Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Skkn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ...

Tài liệu Skkn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10

.DOC
29
1540
79

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : THPT Thống Nhất A Mã số: ............................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Dung Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ..................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học 2016 – 2017  Hiện vật khác -2- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : THPT Thống Nhất A Mã số: ............................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬVIỆT NAM LỚP 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Dung Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ..................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học 2016– 2017  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Dung 2. Ngày tháng năm sinh: 19/ 05/1980 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 5- Sông Trầu. Trảng Bom- Đồng Nai. 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:01213713073 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ phó chuyên môn. 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 và 12 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất A II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân lịch sử. - Năm nhận bằng: 2002 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử. III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy lịch sử Số năm có kinh nghiệm:12 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 -2- SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Văn hóa là những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tích cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những giá trị, tập tục và tín ngưỡng. - Văn hóa từ trước đến nay luôn có một vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Nghị quyết trung ương 5 ( khóa XI) đã khẳng định: văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước... là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, một mặt thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, mặt khác do xu thế toàn cầu hóa, với sự du nhập của các yếu tố ngoại lai, lối sống thực dụng và những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. - Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới cũng từng khẳng định rằng: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, dân tộc Việt Nam tồn tại được là nhờ có sức mạnh của văn hóa và Hồ Chí Minh là người đã mở ra một nền văn hóa mới cho dân tộc Việt Nam, Văn hóa Hồ Chí Minh mang âm hưởng hào hùng của cả nhân loại trong sự nghiệp giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam bằng sự nghiệp văn hóa của chính mình. - Tuy nhiên hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức lối sống đang diễn ra ngày càng nhiều, biểu hiện của sự suy đồi về văn hóa đang diễn ra đâu đó trong nhà trường, gia đình và xã hội, đó là hiện tượng học sinh gặp thầy cô không chào, là những người con hất hủi khi cha mẹ già yếu, là lối sống buông thả, sống thử ở một bộ phận thanh thiếu niên, là sự suy thoái về mặt đạo đức nhân cách của một bộ phận nhỏ trong hàng ngũ cán bộ đảng viên...như vậy văn hóa đã và đang có sự suy thoái .Chính vì lý do đó mà những giáo viên như chúng tôi luôn trăn trở, suy tư. Làm sao góp phần ngăn chặn tình trạng đó, làm sao để văn hóa trở về đúng nghĩa của nó là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của xã hội. Là giáo viên, nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là giảng dạy cho nên thông qua các bài dạy của mình tôi đã có gắng lồng ghép để giáo dục về đạo đức, về văn hóa cho học sinh. Đây là vấn đề khiến tôi phải suy tư nhiều năm qua, vì vậy tôi quyết định viết đề tài sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử lớp 10. Đề tài này sẽ giúp tôi và các đồng nghiệp có sự nhìn nhận đúng hơn về nhiệm vụ của mình là giảng dạy phải chú trọng đến công tác giáo dục trong đó có giáo dục về văn hóa. -2- II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thế giới, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, việc giao lưu quốc tế là cơ hội để tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Hiện nay ý thức của thế hệ trẻ đối với di sản của đất nước nhìn chung còn hời hợt, không mấy quan tâm đôi khi còn có hành động hủy hoại di sản, thái độ thờ ơ đó đã làm cho một số di sản của nước ta bị mai một dần đi. - Nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu văn hóa tiêu biểu, giao lưu với nước ngoài ngày càng mở rộng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong nhận thức, tư tưởng, đạo đức lối sống. Việc quản lý thông tin đại chúng còn nhiều sơ suất, việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm và nhiều thiếu sót, công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội,vì vậy hiện nay văn hóa là một mặt trận , xây dựng phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Do đó mà hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: + xây dựng con người Việt Nam có những đức tính: yêu nước, cần cù, có ý thức tập thể, đoàn kết, có lối sống lành mạnh nếp sống văn minh. Cần kiệm trung thực, có kỹ thuật tay nghề. Có trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. + Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật: khuyến khích tìm tòi, thể hiện mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện và việc làm cho giới văn nghệ sĩ. Làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả. + Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, nên phải hết sức coi trọng, bảo tồn và kế thừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. + Phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ. + Bảo tồn phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số + Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa - Trước sự định hướng của Đảng, việc giáo dục văn hóa hiện nay càng được coi trọng hơn, bộ giáo dục cũng tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên về giáo dục di sản văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên trong việc giáo dục di sản ở nhà trường phổ thông. Từ đó việc tích hợp giáo dục văn hóa diễn ra nhiều hơn trong các bài dạy của giáo viên trong đó đặc biệt là giáo viên dạy sử như chúng tôi. Nhờ vậy mà các bài học lịch sử cũng không còn nhàm chán như trước đây. -3- III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Một số nét chính về di sản văn hóa của Việt Nam. - Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ những nền văn minh nhân loại, Di sản văn hóa Việt Nam đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam . - Di sản văn hóa vật thể bao gồm : di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật quốc gia. - Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công cổ truyền, tri thức dân gian. - Di sản văn hóa dù là dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học, sử dụng si sản văn hóa trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh hấp dẫn hơn, hứng thú hơn, phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh. Các di sản văn hóa được sử dụng trong dạy học góp phần nâng cao tính trực quan sinh động của người học, giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kĩ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức. Sử sụng di sản văn hóa còn kích thích hứng thú nhận thức của học sinh.Tạo điều kiện để phát sinh cảm giác, phát triển trí tuệ học sinh. Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất, ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách học sinh vì vậy di sản văn hóa có ý nghĩa giáo dục nhân cách học sinh. Bên cạnh đó di sản còn góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.. - Di sản văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, tổ chức UNESCO đã công nhận ở nước ta có: + 7 di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn; Hoàng thành Thăng Long; Thành Nhà Hồ; Vịnh Hạ Long; Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. + 8 di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Quan họ Bắc Ninh; Ca trù; Hội Gióng; Hát Xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Đờn ca tài tử. + 3 di sản thông tin tư liệu thế giới: Mộc bản Triều Nguyễn; 82 bia đá trong Văn Miếu quốc Tử Giám; Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. -4- + 8 khu dự trũ sinh quyển thế giới: Rừng ngập mặn Cần Giờ; Đảo Cát Bà; Khu dự trữ sinh quyển ven biển và Biển đảo Kiên Giang; Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng; Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An; Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau; Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm; Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai + Di sản thiên nhiên thuộc mạng lưới công viên địa chất toàn cầu: Cao nguyên đá Đồng Văn. + Ngoài ra còn hơn 3000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Mọi di sản đều có giá trị khác nhau, di sản rất gần gũi với chúng ta nên cần khai thác một cách trực tiếp, có hiệu quảDi sản văn hóa phi vật thể thường gắn bó một cách chặt chẽ với di sản vật thể và di sản thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể có ở mọi nơi trong cuộc sống, gắn kết di sản văn hóa phi vật thể với giáo dục ở trường phổ thông giúp cho các bài học sinh động, cảm xúc và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ di sản. Một di sản có thể tích hợp nhiều giá trị thuộc các lĩnh vực khác nhau, việc nhận dạng các giá trị đó, liên hệ thực tiễn và gắn kết với mục tiêu giảng dạy trong nhà trường giúp việc truyền đạt sinh động, nhẹ nhàng hơn. 2.Một số di sản có thể sử dụng trong môn lịch sử lớp 10 phần Việt Nam Sau nhiều năm giảng dạy môn sử lớp 10, tôi nhận thấy có nhiều di sản cần được đưa vào tích hợp trong các bài học lịch sử của lớp 10, sau đây tôi xin liệt kê các di sản thường được sử dụng trong chương trình lịch sử lớp 10 thông qua bảng thống kê sau: Bài số Tên bài Di sản được sử dụng 13 Việt Nam thời nguyên thủy Di chỉ Núi Đọ ở Thanh Hóa, Di chỉ hang Thẩm Hai ở Lạng Sơn. Di chỉ Sơn Vi ở Phú Thọ. 14 Các quốc gia cổ đại trên đất Trống đồng Đông Sơn, Tín ngưỡng nước Việt Nam thờ cúng Hùng Vương. Di tích Thành Cổ Loa, Di chỉ khảo cổ Óc Eo ở An Giang.Tháp Chàm . 15- 16 Thời Bắc thuộc và cuộc đấu Di tích Mê Linh ở Vĩnh Phúc, Di tranh giành độc lập tích Bãi cọc Bạch Đằng. 17 Qúa trình hình thành và phát Di tích cố Đô Hoa Lư( Ninh Bình), triển của nhà nước phong kiến Di tích Hoàng thành Thăng Long( Hà Nội) 18 Công cuộc xây dựng và phát Lễ Cày ruộng Tịch Điền, Làng nghề triển kinh tế trong các thế kỉ X- Bát Tràng( Hà Nội) XV 19 Các cuộc kháng chiến từ thế kỉ Di tích phòng tuyến Sông Như X- XV Nguyệt(Bắc Ninh) Di tích bến Đông Bộ Đầu ( Hà Nội).Di tích Lam Sơn -5- ở Thanh Hóa. 20 Xây dựng và phát triển văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà dân tộc trong các thế kỉ X-XV Nội , Múa rối nước. 21 Sự biến đổi của Nhà nước Di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn, phong kiến trong các thế kỉ Di tích sông Gianh Lũy Thầy ở XVI-XVIII. Quảng Bình. 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỉ Di tích Phố cổ Hội An ở Quảng XVI-XVIII Nam, Các nghề thủ công truyền thống. 23 Phong trào Tây Sơn và sự Di tích Bảo tàng Quang nghiệp thống nhất đất nước, bảo Trung( Bình Định), Di tích Rạch vệ tổ quốc Gầm- Xoài Mút. Di tích Gò Đống Đa.Chữ Nôm 24 Tình hình văn hóa trong các thế Chùa Thiên Mụ( Huế) , Chữ Nôm. kỉ XVI-XVIII 25 Tình hình kinh tế, chính trị, văn Cố Đô Huế, Nhã nhạc cung đình hóa dưới triều Nguyễn Huế.Tranh dân gian. 26 Tình hình xã hội và phong trào Di tích Gia định thành đấu tranh của nhân dân 3. Một số phương pháp giúp học sinh tiếp cận di sản trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10. Giáo dục di sản có 2 cách đó là khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trưởng phổ thông và tiến hành bài học tại nơi có di sản, tuy nhiên thực tế tại các trường phổ thông hiện nay việc tiến hành bài học tại nơi có di sản không dễ thực hiện do đó mà đa số giáo viên dạy sử như chúng tôi đều đang sử dụng phương pháp sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học tại trường. Sau đây tôi xin giới thiệu các phương pháp cụ thể thường sử dụng để giáo dục di sản qua trong nội dung của các bài lịch sử Việt Nam lớp 10 . * Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy - Trong bài học này giáo viên sử dụng di sản Văn hóa Sơn Vi( Phú Thọ) để cho học sinh tìm hiểu trước, giáo viên chốt ý kết luận. -6- Qua bài học này giáo viên giáo dục cho học sinh về di sản này như sau: Văn hóa Sơn Vi –thuộc giai đoạn hầu kì đồ đá cũ trong lịch sử nước ta, thuộc xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều công cụ lao động bằng đá được ghè đẽo của con người thời nguyên thủy.Thể hiện bước tiến rõ rệt trong kĩ thuật chế tác đá, qua đó các em phải biết trân trọng những giá trị văn hóa trong lịch sử dân tộc ta. *Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. - Trong bài này tôi sử dụng 2 di sản là Trống đồng Đông Sơn và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: * Trống đồng Đông Sơn: giáo viên giao cho học sinh về nhà tìm hiểu trước, sau đó gọi học sinh lên trình bày, giáo viên sẽ kết luận, chốt ý. Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: -7- Lễ rước giỗ Tổ Hùng Vương tại đền Hùng.mp4 * Qua bài học này giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh về di sản này như sau: Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn trong lịch sử Việt Nam, trống đồng là một nhạc khí tượng trưng cho quyền lực của các thủ lĩnh thời xưa, ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần mặt trời.Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình chim hạc, hình thú, hình học, vòng tròn, chữ của người Việt cổ...Hiện nay trống đồng Đông Sơn được lưu giữ nhiều nhất ở Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, năm 2004 Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức kỉ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn xuất lộ.Vì vậy ngày nay chúng ta có quền tự hào về những di sản mà ông cha đã để lại, các em phải biết trân trọng di sản, có ý thức bảo vệ di sản. Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập - Di sản tôi sử dụng trong bài này là Di tích bãi cọc Bạch Đằng. - Trong bài học này tôi chuẩn bị sẵn một số hình ảnh về bài cọc Bạch Đằng, sau đó đặt câu hỏi cho học sinh sông Bạch Đằng thuộc tỉnh nào ở nước ta? Địa danh này gắn liền với những sự kiện nào trong lịch sử dân tộc? Học sinh sẽ khai thác hình ảnh, suy nghĩ và trình bày hiểu biết của mình về di tích này, Giáo viên nhận xét. Một số hình ảnh về Di tích bãi cọc Bạch Đằng -8- Qua Di tích này giáo viên sẽ giáo dục học sinh nội dung sau đây: Sông Bạch Đằng là con sông chảy giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, là đường thủy tốt nhất để đi vào Thăng Long xưa. Hiện nay có 2 bãi cọc được phát hiện, cọc được làm bằng gỗ lim, gỗ táu dài từ 2m đến 2,8m được cắm theo hình chữ chi xuống lòng sông. Bạch Đằng gắn liền với 3 chiến công của dân tộc ta đó là trận thủy chiến năm 938 của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, trận thủy chiến năm 981 của Lê Hoàn đánh tan quân Tống và trận thủy chiến năm 1288 của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông- Nguyên. Hiện nay ở cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Quốc Tuấn.Qua đó các em có thể tự hào về truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, phải biết tôn kính đối với các anh hùng dân tộc. * Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến. - Di sản được sử dụng trong bài học này là Di tích Hoàng Thành Thăng Long. - Trước khi học bài này tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu về di tích Hoàng Thành Thăng Long. Trong tiết dạy giáo viên cho học sinh lên trình bày về Di tích Hoàng Thành Thăng Long tại Hà Nội ngày nay , sau đó giáo viên bổ sung chốt ý và kết luận về di tích. -9- -10- Một số hình ảnh về Di tích Hoàng Thành Thăng Long Qua bài học này giáo viên giáo dục cho học sinh về di sản Hoàng Thành Thăng Long như sau: Hoàng Thành Thăng Long là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam, được xây dựng gồm 3 vòng thành gọi là La Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành. Địa thế nới đây đã được vua Lý Thái Tổ cho rằng ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Năm 2010 Tổ chức UNESCO đã công nhận Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới,vì vậy mà các em phải biết trân trọng những giá trị văn hóa vật thể mà cha ông ta đã để lại, trân trọng và tự hào về những giá trị văn hóa này. * Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế từ thế kỉ X- XV - Di sản sử dụng trong bài này là Làng nghề Bát Tràng. -11- Một số hình ảnh về gốm Bát Tràng (Hà Nội) Trước khi dạy bài học này giáo viên giao nhiệm vụ cho họa sinh về nhà tìm hiểu về di tích làng nghề Bát Tràng, sau đo gọi học sinh lên trình bày ,giáo viên chốt ý và kết luận. Qua bài học này giáo viên sẽ giáo dục cho họa sinh về di tích này như sau: Làng nghề Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nơi đây chuyên sản xuất đồ gốm theo hướng thủ công.Gồm các loại đồ gốm gia dụng, đồ thờ cúng,đồ trang trí,hình thành vào thế kỉ XIV-XV. Các sản phẩm tieu biểu là chân đèn gốm tráng men, tượng hổ bằng gốm. Hiện nay gốm Bát Tràng rất nổi tiếng trên thế giới.Vì vậy nên các em hãy tự hào về những nghề thủ công truyền thống của dân tộc ta, trân trọng và giữ gìn các nghề thủ công này. * Bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV - Di sản sử dụng trong bài này là di tích sông Như Nguyệt -12- Lược đồ trận Như Nguyệt năm 1077 Hình ảnh về bến đò Như nguyệt ( Bắc Ninh) -13- Trước khi tìm hiểu bài học này giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn bản đồ sông Như nguyệt, sau đó gọi học sinh lên xác định trên bản đồ và rình bày về trận đánh trên sông Như Nguyệt, giáo viên bổ sung chốt ý, kết luận. Sông Như Nguyệt( sông cầu ngày nay) thuộc tỉnh Bắc Ninh, là nơi Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống năm 1077. Tại đây Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến vững chắc bên bờ sông đánh bại quân của Quách Qùy. Ngày nay các em hãy tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc ta,kính trọng đối với các vị anh hùng có công với đất nước . * Bài 20: Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV - Di sản sử dụng trong bài này là Văn Miếu Quốc Tử Giám -14- Một số hình ảnh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Trước khi tìm hiểu bài học này giáo viên sẽ cho học sinh về nhà tìm hiểu về di tích Văn Miếu ( Hà Nội).Sau đó gọi đại diện học sinh lên trình bày, giáo viên kết luận. Qua bài học này giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh về di tích này như sau: Văn Miếu Quốc Tử Giám ở tại Hà Nội ngày nay là công trình được xây dựng để thờ Khổng Tử, được xây dựng dưới triều nhà Lý. Nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long gồm có Văn miếu và trường Quốc Tử Giám,được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, ngày nay các em có quyền tự hào về nền giáo dục của nước ta trong thời phong kiến, tôn kính và noi gương theo các vị hiền tài. * Bài 22: Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI-XVIII - Di sản sử dụng trong bài này là Phố cổ Hội An Một số hình ảnh về phố cổ Hội An -15- - Trong bài học này giáo viên sẽ cho học sinh về nhà tìm hiểu về di tích Phố cổ Hội An, trong giờ dạy giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày về những hiểu biết của Phố cổ Hội An là một thương cảng lớn ở nước ta trong giai đoạn thế kỉ XVIXVIII, Là nơi có nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh , Phấp đến mở của hàng lập phố xá buôn bán lâu dài.Phố cổ Hội An đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.Các em hãy trân trọng đối với di sản văn hóa này của đất nước ta. các em, sau đó giáo viên kết luận như sau: * Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII - Di sản sử dụng trong bài này là bảo tàng Quang Trung ở Bình Định. Một số hình ảnh về Bảo tàng Quang Trung - Trước khi học bài này giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu về b -16- Bảo tàng Quang Trung hiện nay ở tại tỉnh Bình Định,, đây là quê hương của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Lãnh tụ của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII. Đến với bảo tàng Quang Trung chúng ta sẽ được xem biểu diễn võ cổ truyền Bình Định.Trước Bảo tàng là tượng vua Quang Trung rất to lớn.Các em phải biết tôn kính đối với các vị anh hùng của đất nước, biết tự hào về những chiến công hiển hách của cha ông ta . * Bài 24: Tình hình văn hóa trong các thế kỉ XVI-XVIII - Di sản sử dụng trong bài này là Chùa Thiên Mụ. - Đối với bài học này giáo viên sẽ giao cho học sinh về nhà tìm hiểu trước về di tích Chùa Thiên Mụ( Huế), sau đó gọi học sinh lên trình bày,giáo viên kết luận, chốt ý như sau. -17-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan