm tra 15’ gần đây : năm học 2012-2013 Bài viết 15’ : KHỐI / LỚP BÀI KIỂM TRA BÀI KIỂM TRA(2) BÀI KIỂM TRA (trung bình của bài (3) kiểm tra 15’ HKI) 11c7 24/38 30/38 78.95 % 36/38 94.74% 11c12 63.15 % 28/37 75.68 % 32/37 89.18% 20/37 54.05% ( Bài kiểm tra (2) là bài kiểm tra 15’ với đề bài : Em nghĩ sao về quan niệm tình yêu của Pu-skin ? ) Tài liệu tham khảo: 1.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11, nhà xuất bản Giáo dục. 2. Luật giáo dục, nhà xuất bản Giáo dục. 3.SGK và SGV lớp 11, nhà xuất bản Giáo dục. Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà Phương pháp dạy học văn kết hợp với hình thức hoạt động ngoại khóa một số tác phẩm lớp 11 Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện: Phạm Thị Hà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan