Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản nghị luận...

Tài liệu Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản nghị luận

.DOC
21
941
87

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG KHÁNH SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc-hiểu văn bản Nghị luận ( Bậc Trung Học Phổ Thông ) Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Bình – Tổ Văn Lónh vöïc nghieân cöùu: Quaûn lyù giaùo duïc : Phöông phaùp daïy hoïc boä moân : Phöông phaùp giaùo duïc : Lónh vöïc khaùc : Coù ñính keøm:  Moâ hình  Phaàn meàm  Phim aûnh Long Khánh, tháng 5 năm 2013 ----0----      Hieän vaät khaùc SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Thông tin chung về cá nhân : Họ và tên : Nguyễn Thị Bình Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1961 Nam , nữ : Nữ Địa chỉ : 30 Nguyễn Bỉnh Khiêm Long Khánh Đồng Nai Điện thoại : 0976913964 E- mail: [email protected] Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Tổ văn Trường THPT Long Khánh Đồng Nai II . Trình độ đào tạo : Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất ): Đại học Năm nhận bằng : 1983 Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm Văn III . Kinh nghiệm khoa học Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn Ngữ văn THPT Số năm kinh nghiệm : 30 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm năm gần đây : Œ . Để có một giờ giảng văn hấp dẫn.  .Moät vaøi kinh nghieäm soaïn vaø giaûng giaùo aùn ñieän töû moân Vaên -Tieáng Vieät Trung Hoïc Phoå Thoâng Ž . Giảng dạy văn học nước ngoài sao cho hiệu quả. . Khôi daäy höùng thuù hoïc vaên  . Bồi dưỡng học sinh giỏi văn ‘ . Để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra, kiểm tra môn Ngữ văn ----1---- SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc- hiểu văn bản Nghị luận A. Lyù do choïn ñeà taøi - Đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo. Đó là một công việc khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi ở mỗi nhà giáo tâm huyết, nghị lực, đức tính cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại… tinh thần làm việc hết mình, đam mê trong khát vọng“ tìm tòi, khám phá, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” nhằm nậng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ tư duy khoa học, cũng như rèn nhân cách, khả năng ứng xử, giao tiếp, hội nhập cho học sinh. - Đọc văn Nghị luận là những bài học khá mới mẻ và khó đối với tầm tư duy đơn giản của lứa tuổi mới lớn. Và cũng được xem là khó dạy hay đối với một số giáo viên, nhất là đối với giáo viên còn ít tuổi nghề, bản lĩnh sư phạm chưa cao, năng lực chuyên môn còn hạn chế. - Bằng tấm lòng nghề nghiệp của ba mươi năm gắn bó với công việc dạy học, tôi mong một lần nữa, lại được đem đến cho đồng nghiệp vài kinh nghiệm nho nhỏ góp phần tạo hứng thú cho những tiết học đọc văn nghị luận, hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy môn Ngữ Văn . B. Thực trạng I. Khó khăn và thuận lợi . 1. Khó khăn: - Nghị luận không phải là thể văn mới, nhưng mới được đưa vào chương trình học nhiều hơn trong khoảng trên dưới mười năm gần đây, trừ những bài quen thuộc như “Bình Ngô đại cáo” cùa Nguyễn Trãi, “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. - Nghị luận là một thể văn có sự kết hợp giữa Tính logic và tính truyền cảm. + Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự của chính trị, của văn chương, đạo đức, văn hóa, xã hội ..vv… nên văn bản Nghị luận có tính lập luận chặt chẽ . Đòi hỏi của văn phong nghị luận phải là những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ như đã được đúc rút thành chân lý trong các văn bản nghị luận chính trị (văn chính luận) , thành những kết luận có tính chất khoa học, hay tư tưởng đạo lý trong các văn bản Nghị luận thuộc các lĩnh vực khác. Một văn bản nghị luận hay, thường là những văn bản chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, vì vậy đôi khi trở thành khó hiểu đối với học sinh. + Hơn nữa, trong bài văn Nghị luận, người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai, rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện, sự việc... ----2---- Nên đi tìm chiều sâu của văn bản theo kiểu tìm hiểu một văn bản mang phong cách nghệ thuật là khó khăn . - Hầu hết trong các giờ giảng, giáo viên thiên về khai thác nội dung tư tưởng mà ít chú ý đến khả năng lôi cuốn của nghệ thuật ngôn từ trong văn bản.Việc khai thác và truyền đạt nội dung, nghệ thuật của văn bản hầu như đều theo lối diễn dịch.Tức là từ việc yêu cầu học sinh tìm và nêu các luận điểm chính của văn bản. Rồi tìm những luận cứ mà tác giả dùng để thuyết minh cho luận điểm. Giáo viên lần lượt phân tích tổng kết lại các nội dung được trình bày và cách lập luận. Cuối cùng kết bài. - Học sinh, vốn sống chưa nhiều, việc thấu hiểu những vấn đề chính trị văn hóa, tư tưởng đạo lý đã được đúc kết như những chân lý, như những nhận định khái quát … tất nhiên là không dễ. Khả năng tích hợp của học sinh để hiểu thấu đáo vấn đề mà tác giả đặt ra trong bài văn Nghị luận qua những đúc kết bằng trải nghiệm của một nhà lý luận về các lĩnh vực đời sống cũng tất nhiên không thể thấu đáo.Tính lôgic, cũng góp phần hạn chế trí tưởng tượng bay bổng của học sinh. Vì vậy, những giờ Đọc văn Nghị luận đơn điệu, khô khan, thiếu sức lôi cuốn thực sự của một giờ Đọc văn. Nghĩa là vẫn chưa tạo được những rung động thẩm mỹ sâu xa nơi người học. Rõ ràng, những giờ đọc văn Nghị luận như thế là chưa đạt được mục tiêu của giờ giảng về tác phẩm văn chương. 2. Thuận lợi : - Chương trình Ngữ văn được đưa vào nhiều bài đọc văn Nghị luận, chứng tỏ Bộ giáo dục và Đào tạo đã cảm nhận được tầm quan trọng của thể văn Nghị luận trong việc đào tạo một thế hệ học sinh am hiểu cuộc sống hơn, để năng động, hội nhập ...để có thể trở thành những công dân toàn cầu một cách vững chắc hơn. - Những bài được chọn đưa vào sách giáo khoa khá hay và thiết thực. - Tuy là những bài khó, gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy, nhưng đa số giáo viên vẫn trăn trở, đào sâu, tìm tòi để có được phương pháp tối ưu khơi dậy hứng thú cho những giờ đọc văn bản nghị luận. - Học sinh khi được giao thiệm vụ tìm hiểu bài theo định hướng của giáo viên vẫn vô cùng tích cực. Có nhiều phát hiện hay. - Phương tiện hiện đại và phương pháp dạy học mới là tiềm năng to lớn trong việc giúp chúng ta tạo được hứng thú cho học sinh ( Và cả giáo viên ) trong những tiết học đọc văn Nghị luận. Với lương tâm nghề nghiệp, với tâm huyết của những nhà giáo dục, với trái tim nhạy cảm của những giáo viên Ngữ văn, tôi tin chúng ta sẽ tìm ra được những giải pháp tốt cho những giờ học khó. Sáng kiến kinh nghiệm này, mong muốn đóng góp thêm vài ý kiến cho việc giảng dạy các bài đọc văn Nghị luận được sinh động và hiệu quả hơn. II. Khảo sát chương trình, thực việc dạy và học các giờ học đọc văn Nghị luận của giáo viên và học sinh: 1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn THPT Trong chương trình Ngữ văn THPT, ở phân môn Đọc Văn, ngoài những bài văn học sử, về tác phẩm được đưa vào có nhiều loại thể: Thơ, văn xuôi ( truyện ngắn và ký ), kịch, còn có một số lượng bài đọc văn Nghị luận khá lớn. a. Lớp 10: - “Đại cáo bình Ngô” - Nguyễn Trãi. - Tựa “Trích diễm thi tập” ( trích ) - Hoàng Đức Lương. - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba ) - Thân Nhân Trung ----3---- - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư ) - Ngô Sĩ Liên - Thái sư Trần Thủ Độ ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư ) - Ngô Sĩ Liên * Ngoài các bài trên Chương trình nâng cao còn có thêm : - Thư dụ lại Vương Thông ( Trích Quân trung từ mệnh tập )- Nguyễn Trãi - Phẩm bình nhân vật lịch sử ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư )- Lê Văn Hưu - Thái phó Tô Hiến Thành ( Trích Đại Việt sử lược ) b. Lớp 11: - Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm - Xin lập khoa luật ( trích tế cấp bát điều – Nguyễn Trường Tộ ) - Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh - Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh và Hoài Chân - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh - Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ph. Ăng - ghen c. Lớp 12. - Tuyên Ngôn độc lập- Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc- Phạm Văn Đồng - Mấy ý nghĩ về thơ –Nguyễn Đình Thi - Đôt Xtôi ép Xki – Xvaigơ. - “ Thông điệp nhân ngày phòng chống AIDS 1-12-2001” - Côphianan - “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” - Trần Đình Hượu Trong 20 , đa số là nghị luận chính trị và nghị luận về danh nhân ( 14/20 bài ) , còn lại , về đời sống ( 2 bài ) Sáng tác văn chương ( 3 bài ) , về văn hóa ( 1 bài ) 2. Thực tế việc giảng dạy các bài đọc văn Nghị luận ở bậc THPT : a. Điều tra thăm dò thái độ của học sinh và giáo viên về những bài đọc văn Nghị luận : + 10 giáo viên ( trong và ngoài trường THPT Long Khánh, cả những giáo viên giỏi, đã từng tham gia giảng mẫu tại SGD & ĐT Đồng nai ) với câu hỏi : Có thích dạy các giờ đọc văn nghị luận hay không ? Nguyên nhân? +150 học sinh về việc dạy và học các bài đọc văn nghị luận với câu hỏi : Có thích học các giờ đọc văn nghị luận hay không ? Nguyên nhân ? . Kết quả thu được * Giáo viên : + 2 giáo viên thích. Vì cũng hứng thú. Chiếm tỉ lệ 20% + 8 giáo viên không thích lắm . Lý do chung là khô khan, khó truyền cảm. Ít tư liệu để giúp cho bài giảng sinh động. Chiếm tỉ lệ 80%. ( Có giáo viên chỉ hứng thú với 1, 2 bài) * Học sinh : + 2 học sinh trả lời : Thích. Vì đối với em, những gì thuộc về văn là em thích. Chiếm tỉ lệ : 1,3% +105 học sinh trả lời : không thích lắm. Nguyên nhân : về nội dung chứa đựng những vấn đề thiết thực trong cuộc sống; về việc học bài, có hệ thống ý mạch lạc, dễ nắm ý chính, nhưng còn thiên về chính trị, tư tưởng, học nặng đầu, giờ học khô khan. Chiếm tỉ lệ 70 % + 23 học sinh trả lời sao cũng được vì bài nào đối với em cũng như nhau. Bởi bài nào em cũng phải học. Thích hay không thích cũng phải học thuộc lòng bài giáo viên cho chép, hoặc pô tô để kiểm tra, thi… ----4---- Chiếm tỉ lệ 15,3% + 20 học sinh trả lời không thích một tý nào. Với hai chiều hướng lý do, hoặc vì không thích học bất cứ bài văn nào, hoặc vì giờ học quá khô khan, tẻ nhạt, khó hiểu. Chiếm tỉ lệ : 14,4% Như vậy, việc dạy và học những bài đọc văn nghị luận nhìn chung chưa có hứng thú, hiệu quả chưa cao. Có lẽ vì vậy mà các đề kiểm tra, đề thi cấp sở, cấp bộ đều ít đề cập đến kiến thức ở bộ phận những bài đọc văn nghị luận. b. Dự giờ đọc văn Nghị luận ở ba khối lớp : + Dự 6 tiết ở lớp 10, với các bài giảng : - Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ Liên + Dự 8 tiết ở lớp 11 với các bài giảng : - Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm - Xin lập khoa luật ( trích tế cấp bát điều ) của Nguyễn Trường Tộ - Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh - Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh và Hoài Chân - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh - Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ph. Ăng – ghen + Dự 12 tiết ở lớp 12 với các bài giảng : - Tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng - “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình Hượu Tôi nhận rõ một thực trạng : + Lớp 10 : Chỉ có “ Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi, giáo viên có khai thác được một số chỗ khá truyền cảm, nhưng bài học quá dài cũng làm học sinh nhàm chán. + Lớp 12: Cũng chỉ có “ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh khá quen thuộc với học sinh , nên giờ học có một chút hưng phấn. Các bài còn lại đều không hứng thú và thiếu tính truyền cảm. Nhìn chung các giờ giảng đều đều lúng túng, nghèo nàn, khô khan. B. Nội dung đề tài: I. Cơ sở lý luận. - Văn nghị luận, nhất là văn chính luận, là một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống nhân loại. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ không chỉ ở Việt Nam ta mà có ở trên toàn thế giới. Đây là thể loại gắn trực tiếp với đời sống của con người, của từng quốc gia trong những thời điểm đặc biệt. Đây cũng là thể văn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả của học sinh. - Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT, nghị luận là phương thức quan trọng trong việc đánh giá năng lực học văn của học sinh. Hiệu quả của hoạt động dạy và học môn ngữ văn phần lớn được quyết định bởi những bài làm văn nghị luận ( nghị luận xã hội, nghị luận văn học) của học sinh. ( Bài kiểm tra định kỳ, bài thi phần này chiếm đến 8 điểm ) - Rõ ràng, nhiệm vụ lớn nhất của hoạt động dạy và học Ngữ văn trong nhà trường bậc THPT cho đến nay vẫn nhằm đạt mục đích là giúp học sinh biết viết bài văn nghị ----5---- luận. Mà, muốn viết tốt những bài văn nghị luận thì phải hiểu biết, hứng thú, đam mê … về thể văn này. - Thế nhưng một thức tế là đa số, cả giáo viên lẫn học sinh không hứng thú trong các giờ đọc văn nghị luận II. Nội dung thực hiện các giải pháp của đề tài : Qua thực tế giảng dạy và việc nghiên cứu những ưu điểm và nhược điểm của các tiết học Đọc văn Nghị luận. Qua việc giảng dạy đối chứng một số lớp học để tìm ra giải pháp, tôi đã rút ra được một số biện pháp để “ Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ Đọc Văn Nghị Luận”. Trong phạm vi đề tài này, tôi không đi vào những khái quát có tính chất lý thuyết hàn lâm mà xin được trình bày một vài kinh nghiệm cụ thể, từ việc giảng dạy một số văn bản cụ thể. 1.Tạo hứng thú cho học sinh trên cơ sở đặc trưng của thể loại. Cũng như thơ, truyện, ký, kịch… văn nghị luận cũng có những đặc trưng riêng. Văn bản Nghị luận tất yếu là phải mang đặc trưng ngôn ngữ Nghị luận. Nghị luận là một thể loại văn học dùng lập luận, lý lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức...Trong đó bàn bạc, trao đổi, tỏ thái độ khẳng định hoặc phủ định, bộc lộ chính kiến của người viết về vấn đề được bàn tới đúng hay sai; đúng đến mức độ nào, sai đến mức độ nào; đánh giá, đề xuất ý kiến của cá nhân người viết về vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin vào lẽ phải, chân lý. Vẻ đẹp của văn nghị luận được bộc lộ ở sự sâu sắc của tư tưởng, sự mạch lạc, sáng rõ trong lập luận, sự sắc sảo, chặt chẽ trong lý lẽ, sự xác thực trong chứng cứ, sự chính xác, hàm súc trong ngôn từ . Cho nên giờ đọc văn nghị luận trước hết phải giúp học sinh cảm nhận được tính hệ thống trong lập luận, tính thuyết phục của luận cứ trên cơ sở bám sát đặc trưng của phong cách ngôn ngữ Nghị luận. Như vậy khi hướng dẫn học sinh đọc văn Nghị luận, giáo viên phải : a. Yêu cầu học sinh nắm kiến thức cơ bản của bài học : + Đọc kĩ bài học trong sách giáo khoa. + Xác định luận đề; hệ thống luận điểm, luận cứ. + Tìm những lý lẽ, dẫn chứng quan trọng được tác giả dùng để thuyết phục. Công việc này, giáo viên nào cũng chú trọng ( và có thể nói là luôn đặt lên hàng đầu trong giờ đọc văn nghị luận), nhưng thường rơi vào trạng thái khô khan,vì có tính chất lý trí. Thực ra công việc nào cũng có thể trở thành niềm vui, sự hứng thú khi say mê nó. Những vấn đề có tính chất lôgic, theo tôi, ta cũng dễ tạo hứng thú tiếp cận cho học sinh bằng cách kích thích nhu cầu khám phá, tìm tòi, phát hiện. ( Nhất là đối tượng học sinh thiên về ban khoa học tự nhiên như học sinh THPT Long Khánh nói riêng và học sinh THPT nói chung ). Trên cơ sở đó tạo hứng thú học tập cho học sinh. b. Kích thích hứng thú học tập: Ở bước cơ bản này, có thể tạo hưng phấn học tập bằng cách phân nhóm thi đua cho học sinh tìm hiểu bài, ngoài các phần cần tìm hiểu như: Tiểu dẫn, chú thích, thì phải hướng dẫn học sinh đi vào những phần việc cụ thể như sau cho mỗi nhóm thực hiện: + Thứ nhất : Sơ đồ hóa văn bản ( xây dựng mô hình- bản đồ tư duy ). Muốn học sinh thực hiện tốt công việc này, giáo viên phải lưu ý học sinh xem bố cục của bài văn nghị luận này thuộc Nghị luận xã hội hay Nghị luận văn học.Cả hai loại văn bản này đều có chung bố cục 3 phần : . Mở bài – Giới thiệu vấn đề. ----6---- . Thân bài: Giải quyết vấn đề. . Kết bài: Kết thúc vấn đề. Nhưng mỗi văn bản cụ thể sẽ có cấu trúc phần thân bài khác nhau. Nhưng nhìn chung đều phải có một hệ thống lập luận mạch lạc, chặt chẽ từ luận đề đến luận điểm, luận cứ. . Ví Dụ * Bài “Về luân lý xã hội ở nước ta” của Phan ChâuTrinh ( Lớp 11 ), chỉ cần sơ đồ hóa theo các bước làm bài phần thân bài của bài làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ có tác dụng vừa giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học dễ dàng, vừa củng cố kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống . Từ đó học sinh cũng nắm được nghệ thuật lập luận của văn bản. Nêu hiện trạng luân lý xã hội của nước ta, khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội Chỉ rõ ba nguyên nhân cơ bản làm cho nước ta tuyệt nhiên không có luân lý xã hội Phân tích tác hại: Tạo nên lối sống chạy theo sức mạnh quyền thế. Sống không có đoàn thể. Mất quyền tự chủ Đưa ra giải pháp: Muốn độc lập, tự do phải gây dựng đoàn thể. Muốn có đoàn thể phải truyền bá xã hội chủ nghĩa. * .Bài “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn học dân tộc” của Phạm Văn Đồng ( Lớp 12 ) , ta có thể giảng theo sơ đồ (Phần nội dung đọc – hiểu văn bản) “ Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu ,một nhà thơ lớn của nước ta ,đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc” . Cuộc đời NĐC là cuộc đời của nhà thơ yêu nước, một chiến sĩ trọn đời phấn đấu hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc; sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tiến bộ , tích cực Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có giá trị hiện thực , tư tưởng , tình cảm , và giá trị nghệ thuật cao. Truyện Lục Vân Tiên có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân nhất là ở miền Nam.Có sức sống lâu bền. “ Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình chiểu là một tấm gương sáng , nêu cao địa vị và tác dụng của văn học , nghệ thuật , nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng” . Từ hệ thống lập luận đã được sơ đồ hóa, giáo viên dễ dàng giúp học sinh hình dung ra tầm vóc lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông trong nền văn học nước nhà, hiểu tại sao ông phải được xem là “ ngôi sao sáng ”. Một nhà văn có cuộc đời chân chính, tâm huyết với văn chương, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, sáng tác văn học có gía trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật cao, tác phẩm có sức sống lâu bền, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng thì đích thực là một nhà văn lớn. ----7---- + Thứ hai : Tìm những tư liệu cụ thể (tranh ảnh, phim, nhạc, số liệu… có liên quan) và viết bài thuyết trình theo nội dung được giáo viên phân công. Phần này giáo viên nên cung cấp nguồn tìm kiếm cho học sinh. Vì các em phải học hơn mười môn, chứ không chỉ riêng môn Ngữ văn. Nếu không có nguồn để kích thích tò mò khá thuận tiện, thì các em sẽ không đủ thời gian tự tìm. Vì thế sẽ “ bỏ mặc” luôn.  .Ví dụ : - Ở bài “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia ” của Thân Nhân Trung, tôi hướng dẫn học sinh viết bài, giải thích, chứng minh luận điểm qua những “ Hiền Tài ” được biết. Các em đã hăng hái tìm tư liệu, phim , ảnh … viết văn bản thuyết trình, luyện tập ở nhà rất công phu. Từ những anh hùng dân tộc như Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh…Những tài năng hiện đại như Ngô Bảo Châu… - Hay ở bài “ Nhìn vê vốn văn hóa dân tộc ” của Trần Đình Hượu, tôi chia nhóm tìm tư liệu, tập thuyết trình chứng minh những nhận định của Trần Đình Hượu Ở các mặt khác nhau như tôn giáo, triết học, văn học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang phục, ẩm thực, cách đối nhân xử thế ..vv … Học sinh đã tỏ ra rất thích thú, hăng hái tìm kiếm , tích lũy. Từ sự say mê này, học sinh có những phát hiện thú vị. Các em tự đi sâu tìm hiểu bài học. +Thứ ba: Tập thuyết trình làm rõ luận điểm, luận cứ thuộc nội dung được phân công của nhóm mình trước ở nhà. Với công việc này, nhiều học sinh càng trở nên hứng thú với bài học khi cố gắng tập diễn thuyết sao cho hay, cho hấp dẫn, thuyết phục, trước bạn bè, thầy cô. Đó là lúc bản năng muốn tự khẳng định mình của tuổi mới lớn được đánh thức một cách tự nhiên, hợp lý. + Cuối cùng: học sinh trình bày, bổ sung, hoàn thiệntrước lớp. Trong giờ học, bằng mô hình chuẩn bị trên bảng phụ, bảng học nhóm, hoặc bằng phương tiện công nghệ thông tin…học sinh thi nhau “trổ tài”chứng minh làm rõ luận điểm, luận cứ.  Ví Dụ: - Bài “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”những tư liệu về các nhân tài ở các thời đại và những ảnh hưởng to lớn sự nghiệp của họ đối với lịch sử, đời sống dân tộc, học sinh đã làm rõ “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” một cách hứng thú… Từ đó các em hiểu rõ vì sao phải tôn vinh hiền tài. - Bài “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” : + Về qui mô và ảnh hưởng của “ Vốn văn hóa dân tộc” bằng cách đối sánh một số lĩnh vực văn hóa nước ta với văn hóa những dân tộc khác để thấy rõ “ Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật ”. Học sinh đã cùng nhau tìm tòi và thuyết trình hào hứng, sáng tạo. + Về tinh thần chung của văn hóa Việt nam là “ Thiết thực, linh hoạt, dung hòa”; con đường hình thành, phát triển không chỉ biết tạo tác mà còn có khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa. Học sinh đã giải thích từng khái niệm và chứng minh một cách hợp lí . Các em đã có những bài thuyết trình hay, tạo nên không khí sinh động, mới mẻ, hào hứng. Trong đó có bài thuyết trình thật đơn giản mà cũng thật hứng thú : ----8---- Chẳng hạn: Với hai hình ảnh sau, học sinh tổ 3, lớp 12B3( Long Khánh ) đã chỉ ra con đường “ tiếp biến, đồng hóa ” văn hóa nước ngoài của người Việt Nam một cách thú vị Pháp “ Mới nhìn qua chắc ít người nghĩ những "công trình"Nhà mọcthờ liền kề, san sát nhau, dọc Nhà thờLò Pháp gạch hai bên bờ sông Vạc, giáp ranh giữa huyện Yên Khánh và Yên Mô ( Ninh Bình ) là lò gạch, bởi chúng rất giống những thánh đường Thiên Chúa thường thấy ở khắp vùng Hà Nam Ninh hay trời Âu xa xôi . Mỗi một lò gạch ở đây thường có kiến trúc hai phần rõ rệt: lò và ống khói. Ống khói của những lò gạch này hầu hết đều có hình chữ nhật nhưng đến phần tiếp giáp với lò lại có hình tròn, chiều cao bình quân của mỗi ống khói khoảng 30 m. Thể hiện sự “ tiếp thu sáng tạo của các "kiến trúc sư" nông dân Việt Nam .” ( Tổ 3 ) ….vv và vv… ( Học sinh Hoàng Hương Ly say mê trình bày sự “ kế thừa tiếp biến” một cách “ thiết thực, linh hoạt, dung hòa” trong kiến trúc của các nông dân Việt Nam ) Việc trình bày những kiến thức tự tìm hiểu đánh thức khả năng “ Trình diễn” của nhiều học sinh. Đây là một khả năng tiềm ẩn rất quan trọng cần phát huy của con ----9---- người hiện đại. Nó đã bị lối dạy học “ truyền thụ kiến thức thuần túy” trước đây “cho ngủ yên” trong một thời gian dài đằng đẵng. Chúng ta cần khơi dậy, phát huy nó. Đây là phần việc có nhiều học sinh cảm thấy vô cùng hào hứng. Nhưng cũng nhiều học sinh rụt rè“ toát cả mồ hôi”. Cho nên giáo viên phải linh hoạt, lúc cho học sinh “ đề cử” đại diện lên trình bày, lúc “ bốc thăm” ngẫu nhiên, khi phải chỉ định những học sinh nhút nhát… Để khơi dậy, phát huy hoàn thiện …kỹ năng sống, hội nhập cho học sinh, Giáo viên nên để học sinh thuyết trình, tranh luận thông qua các phương tiện,cách thức khác nhau do các em tự lựa chọn : bằng phim, tranh, ảnh ( Có thể in ra, có thể trình chiếu) …hoặc bằng bài viết ngắn ghi trên bảng phụ … Giáo viên nên áp dụng công nghệ thông tin. Hạn hẹp nhất là cho học sinh trình bày bằng một cái Ampli nhỏ, xách tay … Các em sẽ có cảm xúc mạnh hơn, việc điễn đạt bằng ngôn ngữ nói trước công chúng sẽ mỗi ngày một lưu loát hơn qua mỗi lần tập dượt ở nhà và khi trình bày ở lớp. - Phần này học sinh đã chuẩn bị kỹ nên việc trình bày, bổ sung, hoàn thiện sơ đồ lập luận của văn bản rất nhanh. Nhưng hiệu quả lại rất cao. ( Học sinh Triệu Thái Dương lớp 12 B4 THPT Long Khánh trình bày ưu điểm và hạn chế của “vốn văn hóa dân tộc” bằng sơ đồ trên bảng tương tác ) Học sinh vừa rèn được khả năng tự học, tinh thần học tập tổ, nhóm; vừa rèn được kỹ năng tìm ý, chọn ý, lập dàn ý… Từ đó nắm được nội dung tư tưởng của văn bản ngay từ việc chuẩn bị bài học. Đồng thời, học sinh cũng rèn được kỹ năng bàn bạc, tranh luận, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói trước công chúng (Một kỹ năng cực kỳ cần thiết cho công dân toàn cầu trong cuộc sống hội nhập hiện nay ) . Hơn nữa, mỗi học sinh, được giáo viên hoặc tập thể tổ, nhóm giao công việc trình bày đều cảm thấy tự hào, tự tin hơn về bản thân. Và mỗi lần như thế, các em tự nhiên có được một kỷ niệm sâu sắc để ghi vào “ trang nhật ký” học trò của mình. Thiết nghĩ, đó cũng là một trong cái đích hướng tới của hoạt động dạy và học môn ngữ văn… ----10---- - Nếu nghĩ đơn giản, hiệu quả một giờ Đọc văn là “ đa số học sinh hiểu bài, nắm được nội dung bài học ”, thì giờ Đọc văn Nghị luận đến đây được xem là đạt “ mục tiêu bài giảng”. - Ngoài những mục tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, giáo viên chỉ cần hoàn thiện thêm mạch lập luận, nêu nét chính về nghệ thuật, ý nghĩa văn bản là xem như nhiệm vụ đã hoàn thành . Nhưng, nhiệm vụ những tiết Đọc văn không chỉ có thế. Văn chương là nghệ thuật. Bất cứ thể văn nào, giảng, bình văn là phải tạo được “ những rung cảm thẩm mỹ sâu xa” trong tâm hồn người tiếp nhận. Giáo viên phải làm sao để học trò thấy được vẻ đẹp văn chương của những áng văn nghị luận ấy kể cả những áng văn nghị luận xã hội, nghị luận chính trị( Vốn là những văn kiện chính trị, văn kiện lịch sử ). Bởi có những văn bản nghị luận chính trị đưa vào chương trình được xem là kiệt tác văn chương của thời đại mà nó ra đời như “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi ... Vì vậy, trong giờ đọc văn Nghị luận, Giáo viên phải luôn hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản trên cơ sở bám sát tính nghệ thuật của ngôn từ sẽ có những giờ Đọc văn đầy hứng khởi không khác gì giờ đọc các văn bản nghệ thuật thuần túy . 2. Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu văn bản Nghị luận trên cơ sở bám sát tính nghệ thuật của ngôn từ. Nghiên cứu các văn bản Nghị luận được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT, tôi nhận thấy đó đều là những Văn bản có tính nghệ thuật cao. Không chỉ đạt đến tính chính xác, chuẩn mực mà còn đạt đến tính nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn từ. Đưa các văn bản Nghị luận vào chương trình Ngữ văn trong tư cách là đối tượng của giờ Đọc Văn, rõ ràng chúng ta phải và giúp học sinh cảm nhận, tiếp nhận các văn bản ấy trong tư cách một tác phẩm văn học. Vì vậy, cùng với việc chú ý đặc trưng thể loại nghị luận, giáo viên còn phải chú ý đặc trưng ngôn từ nghệ thuật của văn bản. Nghĩa là phải dựa trên các đặc điểm cơ bản:Tính chính xác, hình tượng, tính truyền cảm và tính hàm súc. Song song với việc phân tích các luận cứ để làm sáng tỏ các luận điểm một cách logic, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ văn bản Nghị luận trong tư cách một áng văn chương một cách khéo léo, tinh tế về nghệ thuật dùng từ, dặt câu, dựng đoạn, xây dựng hình tượng nghệ thuật, sử dụng biện pháp tu từ. . Ví dụ : a. “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, được xem như một văn bản chính luận mẫu mực. Nghĩa là có sức thuyết phục tập trung ở lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực. Nhưng nếu chúng ta không dừng lại ở việc khai thác lập luận , mà khai thác cả tính hàm súc, tính truyền cảm, tính hình tượng, thì giờ giảng trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều . + Phân tích cách dùng từ ngữ đầy tính nghệ thuật một đoạn ngắn “ Ngày mười tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày hai mưoi lăm Bá tước Lương Minh bại trận tử vong Ngày hai tám Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn” Cùng cách viết trùng điệp, liệt kê những sự việc, tạo nên hơi văn dồn dập, tác giả đã lựa chọn từ ngữ để bộc lộ niềm tự hào, sự sảng khoái một cách thú vị. Ta dễ dàng nhận ra những thanh trắc vút cao. Những sự việc nối tiếp nhau tăng tiến. Nhất là những tên tướng giặc được gắn với danh vị một cách cố ý “Bá tước Lương Minh bại trận tử vong”, “Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”. Bá tước ư ? Giàu sang, nhiều đất đai, điền thổ ư ? cũng “bại trận”! Hai thanh nặng liền kề như ----11---- một khẳng định mạnh mẽ. Thượng thư ư ? Túc trí đa mưu ư ? Cũng “ cùng kế” trước ý chí cứu nước của “ nhân dân bốn cõi một nhà”, trước sức mạnh như chẻ tre của chính nghĩa . Sự đối xứng giữa của cải và trí tuệ ở hai tên tướng giặc làm nổi bật hơn sự thất bại của giặc, sự chiến thắng tuyệt đối của quân ta. Một chiến thắng toàn diện của“ đại nghĩa” ! Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, ở góc độ này, ta chỉ cần lưu ý học sinh bằng các câu hỏi đơn giản như : . Về từ ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn văn có gì đặc biệt? . Thử bình một vài từ em thấy tâm đắc. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh ( dù đúng hay sai ) giáo viên “ trổ một chút tài” bình văn là sẽ neo lại được trong học sinh điều tác giả văn bản muốn thể hiện. + Phân tích nghệ thuật xây dựng hình tượng của “ Đại cáo bình Ngô” : Đọc “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, ta nhận ra có hai hình tượng lớn nổi lên song song nhưng phát triển theo hai hướng, đó là Ta – nghĩa quân Lam Sơn và “Giặc”- Quân cuồng Minh . Bọn giặc lúc đầu thật hống hách, độc ác, tham lam, tàn bạo, như loài dã thú mặt người “Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ…” đày đọa tàn sát dân ta. Đem đội quân hùng hậu chà đạp những người dân hiền lành, hòng nghiền nát nghĩa quân Lam Sơn bé nhỏ… Nhưng càng đánh càng thua, càng thua càng hung dữ, càng hung dữ càng thảm bại…. Lại như loài thú hèn nhát bạc nhược “ vẫy đuôi xin cứu mạng” . Hai chữ “ vẫy đuôi” thật đắc địa . Quân ta, lúc đầu thật nhỏ bé, với muôn vàn thiếu thốn, khó khăn , trăn trở, với bao “trằn trọc”,“băn khoăn”… Nhưng rồi “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo” , quân ta càng đánh, càng mạnh, càng mạnh, càng thắng, càng thắng càng hăng, càng hăng càng thắng lớn! Để rồi cuối cùnh hiện ra lồng lộng cao cả, cao thượng trong tư thế một Đại Nhân“ Thể lòng trời …mở đường hiếu sinh ” cho giặc. Cảm nhận hai hình tượng, học sinh sẽ cảm nhận sâu hơn tư tưởng Nhân Nghĩa của Nguyễn Trãi một cách hứng thú . b.“ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh cũng vậy. Vốn là một văn kiện lịch sử. Nhưng đã đi vào lòng người, làm lay động trái tim và sáng lên trí tuệ người đọc không chỉ bằng lập luận chặt chẽ, lời lẽ bằng đanh thép, bằng chứng thuyết phục mà còn bằng cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, dựng hình tượng tuyệt vời. + Hướng dẫn học sinh đi sâu phân tích cách dùng từ có khả năng “ ghim vào lòng người ” của Hồ Chí Minh trong một vài đoạn văn, câu văn ta sẽ thấy rõ sự hứng thú của học sinh. Chẳng hạn trong câu văn sau: “ Bởi thế cho nên, chúng tôi Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới , đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Viện Nam”. Đọc qua ta thấy câu văn với những từ ngữ bình thường, toàn từ ngữ chính trị, đơn giản dễ hiểu. Nhưng đọc kỹ lại vài lần ta sẽ thấy được sự chính xác đã đạt đến trình độ tinh hoa của nghệ thuật dùng từ. Hàm súc, đa nghĩa, giàu sức gợi. Lời tuyên bố đề cập đến vấn đề hết sức thiết yếu: Tuyên bố Việt Nam không còn lệ thuộc vào Pháp nữa. Xóa bỏ đặc quyền của Pháp ở Việt Nam. Nhưng các từ ngữ bình thường bỗng như tỏa sáng trong cách kết hợp tài hoa, điệu luyện. . Thoát li là thoát li “ quan hệ thực dân” chứ không thoát li quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hòa bình tôn trọng lẫn nhau. ----12---- . “Xóa bỏ hết những hiệp ước đã ký về nước Việt Nam” chứ không phải những hiệp ước đã ký với Việt Nam. “ Ký về” là ký có tính đơn phương, áp đặt. “Kí với” là kí trên tinh thần hợp tác. Cụm từ “ ký về” đã lột trần sự đối xử có tính chất áp bức, bất bình đẳng của Pháp với Việt nam hơn tám mươi năm qua . Một trường từ vựng có tính chất nhấn mạnh “ thoát li hẳn”,“ xóa bỏ hết”,“xóa bỏ tất cả” thể hiện rõ thái độ dứt khoát, một lập trường kiên định : Việt Nam không thể khoan nhượng, dung hòa với thực dân Pháp được nữa. Lời tuyên bố thận nhiều hàm ý, nhưng vẫn mạch lạc rõ ràng. Vẫn thể hiện thật sâu tình yêu thiết tha Tổ quốc, độc lập tự do, thể hiện tầm nhìn xa, rộng của một lãnh tụ thiên tài, sự xuất sắc của một ngòi bút chính luận + Những câu văn song hành có cấu trúc : Chúng ( giặc Pháp ) + Tội ác  Nhân dân ta ( đồng bào ta, nước ta...) + nỗi khổ nhục, những mất mát đau thương. Những câu văn ấy nối tiếp nhau đã làm hiện lên trùng trùng điệp điệp tội ác của bọn thực dân,gieo vào lòng người đọc lòng căm thù, vừa gợi ra trùng trùng điệp điệp nỗi thống khổ mà dân ta phải chịu dưới ách thống trị của bọn cướp nước, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa. Có thể nói mỗi từ, mỗi ngữ trong câu văn đều được Hồ Chí Minh viết ra bằng con tim yêu thiết tha và bằng khối óc thông minh mẫn tiệp của một bậc đại trí đại nhân, đãi dũng, bằng khả năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ bậc thầy. c. “ Một thời đại trong thi ca” , một bài nghị luận văn học, nhưng nhiều thầy cô than phiền khó dạy, dạy không hay, học sinh không hứng thú. Tôi cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên, thứ nhất chưa nắm bắt thực sự hệ thống luận điểm của bài viết. Thứ hai, học sinh hiểu lơ mơ về “ cái tôi”. Mải loay hoay với việc làm rõ nội dung bài viết, nên cả giáo viên và học sinh không cảm hết được vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật của bài viết. Do vậy trước hết hãy xác định rõ mạch lập luận. Từ đó thẩm bình cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ,giờ dạy chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Thử đọc đoạn văn sau: “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng lư, ta điên cuồng với Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận ” Ta sẽ thấy, tác giả dùng vốn ngôn từ tuyệt vời, thể hiện một cách thật xuất sắc về bi kịch của “cái tôi”. Đi vào cái tôi, ta “mất bề rộng”, Tìm giải pháp: ta “ Đi tìm bề sâu ”.Nhưng kết quả: Bế tắc “ Càng đi sâu càng thấy lạnh ”…. Một đoạn văn nghị luận có lập luận thật mạch lạc mà thật giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhịp điệu. Vừa làm rung động trái tim người đọc,vừa giúp người đọc cảm nhận rõ“ Cái tôi ” tội nghiệp, bế tắc cô đơn, bi kịch. d.Giáo viên có thể tìm được nhiều ví dụ khác nữa trong các bài đọc thêm nghị luận văn học như “ Mấy ý nghĩ về thơ” của Nguyễn Đình Thi, nghị luận về tác giả như “Đôt- xtôi-épxki” của Xvagơ… vv…Trong những bài này ngôn từ hình tượng và ngôn từ cảm xúc có thể đưa học sinh đến đỉnh cao của rung động thẩm mỹ. e. Bài “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình Hượu. Đây là một bài đọc văn khó, bởi nó vừa mang phong cách ngôn ngữ nghị luận lại vừa mang phong cách ngôn ngữ khoa học, nên tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí logic, tính khách quan cao. Khi phân tích từ ngữ, ta hướng dẫn học sinh giải nghĩa các thuật ngữ cũng là một điều thú vị… ----13---- Có thể nói nhiều bài Nghị luận thuộc chương trình THPTcó nghệ thuật dùng từ ngũ, hình ảnh tuyệt vời, giúp ta tạo được nhiều hứng thú cho học sinh. 3. Tạo hứng thú cho học sinh từ khả năng tích hợp cao của văn bản nghị luận Có ý kiến cho rằng, tài liệu cho giờ đọc văn nghị luận khan hiếm. Theo tôi thì ngược lại. Mục đích của văn bản nghị luận là phát ngôn cho một tư tưởng, một quan điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, văn hoá, quốc gia, dân tộc, lịch sử,… tương đối rộng với tầm hiểu biết phổ biến của học sinh. Vì vậy, trong bài văn nghị luận có sự tích hợp rất cao. Cho nên ta có thể tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực, nhất là trong các thể văn khác để làm cho các luận điểm khái quát cụ thể ra, mở rộng hơn. Kiến thức liên quan sẽ khiến học sinh say mê, hứng thú. Ví dụ: + Ở bài “ Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2001”: . Ta có thể cho học sinh sưu tầm trước ( Có thể Giáo viên chuẩn bị ) các kiến thức liên quan về HIV hoặc hình ảnh về nguyên nhân tạo dịch bệnh, về con đường lây nhiễm, về sự tàn phá con người của căn bệnh thế kỉ. . Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm , hoặc kể cho các em những câu chuyện như cuộc ----14---- chiến anh dũng cống AIDS của chị Phạm thị Huệ, nữ anh hùng châu Á trong cuộc chiến chống đại dịch thế kỷ này ...vv... + Ở bài “Tuyên ngôn độc lập” , ta có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm, hoặc chính giáo viên đưa ra . Một số hình ảnh lịch sử về hậu quả những tội ác mà thực dân Pháp đã gieo rắc khiến “dân ta trở nên bần cùng”, “xóm làng ta xơ xác tiêu điều”, “ từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. Cũng có thể đưa ra một vài đoạn về vấn đề liên quan trong văn bản nghệ thuật như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “ Lão Hạc” , “ Một bữa no” ...của Nam Cao, “ Vợ nhặt” của Kim Lân... Những đoạn văn như thế này chắc chắn sẽ làm trái tim học sinh rung lên với những câu văn của “ Tuyện ngôn độc lập” * “Nếp nhà tranh lún cún nấp dưới rặng tre la ngà, lặng lẽ úp lấy khu đất dìa thành và kín đáo náu trong một xóm cuối làng Đông Xá, đứng xa ngó lại, có thể ----15---- lầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro; đó là nhà của anh Nguyễn Văn Dậu” ( Trích Chương III – “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) “...Mấy con chó thôi ăn, kéo nhau trở lại chỗ con chó cái bỏ dở cả mấy đống cơm. Nghị Quế sai thằng nhỏ hót hết vào rá, đưa cho cái Tý. Ra giọng nhân từ (... ) - Con bé kia cầm lấy rá cơm ăn đi, kẻo phí của trời. Ăn bốc cũng được, không phải đũa bát. Nước mắt chảy ra như mưa, cái Tý ngần ngại nhìn rá cơm nguội, không muốn chìa tay ra đón. Ông Đại biểu cho dân hầm hầm nét mặt : - Mày không ăn cơm thừa của chó phải không ? Bà Nghị nổi cơn tam bành : - Mẹ mày dạy mày thế đấy chứ, con ranh con? Ở đây với bà...thì bà dằn từng cái xương. Này, bà bảo cho mà biết: Mày ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng đâu. Con chó nhà bà còn được mấy chục, con người như mày bà chỉ mua có một đồng đấy thôi” ( Trích Chương X III – “Tắt đèn” –Ngô Tất Tố ) * “ Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái bình , đội chiếu, lũ lượt bồng bế , đắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều, chợ. Người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người trong làng đi chơ, đi làm đồng, không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo hai bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi gây của xác người” ( Trích “ Vợ Nhặt” – Kim Lân ) ... . Ở bài “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” ta có thể kể vài câu chuyện vui về ứng xử văn hóa vừa thay đổi không khí giờ học, để tạo hưng phấn cho Học sinh trong việc áp dụng ngay kiến thức nghị luận để hiểu vấn đề. Chẳng hạn: Để thấy tinh thần chung “ Thiết thực, linh hoạt, dung hòa” của văn hóa dân tộc. Ta đưa ra câu hỏi từ câu chuyện vui, “ Có ba cô gái một người Mỹ, một người Nhật, một người Việt Nam, mặc váy xòe ngắn, đội ba chiếc mũ rộng vành quý phái đi dạo bờ biển. Bỗng nhiên, một cơn gió mạnh nổi lên ...” Dựa vào tinh thần chung của mỗi nền văn hóa dân tộc, thử hình dung phản ứng tự nhiên của mỗi cô ?! ... Những dẫn chứng được tích hợp sẽ tạo ấn tượng sâu sắc, góp phần lưu giữ lâu hơn trong học sinh những luận điểm của văn bản nghị luận trên. 4. Tạo hứng thú cho học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, các bài tập đố “ Vui để học” bằng tục ngữ, ca dao, thơ văn, tranh ảnh ... Nhất là ở phần củng cố bài học. III. Kết quả đạt được: 1. Học sinh : - Cảm thấy bài học sinh động, mà nhẹ nhàng, không khí giờ học hăng hái mà nghiêm túc. Tiếp thu bài dễ dàng và hứng thú - Chất lượng các lớp tôi được trực tiếp phân công giảng dạy trong những năm qua được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao, tỷ lệ học sinh làm bài thi tốt nghiệp , đại học và cao đẳng cũng khả quan. - Cụ thề hai lớp 12 B3, 12B4 được phân công dạy chính thức và lớp 10A3 được phân công dạy thay ở học kì 2 năm học 2012-2013 có kết quả thi và TB môn Ngữ văn cao * 12 B3 : Sĩ số 38 + Thi học kì 2 : 12 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên, 4 học sinh đạt 5,5 đến 6. Còn lại 22 học sinh từ 6,5 đến 7,5 điểm ----16---- + Điểm TB Kì 2: 17 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên; 2 học sinh đạt 6,3 điểm, 19 học sinh đạt từ 6,5 đến 7,9 điểm + Điểm TB cả năm : 10 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên ; 3 học sinh đạt 6,1- 6,4 điểm, 25 học sinh đạt từ 6,5 đến 7,9 điểm. * 12 B4 : Sĩ số 38 + Thi học kì 2 : 13 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên, 1học sinh 4 điểm., 5học sinh đạt 5,0 đến 6. Còn lại 19 học sinh từ 6,5 đến 7,5 điểm + Điểm TB Kì 2: 17 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên; 1 học sinh đạt 6,1 điểm, 20 học sinh đạt từ 6,5 đến 7,9 điểm + Điểm TB cả năm : 14 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên ; 1học sinh;1 học sinh đạt 6,0 điểm, 20 học sinh đạt từ 6,5 đến 7,9 điểm. * 10A3 : Sĩ số 39 + Điểm thi học kì 2 : 18 học sinh đạt 8 điểm trở lên; 1 học sinh điểm 6,0; 15 học sinh đạt từ 6,5 đến 7,5. + Điểm TB Kì 2: 3 học sinh đạt từ 8 điểm trở lên; 1 học sinh đạt 6,0 điểm, 35 học sinh đạt từ 6,5 đến 7,9 điểm 2.Giáo viên: Ý kiến của 10 giáo viên sau khi dự giờ giảng mẫu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi đều nhận thấy giờ học sinh động rõ rệt. Học sinh hứng thú và hiểu bài hơn. 3. Tập thể tổ Văn THPT Long Khánh đã áp dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả. ( Lớp học đầy hào hứng trong tiết đọc văn Nghị luận ) C. Bài học kinh nghiệm: - Bất cứ nghề nào cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Sự nghiệp “ Trồng người” của nhà giáo có nhiều thuận lợi, nhưng cũng nhiều khó khăn phức tạp. Đối tượng của nhiều ngành nghề khác là sự vật, sự việc, còn đối tượng của giáo dục là con người có trái tim biết xúc động, có khối óc biết tư duy. Tìm con đường đi vào trái tim, tấm lòng, khối óc con người vừa thật dễ dàng, vừa thật khó khăn. Nhà thơ Tago từng viết “ Anh để cuộc đời anh trần trụi trước mắt em. ----17---- Anh không dấu em một điều gì ......................... ...Em ơi, đời anh là một trái tim Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu” ( Bài thơ số 28- Tập “ Người làm vườn” ) Văn chương cũng vậy. “ Văn tức là người”, “ Văn học là nhân học”. Thể loại văn chương nào cũng mang chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn con người. Càng tài năng, tâm hồn càng được thể hiện linh hoạt, khó nắm bắt. Vì vậy là giáo viên Ngữ Văn, chúng ta phải tìm con đường đưa học sinh vào chiều sâu thăm thẳm của khối óc, chiều rộng mênh mông của hồn người, của tim người để khối óc các em được thấu đáo trong nhận thức, để trái tim các em được xúc động, được rung lên. - Muốn vậy, chúng ta phải biết chắt chiu từng kinh nghiệm nho nhỏ, phải luôn tích lũy những gì mình học được từ đồng nghiệp, từ công việc, từ học sinh ...để mỗi giờ giảng văn, kể cả giảng các bài văn Nghị luận, là một niềm vui cho chúng ta và cho cả học trò. - “ Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” ! ( Nik Vujicic ), chúng ta sẽ ngày càng có những bài giảng hay, hiệu quả. D. Một vài đề xuất : Để tạo được hứng thú trong giờ đọc văn Nghị luận. 1. Đối với học sinh: - Cố gắng học văn theo đúng yêu cầu của học Văn. Ngoài tư duy logic, cũng cần phải tư duy hình tượng. Ngoài việc nắm bắt nghĩa từ vựng, cần biết nắm bắt nghĩa hàm ẩn của từ ngữ. - Rèn luyện khả năng khám phá chiều sâu, độ nén của văn bản Nghị luận được học trong chương trình. Tích cực tìm hiểu bài và thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài ở nhà. 2. Đối với giáo viên: - Luôn chú ý nhận thức rõ, đọc văn Nghị luận là đọc hiểu tác phẩm văn học chứ không phải đọc một văn kiện lịch sử, hay một văn bản chính trị, xã hội. Phải chú ý đặc trưng thể loại. Khám phá tác phẩm bằng phương pháp đặc thù của bộ môn. - Linh hoạt sáng tạo trong phối hợp các phương pháp giảng dạy tích cực.Tích cực khai thác tiềm năng của các phương tiện dạy học hiện đại - Tận tâm tận lực với nghề, với học sinh. Nắm bắt tâm lý lứa tuổi mới lớn, hướng dẫn học sinh đi vào tác phẩm bằng cả trái tim, khối óc, nhiệt tình... chắc chắn sẽ tạo được hứng thú trong giờ học. 3. Đối với cấp trên - Nên quan tâm sâu sát với những khó khăn của giáo viên và học sinh . - Văn chương là “ quí hồ thanh, bất quí hồ đa”. Vì vậy cần tinh giản hơn nữa một số bài học, nhất là những bài văn Nghị luận cổ để chương trình nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả. E. Keát luaän: - Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ngành giáo dục và tất cả những thành viên thuộc ngành giáo dục và Đào tạo trước những thử thách mới. Mỗi cá nhân trước hết phải nỗ lực phấn đấu, tìm tòi, khám phá để nâng cao hiệu quả công việc. Nhất là giáo viên Ngữ văn - Nhà trường là nơi thực hiện việc giáo dục đào tạo, hình thành nhân cách con người cho xã hội với tính hiệu quả và chất lượng cao. Là nơi trang bị cho học sinh những tri ----18---- thức, kiến thức khoa học hiện đại và hệ thống kỹ năng kỹ xảo tương xứng về một lĩnh vực khoa học, nghề nghiệp. Trang bị cho học sinh phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự học, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo của học sinh. Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và những phẩm chất tốt đẹp cho người lao động – Những người có vai trò quyết định vận mệnh của một quốc gia. - Văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn, lí trí sắc bén mà còn có những tình cảm lớn thể hiện tình yêu chân lí, yêu chính nghĩa, yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu con người. Nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản Nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc. - Đọc văn nghị luận là những giờ học quan trọng. Hiểu điều đó, tôi mong được đóng góp chút tâm huyết và trí tuệ của mình. Chân thành cám ơn sự quan tâm, chia sẻ của đồng nghiệp. Long Khánh 20 tháng 5 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Bình TAØI LIEÄU THAM KHAÛO  “Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn” của Đỗ Ngọc Thống. NXB Giáo dục  “ Một số vấn đề về phương pháp dạy – Học văn trong nhà trường” của Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội. NXB Giáo dục  “ Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học” của Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Thị Ngân Hoa NXB Đại học sư phạm  “ Rèn kỹ năng làm văn Nghị luận” của Bảo Quyến - NXB Giáo dục  “ Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong văn Nghị luận” của Lê Thường – NXB Giáo dục  bachkim.vn GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH Độc lập - tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2012-2013 ----19----
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan