Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn- sử dụng đồ dùng trong giảng dạy ngữ văn 6...

Tài liệu Skkn- sử dụng đồ dùng trong giảng dạy ngữ văn 6

.DOC
10
4145
128

Mô tả:

Sử dụng đồ dùng trong giảng dạy ngữ văn 6 ********************* A/ Đặt vấn đề. Cùng với việc đổi mới về sách giáo khoa cũng là việc đổi mới về phương pháp dạy học . Đó làviệc sử dụng phương pháp tích hợp , với phương pháp này nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập . Các em không thụ động tiếp nhận những lượng kiến thức mà giáo viên áp đạt, mà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự rút ra những lượng kiến thức trong mỗi bài. Cùngvới việc đổi mới về phương pháp là sự đổi mới về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy . Qua việc đổi mới về sử dụng đồ dùng nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động hơn , sáng tạo hơn và phát huy được mọi khả năng của các em trong từng bài .đồ dùng dạy học cũng được đổi mới rất nhiều như sử dụng máy chiếu, các loại băng đĩa , tranh minh hoạ, bảng phụ ... Vậy, với việc đổi mới về sử dụng đồ dùng trong giảng dạy nói chung, môn ngữ văn nói riêng. Yêu cầu trước hết đối với người giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng đã có sẵn như thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong từng bài , từng tiết học . Với những đồ dùng có sẵn thì như vậy còn những đồ dùng tự làm thì sao? Người giáo viên phải tập trung đầu tư vào đồ dùng dạy học mà mình làm . Với tranh vẽ thì phải vẽ như thế nào? Bối cảnh , không gian, màu sắc...ra sao? Với bảng phụ thì thế nào? Nó yêu cầu người giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ càng , chữ viết sạch sẽ,sáng sủa, rõ ràng, trình bày hết sức khoa học . Qua việc sử dụng các đồ dùng dạy học đó làm thế nào để học sinh tiếp thu bài giảng một cách thoải mái , tạo tâm lý hứng thú trong học tập ,gay được sự chú ý của học sinh ,hiểu bài một cách sâu sắc và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào trong thực tiễn cũng như đáp ứng dược yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học . Đây cũng lànhững trăn trở , suy nghĩ của tôi trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn 6. Trong năm học 2014-2015, tôi cũng có được một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn , sáng tạo ,giúp các em làm quen với phương pháp học tập mới ,cách học mới ,đồng thời nó làm cơ sở vững chắc , tạođà cho những năm học tiếp theo . B/ Giới hạn và thời gian thực hiện . - Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn 6 năm học.20062007 - Đối tượng : Học sinh lớp 6b C/ Nội dung và biện pháp tiến hành . I/ Cơ sở lý luận . Môn ngữ văn là một bộ môn đặc biệt quan trọng trong chương trình ,các em vừa bước từ bậc tiểu học lên,vì vậy còn bỡ ngỡ nhiều với thời gian biểu cũng như chương trình học và đặc biệt là phương pháp giảng dạy . Vậy làm thế nào cho học sinh làm quen được với chương trình mới ? Làm sao qua mỗi tiết dạy với những đồ dùng đã có sẵn cũng như đồ dùng giáo viên tự sưu tầm có chất lượng . Như chúng ta đã biết ,chỉ trong các đợt tập huấn của các giáo viên cũng như một số trường điểm mới có đèn chiếu để giảng dạy, còn lại đa số là sử dụng những bức tranh trong sách giáo khoa , những tập tranh trong thư viện , những đồ dùng giáo viên tự làm , bảng phụ ... với điều kiện còn khó khăn như vậy , đòi hỏi giáo viên phải sử dụng tốt đồ dùng trong mỗi tiết dạy : Đối với phân môn văn ,giáo viên có thể sử dụng : + Các tập tranh dân gian (có trong thư viện ). + Bảng phụ . + Đồ dùng tự làm (tranh vẽ). Qua việc sử dụng đồ dùng nhằm giúp học sinh : + Khắc sâu những nội dung chính của từng văn bản . + Hình thành thói quen sử dụng đồ dùng trực quan . + Tích hợp với những phân môn khác . Đối với phân môn tiếng việt , tập làm văn chủ yếu giáo viên sử dụng bảng phụ ,tranh ảnh ... Qua hệ thống bảng phụ giúp học sinh : + Khắc sâu kiến thức đã học . + Tiết kiệm thời gian ,tiếp nhận nhanh lượng kiến thức trong bài . + Phát huy đối tượng học sinh ,tạo thói quen nhanh nhẹn . + Có kỹ năng quan sát và phát hiện . + Kỹ năng cảm thụ vào bài viết văn hoàn chỉnh. + Khắc sâu kiến thức. Đó chính là cơ sở ban đầu để tôi giảng dạy môn ngữ văn 6 đạt được kết quả bước đầu khả quan ,không như sự bỡ ngỡ khó khăn ban đầu . II/ Cơ sở thực tiễn . Qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học cho mỗi tiết học như sau : Ví dụ : Khi giảng văn bản : " Thầy bói xem voi ". Với văn bản này , tôi đã sử dụng tranh trong thư viện (phóng to) Tôi cho học sinh quan sát bức tranh và đưa ra hệ thống câu hỏi : 1/ Trong bức tranh có máy thầy bói xem voi ? 2/ Các thầy đã sờ vào những bộ phận nào của con voi ? 3/ Các thầy đã két luận như thế nào ? Cách kết luận của các thầy dẫn đến kết quả gì ? Qua việc quan sát bức tranh , học sinh có thể trả lời ngay được những câu hỏi mà giáo viên đưa ra .Tất cả những câu trả lời đó giáo viên có thể viết ngay vào bảng phụ bên cạnh đó là : + Có năm thầy bói xem voi . + Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của con voi : Thầy thì sờ vòi, thầy sờ đuôi, thầy sờ ngà, thầy sờ chân, thầy sờ tai. + Mỗi thầy có một kết luận khác nhau về con voi . + Kết quả : Không ai chịu ai ,đánh nhau toác đầu, chảy máu. Như vậy ,chỉ qua việc quan sát bức tranh , học sinh đã có thể tóm tắt lại toàn bộ nội dung chính của văn bản qua hệ thống bảng phụ. Hoặc khi tìm hiểu văn bản : " Mẹ hiền dạy con ".Với văn bản này, giáo viên cũng sử dụng ngay bức tranh người mẹ và cậu con trai đang đứng bên khung cửi và bảng phụ. Nhưng với văn bản này, giáo viên phải làm thế nào để học sinh tóm tắt được các sự việc diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử và cuối cùng là tác dụng ,ý nghĩa của việc dạy con. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi sau : 1/ Em hãy tóm tắt các sự việc diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử ? 2/ ý nghĩa của ba sự việc đầu ? 3/ ý nghjĩa của sự việc thứ tư ? Sau khi học sinh trả lời chính xác các câu hỏi trên, giáo viên có thể ghi ngay vào bảng phụ và treo bức tranh bà mẹ và cậu con trai đang đứng bên khung cửi cùng với những sợi chỉ bị cắt đứt. Giáo viên có thể đưa ra một câuhỏi khái quát sau : * Ta thấy ,để có được một tấm vải quả là một quá trình lao động rất công phu và vất vả.Thế nhưng ,bà mẹ Mạnh Tử lại cắt đứt tấm vải đang dệt . Vậy việc làm đó có ý nghĩa và tác dụng gì trong việc dạy con ? Học sinh có thể trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra một cách chủ động , sáng tạo .Giáo viên sẽ ghi lại khái quát câu trả lời đúng của học sinh để có một nội dung và ý nghĩa cơ bản của văn bản + Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp . + Dạy cho convừa có đạo đức, vừa có chí học hành . + Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết . Qua hệ thống bảng phụ vừa khái quát được giáo viên có thể tích hợp được luôn phân môn tập làm văn với các kiểu sự việc chính trong một bài văn tự sự . Đối với phân môn tiếng việt ,tôi chủ yếu sử dụng bảng phụ : Ví dụ : Khi dạy văn bản : " Nhân hoá " Để tiết kiệm được lượng thời gian trong một tiết học , tôi sẽ sử dụng bảng phụ ghi lại ví dụ trong sách giáo khoa và cho học sinh quan sát , tìm phép nhân hoá trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa. Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi : 1/ Những sự vật nào được nói tới trong đoạn thơ ? Em hãy lên bảng gạch chân những sự vật đó ? 2/ Các sự vật ấy được gắn cho những hoạt động của ai? Hoặc trong phần luyện tập tôi sẽ chia lớp thành ba nhóm ,mỗi nhóm thống nhất ý kiến viết vào bảng phụ sau đó treo lên bảng ,các nhóm nhận xét .Sau đó giáo viên rút ra nhận xét đúng . Làm bài tập 1 phần a , trong bài "Nhân hoá". - Hãy chỉ ra phép nhân hoá trong đoạn văn sau? " Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ, tàu con đậu đày mặt nước, xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều rất bận rộn ." Qua việc sử dụng bảng phụ ở phần tìm hiểu bài và phần luyện tập tạo cho các em tính nhanh nhẹn . Một số bài tập cần lên bảng làm ,khi bạn lên bảng làm bài ,ở dưới lớp các em có thể quan sát xem bạn làm đúng hay sai ,cần bổ sung và sửa chữa ở chỗ nào ,tạo không khí sôi nổi ttrong giờ học ,phát huy được các đối tượng học sinh và đặc biệt giáo viên sẽ nắm bắt ngay được học sinh có hiểu bài hay không ,số lượng làm đúng bài tập là bao nhiêu để có thể điều chỉnh cho tiết sau . Đối với phân môn tập làm văn, tôi cũng sử dụng chủ yếu là bảng phụ và một sôa bức tranh sưu tầm trong khi giảng dạy . Ví dụ : Khi dạy bài : " Phương pháp tả người " Bên cạnh việc cho học sinh tìm hiểu các đoạn văn trong sách giáo khoa , đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời : * Đoạn 2: tả Cai Tứ và đoạn 1 tả Dượng Hương Thư vượt thác . - Đoạn 2, tác giả đã tả Cai Tứ qua những chi tiết nào ? - Theo em tác giả tả Cai Tứ qua hình dáng hay hành động của Cai Tứ ? - Đoạn 1 nhà văn tả Dượng Hương Thư đang làm gì ? Tư thế ra sao ? Chân, tay, mặt, mũi trong khi làm việc như thế nào ? - Em có nhận xét gì về cách miêu tả ở hai đoạn văn ? Kết hợp với hình ảnh Dượng Hương Thư vượt thác . Với những câu hỏi trên , học sinh sẽ dễ dàng trả lời và tự rút ra được bố cục của một bài văn tả người . Từ đó , giáo viên khái quát , khắc sâu kiến thức về phương pháp tả người , đến phần luyện tập, giáo viên đưa ra bài tập sau : Đề bài : Em hãy miêu tả một cụ già cao tuổi ? Đối với bài tập này, giáo viên sưu tầm một bức tranh cụ già cao tuổi .Qua bức tranh , học sinh có thể quan sát thấy ngay chân dung của một cụ già như : hình dáng, nước da, mái tóc, khuôn mặt , nụ cười ... Việc quan sát bức tranh , học sinh có thể làm bài tập một cách dễ dàng , tạo hứng thú khi làm bài tập, phát huy được tính tích cực của học sinh .Đồng thời giáo viên tiết kiệm được thời gian cho một tiết học . III/ Kết quả thực tiễn. Qua việc vận dụng sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết học Ngữ văn 6 như đã trình bày ở trên với tập thể lớp 6B với tổng số 34 học sinh - Trường THCS Tân Lập và có kết quả như sau : Tổng Thời Giỏi số SL gian Khá TB % SL % Yếu Kém SL % SL % SL % 7 20,6 17 50 44,1 12 35,3 3 Học sinh 34 khảo sát 1 2,9 đầunăm họckỳII 4 11,8 15 D/ Kết luận . 1/ Bài học kinh nghiệm. 9 26,5 8,8 Như vậy, với môn ngữ văn ta thấy yêu cầu kiến thức đối với học sinh mang tính toàn diện và phong phú, đa dạng. Để các em có hứng thú trong học tập,phát huy được tính tích cực,tự giác của học sinh.Yêu cầu người giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng và có hiệu quả.Có như vậy mới đạt được kết quảtốt trong quá trình dạy-học. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phối kết hợp , vận dụng những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn. 2/ Kiến nghị , đề xuất. Đề nghị cấp trên quan tâm , hỗ trợ các loại sách báo phong phú hơn, để học sinh có điều kiện mở rộng vốn từ , rèn luyện kỹ năng đọc kể , các trang thiết bị có liên quan đến bộ môn như :Máy chiếu , tranh ảnh ... Tân lập , ngày20 tháng 03 năm 2015 Người thực hiện Bùi Ngọc Tú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan