văn học ở thế kỷ XIX – thời kỳ nở rộ của văn học Nam Định với trên 40 tác giả và hàng nghìn tác phẩm ở
nhiều thể loại xuất hiện, đã khiến Nam Định trở thành một trong những trung tâm lớn của văn chương nước
nhà.
Có thể thấy, cũng giống như nền văn học dân tộc, nền văn học Nam Định cũng luôn có sự tác động
qua lại giữa hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Kho tàng văn học dân gian với dòng chảy mênh
mang, vô tận, thấm đượm chất trữ tình của tục ngữ ca dao đã góp phần bồi đắp cho tâm hồn và tài năng của
nhiều thế hệ các nhà thơ, nhà văn Nam Định. Không phải ngẫu nhiên mà những bài thơ trữ tình, thấm đượm
phong cách dân ca, ca dao, đượm hương đồng gió nội thuộc loại hay nhất trong Văn học Việt Nam lại được
nảy sinh từ mảnh đất Nam Định, từ những nhà thơ – những người con ưu tú của quê hương Nam Định như:
Nguyễn Bính, Trần Tuấn Khải, Đoàn Văn Cừ…
2.1.2. Có thể thấy, tích hợp kiến thức văn học địa phương vào dạy học trong chương trình Ngữ văn các cấp
là rất cần thiết, thế nhưng việc làm đó đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là sự phân bố, sắp
xếp chương trình chưa đồng đều. Chúng ta mới chỉ thấy có sự phân bố thời lượng cho chương trình văn học
địa phương ở cấp trung học cơ sở mà chưa có ở chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông, cụ thể: lớp
6 có 4 tiết ( tiết 69, 70 ở HK I, tiết 139, 140 ở HK II); lớp 7 có 6 tiết ( tiết 70 ở HK I, tiết 74, 133, 134, 137,
138 ở HK II); lớp 8 có 5 tiết ( tiết 31, 52 ở HK I, tiết 92, 121, 137 ở HK II); lớp 9 có 5 tiết ( tiết 42, 63 ở HK
I, tiết 101, 133, 143 ở HK II). Không chỉ thế, đối với chương trình văn học địa phương ở cấp trung học cơ sở
cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học như về tư liệu hỗ trợ giảng dạy, các điều kiện để tổ
chức các hoạt động ngoại khóa,… cho nên phần lớn thời lượng dạy học chương trình văn học địa phương
vẫn chỉ tập trung vào phần Tiếng Việt ( sửa lỗi chính tả, phát âm… cho học sinh) mà chưa chú ý đến phần
Văn học của địa phương. Tuy rằng Bộ GD-ĐT cũng đã có hướng dẫn thực hiện “ Phần văn học địa
phương, nếu chưa hoặc không có văn bản đáp ứng, có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khóa, tham quan
quê nhà văn hoặc gặp gỡ các văn nghệ sĩ ở địa phương, gặp gỡ Hội văn nghệ…” ( Theo Phân phối chương
trình THCS môn Ngữ văn – Phần Hướng dẫn thực hiện – T.34), song dường như mảng văn học địa
phương vẫn còn rất mơ hồ, như một “mảng trống chưa được lấp đầy” đối với chương trình, với giáo viên và
cả với học sinh.
Khó khăn đó không chỉ thấy ở cấp trung học cơ sở mà chúng ta còn thấy rõ hơn ở cả cấp trung học
phổ thông. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12 không có thời lượng dành cho văn học địa phương,
càng không có một tài liệu hướng dẫn nào đối với mảng kiến thức này. Nếu muốn thực hiện, giáo viên phải
tự mình tìm hiểu tài liệu, xây dựng thành các chuyên đề, các buổi hoạt động ngoại khóa… cho học sinh.
Nhưng không phải giáo viên nào, nhà trường nào cũng có điều kiện thiết kế và tổ chức các buổi học theo
chuyên đề hay các buổi hoạt động ngoại khóa và càng khó có thể đưa hoạt động tìm hiểu văn học địa
phương trở thành một hoạt động thường niên trong quá trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường.
Vấn đề dạy học văn học địa phương của tỉnh Nam Định cũng đang đối mặt với những khó khăn đó.
Chúng ta chưa có điều kiện để sưu tầm, biên soạn chương trình, nội dung cụ thể, phù hợp để phục vụ công
tác giảng dạy. Ngay với mảng văn học dân gian, chúng ta cũng chưa thể đánh giá được hết trữ lượng của thơ
ca dân gian Nam Định. Trước đây, cũng đã có một vài công trình sưu tầm, giới thiệu về tục ngữ, ca dao vùng
4