Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn tiếp cận một số văn bản thơ trong chương trình ngữ văn 12 thpt qua việc ...

Tài liệu Skkn tiếp cận một số văn bản thơ trong chương trình ngữ văn 12 thpt qua việc đi tìm những ám ảnh

.DOC
16
766
129

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm 2013 SỞ SỞ GIÁO GIÁO DỤC DỤC VÀ VÀ ĐÀO ĐÀO TẠO TẠO ĐỒNG ĐỒNG NAI NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Mã Mãsố:số:................................ ................................ SÁNG SÁNG KIẾN KIẾN KINH KINH NGHIỆM NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÂÂN MỘT SỐNGỮ VĂNVĂN BẢN LỚP THƠ10 THPT TRONGTIẾP CHƯƠNG TRÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THPT QUA VIÊÂC ĐI TÌM NHỮNG ÁM ẢNH Người thực hiện: Nguyễn Quỳnh Anh Lĩnh vực nghiên cứu: Người thực hiện: Nguyễn Quỳnh Anh - Quản lý giáo dục  Lĩnh vực nghiên cứu: - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn  - Quản lý giáo dục  - Lĩnh vực khác: .......................................................  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm:  Mô hình Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2011 - 2012 Năm học: 2012 - 2013 -1-  Hiện vật khác Sáng kiến kinh nghiệm 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Anh 2. Ngày tháng năm sinh: 02 - 12- 1976 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 14/K4, KP1, P.Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai. 5. Điện thoại:0613834289 (CQ)/ 0613 835888(NR); ĐTDĐ: 0983979094 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Thư kí Hội đồng. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Văn học. Số năm có kinh nghiệm: 15. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  Ứng dụng CNTT trong dạy học làm văn ở trường THPT.  Kinh nghiệm dạy một số tác phẩm thơ trữ tình lớp 12.  Kinh nghiệm giảng dạy văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 THPT.  Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình ngữ văn lớp 10 THPT. -2- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 TIẾP CÂÂN MỘT SỐ VĂN BẢN THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THPT QUA VIÊÂC ĐI TÌM NHỮNG ÁM ẢNH ************************ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong việc tìm hiểu văn bản trữ tình, lâu nay chúng ta vẫn thường khai thác theo truyền thống, nghĩa là đi từ nghê ê thuâ êt tới nô êi dung, với mong muốn giảng dạy hiệu quả hơn, thu hút sự đam mê của học sinh hơn với môn Văn học, người viết nghĩ về mô tê cách tiếp câ nê mới đó là đi tìmnhững ám ảnh trong tác phẩm trữ tình. Như chúng ta đã biết, mục đích quan trọng nhất của người giáo viên là giúp học sinh hiểu và nhớ bài. Thế nhưng mỗi bô ê môn lại có đă êc thù riêng của nó. Những môn như: Toán, Lý, Hóa,… thường có công thức, định lí nhất định và học sinh sẽ thực hành tốt trên cơ sở áp dụng những công thức, định lí có sẵn đó. Riêng đối với môn Văn lại không thể giảng dạy theo phương pháp này, nhưng yêu cầu thì vẫn là để học sinh hiểu và nhớ bài để có thể vận dụng làm bài. Nếu chỉ áp dụng cách khai thác tác phẩm văn chương theo lối từ nghê ê thuâ êt tới nô êi dung, ngay lúc đó các em sẽ hiểu bài, nhớ bài nhưng sau này các em sẽ không còn ấn tượng nhiều về những gì mình đã được học. Đó chính là lí do vì sao hiê ên nay các em thường “Ngán” học môn Văn. Vì vâ êy, trong quá trình giảng dạy, người viết luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao cho các em tiếp câ nê tác phẩm văn học, đă êc biê êt là những tác phẩm trữ tình mô êt cách hứng thú và dễ dàng nhất. Những điều ám ảnh là những điều luôn làm chúng ta nhớ. Vâ êy tại sao chúng ta lại không thể đi tìm những ám ảnh trong mỗi tác phẩm trữ tình để gieo vào lòng các em những ám ảnh ấy? Ám ảnh đến với mỗi học sinh trong một bài học có thể ở nhiều khâu, nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như ám ảnh từ việc tổ chức tạo tâm thế cho học sinh trong việc tiếp nhận bài học bằng đoạn video clip được dựng sẵn, bằng một trò chơi từ chính những kiến thức có liên quan đến tác giả, tác phẩm của văn bản... ; -3- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 hay ám ảnh từ việc cho học sinh đọc hiểu văn bản bằng hình thức hoạt cảnh.v.v... Nhưng những ám ảnh này chỉ khiến học sinh dễ có tâm thế tiếp nhận tác phẩm hơn và nhớ đến một tiết học hứng thú, sinh động chứ chưa phải là nội dung trọng tâm cần ghi nhớ. Vì vậy theo người viết, ám ảnh thực sự quan trọng và cần thiết đối với học sinh chính là ám ảnh đến từ những chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa trong một tác phẩm. Chính những chi tiết, hình ảnh này sẽ khiến học sinh nhớ bài lâu hơn, thích thú hơn. Dĩ nhiên chi tiết, hình tượng không chỉ có trong tác phẩm trữ tình nhưng trong giới hạn của đề tài, người viết chỉ trình bày một vài kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy về việc hướng dẫn học sinh Tiếp cận một số văn bản thơ trong chương trình ngữ văn 12 THPT qua việc đi tìm những ám ảnh. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm - Trong các loại hình nghệ thuật, thơ là một trong những loại hình kì diệu nhất và xuất hiện sớm. Song hiểu rõ được bản chất của thơ là điều không đơn giản. Bởi lẽ, thế giới của thơ là thế giới của ảo ảnh đầy nhiệm mầu. Chính vì vậy, nữ sĩ Blagađimitrova đã phải thở than: "Ôi nếu tôi biết thơ là gì thì cả đời tôi đã chẳng phải khổ sở thế"( Ngày phán xử cuối cùng, Blagađimitrova, Nxb Thanh niên, Hà Nội 1973, tr.298), Charles Henri Ford cũng nhận định“Thơ cũng huyền diệu như Trời”. - Hegel đã cắt nghĩa văn học trữ tình là tổng thể cảm xúc và trí tưởng tượng của tính chủ thể tự diễn đạt. Như vậy, hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ luôn mang dấu ấn cá nhân. Điều đó không những thể hiện cá tính sáng tạo mà còn biểu lộ tài năng thi sĩ. Do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Nhưng các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ. Cho nên, chỉ có thể bằng cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với các bài thơ khác -4- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó cùng chung đề tài mới giúp học sinh khắc sâu những ám ảnh trong thơ. - “Ám ảnh là sự trở lại luôn và không thể khuây trong ý nghĩ, đè nặng xuống tâm trí...” (Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 1994). - Như vậy, ám ảnh trong tác phẩm văn học phải là:  Những điều đă êc sắc nhất, ấn tượng nhất trong tác phẩm.  Có những đă cê điểm khác biê êt với những hình ảnh, hình tượng tương tự ở các tác phẩm khác. 1.2. Yêu cầu - Giáo viên giúp học sinh phát hiê nê được nét đă êc sắc nhất của tác phẩm, hình tượng… để xây dựng ám ảnh. - Khi khai thác ám ảnh, giáo viên cần làm rõ những nét đă cê sắc của chi tiết, hình ảnh đó. - Sử dụng thao tác so sánh với những hiê ên tượng tương tự để làm rõ ám ảnh trong tác phẩm trữ tình cần phân tích. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Chuẩn bị  Giáo viên - Tìm hiểu văn bản, đối chiếu và tìm các hình ảnh, chi tiết ám ảnh, xây dựng hệ thống câu hỏi. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, đặc biệt hướng tới việc phát hiện chi tiết và lí giải.  Học sinh - Tìm hiểu văn bản. - Trả lời hướng dẫn tìm hiểu bài. - Phát hiện chi tiết, so sánh đối chiếu với các hình ảnh tương tự để tìm ra điểm khác biệt, nét đặc sắc của hình ảnh, chi tiết ấy. -5- Sáng kiến kinh nghiệm 2013  Thao tác này bước đầu tạo cho học sinh những ám ảnh. Bởi không có một phương pháp nào hữu hiệu nếu bản thân học sinh không tìm tòi và tư duy. 2.2. Thực hiện Có nhiều phương thức để giáo viên hướng học sinh đến với tác phẩm, tiếp cận, thâm nhập và phát hiện chi tiết để đi đến ám ảnh. Dĩ nhiên tùy từng đối tượng học sinh mà ta có thể áp dụng quy trình, phương pháp khác nhau. Cụ thể, với đối tượng học sinh khá ta có thể cho học sinh phát biểu ngay ý kiến của mình hoặc tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm rồi chỉ định một nhóm trình bày trước và từ ý kiến ấy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trong lớp thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên nhằm xoáy sâu vào những ám ảnh. Còn với đối tượng học sinh yếu hơn, giáo viên nên tổ chức phát vấn trước để đi đến xác định chi tiết, hình ảnh cần khai thác. Sau đó mới tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với yêu cầu: - Chi tiết ấy được thể hiện như thế nào? Có vai trò gì trong tác phẩm? - Tìm những chi tiết, hình ảnh tương tự trong các tác phẩm khác mà em biết? Đối sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt? Sau đó ta cũng cho học sinh một nhóm trình bày rồi từ đó thảo luận bàn tròn giữa các nhóm và đi đến kết luận chung. Để ám ảnh học sinh, giáo viên cũng không nên áp đặt một chiều. Có thể hướng học sinh đến một cách hiểu hợp lí nhưng vẫn gợi mở để chi tiết, hình ảnh thực sự trở thành ám ảnh. Điều đó sẽ khiến giờ học tuy kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn tiếp tục. Và chính sự ám ảnh này sẽ là tiền đề cho những khám phá tiếp theo của học sinh. -6- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 2.3. Một vài ví dụ minh họa  ÁM ẢNH ĐÔI MẮT và CÁI CHẾT của NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN trong TÂY TIẾN- Quang Dũng: Nói về hình tượng người lính thì thơ ca đã đề câ êp rất nhiều. Từ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuô ôc” của Nguyễn Đình Chiểu xưa kia đến “Đồng chí” của Chính Hữu, “Hoan hô chiến sĩ Điênô Biên” và “Cá nước” của Tố Hữu, …là những tác phẩm cùng thời với “Tây Tiến”. Vâ êy làm sao để các em nhớ hình ảnh người lính Tây Tiến mà không bị nhầm lẫn với bất cứ người lính trong tác phẩm nào khác, chúng ta phải tìm ra ám ảnh về người lính trong bài thơ này, đó chính là ám ảnh đôi mắt người lính Tây Tiến. Trong bài thơ Tây Tiến, đôi mắt tưởng chừng như chỉ xuất hiện trực tiếp một lần duy nhất: Mắt trừng gửi mô ông qua biên giới Đêm mơ Hà Nô ôi dáng kiều thơm Hai câu thơ một thời bị đánh giá là ủy mị, yếu đuối, buồn rớt, mộng rớt, không phản ánh đúng tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Nhưng đấy chỉ là cách nhìn định kiến, sai lệch. Thực ra, đây mới là tâm trạng chân thật của người lính xa nhà. Người lính ra đi nào phải chỉ nhớ “giếng nước, gốc đa,...” (Đồng chí – Chính Hữu) mà họ còn gửi nhớ thương, gửi tấm lòng tha thiết đến quê hương, tổ quốc. Trong giấc mơ vẫn có hình ảnh quyến rũ của các cô gái chốn kinh kì, bởi bên trong những người lính vẫn mang dòng máu lãng mạn của những chàng trai rất hào hoa, rất Hà thành. Vì vậy trái tim trẻ trung của họ vẫn khát khao yêu thương. Phải chăng họ ra đi để cho Hà Nội thanh bình và cho cả dáng “kiều thơm” ấy? Tuy nhiên, đôi mắt nhiều mộng mơ, nhiều khao khát biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ gợi tả nét oai phong, lẫm liệt ấy không chỉ được đặc tả duy nhất một lần trong bài. Ở hai đoạn thơ trên dù Quang Dũng không trực tiếp miêu tả nhưng dường như đôi mắt của người lính Tây Tiến vẫn luôn gắn với mỗi kỉ niệm, từng nỗi nhớ, đau đáu khôn nguôi. Đó là ánh mắt thân thương, trìu mến mà dịu vợi khi vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi “nhớ chơi vơi” để cất lên thành tiếng gọi “ơi” biến tên một địa danh, một đoàn quân thành hai miền nhớ thương. Là ánh mắt “kìa em” đầy -7- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 tình tứ, đắm say, ngỡ ngàng đến say mê rạo rực của người lính trẻ trước “ em xiêm áo tự bao giờ”,... Chính ám ảnh đôi mắt ấy đã làm nên mô êt nét riêng về hình tượng người lính Tây Tiến: Hào hoa, lãng mạn… Vậy, người lính Tây Tiến không chỉ hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, mà còn in đậm một phong thái hào hoa lãng mạn, đầy mơ mộng. Một khía cạnh khác cũng rất hiện thực và ám ảnh người đọc không ít chính là ám ảnh cái chết của người lính Tây Tiến trong thi phẩm này. Thơ ca kháng chiến chống Pháp ít khi nói về cái chết. Đọc Tây Tiến tuy không thấy xuất hiện từ chết nhưng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh gợi tả cái chết:  Gục lên súng mũ bỏ quên đời!  Rải rác biên cương mồ viễn xứ  Áo bào thay chiếu anh về đất  Tây Tiến người đi không hẹn ước Hình ảnh thơ cho ta thấy Quang Dũng không hề né tránh hiện thực. Hơn thế, sự miêu tả cùng một khái niệm nhưng không lặp lại về cách diễn đạt đã thể hiện sự điêu luyện, tài hoa trong việc dùng ngôn ngữ của thi nhân. Người lính “gục lên súng mũ bỏ quên đời” nhưng tựa như vẫn đang làm nhiệm vụ canh gác giữa đất trời. Ý thơ này vốn vẫn có hai cách hiểu: Có thể hiểu đó là hình ảnh người lính hi sinh sau khi vắt hết sức giữa chặng đường hành quân, hay có thể hiểu đây là hình ảnh người lính mệt nhọc ngủ thiếp đi ít phút giữa đường hành quân, cách hiểu nào cũng hiện lên sự gian khổ đến tột cùng của những cuộc hành quân. Tuy nhiên, phần lớn người đọc đều đồng tình cho rằng đây là câu thơ nói về sự hi sinh của người lính. Cách hiểu ấy phù hợp với hình ảnh người lính Tây Tiến trong toàn bài: mất mát, hi sinh nhưng đầy kiêu hùng, bi mà vẫn tráng. Sự hi sinh của những người lính được tác giả họa hình tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ “rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu “rải rác” gợi lên những nấm mồ trải dọc suốt chặng đường hành quân, cái chết luôn rình rập thì ba chữ “mồ viễn -8- Sáng kiến kinh nghiệm 2013 xứ” càng khiến lòng người đau xót. Hình ảnh những nấm “mồ viễn xứ” đem lại cảm giác lạnh lẽo, khốc liệt, cho ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh. Theo quan niệm Á Đông “lá rụng về cội”, vì vậy cái chết xa nhà, lẻ loi, lạnh lẽo gợi xúc cảm bi thương tột cùng. Nhưng cách dùng hai từ Hán Việt trang trọng liên tiếp trong một câu thơ đã khiến cái bi thương lạnh lẽo mờ đi. Bốn thanh trắc trong từ “rải rác” và “viễn xứ” bao lấy đầu và cuối câu thơ khiến giọng thơ xót đau mà vẫn cứng cỏi. Cảm giác mất mát gắn liền với không khí tưởng niệm trang trọng. Quang Dũng quả thật tài tình khi diễn tả ý thơ này, đau thương mà không bi lụy. Cái chết đối với các anh là trở về sự bình yên “Áo bào thay chiếu anh về đất”, “về đất” là về với quê mẹ, về với Tổ quốc thân yêu. Ba chữ “anh về đất” có thể nói đã hình tượng hóa cái chết của người lính, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Như là đất mẹ giang tay đón nhận đưa anh về với sự bình yên. Cách nói giảm nhưng làm bật sự hi sinh thầm lặng, thanh thản của người chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ. Sự kết hợp “áo bào” khiến tấm áo của người chiến sĩ trở nên trang trọng. Các tráng sĩ xưa giữa chốn xa trường, lấy da ngựa bọc thân làm niềm kiêu hãnh thì ở đây những chiến sĩ Tây Tiến với chiếc áo đơn sơ của đồng bào tặng hay chỉ bằng tấm áo đẫm mồ hôi của anh đủ tạo nên sự bất tử. Manh áo của người lính không được diễn tả thuần hiện thực như Chính Hữu, mà với bút pháp lãng mạn Quang Dũng đã nâng tấm áo đầy mưa nắng ấy thành “áo bào”. Có một sự thật nghiệt ngã là người lính Tây Tiến nằm xuống không có manh chiếu che thân, thậm chí đồng đội cũng không kịp gửi lời tiễn biệt nhưng để tôn vinh người lính Quang Dũng đã khoác cho họ chiếc áo bào sang trọng và dòng sông Mã đã tấu lên “khúc độc hành” như một lời vĩnh biệt đưa các anh về với đất mẹ thân yêu. Nhờ thế, dù nhà thơ liên tiếp miêu tả cái chết, sự hi sinh mà vẫn không để lại những ấn tượng nặng nề. Mất mát tăng lên bao nhiêu thì ấn tượng về sự hùng tráng càng tăng lên bấy nhiêu. Hình ảnh người lính Tây Tiến vì vậy đã góp phần làm trọn vẹn thêm hình tượng người lính trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. -9- Sáng kiến kinh nghiệm 2013  ÁM ẢNH SÓNG – Xuân Quỳnh:  Hình tượng trung tâm: Sóng.  Sóng: Hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người con gái khi yêu.  Sóng // Em  Hòa nhập, hóa thân, soi chiếu vào nhau  diễn tả tình yêu sâu sắc.  Thể thơ 5 chữ, không ngắt nhịp với sự trở đi trở lại của sóng  Âm hưởng dạt dào của các con sóng cũng chính là âm điệu của nỗi lòng đang tràn ngập khát khao yêu thương. Mượn sóng để diễn tả tình yêu không phải chỉ có ở Xuân Quỳnh mà ngay từ ngày xưa thi hào Nguyễn Du đã viết “Sóng tình dường đã xiêu xiêu”, hay Xuân Diệu cũng từng tìm đến sóng “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em”. Thế nhưng ở đây Xuân Quỳnh đã phát hiện ra những hiện tượng rất lạ kì của sóng: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Vâng! Đúng vậy sóng không nhẹ nhàng hôn lên bờ cát trắng hay nũng nịu ấp ôm mà như đang dỗi hờn trở nên dữ dội, ồn ào nhưng rồi lại dịu êm lặng lẽ. Dữ đấy rồi êm đấy, chợt ồn rồi chợt lặng, lúc mãnh liệt đến đắm say, khi âm thầm thành sâu lắng. Con sóng chứa trong lòng nhiều đối cực với những diễn biến phức tạp, tinh vi khó lí giải. Và Xuân Quỳnh đã mượn những đối nghịch, bất thường của sóng để diễn tả những trạng thái, những cung bậc khác nhau của tình yêu đó cũng là cái bí ẩn diệu kì của trái tim người phụ nữ khi yêu. Một tình yêu vừa mãnh liệt, vừa đằm thắm, sâu lắng, vừa cồn cào, da diết không thôi. Sự song hành hai hình tượng “sóng” và “em” đã bổ sung cho nhau, diễn tả sâu hơn nỗi nhớ, vượt lên giới hạn của không gian và thời gian, một nỗi nhớ cồn cào da diết trong trái tim yêu. Đó cũng chính là nỗi nhớ thiết tha, thao thức trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái đang yêu ấy đã đặt lòng mình trên từng con sóng, khám phá đến tận cùng những trạng thái cảm xúc của tình yêu, do vậy sóng trở thành biểu tượng bất diệt của tình yêu với một niềm tin mãnh liệt: Ở ngoài kia đại dương - 10 - Sáng kiến kinh nghiệm 2013 Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Sóng của Xuân Quỳnh là con sóng đã được nội tâm hóa. Trước những trạng thái đối nghịch nhau của chính lòng mình, sóng không thể nào lí giải được. Bởi dòng sông chật hẹp không đủ sức chuyển tải sự xoay chuyển lạ lùng của con sóng, sóng muốn giã từ cái chật hẹp ấy để đến với bể rộng bao la và cũng bởi: “Vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên”. Vì vậy mà “sóng tìm ra tận bể”. Ở đây Xuân Quỳnh dùng từ tìm chứ không phải là đi, bởi tìm chứa đựng khát vọng chủ động được khám phá, được vươn tới chân trời mới. Hành trình tìm ra bể rộng của sóng cũng là hành trình đi tìm cái lớn lao tuyệt đích của người phụ nữ khi yêu- một tâm hồn dạt dào khao khát và chủ động trong tình yêu. Muôn đời sóng vẫn mãi tồn tại giữa biển lớn bao la, và Xuân Quỳnh, một tâm hồn sôi nổi, một trái tim rạo rực “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” cũng muốn hóa thân vĩnh cửu để tình yêu mãi cháy sáng trên đời. Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh không vị kỉ mà vươn đến cái cao đẹp nhất là nguyện vọng chính đáng của người con gái đang yêu, hết mình dâng hiến cho tình yêu và đòi hỏi được yêu đủ đầy. Xuân Quỳnh đã tìm được cái nhìn mới mẻ mà sâu sắc, đầy ý vị. Cùng với câu thơ năm chữ, Sóng của Xuân Quỳnh như trào lên, lặng xuống, lúc dạt dào cuồn cuộn, khi lại lặng lẽ vô bờ. Em và Sóng lúc soi chiếu vào nhau, khi lại hòa nhập cộng hưởng trong giai điệu rộn ràng của trái tim đang yêu. Ám ảnh sóng trong tác phẩm cùng tên của Xuân Quỳnh đã làm nên nét riêng về Sóng – trái tim người con gái khi yêu - nữ sĩ Xuân Quỳnh!  TIẾNG ĐÀN trong “ Đàn ghi- ta của Lor – ca” – Thanh Thảo: tiếng ghi –ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm 2013 tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy Nét độc đáo mới lạ ở đây là chỗ chúng ta thường chỉ nghe tiếng đàn trầm hay bổng, nhỏ hay to, dìu dặt khoan thai hay mạnh mẽ dồn dập. Nhưng ở đây Thanh Thảo lại diễn tả tiếng đàn trong mối tương giao với màu sắc, đường nét,hình khối. Đó chính là nét độc đáo mới lạ mang phong cách tượng trưng siêu thực của tài năng Thanh Thảo. Tiếng đàn trở thành nỗi ám ảnh đối với người đọc, khác hẳn mọi tiếng đàn chúng ta thường thấy bấy lâu. Tiếng ghi ta là một ẩn dụ được Thanh Thảo thể hiện cùng với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng đàn giờ đây không còn là những giai điệu trầm bổng mà còn mang cả sắc màu đó là sắc nâu của vỏ đàn, sắc nâu của đất mẹ quê hương, đó là màu xanh của lá cây của tình yêu, của hi vọng và tự do. Tiếng ghi ta mang cả dáng hình quê hương cả bầu trời yêu đương cùng cô gái ấy, cả tâm hồn trẻ trung tràn trề nhựa sống của người nghệ sĩ. Cuối cùng tiếng đàn hóa thân thành hình khối thành dòng chảy chứ không còn là màu sắc nữa: “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”, tiếng đàn như bật khóc, tất cả đều như đột ngột cắt đứt bởi cụm từ “vỡ tan”: tiếng đàn vỡ tan, tình yêu vỡ tan, bầu trời vỡ tan, dòng dòng máu chảy, tiếc thương cho một nghệ thuật bị chôn vùi bởi chế độ bạo tàn của phát xít. Nó ngân lên điệp khúc đớn đau bất hạnh tột cùng của người sáng tạo ra nó. Nó hóa thân thành: thân phận, linh hồn, sinh thể của Lor-ca. Bởi, Lor-ca ra đi khi lòng yêu đời, yêu người, yêu quê hương và niềm say mê nghệ thuật vẫn còn cháy bỏng. Có thể nói bằng những hình ảnh đậm màu sắc siêu thực, Thanh Thảo đã phục sinh giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca, thể hiện niềm xót xa thương cảm vô hạn của mình một cách ấn tượng và đầy ám ảnh. III. HIỆU QUẢ Qua thực tiễn dạy học của bản thân những năm gần đây và từ thực tế dạy học các lớp 12 ban Cơ bản tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, tôi nhận thấy hướng tiếp cận tác phẩm trữ tình qua việc đi tìm những ám ảnh này có những khó khăn - 12 - Sáng kiến kinh nghiệm 2013 nhất định như: bản thân giáo viên phải đầu tư nhiều hơn, phải thâm nhập tác phẩm mới cảm nhận và phân tích sâu sắc được; học sinh cũng phải có một sự chuẩn bị nhất định, hơn nữa nếu học sinh quá yếu thì giáo viên sẽ gặp khó khăn nhiều hơn bởi học sinh vẫn có thể cảm nhận nhưng khả năng diễn đạt và tiếp nhận có phần hạn chế. Mặc dù vậy, cách tiếp cận này cũng có nhiều ưu điểm khả dụng như: - Kiến thức trọng tâm, dễ nhớ. - Học sinh chú ý, hứng thú và tích cực hơn. - Tích hợp các kĩ năng khác cho học sinh: tư duy, trình bày, hợp tác nhóm... đặc biệt là kĩ năng bình – giảng. - Gắn lí thuyết với thực hành. - Giáo viên cũng hứng thú hơn trong việc giảng dạy. Đặc biệt là sau khi áp dụng phương pháp này, kết quả học tập của học sinh các lớp được nâng lên rõ rệt. Tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, từ bài viết số hai đến bài viết số bốn của học sinh lớp 12 đều có câu hỏi trọng tâm là cảm nhận về một đoạn thơ, câu hỏi này chiếm từ 5 đến 6 điểm của một bài viết 10 điểm, ba lớp 12 (12A3: 43, 12A6: 46, 12A9: 39 Tổng: 128 học sinh) do tôi phụ trách giảng dạy môn Văn có kết quả như sau: Bài viết 2 3 4 Tăng Giảm Giỏi 6 (4,7 %) 14 (10,9 %) 25 (19,5 %) 14,8 % Khá 31 (24,2 %) 50 (39,1 %) 65 (50,8 %) 26,6 % TB 63 (49,2 %) 53 (41,4 %) 30 (23,4 %) Yếu 27 (21,1 %) 10 (7,8 %) 8 (6,3 %) Kém 1(0,8%) 1(0,8 %) 25,8 % 14,8 % 0,8 % IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ Mỗi cách khai thác, tiếp cận tác phẩm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Hiệu quả của cách khai thác đi tìm những ám ảnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cách tiếp cận tác phẩm này thực sự phát huy tối đa công năng của nó khi không bị giới hạn về thời gian và không gian. Thời lượng giảng dạy ngắn là một thử thách đối với giáo viên khi triển khai nội dung bài học; hơn nữa không gian hạn chế với cách sắp xếp bàn ghế như hiện nay sẽ khiến học sinh khó xoay chuyển - 13 - Sáng kiến kinh nghiệm 2013 khi thảo luận nhóm, bản thân giáo viên cũng khó khăn trong việc tổ chức đa dạng các loại hình nhóm. Vì vậy, mong sao các cấp quản lí, những người làm công tác đánh giá cũng có một hướng mở: cho phép giáo viên được kéo giãn thời lượng tiết học; chọn lọc chi tiết mà không ôm đồm, dàn trải; lớp học và trang thiết bị được bố trí hợp lí hơn sẽ giúp việc triển khai các phương pháp giảng dạy thuận lợi và hiệu quả hơn. V. KẾT LUẬN Có thể nói, song song với viê êc tiếp câ nê tác phẩm trữ tình theo truyền thống là đi từ nghê ê thuâ êt tới nô êi dung, thiết nghĩ đi tìmnhững ám ảnh trong tác phẩm trữ tình khiến các em “bị” ám ảnh cũng là mô êt cách gây ấn tượng, cuốn hút các em yêu thích văn chương. Qua đó phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của các em khi khai thác các văn bản thơ dựa trên những ám ảnh từ chính văn bản ấy. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm dạy học môn Ngữ văn, chuyên đề Tiếp cận một số văn bản thơ trong chương trình ngữ văn 12 THPT qua việc đi tìm những ám ảnh. Tôi hi vọng sáng kiến này được thực hiện trong quá trình giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung với niềm mong mỏi học trò sẽ đến với tác phẩm Văn học dễ dàng hơn, dễ nhớ hơn thông qua những ám ảnh. Từ đó các em sẽ không còn “Ngán” bộ môn Văn mà thay vào đó là tình yêu, sự hứng thú đối với môn học này, bởi chỉ có hứng thú, chỉ có đam mê mới giúp các em học tốt hơn! Trân trọng kính chào! Biên Hòa, ngày 16 tháng 05 năm 2013 Người viết Nguyễn Quỳnh Anh VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm 2013 1. Hiểu văn Dạy văn, Nguyễn Thanh Hùng, Nxb Giáo dục, 2003. 2. Ngày phán xử cuối cùng, Blagađimitrova, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1973. 3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - tập 1, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, 2008. 4. Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 1994. 5. Văn chương và kinh nghiệm hư vô, Huỳnh Phan Anh, Nxb Hoàng Đông Phương, Sài Gòn, 1968. MỤC LỤC Trang - 15 - Sáng kiến kinh nghiệm 2013 I. Lý do chọn đề tài....................................................................................3 II. Tổ chức thực hiện .................................................................................4 1. Cơ sở lý luận..........................................................................................4 1.1. Khái niệm............................................................................................4 1.2. Yêu cầu................................................................................................5 2. Nội dung, biện pháp thực hiện ..............................................................5 2.1. Chuẩn bị..............................................................................................5 2.2. Thực hiện.............................................................................................6 2.3. Ví dụ minh họa....................................................................................7 III. Hiệu quả.............................................................................................12 IV. Đề xuất, khuyến nghị..........................................................................13 V. Kết luận................................................................................................14 VI. Tài liệu tham khảo..............................................................................15 - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan