Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn phương pháp ôn tập nghị luận xã hội cho hs khối 12....

Tài liệu Skkn phương pháp ôn tập nghị luận xã hội cho hs khối 12.

.PDF
19
1052
128

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Long Phước Mã số: ………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phương pháp ôn tập nghị luận xã hội cho HS khối 12 Người thực hiện: Trần Thị Thảo Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn   Phương pháp giáo dục: Có đính kèm:  Mô hình Linh Lĩnh vực khác:………………………………..   Phần mềm  Phim ảnh NAÊM HOÏC : 2012 - 2013 1  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. II. III. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.       THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: Họ và tên: Trần Thị Thảo Linh Ngày tháng năm sinh: 21- 03- 1976 Nam, nữ: Nữ Địa chỉ: Phước Thái – Long Thành – Đồng Nai Điện thoại: (CQ)/ 0613 559023- NR 0613.841843 - ĐTDĐ: 0987.545857 Fax: E-mail: thaolinhlongphuoc @ ymail.com Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: Học vị cao nhất: Đại học Năm nhận bằng: 1999 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn KINH NGHIỆM KHOA HỌC: Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 10 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  Giúp học sinh khối 12 làm tốt kiểu bài phân tích đoạn thơ  Dùng sơ đồ bảng phụ để dạy Làm Văn khối 10  Giúp học sinh phát hiện những tín hiệu nghệ thuật trong thơ  Phát huy năng lực đọc giúp HS học tốt nghị luận XH. 2 Phương pháp ôn tập nghị luận xã hội cho HS khối 12 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn nghị luận là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận có tính khoa học, đòi hỏi tư duy cao nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh, đánh giá kiến thức văn học, kiến thức xã hội, khả năng diễn đạt và cảm thụ của HS. Có 2 dạng nghị luận: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong đó, nghị luận xã hội dường như gây khó dễ cho học sinh hơn cả, bởi lẽ đề tài văn nghị luận XH vô cùng phong phú, đa dạng không cố định như nghị luận văn học do đó học sinh cảm thấy khó đoán định, không biết ôn tập như thế nào và đầu tư như thế nào cho hợp lí. Là giáo viên nhiều năm liền được phân công dạy khối 12, tôi nhận thấy rằng HS khó lòng lấy được điểm bài thi từ 5 đến trên 5 nếu bị “gãy” bởi câu nghị luận XH. Chấm bài thi học kì, tôi rất lo ngại trước tình trạng nhiều học sinh chỉ viết được một đoạn văn ngắn, sơ sài, hoặc có những bài thật dài nhưng viết lung tung, thậm chí có em kể một câu chuyện dài trong bài văn rồi kết luận...Qua bài NLXH của các em, chúng tôi nhận thấy kiến thức xã hội của các em rất khiêm tốn do các em ít đọc, ít chịu tìm hiểu các vấn đề XH. Hơn nữa, khả năng diễn đạt của các em rất kém, lại không biết cách làm bài và phân bố các phần hợp lí để có thể đạt điểm an toàn. Đó là điều khiến bản thân tôi cũng như đồng nghiệp dạy khối 12 băn khoăn lo ngại và tìm giải pháp khắc phục để có thể giúp cho các em làm tốt hơn bài thi TN, CĐ và ĐH môn Văn nói chung và bài văn nghị luận xã hội nói riêng. Có thể nói rằng, dạy khối 12 chúng tôi luôn tính toán giúp HS của mình từng bước nhỏ nhất và chuẩn bị cho HS cũng tỉ mỉ, chu đáo từng bước một. Chúng tôi nhận thấy rằng nếu được ôn luyện tốt nghị luận XH thì cũng là một giải pháp giúp HS nâng cao điểm môn Văn qua các kì thi TNPT và thi CĐ, ĐH và hơn nữa là hiện nay các em HS chọn thi khối D rất nhiều. Chính vì vậy, nhằm hướng các em đến một phương pháp học và làm tốt bài văn NLXH. Tôi tìm tòi “ Phương pháp ôn tập nghị luận XH cho học sinh khối 12” bằng sự tích cực trong hoạt động dạy và luyện tập, hy vọng với cách thức này sẽ góp thêm một số giải pháp để giúp các em HS cuối cấp làm tốt hơn bài văn nghị luận xã hội. 3 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông luôn nhận được sự quan tâm của Ngành, Bộ, Sở, lãnh đạo Nhà trường, các Giáo sư, nhà giáo ưu tú dạn dày kinh nghiệm - Từ nhiều năm nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy đã được ngành Giáo dục nói riêng và cả xã hội quan tâm. - Tổ Văn thường xuyên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm cho nhau và đưa vào giảng dạy - Thư viện của trường hiện nay đã đạt chuẩn, nhiều đầu sách để GV- HS tham khảo, học sinh được mượn sách về nhà - Môn Văn được tăng thêm một 1 tiết tự chọn và phụ đạo mỗi tuần/ 2 tiết 2. Khó khăn: - Thực tế, thái độ học tập môn Ngữ Văn của các em thật sự chưa tích cực. - HS lười đọc, lười suy nghĩ, năng lực tư duy, năng lực viết, diễn đạt... của các em có nhiều hạn chế do đó các em cảm thấy ngán ngẩm môn Văn, sợ viết văn. - Thời lượng chương trình có hạn, những giải pháp hỗ trợ cho HS cũng ít có điều kiện phát huy. => Vì thế, vẫn còn đó những bài toán nan giải cho người giáo viên dạy Văn, buộc chúng tôi phải trăn trở, tìm tòi. 3. Số liệu thống kê: - Mỗi năm, dạy khối 12, đầu năm học với bài viết số1 và 2, tôi thường thống kê những bài đạt và chưa đạt để kiểm tra chất lượng đầu năm và cũng là để nắm thực lực của các em. -VD: Đầu năm học 2012-2013 tôi cho 2 lớp mình dạy làm bài viết số 1, số 2 về nghị luận xã hội và thống kê chất lượng của HS lớp mình dạy như sau: Kiếu bài Lớp Bài số 1- NL về tư tưởng đạo lí Bài số 2- NL về hiện tượng đời sống Bài làm đạt Bài làm chưa Bài làm đạt Bài làm chưa đạt yêu cầu đạt yêu cầu yêu cầu yêu cầu 12ª4 (ss: 46) 18 = 39.2% 28 = 60.8% 16= 35% 30 = 65% 12ª10 (ss: 43) 12 = 27% 31 = 73% 14 = 32.5% 29 = 67.5% 4 - Số bài đạt là số bài HS làm đúng kĩ năng NLXH, biết viết văn theo đoạn, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, viết đúng mở bài, kết bài. - Số bài không đạt là số bài không đúng kĩ năng, không làm đúng các bước yêu cầu, không nắm đặc trưng kiểu bài, HS chưa biết viết mở bài và kết bài đúng, diễn đạt rời rạc, sai câu, từ, chính tả... - Mặt hạn chế của HS khi làm bài có thể thống kê như sau:  Chỉ viết được một đoạn ngắn, sơ sài không theo bố cục 3 phần.  Bài viết không cân đối: vừa thừa (phát triển một ý quá dài) vừa thiếu ý ( bỏ quên các ý khác).  Kể chuyện đời sống lê thê ( phong cách khẩu ngữ) trong bài văn rồi kết luận.  Diễn đạt không rõ ràng, thiếu sắp xếp ý, chưa biết viết văn theo đoạn.  Viết lan man, linh tinh...không tập trung vào vấn đề do thiếu kiến thức XH hoặc nhận thức vấn đề chưa chính xác.  Nhầm lẫn kiểu bài (không phân biệt được NL tư tưởng đaọ lí và hiện tượng đời sống) - Kết luận: Phần đông HS chưa biết viết bài văn nghị luận xã hội đúng kĩ năng, kiến thức XH thể hiện qua bài văn còn nghèo nàn. 5 PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Nghị luận xã hội là nghị luận về một vấn đề xã hội. Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức...Ngày nay, văn nghị luận xã hội phát triển ngày càng sâu rộng trong xã hội và trong nhà trường. Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư tưởng sắt bén, giúp con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người đồng thời góp phần định hình và giáo dục các giá trị sống cho con người. Do đó, học làm văn nghị luận xã hội là một yêu cầu trọng yếu của việc học văn trong nhà trường hiện nay. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề về tư tưởng, nhận thức của học sinh về xã hội, đòi hỏi các em phải vận dụng tổng hợp những tri thức đã học để giải quyết, nghĩa là phải có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó, góp phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách người học sinh. Vì vậy, văn nghị luận xã hội ngày càng chiếm một vị trí, giữ một vai trò quan trọng trong nhà trường và trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn: Nghị luận xã hội trong nhà trường THPT chia ra làm hai kiểu bài: Kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí và kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người. Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. Còn nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa xã hội đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ. Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận xã hội quan tâm. Mỗi kiểu bài có những đặc trưng riêng, HS cần phải nắm kĩ, cần phải biết phân biệt rạch ròi để có thể viết đúng, viết đạt yêu cầu, phù hợp với barem đáp án. Tuy nhiên, trên thực tế các em học sinh dễ nhầm lẫn hai kiểu bài này. Có lần tôi cho đề: “ Tình thương là hạnh phúc của con người” là đề nghị luận về tư tưởng đạo lí có em HS viết “ Thực trạng của tình thương là..nguyên nhân của tình thương là...giải pháp để sống có tình thương là..” em 6 HS đã đưa các bước nghị luận về hiện tượng đời sống vào bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí nên viết rất ngây ngô.. - Tóm lại, chúng ta cần có giải pháp bồi dưỡng giúp các em tiếp cận nhiều đề bài, có khả năng phân biệt chuẩn xác hai kiểu bài và nắm chắc kĩ năng làm bài, sau đó bồi dưỡng thêm cho HS những kiến thức XH để định hướng cho học trò làm tốt hơn bài nghị luận xã hội. II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Đề nghị luận thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp. Tôi hướng dẫn các em học NLXH theo qui trình sau: Q U I T R ÌN H T H Ự C H IỆ N 1 P h â n b iệ t 2 k iể u b à i 3 2 Hướng dẫn cách v iế t Bồi d k iế n xã ưỡng th ứ c hội 1. Giúp HS phân biệt hai kiểu bài:  Yêu cầu chung: HS nắm đặc trưng riêng của mỗi kiểu bài, phân biệt tốt 2 kiểu bài, phân biệt hiện tượng đời sống tiêu cực và hiện tượng đời sống tích cực.  Cách thức tiến hành: + GV hướng dẫn các bước làm bài ở từng kiểu bài cho HS bằng sơ đồ so sánh. + Nhận diện và phân biệt đề tài của mỗi kiểu bài + Yêu cầu HS học thuộc các bước làm hai kiểu bài như công thức. 7 + Cho HS bài tập thực hành nhận biết kiểu bài, phân biệt 2 kiểu bài  Cụ thể như sau: *Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ: NGHỊ LUẬN VỀ TƯ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG MỘT TƯỞNG ĐẠO LÍ Phân loại Loại đề này thường là một câu danh Loại đề này thường nêu lên một hiện ngôn, một nhận định, một đánh giá tượng, một vấn đề có tính chất thời nào đó để yêu cầu người viết bàn sự được dư luận trong nước cũng luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm như cộng đồng quốc tế quan tâm của mình A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn... B. Thân bài: Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái Các bước làm niệm), nêu biểu hiện. Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư bài nghị luận xã tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong hội về 2 kiểu bài lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh). Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh). Ý 4: Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL. - Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán) A. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận. B. Thân bài - Ý 1: Giải thích và nêu thực trạng hiện tượng. - Ý 2: Nêu tác dụng –ý nghĩa ( nếu là hiện tượng tốt); tác hại- hậu quả ( nếu là hiện tượng xấu) - Ý 3: nêu nguyên nhân(khách quan– chủ quan ) của hiện tượng.( Pt,c/ minh) - Ý 4: Gỉai pháp nhân rộng ( nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục ( nếu hiện tượng xấu) C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận. - Bài học rút ra cho bản thân. * Phân biệt đề tài của mỗi kiểu bài: Đề tài: nghị luận về tư tưởng đạo lí Đề tài NL về hiện tượng đời sống Hiện tượng tốt Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí rất Hiện tượng xấu - Hiến máu nhân đạo - Bệnh thành tích - Tiếp sức mùa thi - Bệnh thiếu trung thực, đích sống,… -Sinh viên tình nguyện. thiếu trách nhiệm, bệnh - Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như: - Chiến dịch mùa hè phong phú, bao gồm: - Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục 8 vô cảm, bệnh đạo đức + Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao xanh giả.. dung, độ lượng,… - Nuôi trẻ em lang - An toàn giao thông thang, cơ nhỡ... - Ô nhiễm môi trường - Hiện tượng Nguyễn - Bạo lực học đường + Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,… + Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,... - Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, Hữu Ân anh em,... - Ngôi nhà mơ ước - Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình - Ủng hộ chất độc màu thầy trò, bạn bè,… da cam - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. - Quỹ thắp sáng ước mơ - đồng cảm và sẻ chia - Nghiện Intenet - Bạo hành gia đình - Bệnh quay cóp - Thiếu văn hóa trong ứng xử - Mê muội thần tượng - Thói gian dối - Hiện tượng học tủ * Thực hành nhận biết: bằng sơ đồ tư duy để giúp HS nhớ sâu hơn. VD: + Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tái hiện các bước làm bài về tư tưởng đạo lí + Em hãy vẽ sơ đồ tư duy phân biệt các bước làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống với hiện tượng tốt và hiện tượng xấu * Vd: Dưới đây là sơ đồ tư duy của một HS lớp 12ª4 (năm học 2012-2013) 9 Sơ đồ tư duy các bước làm bài về tư tưởng đạo lí: Y1: Giải thích Ý 2: phân tích mặt đúng Ý 3: bác bỏ khía cạnh sai Ý 4:Rút ra bài học nhận thức S ơ đ ồ tư d u y c á c b ư ớ c là m b à i h iệ n tư ợ n g đ ờ i số n g ( h iệ n tư ợ n g x ấ u ): Ý 1: K hái n iệ m v à th ự c tr ạ n g Ý 2 :N ê u tá c h ạ i Ý 3: nêu nguyên nhân Ý G iả i pháp 4: *Thực hành nhận biết đề: - GV cho HS đề NL về đời sống và tư tưởng đạo lí lẫn lộn- yêu cầu HS phân biệt hai dạng đề: 10 - Ví dụ: *Em hãy xác định và đánh chéo vào các đề nghị luận về tư tưởng đạo lí trong các đề bài cho sau đây Đề 1: Trong tác phẩm " nhìn về vốn văn hoá dân tộc" của Trần Đình Hượu viết "con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trong cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên mình." Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay. ĐỀ 2: Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây: “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô) ĐỀ 3: Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về cách nhìn nhận sự vật, con người trong cuộc sống. Đề 4. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến sau : “ Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Điều chúng ta không biết là cả một đại dương” (Newton) Đề 5: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên. Đề 6: Vai trò của sách đối với sự phát triển nhân cách con người. Đề 7: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp.” Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên. Đề 8: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa Đề 9: Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó. Đề 10: Trong bài thơ “ Một khúc ca xuân” ( 12/1977), Tố Hữu có viết: Nếu là con chim , là chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm sống đẹp được thể hiện qua đọan thơ trên. Đề 11: Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống bận rộn như ngày nay, nói lời cảm ơn hay có những cử chỉ thể hiện lòng biết ơn là vẽ chuyện, mất thời gian. Anh ( chị ) hãy nêu suy nghĩ cả mình về lời cảm ơn trong cuộc sống hiện đại. Đề 12: Có một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có tư tưởng sống gấp, sống hưởng thụ và đề cao vai trò của vật chất. Anh ( chị ) hãy nêu nhận thức của mình về hiện tượng trên. ĐỀ 13 : Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật:“Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. 11 - Tác dụng: giúp Hs nhớ sâu, phân biệt và nhận diện tốt các kiểu bài => là cơ sở để viết đúng. 2. Hướng dẫn cách viết đúng: ( rèn về kĩ năng)  Yêu cầu chung: HS biết viết MB, KB, thân bài biết triển khai đúng ý, cân đối, đủ ý và biết viết văn theo đoạn.  Cách thức tiến hành: + Hướng dẫn cách viết mở bài, kết bài -Yêu cầu viết MB: viết ngắn gọn 2-> 3 câu: (1->2 câu dẫn dắt, 1 câu nêu đề) - Yêu cầu viết KB: Viết ngắn gọn 3-> 4 câu ( câu đánh giá chung -khen hoặc chê- câu liên hệ và rút bài học cho bản thân) -Cần giúp HS hiểu rằng: viết ngắn (để đỡ mất thời gian) và viết đúng (để không bị mất điểm) + Hướng dẫn viết thân bài: * Đầu tiên yêu cầu HS nắm chắc các ý cơ bản phần thân bài ở mỗi kiểu bài. * Tìm luận điểm bằng cách tự hỏi và trả lời: Xây dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời để tìm luận điểm (Chung cho cả hai mảng đề tài : Tư tưởng đạo lý&hiện tượng đời sống): MỤC ĐÍCH + Để giải thích + Để chứng minh, phân tích + Để bình luận (bàn bạc, mở rộng) CÂU HỎI TÌM LUẬN ĐIỂM - Là gì ? - Thế nào là... ? - Nên hiểu....như thế nào ? - Tại sao nói... ? - Căn cứ vào đâu... ? - Trong thực tế cuộc sống(hoặc trong văn học), đã có trường hợp nào như thế ? - Vì sao lại... ? - ...có thể tìm thấy ở đâu ? - ...để làm gì ? - ...có tác dụng gì ? - ...có ý nghĩa gì đối với cuộc sống ? - ...mang đến thông điệp gì ? - Làm thế nào để... ? - Nội dung vấn đề đến nay còn giá trị? - Trong xã hội hiện nay, ...ra sao ? - Mọi người, nhất là Thanh niên-HS cần có suy nghĩ, hành động nhưng thế nào trước... ? * Sau đó cho đề bài cụ thể hướng dẫn các em tìm luận điểm Ví dụ: Tìm luận điểm cho đề nghị luận về 1 hiện tượng đời sống 12  Đề: Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử hiện nay. - Xác định vấn đề: nghị luận về 1 hiện tượng tiêu cực.. *Nội dung nghị luận: Bước 1: Giải thích vấn đề nghị luận (thiếu trung thực trong thi cử là gì? ) Nêu thực trạng vấn đề: Thực trạng vấn đề thiếu trung thực trong thi cử đang diễn ra như thế nào trong đời sống? -Bước 2: Nêu hậu quả của vấn đề đang nghị luận : Vấn đề đó có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống xã hội, gia đình và cá nhân. Lấy dẫn chứng để chứng minh. - Bước 3: Chỉ ra và phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện trạng của vấn đề thiếu trung thực trong thi cử (có thể là nguyên nhân khách quan do môi trường, xã hội, hoàn cảnh hoặc là nguyên nhân chủ quan con người). - Bước 4 : Đề xuất hướng giải quyết ( trước mắt và lâu dài). => Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước: - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích) - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?) - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì) * Viết bài- đảm bảo các ý cần có và lưu ý là triển khai theo đoạn ( mỗi ý một đoạn) - Yêu cầu: Đối với mỗi kiểu bài, các em cần phải triển khai các ý cần có – viết đủ ý để không bị mất điểm. - GV cần lưu ý và luyện tập cho HS viết cân đối vì bài làm NLXH chỉ độ khoảng 400 – 600 từ và làm trong thời gian ngắn cho nên các em phải “lí trí” và chủ động khi làm bài, không quá sa đà. VD. Có em làm đề bài về hiện tượng đời sống, viết phần thân bài viết rất dài nhưng nhìn toàn cục chỉ có một ý đó là thực trạng của vấn đề, nên có viết tốt, diễn đạt trôi chảy thì bài văn đó cũng chỉ đạt một phần điểm trong thang điểm mà thôi. - Để học sinh có thể chủ động và viết tốt thì điều cơ bản nhất là giáo viên phải cho HS thực hành nhiều, thực hành lập dàn ý, thực hành viết đoạn... - VD: Với kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí- GV lập dàn ý theo 4 bước (một đến 2 đề) sau đó ra đề cho HS thực hành theo. Đề : Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người. Dàn bài A. Mở bài B.Thân bài. 13 Ý 1: Giải thích: Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý nhất giữa con người với con người trong cuộc sống. Là sự bảo ban, chăm sóc khen ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Ý 2: Phân tích + Đã là con người ai cũng muốn được yêu thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. + Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết yêu thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác. + Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Ý 3: phê phán: những người sống thiếu tình thương. Đó là những người sống vô cảm, ích kỉ..(Dc) Ý 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động: - Hãy sống biết yêu thương và nhân rộng tình thương, biết đồng cảm sẻ chia, giúp đỡ mọi người… * Cho HS một số đề và yêu cầu HS làm tương tự các bước trên. 3.Bồi dưỡng kiến thức XH cho HS: * NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên không có vốn để viết. NL về tư tưởng đạo lí lại thường là những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề "khó nuốt" như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục... và từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả một quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đâu phải chuyện dễ dàng gì với nhiều học sinh. * Chính vì thế, qua các tiết ôn, phụ đạo hoặc đan xen trong suốt năm học chúng ta cần cố gắng trang bị những kiến thức XH cho các em. - Cách thức tiến hành:  Đối với bài về hiện tượng đời sống: (như các đề tài trên)  Liệt kê các loại hiện tượng thường gặp  Yêu cầu các em tìm các thông tin về hiện tượng ( để có k.thức)  Hướng dẫn các em lập dàn ý 14  Cho HS (chia theo nhóm) thuyết trình các đề sau (HS chuẩn bị sơ đồ để thuyết trình) Ví dụ: Đề 1: Những “mái ấm tình thương” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta có ý nghĩa như thế nào? Bản thân anh chị từng biết (hoặc đã từng chứng kiến) hiện tượng ấy ở đâu? đề xuất quan điểm và biện pháp nhân rộng hiện tượng ấy. Đề 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay? Đề 3: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Đề 5: Hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Đề 6: Trình bày suy nghĩ của mình về hút thuốc lá và tác hại của việc hút thuốc lá? Đề 7: Suy nghĩ của anh (chị) về tình trạng bạo lực học đường. Đề 8: Suy nghĩa của anh (chị) về căn bệnh “vô cảm”. Đề 7: Suy nghĩ của anh (chị) về tình trạng bạo lực học đường. Đề 8: Suy nghĩa của anh (chị) về căn bệnh “vô cảm”.  chọn một vài đề và yêu cầu hs viết- GV sửa để đánh giá chất lượng Đối với bài nghị luận về tư tưởng đạo lí: * Đề NL về tư tưởng đạo lí vô cùng phong phú và đa dạng nên tôi tác động đến HS theo kiểu “mưa dầm thấm đất” cụ thể như :  Yêu cầu các em sưu tầm danh ngôn về cách sống, quan niệm sống, các quan hệ trong xã hội, giải thích nghĩa của nó.  Sưu tầm một số mẫu truyện hay về những bài học làm người, bài học kĩ năng sống...  Đọc và viết lại những ý hay, những đoạn văn NL hay để làm tư liệu..  Và quan trọng nhất là giúp các em thực hành, tiếp xúc nhiều với các dạng đề bài. Tổng hợp các đề bài rồi sắp vào nhóm. Ví dụ: Nhóm các giá trị Nhóm lẽ sống, tư tưởng sống, sống quan niệm sống Những giá trị khác - Lòng thương người Dạng đề này thường là những câu danh - Học tập - Lòng nhân ái ngôn, châm ngôn, những triết lí sống rút ra - Đọc sách 15 - Vị tha- khoan dung từ các giá trị sống, lí tưởng sống cần giúp - Giá trị thời gian - Lòng khiêm tốn các em hiểu được ý nghĩa của câu nói. - Tính trung thực Ví dụ: Suy nghĩ của anh(chị) về các câu nói - Lời nói sau: - Nghề nghiệp - Lòng dũng cảm - Tính giản dị - Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn ( Sống lạc quan) - Cơ hội - Gia đình - Đức hi sinh -Bàn tay tặng hoa hồng còn phảng phất hương - Tình bạn - Hòa bình- hợp tác thơm( Sống biết cho đi) - Tình yêu -“Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” ( sống biết đoàn kết, hòa cùng cộng đồng) ............... Nếu là con chim , là chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Yêu cầu: Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho HS thực hành ( Sống đẹp, sống biết cống hiến ) - Hạnh phúc viết đoạn giải thích Nhà văn Nga Lep.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là các giá trị sống ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì Phân nhóm, cho HS không có phương hướng kiên định, mà không có vẽ sơ đồ tư duy các phương hướng kiên định thì không cò cuộc giá trị sống. ( Giải thích? Biếu hiện ? Ý nghĩa) sống”. ( Sống có lí tưởng) “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô) ( Sống có ước mơ)  Ý nghĩa của việc làm: - HS được tiếp xúc nhiều với nhiều vấn đề, nhiều giá trị sống - HS hứng thú tìm tòi nhiều vấn đề để vận dụng khi làm bài - Cũng từ đó, góp phần giúp các em trưởng thành hơn trong nhận thức, chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động. - Phát hiện ra những giá trị bản thân - Hình thành những kĩ năng sống... 16 ( Vd: dưới đây là hình ảnh thảo luận nhóm của các em về giá trị sống) THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS KHIÊM TỐN Nhóm 2- lớp 12a4 SƠ ĐỒ TƯ DUY THẢO LUẬN NHÓM VỀ GTS ĐOÀN KẾT III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Áp dụng phương pháp này vào năm học 2011-2012 vừa qua tôi nhận thấy HS 2 lớp 12 mình dạy ( 12ª4, 12ª8) đạt điểm môn Văn từ 5 trở lên trên 80%. Và đến kì thi tốt nghiệp số điểm trên TB của các em là 98.86% ( chỉ có 1 HS dưới điểm TB). - Tôi tiếp tục áp dụng những phương pháp này vào năm học này trên cơ sở bổ sung cho hoàn thiện hơn năm trước- hy vọng qua các kì thi các em sẽ làm tốt câu NLXH. 17 VI. KẾT LUẬN: - Những phương pháp trên tuy không mới nhưng chuyên tâm sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Điều quan trọng là người giáo viên phải chịu khó, siêng năng cần mẫn bồi dưỡng cho các em từng bước, từng bước một sẽ giúp các em khắc phục được những nhược điểm cơ bản và sẽ làm tốt hơn bài văn nghị luận xã hội. -Vận dụng những kiến thức xã hội vào bài Văn, kết hợp với thực hành chỉ dẫn thường xuyên tôi tin rằng các em sẽ làm tốt bài văn NLXH ở các kỳ thi quan trọng sắp tới. - Vì rằng thời gian nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm có hạn, tôi thiết nghĩ, đề tài trên bên cạnh mặt tích cực vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và quý đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK- Văn 12- NXB giáo dục 2. Rèn kĩ năng làm Văn nghị luận- Tác giả Bảo Quyến- NXB GD-2000 3. Một số tài liệu về nghị luận xã hội. Người viết Trần Thị Thảo Linh 18 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường THPT Long Phước Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Phước, ngày 08 tháng11 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 – 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp ôn tập nghị luận xã hội cho HS khối 12 Họ và tên tác giả: Trần Thị Thảo Linh Đơn vị (Tổ): Văn Lĩnh vực: Quản lí giáo dục  Phương pháp dạy bộ môn: Ngữ văn.... Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác……………………..… 1. Tính mới    Có giải pháp hoàn toàn mới Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả:  Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao   Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao   Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao   Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng  Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt   Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiên và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt   Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan