Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn vài kinh nghiệm tiếp cận thơ...

Tài liệu Skkn vài kinh nghiệm tiếp cận thơ

.DOC
18
1150
53

Mô tả:

Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN HƯNG MÃ SỐ : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện : LINH THỊ NGỌC THẠCH Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn : NGỮ VĂN  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm :  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2012 – 2013 -3-  Hiện vật khác Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LINH THỊ NGỌC THẠCH 2. Ngày tháng năm sinh: 02.09.1984 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: XUÂN THÀNH – XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0984013437 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: GIÁO VIÊN 8. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT XUÂN HƯNG 9. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: CỬ NHÂN - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn II. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GIẢNG DẠY NGỮ VĂN Số năm có kinh nghiệm: 6 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 6 năm gần đây: -4- Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ VÀI KINH NGHIỆM TIẾP CẬN THƠ -5- Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học là một loại hình nghệ thuật nhưng đồng thời cũng là một lĩnh vực khoa học. Nó đòi hỏi người đọc phải có một hệ thống phương pháp chung và tư duy logic trong quá trình lĩnh hội. Vì vậy, tìm ra một phương pháp chung để tiếp cận, khám phá một tác phẩm thơ là rất cần thiết đối với người đọc văn. Tìm hiểu những tác phẩm thơ hay, tiêu biểu của các thời đại, của các nền văn học trên khắp thế giới là mục tiêu quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở tất cả các cấp học. Tuy nhiên, do đặc trưng loại thể, việc tìm hiểu và truyền tải một tác phẩm thơ bao giờ cũng khó khăn hơn so với văn xuôi. Trước nay, hầu hết giáo viên Ngữ văn trong quá trình soạn giảng thường căn cứ vào Sách giáo viên, từ năm học 2010 – 2011 là Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây sẽ gọi chung hai tài liệu này là tài liệu chuẩn), ngoài ra còn có các tư liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác. Từ việc nghiên cứu các tài liệu nói trên, giáo viên sẽ chọn lựa những tri thức cần thiết và đúng đắn, từ đó kết cấu thành bài giảng cho mình. Việc căn cứ vào sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng để soạn giảng là điều tối cần thiết, nhưng những thông tin từ hai nguồn nêu trên thường là những thông tin cơ bản, chỉ dựa vào đó, không thể nhìn nhận đối tượng một cách toàn diện, thấu đáo. Các tài liệu chuẩn cũng như các tư liệu tham khảo khác chỉ trình bày kết quả phân tích – tổng hợp các tác phẩm mà ít đề cập đến phương pháp phân tích, tổng hợp để cho ra kết quả đó. Điều này gây khó khăn, lúng túng cho cả giáo viên và học sinh nếu phải tiếp cận một tác phẩm thơ mới, lạ. Đối với giáo viên, việc xác định phương pháp tiếp cận thơ sẽ giúp cho giáo viên có kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ, từ đó có thể truyền giảng hợp lí, khoa học, tránh được tình trạng lúng túng, mờ mịt giữa vô vàn tư liệu tham khảo. Khi đã thoát li khỏi tình trạng lệ thuộc sách vở, khi không bị gò bó theo khuôn mẫu, người đọc thơ mới có thể mở rộng tâm hồn để cảm nhận cái hay cái đẹp của thơ. Mặt khác, tìm hiểu và dạy học tác phẩm, nhất là tác phẩm thơ chỉ thực sự hiệu quả khi giáo viên chú trọng vào phương pháp, công thức chung mà không phải là đào sâu vào từng vấn đề cụ thể. Mục đích tìm hiểu từng đối tượng cụ thể là để rút ra những đặc trưng chung của loại thể đó. Đối với học sinh, phần lớn các em không phải là những người có phẩm chất nghệ sĩ bẩm sinh, có tư duy nghệ thuật. Vì vậy, nếu nắm được phương pháp, công thức chung trong quá trình tiếp cận một tác phẩm thơ, các em sẽ thấy được rằng văn học không phải chỉ là một môn học ngẫu hứng, đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh, hứng thú hay cảm xúc mà trái lại, đây cũng là một bộ môn khoa học, cũng có phương pháp nhất định. Học sinh sẽ không dùng luận điểm “không có năng khiếu học văn” để bào chữa cho sự yếu kém của bản thân. Các em sẽ hiểu được rằng sự chăm chỉ và phương pháp phù hợp là chìa khóa chính xác để học tập môn Ngữ văn. Hơn nữa, nếu có được phương cách tiếp cận thơ, các em sẽ không chỉ nắm bắt rõ ràng và thấu đáo những tác phẩm có trong chương trình học tập ở -6- Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ nhà trường mà còn có khả năng phân tích cảm nhận bất kì tác phẩm thơ nào mà các em được tiếp xúc. Có phương pháp học tập là nền tảng cho việc khơi dậy cảm xúc, rung động, nuôi dưỡng, khơi gợi kiểu tư duy nghệ thuật cho các em. 2. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Với đề tài SKKN này, người viết chỉ giới hạn ở một số tác phẩm thơ Việt Nam có trong chương trình Ngữ văn THPT. 3. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Thuận lợi Bất kì giáo viên ngữ văn nào cũng được trang bị những tri thức cơ bản và cần thiết về ngôn ngữ học và văn học qua các cấp học, ngoài ra còn được đào tạo chuyên sâu ở trường đại học. Đây đều là những kiến thức nền tảng quan trọng, cần thiết giúp giáo viên xác định được phương pháp tiếp cận thơ. Tư liệu tham khảo cho đề tài này khá đa dạng, nhất là các tư liệu ngôn ngữ học. Đó đều là những công trình khoa học có giá trị, đã được ứng dụng vào thự tiễn giáo dục và đào tạo nhiều năm nay. Bản thân có 6 năm kinh nghiệm giảng dạy, lại được sự giúp đỡ, hỗ trợ, góp ý của đồng nghiệp. 3.2 Khó khăn Tư liệu tham khảo cho đề tài này khá nhiều, có thể phân loại thành hai nhóm. Thứ nhất là các tư liệu, công trình nghiên cứu ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học tiếng Việt. Đây đều là những công trình khoa học lớn, chuyên sâu, phạm vi nghiên cứu rộng. Tuy nhiên, phần lớn những tư liệu này chỉ đem đến những kiến thức cơ bản, nền tảng. Việc ứng dụng những tri thức đó đòi hỏi giáo viên phải có nhận thức đầy đủ, vững vàng. Đây không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm giảng dạy đồng thời phải có ý thức tìm tòi học hỏi nâng cao năng lực. Thứ hai là các bài bình luận, phê bình văn học. Các công trình này đa dạng nhưng chất lượng không đồng đều, một số ý kiến bình luận chưa chuẩn xác, cùng một vấn đề nhưng có thể có nhiều quan điểm khác nhau… Việc xác định cách thức tiếp cận và khám phá các tác phẩm thơ đòi hỏi phải có kiến thức tốt về ngôn ngữ học và ngôn ngữ học tiếng Việt, do đó việc phổ biến phương pháp này đến đối tượng học sinh không phải là việc dễ dàng. Vì thế đề tài này hầu như chỉ có thể phát huy hiệu quả đối với đồi tượng giáo viên. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN Đối với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, người viết căn cứ vào các kiến thức về ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học tiếng Việt và đặc trưng của thể loại thơ. 5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN -7- Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ Đối với đề tài SKKN này, người viết chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu… -8- Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ PHẦN NỘI DUNG 1. TIẾP CẬN THƠ TỪ GÓC ĐỘ NGỮ ÂM Tìm hiểu một bài thơ, trước hết, người đọc phải xem xét các yếu tố ngôn ngữ từ góc độ ngữ âm. Có một số vấn đề cần phải lưu ý như sau: 1.1. Thanh điệu và sự phối hợp thanh điệu Thanh điệu tiếng Việt được phân loại theo mô hình sau: Âm vực cao (bổng) sắc hỏi không Âm vực thấp (trầm) ngã nặng huyền TRẮC BẰNG Sự phối hợp thanh điệu trong thơ bao giờ cũng mang giá trị biểu đạt nhất định. Chẳng hạn như đoạn thơ sau: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Tây Tiến – Quang Dũng) Ta thấy ba câu thơ đầu được kết cấu bằng rất nhiều thanh trắc (và nhiều âm tiết là âm tắc). Điều này góp phần khắc họa một thiên nhiên Tây Bắc trắc trở, hiểm nguy. “Câu thơ đọc lên nghe nhọc nhằn như tiếng thở nặng nhọc của người lính trên đường hành quân Tây Tiến” (Nguyễn Đăng Mạnh) Ngược lại câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” sử dụng toàn bộ các thanh bằng (và nhiều âm tiết mở) đã làm dịu đi những đường nét sắc cạnh của bức họa thiên nhiên miền Tây Bắc tổ quốc. Người đọc dường như cũng cảm nhận được cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái của những người lính Tây Tiến – sau một chặng đường vượt núi qua đèo, đứng trên đỉnh núi, tầm mắt trải ra bốn bề, ngắm nhìn những bản làng ẩn hiện trong màn mưa… 1.2. Âm tiết – phân loại và tác dụng biểu đạt Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, âm tiết tiếng Việt có thể phân chia thành rất nhiều loại (ồn – vang, mở – khép, tắc – xát, rung – không rung…) các kiểu âm tiết khác nhau sẽ đem đến giá trị biểu đạt khác nhau. Có thể xét các ví dụ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (Tràng giang – Huy Cận) Các âm tiết tràng, giang đều là những âm vang. Kết hợp với việc láy lại vầng ang, câu thơ gợi dư âm lan xa, vang vọng, vẽ ra cái mênh mang của sóng nước, của tâm trạng. Như vậy, tràng giang đã gợi lên hình ảnh con sông không những dài mà còn rộng, Mặt khác, đó không chỉ là con sông đơn thuần mà còn là sự triền miên của dòng sông cảm xúc. Hay như câu thơ dưới đây: -9- Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi (Tây Tiến – Quang Dũng) Câu thơ sử dụng rất nhiều âm tiết mở tạo dư âm vang vọng. Lời gọi vọng qua không gian – thời gian dội vào quá khứ, dội vào miền thẳm sâu kí ức. Tương tự là đoạn thơ: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng (Việt Bắc – Tố Hữu) Việc sử dụng các phụ âm rung (rầm rập, rung) đã tạo âm hưởng mạnh mẽ vang dội, thể hiện nguồn sức mạnh lớn lao có được từ sự cộng hưởng. 1.3. Các phép tu từ ngữ âm và tác dụng của chúng Các biện pháp tu từ ngữ âm gồm có: điệp âm, điệp vần, điệp thanh… Cách nhận diện và tác dụng của các biện pháp này GV và HS đã tìm hiểu ở bài “Thực hành một số phép tu từ ngữ âm” (SGK Ngữ văn 12, tập 1). Chẳng hạn xét ngữ liệu sau: Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Phép điệp âm ở đây (phụ âm l) rất có tác dụng tạo hình và gợi cảm, kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ, câu thơ đã cho người đọc hình dung một bức tranh ngày hè : hoa lựu đỏ như lửa, thấp thoáng ẩn hiện trong tán lá… Tương tự, có thể thấy tác dụng biểu đạt của các biện pháp tu từ ngữ âm qua các ngữ liệu dưới đây: - Điệp âm: 1. Làn ao lóng lánh bóng trăng loe 2. Những luồng run rẩy rung rinh lá - Điệp vần: 3. Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn 4. Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi Mà con én đã gọi người sang xuân - Điệp thanh: 5. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Tuy nhiên, khi phân tích thơ trên phương diện ngữ âm, cần chú ý phân biệt trường hợp ngẫu nhiên và trường hợp có giá trị biểu hiện, loại bỏ các yếu tố mang tính ngẫu nhiên để tránh suy diễn áp đặt, khiên cưỡng. Quan trọng nhất là phải chỉ ra được vai trò, tác dụng của các yếu tố ngữ âm đó. - 10 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ 2. TIẾP CẬN THƠ TỪ GÓC ĐỘ NGỮ NGHĨA Trong quá trình tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh trong thơ, cần xem xét các khía cạnh sau: 2.1. Nguồn gốc của từ ngữ Căn cứ vào nguồn gốc của từ ngữ được sử dụng trong thơ, ta thấy có các kiểu từ ngữ như: từ ngữ thuần Việt / ngoại lai; cổ điển / hiện đại; toàn dân / địa phương, ước lệ / tả thực… Nguồn gốc của từ ngữ, hình ảnh trong thơ bao giờ đem đến những ý nghĩa biểu hiện nhất định (chủ yếu là nghĩa tình thái) - Từ ngữ Hán – Việt tạo ra sắc thái trang trọng, thiêng liêng cho đoạn thơ sau: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến – Quang Dũng) - Từ ngữ, hình ảnh có nguồn gốc từ văn học dân gian tạo nên nét riêng biệt trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) - Từ ngữ là từ địa phương gợi cho câu thơ cảm giác thân thương, gắn bó: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu) 2.2. Ý nghĩa của từ ngữ 2.2.1. Nghĩa đen của từ ngữ Theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt (NXB GD, 2003) một từ sẽ có bốn thành phần nghĩa: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng và nghĩa kết cấu. Tuy nhiên, đối với năng lực nhận thức của HS THPT, GV chỉ cần định hướng cho HS: từ ngữ thường có hai nét nghĩa cơ bản là nghĩa sở chỉ (đối tượng mà từ biểu thị) và nghĩa sở dụng (thái độ của người sử dụng đối với từ ngữ). Chẳng hạn như nghĩa sở chỉ của từ chết chính là “sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể”1. Các từ như về đất, bỏ quên đời tuy cùng chung nghĩa sở chỉ với chết nhưng lại khác về ý nghĩa sở dụng. Về đất, bỏ quên đời thể hiện cảm xúc trân trọng, thái độ bình thản, nhẹ nhàng khi nói về cái chết. Như vậy, có thể tạm xem, khi nói đến nghĩa đen của từ ngữ cần chú ý đến nghĩa sở chỉ và sắc thái biểu cảm. Để hiểu rõ lớp nghĩa thứ nhất của từ ngữ, có thể so sánh với các từ ngữ khác gần nghĩa để thấy được giá trị của chúng trong ngữ cảnh nhất định. Chẳng hạn, có thể xem xét câu thơ sau: 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/chết - 11 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Khi so sánh về mặt ý nghĩa, từ ấy có khác so với lúc ấy, khi ấy…Từ ấy dùng để chỉ thời gian có điểm bắt đầu nhưng không có điểm cuối, ngược lại, lúc ấy hay khi ấy chỉ dùng để chỉ thời đoạn ngắn ngủi, có bắt đầu, có kết thúc. Như vậy khi Tố Hữu nói Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, đó là một lời hẹn thề thủy chung sắt son của nhà thơ với Đảng cho đến hết cuộc đời… Hay như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay. So với các từ cạn, uống, nuốt..., từ ráo có khả năng thể hiện rõ nhất bản chất nhu nhược, sợ vợ của nhân vật Thúc Sinh. Hay trong câu thơ Cậy em em có chịu lời, từ cậy so với nhờ, mong, van, xin, cầu... có khả năng thể hiện đắt nhất tâm tình của nàng Kiều. Như vậy, cậy được hiểu là nhờ (ai đó) làm một việc (nào đó) với tất cả niềm tin rằng người được nhờ nhất định sẽ chấp thuận và còn sẽ làm rất tốt việc đó. Điều này đã cho thấy tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. 2.2.2. Nghĩa bóng / nghĩa chuyển / nghĩa liên tưởng của từ ngữ Các lớp nghĩa sau nghĩa đen của của từ thông thường được tạo ra bởi các phép tu từ từ vựng. Có thể thấy được lớp nghĩa này qua các ngữ liệu sau : - Ẩn dụ : Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên - Hoán dụ : Áo chàm đưa buổi phân li Mình về rừng núi nhớ ai - Cường điệu : Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay - Chuyển đổi cảm giác : Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Nói giảm, nói tránh : Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Áo bào thay chiếu anh về đất 3. TIẾP CẬN THƠ TỪ GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP Khi xem xét, phân tích thơ cần chú ý khai thác từ góc độ từ pháp (lưu ý phân loại từ ngữ) và cú pháp (các biện pháp tu từ cú pháp, phân loại câu...) 3.1. Từ loại Trong quá trình đọc hiểu một tác phẩm thơ việc phân loại từ ngữ là một thao tác khá quan trọng. Có thể khảo sát các ví dụ dưới đây: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi - 12 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ Này của Xuân Hương mới quệt rồi (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Trong thơ trung đại, việc xưng tên riêng trong thơ rất hiếm hoi, phụ nữ xưng tên trong thơ hầu như không có. Như vậy việc sử dụng danh từ riêng ở đây đã cho thấy cá tính, cái tôi của Hồ Xuân Hương. Đây cũng là đặc trưng phong cách thơ của nữ sĩ. Hay trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh), ở câu thơ thứ nhất Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ gồm 7 chữ đã có đến 4 động từ quyện, quy, tầm, túc . Điều đó đã thể hiện phong cách thơ của Hồ Chí Minh : Hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng… Trong bài thơ Vội vàng, các từ láy chỉ mức độ cao đã góp phần thể hiện phong cách thơ Xuân Diệu : hồn thơ rất mực yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống… Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn… Cho chếnh choáng mùi hương Cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi… 3.2. Các biện pháp tu từ cú pháp: phép đối, điệp, đảo, liệt kê, … và tác dụng của chúng. GV và HS đã được khảo sát một số ví dụ về các biện pháp tu từ cú pháp qua bài “Thực hành một số phép tu từ cú pháp” (SGK Ngữ văn 12, tập 1). Cần nhận diện và chỉ ra tác dụng của các biện pháp này. Chẳng hạn: - Phép đối lập để chỉ cái tổng thể, tuyệt đối: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước - Phép lặp nhằm mục đích nhấn mạnh: Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa - Đảo trật tự cú pháp để nhấn mạnh tình thế của đối tượng: Củi một cành khô lạc mấy dòng - 13 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ - Trật tự từ trong câu thơ, trật tự các câu thơ cũng có giá trị biểu đạt nhất định: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Quy luật vận động của những con sóng cũng là khát vọng của nhân loại trong tình yêu. Sóng dù có dữ dội, ồn ào nhưng đến cuối cũng vẫn xô về phía dịu êm, lặng lẽ. Tình yêu dù có trải qua bao bão táp phong ba rồi cũng sẽ đến lúc cập bến bình yên.Thử đổi lại trật tự sắp xếp các từ ngữ thành “dịu êm và dữ dội – lặng lẽ vào ồn ào”, ý nghĩa câu thơ sẽ có sự thay đổi, thiếu đi sự ý vị, tinh tế… Hay như trật tự trong hai câu thơ dưới đây: Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa tươi Nói xuân đi trước, xuân đến sau, điều đó cho thấy cái nhìn lạc quan về đời sống của nhà thơ. - Nhịp thơ cũng có giá trị biểu đạt. Chẳng hạn như các câu thơ sau: Mắt đen tròn/ (thương/ thương quá đi thôi). Nếu câu thơ ngắt nhịp 3/5 mức độ cảm xúc sẽ giảm đi rất nhiều. Hay cách ngắt nhịp phá cách trong câu thơ lục bát dưới đây đã đem đến một cách biểu đạt mới: Non cao tuổi /vẫn chưa già Nhịp thơ còn có thể mang tính tạo hình: Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống 3.3. Kiểu câu Câu có thể phân loại căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp hay mục đích nói. Câu hỏi tu từ thường dùng để bộc lộ cảm xúc: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Một số trường hợp cấu trúc ngữ pháp của câu không thể phân định rõ ràng, việc xác định vai trò ngữ pháp khác nhau có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau, tạo tính đa nghĩa trong thơ. Có trường hợp, mục đích nói không trùng khớp với dấu hiệu phân loại câu theo mục đích nói (đặc biệt là các câu hỏi tu từ dùng bộc lộ cảm xúc) như câu thơ dưới đây: Ai biết tình ai có đậm đà? - 14 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ Qua quá trình giảng dạy thơ, người viết đã rút ra những kinh nghiệm nói trên và ứng dụng vào thực tiễn tìm hiểu thơ. Dưới đây là ví dụ minh họa: Đề: Phân tích đoạn thơ sau: Sông Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Tây Tiến – Quang Dũng) Như vậy, khi xem xét đoạn thơ từ ba góc độ; ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ta thấy đoạn thơ nói trên tập trung khắc họa một thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến, được thể hiện qua những nội dung cụ thể sau: - Lời gọi Tây Tiến dệt bằng nỗi nhớ (2 câu đầu) + Sông Mã: mạch nguồn của sự sống, chạy suốt theo các chặng hành trình của đoàn quân Tây Tiến; là chứng nhân lịch sử, gắn bó với lính Tây Tiến, chứng kiến niềm vui nỗi buồn, ghi dấu những chiến công, cả những mất mát, hi sinh… + Xa rồi: cảm xúc nuối tiếc, lưu luyến, bâng khuâng… + Tây Tiến ơi: lời gọi tha thiết, yêu thương, trìu mến, trong lòng nhà thơ, Tây Tiến không chỉ là tên gọi của một đơn vị quân đội mà như một thực thể sinh động, có tri giác, có cảm xúc… + Câu thơ sử dụng rất nhiều âm tiết mở tạo dư âm vang vọng. Lời gọi vọng qua không gian – thời gian dội vào quá khứ, dội vào miền thẳm sâu kí ức. + Nhớ được lặp lại 2 lần để nhấn mạnh khắc sâu nỗi niềm của nhà thơ + Nhớ chơi vơi: nỗi nhớ vô hình, vô định, lơ lửng giữa thinh không, làm cho lòng người day dứt, hoang mang như mất đi điểm tựa… - Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội * Khí hậu khắc nghiệt: Có những con đường hành quân chìm lấp trong mịt mù sương lạnh (Sài Khao… đêm hơi) * Địa hình hiểm trở, cheo leo (Dốc lên khúc khuỷu… mưa xa khơi) + Hàng loạt địa danh – tên đất lạ (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch) âm điệu của những cái tên riêng này cũng trúc trắc, gợi ấn tượng về một miền xa lạ, hoang vu… + Dốc lặp 2 lần như tạo hình một khung cảnh núi non trùng điệp - 15 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ + Các từ láy giàu sức tạo hình (khúc khuỷu: gấp khúc đột ngột, độ gấp hẹp; thăm thẳm: sâu, hẹp, âm u, lạnh lẽo; heo hút: thưa, vắng, lạnh lẽo, âm u) + Cồn mây: mây nổi thành cồn, tạo hình độ cao của núi, núi vươn đến tận trời mây, mây sà xuống mặt đất. + Súng ngửi trời là một cách nói nhân hóa, rất hiệu quả trong việc tạo hình độ cao của dốc núi: núi cao gần chạm đến mây trời, khoảng cách với bầu trời chỉ trong tầm mũi súng. + Cách ngắt nhịp lẻ (4/3) truyền thống của thể thơ bảy chữ ở đây còn đảm nhiệm thêm một chức năng đặc biệt cho thơ: chức năng tạo hình. Những câu thơ như Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống… mang đậm chất hội họa với những đường nét rắn rỏi, góc cạnh. + Ba câu thơ Dốc lên… ngàn thước xuống được kết cấu bằng rất nhiều thanh trắc, nhiều phụ âm cuối là âm tắc góp phần khắc họa một thiên nhiêm Tây Bắc trắc trở, hiểm nguy. Câu thơ đọc lên nghe nhọc nhằn như tiếng thở nặng nhọc của người lính trên đường hành quân Tây Tiến (Nguyễn Đăng Mạnh) + Ngược lại câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi sử dụng toàn bộ các thanh bằng và rất nhiều âm tiết mở đã làm dịu đi những đường nét sắc cạnh của bức họa thiên nhiên miền Tây Bắc tổ quốc. Người đọc dường như cũng cảm nhận được cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái của những người lính Tây Tiến – sau một chặng đường vượt núi qua đèo, đứng trên đỉnh núi, tầm mắt trải ra bốn bề, ngắm nhìn những bản làng ẩn hiện trong màn mưa… * Thời gian được đo đếm bằng những hiểm họa đáng sợ + Vẻ hoang sơ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc đâu chỉ trải rộng, ngập tràn trong không gian mà còn được đo đếm qua thời gian. Thiên nhiên Tây Bắc đâu chỉ có địa hình trắc trở, gian lao mà mỗi thời khắc đều ẩn chứa những mối đe dọa, những hiểm nguy bất ngờ (Chiều chiều…cọp trêu người)  Chiều chiều, đêm đêm: thời gian bất chừng, vô định  Oai linh thác gầm thét, cọp trêu người: thanh âm dữ dội, mối hiểm nguy chết người * Cảnh tượng đầm ấm sau những cuộc hành quân (Nhớ ôi… thơm nếp xôi). + Cơm lên khói, thơm nếp xôi: gợi cảnh tượng thân thương, ấm cúng của gia đình. + Đoạn thơ đầu mở ra bằng nỗi nhớ và kết lại cũng bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ như cuộn xoáy, đong đầy trong hồn người nay đã rời xa. + Hai câu cuối của đoạn thơ này đem đến cảm giác yên bình, thanh thản, thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. - Hình ảnh người lính Tây Tiến + Miền không gian Tây Bắc hoang sơ dữ dội được ngắm nhìn bằng con mắt của người nghệ sĩ – chiến sĩ, không vương chút cảm giác chán nản, bi thương mà trái lại là một cảnh tượng đẹp, hùng vĩ, nhiều thử thách. + Cảm quan ấy còn cho thấy nghị lực kiên cường, ý chí sắt đá của những người lính trong những cuộc hành quân vệ quốc vĩ đại. + Những nhọc nhằn gian khổ không làm khuất lấp đi tâm hồn lãng mạn, đa tình của người lính (hoa về trong đêm hơi, mùa em) - 16 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ + Thiên nhiên khắc nghiệt đôi khi còn được nhìn bắng con mắt tinh nghịch, táo bạo của những chàng trai Hà Nội: súng ngửi trời, cọp trêu người. + Miền Tây Bắc tổ quốc cũng là nơi ghi dấu những mất mát, hi sinh. Nhưng sự hi sinh ấy không chút bi thương mà trái lại rất nhẹ nhàng, thanh thản: chỉ là …dãi dầu không bước nữa / gục lên súng mũ bỏ quên đời + Sau những hiểm nguy gian khó, vượt qua thử thách khốc liệt nơi rừng sâu núi thẳm, người lính Tây Tiến vẫn cháy bỏng một khát vọng về cuộc sống gian đình yên bình, đầm ấm (Nhớ ôi… thơm nếp xôi) 4. MỘT SỐ LƯU Ý Thao tác phân tích phải gắn liền với tổng hợp để khái quát nội dung, tư tưởng, giá trị của bài thơ hay đoạn thơ. Trên cơ sở phân tích thơ trên cơ sở ngữ âm, ngữ nghĩa, cú pháp…, người tiếp cận thơ cần lưu ý trước hết kết hợp thao tác lập luận so sánh, để có thể nhận diện đầy đủ toàn diện về đối tượng. - 17 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ KẾT LUẬN Việc tiếp cận thơ ca đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp cho cả đối tượng giáo viên và học sinh. Chất liệu của thi ca là ngôn ngữ, do đó, nhận định một tác phẩm thơ trên góc độ ngôn ngữ học là điều cần thiết. Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm nói trên, người viết đã tiếp cận tốt hơn đối với thể loại thơ, từ đó có cách giảng dạy logic, khoa học, học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, định hình được kĩ năng làm văn. Kinh nghiệm nói trên đã được ứng dụng qua thực tiễn giảng dạy và phát huy hiệu quả đối với cả việc dạy và học. Điều này cho thấy cần phải có kiến thức đầy đủ, chuẩn xác về ngôn ngữ học và tư duy logic chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu văn học. - 18 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Ferdinand de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1973. 2. Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh – Nguyễn Thanh Hùng – Trần Thế Phiệt, Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998. 3. Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh, Phương pháp dạy học văn, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2004. 4. Trần Hoàng, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt. ĐHSP TP.HCM, 2006. 5. Tài liệu tham khảo về Ngữ pháp tiếng Việt, ĐHSP TP.HCM, 2004. 6. Phan Trọng Luận – Bùi Minh Đức – Đỗ Kim Hồi – Bùi Minh Toán, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2009. 7. Phan Trọng Luận – Bùi Minh Đức – Đỗ Kim Hồi – Bùi Minh Toán, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2009. 8. Phan Trọng Luận – Bùi Minh Đức – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Phạm Thị Thu Hương – Bùi Minh Toán, Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2009. 9. Phan Trọng Luận – Bùi Minh Đức – Nguyễn Thị Ngân Hoa – Phạm Thị Thu Hương – Bùi Minh Toán, Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2010. 10. Dư Ngọc Ngân, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Phần từ loại), ĐH SP TP.HCM, 2002. 11. Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng, Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, NXB ĐHSP, 2007. 12. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm học tiếng Việt, NXB ĐHQG HN, 2007. 13. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2003. 14. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, NXB Giáo dục, 2005. 15. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, 2005. 16. Lê Thị Ba, Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12 : Tây Tiến, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009. 17. Hoàng Dục, Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12 : Sóng, NXB Giáo dục, 2009. NGƯỜI THỰC HIỆN - 19 - Linh ThÞ Ngäc Th¹ch Vµi kinh nghiÖm tiÕp cËn th¬ SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị ..................................... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................................................. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Đơn vị (Tổ):..................................... Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ....................................................  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) - 20 - THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan