Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy văn học sử ở trường thp...

Tài liệu Skkn vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy văn học sử ở trường thpt.

.PDF
25
1253
77

Mô tả:

Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KẾT HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƯỜNG THPT Người thực hiện: NGÔ XUÂN SƠN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục:  - Phương pháp dạy học bộ môn: NGỮ VĂN  - Lĩnh vực khác: .................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012-2013 Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -1- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGÔ XUÂN SƠN 2. Ngày tháng năm sinh: 22- 7 -1978 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: 29/142B, Khu phố 3, Phường Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 0613812913 (NR); ĐTDĐ: 0909383022 6. E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: giáo viên tổ Ngữ văn. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân. - Năm nhận bằng: 2000. - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Ngữ văn. - Số năm có kinh nghiệm: 13 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Năm 2010 – 2011: CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN. 2. Năm 2011 – 2012: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -2- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT VẬN DỤNG KẾT HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƯỜNG THPT I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lịch sử văn học (Văn học sử) là một phân môn quan trọng của chương trình Ngữ Văn ở bậc THPT. Các bài Văn học sử hình thành cho học sinh (HS) tri thức cơ bản về lịch sử của nền văn học dân tộc: các thời kì phát triển, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng thời kì, từng giai đoạn văn học dân tộc. HS ý thức được vị trí và những đóng góp quý giá của nền văn học Việt Nam trong kho tàng văn học của nhân loại...; Khi tìm hiểu, phân tích phong cách nghệ thuật của tác gia văn học; sự đóng góp của một trường phái văn học giúp HS thấy được quá trình tồn tại, phát triển của tiếng Việt và bồi dưỡng cho HS ý thức kế thừa sự trong sáng của tiếng Việt. Văn học sử có nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu riêng, vừa thống nhất lại vừa khác biệt các phân môn của văn học. Nó góp phần hoàn chỉnh tri thức cho HS, từ đó giúp HS có thể tìm hiểu, đánh giá tác phẩm văn học gắn liền với việc hình thành quan điểm lịch sử, giúp HS có phương pháp phân tích hình tượng văn học một cách khoa học. Tuy nhiên việc dạy Văn học sử gặp một số khó khăn vì chương trình Văn học sử tinh giản về cấu tạo nhưng đồ sộ về dung lượng kiến thức và có độ khái quát lớn. Phương pháp (PP) mà giáo viên (GV) thường sử dụng là diễn giảng để nhằm đảm bảo dung lượng kiến thức trong khoảng thời gian ngắn. Điều này tạo cho HS tâm thế tiếp thu thụ động vì thế cần có phương pháp phù hợp khi giảng dạy Văn học sử nhằm giúp HSchủ động tiếp thu kiến thức. Chương trình phân môn Văn học sử trong trường THPT hiện nay được sắp xếp theo hệ thống: STT Tên bài Số tiết Lớp 01 Tổng quan văn học Việt Nam 2 10 02 Khái quát văn học dân gian Việt Nam 1 10 03 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết TK XIX 2 10 Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -3- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT 04 Nguyễn Trãi 1 10 05 Nguyễn Du 1 10 06 Nguyễn Đình Chiểu 1 11 07 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách 2 11 mạng tháng Tám năm 1945 08 Nam Cao 1 11 09 Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 2 12 năm 1945 đến hết thế kỉ XX 10 Hồ Chí Minh 1 12 11 Tố Hữu 1 12 Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT mối quan tâm của GV là phát huy tính chủ động sáng tạo của HS, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn cho HS. Trong phạm vi của đề tài, tôi muốn trao đổi về “Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Chúng ta cần phải xem lại cách giảng dạy Văn trong trường phổ thông của chúng ta (…) phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất” (Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện – tạp chí “Nghiên cứu giáo dục”, số ra ngày 28/11/1973). Tinh thần đổi mới này được phản ánh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nề nếp, sáng tạo của người học…” Theo Luật Giáo dục, điều 24.2: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -4- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của HS. Việc vận dụng phương pháp (PP) dạy học tích cực vào giảng dạy văn học sử có khả năng kích thích sự ham hiểu biết của trí tuệ để phát huy tính tự giác của HS trong việc tiếp thu kiến thức. Dạy Văn học sử phải đặt ra nhiệm vụ giáo dục ý thức, bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước và lòng nhân ái vì đây là hai nét cốt lõi của tâm hồn Việt Nam được thể hiện xuyên suốt trong văn học dân tộc. Dạy Văn học sử phải đảm bảo mối quan hệ lôgic giữa tri thức khái quát và tri thức cụ thể; phát huy năng lực nhận thức của HS để hình thành, khắc sâu các nhận định Văn học sử. GV cần sử dụng linh hoạt các PP dạy học, trong đó cần chú ý đến một số PP giảng dạy đặc trưng cho môn Văn nói chung và Văn học sử nói riêng. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1. Phương pháp diễn giảng: Là phương pháp GV có thể trình bày tri thức một cách hệ thống, có lôgic, cảm xúc. Diễn giảng dựa vào sách giáo khoa nhưng phải giảng giải, minh họa để HS có những hiểu biết về những khái niệm, nhận định, dẫn chứng trong sách giáo khoa. Mặt khác có thể sử dụng diễn giảng quy nạp xen kẽ diễn dịch nhằm giúp việc hình thành, khắc họa những nhận định lịch sử văn học linh hoạt hơn. Có thể sử dụng diễn giảng kết hợp trần thuật ngắn gọn nội dung sách giáo khoa, kết hợp kể chuyện có nghệ thuật về thời đại, cuộc đời nhà văn sự ra đời của một tác phẩm hoặc sự kiện văn học có liên quan đến tác phẩm. Một bài tác gia văn học trong SGK Ngữ văn thường có bố cục: + Cuộc đời. + Sự nghiệp văn học. + Phong cách nghệ thuật. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -5- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT Khi học bài tác gia văn học, HS nắm được kiến thức về giai đoạn mà tác gia sống và sáng tác, mối quan hệ giữa thời đại và văn học, chặng đường sáng tác, phong cách nghệ thuật. HS nhận ra những đóng góp của tác gia trong tiến trình phát triển chung làm phong phú, đặc sắc cho diện mạo nền văn học dân tộc, vừa kế thừa vừa nâng cao bản sắc dân tộc. HS rút ra bài học về nhân cách, tấm gương lao động, sáng tạo của nhà văn, xác định niềm tự hào về dân tộc, lòng yêu văn chương cho mình.  Ví dụ : Khi HS tìm hiểu về tác gia Nguyễn Trãi (Ngữ văn 10, tập 2), GV có thể kể một vài câu chuyện về cuộc đời của Nguyễn Trãi như: - Nguyễn Trãi bền gan nuôi chí lớn. - Nguyễn Trãi, mười năm phiêu dạt. - Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. - Nguyễn Trãi – văn thần triều Lê. - Vụ án Lệ Chi viên. Điều quan trọng sau khi tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Trãi là kết luận về nhân cách cao đẹp của ông. Sau đó GV có thể nêu câu hỏi: Bài học lớn rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi ?  Ví dụ: Khi tìm hiểu tác gia Nam Cao (Ngữ văn 11, tập 1), mục "Vài nét về tiểu sử và con người" khi giảng về "con người", GV có thể lựa chọn một vài câu chuyện tiêu biểu liên quan đến con người nhà văn để tạo cho lời giảng thêm phần sinh động như: Những hiểu biết thêm về nhà văn Nam Cao (Giáo dục và Thời đại ngày 22/05/1998). Nhà văn Nam Cao với số phận của người phụ nữ (Báo Phụ nữ Việt Nam số 24- Ngày 24/2/2006). Người khơi nguồn và nuôi dưỡng mạch văn của nhà văn Nam Cao (Báo Phụ nữ Việt Nam số 5 - Ngày 11/1/2006 ). Vì sao nhà văn Nam Cao đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo? Nguyên mẫu của nhân vật thị Nở là ai? (Báo Tiền phong - 7/11/1999 - Văn học và Tuổi trẻ số 2, số 5- 2006). Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -6- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT Đến mục "quan điểm nghệ thuật", GV có thể chiếu sile PowerPoint: II. 1. Quan điểm nghệ thuật:  Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh -“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lấm than”.  Yêu cầu về một tác phẩm có giá trị. - “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự bác ái, sự công bình… Nó làm người gần người hơn”. (Đời thừa) II. 1. Quan điểm nghệ thuật:  Yêu cầu về một nhà văn chân chính. - “Trước hết phải phán ảnh được chân thực đời sống”. - “Biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. - “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.  Sáng tác văn học trong thời đại mới phải phục vụ cách mạng. - Trong thời đại mới, nhà văn “sống đã rồi hãy viết”. Hãy nhìn đời bằng đôi mắt khác, từ đó sáng tác những tác phẩm và ghi nhận lại chức năng phục vụ đời sống của văn học. Song song đó GV có thể diễn giảng: Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936 với những truyện ngắn đầu tay nhuốm đậm màu sắc lãng mạn. Phải đến khi tác phẩm “Chí Phèo” ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng mạnh mẽ. Ngòi bút của Nam Cao dường như đã bắt được mạch sống cuộc đời và cái "tạng" của riêng mình, ông liên tục cho ra mắt một loạt truyện ngắn và cả tiểu thuyết đặc sắc trong vòng 3 năm, từ 1942 đến 1945. Trong “Giăng sáng”, Nam Cao phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối. Đó là thứ "ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng. Nhân vật Điền nghĩ "nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -7- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than". Nam Cao đối sánh biểu tượng lãng mạn của ánh trăng với thực tế khách quan của nhân sinh để khẳng định chân lý, lý tưởng của cái đẹp nằm ngay ở chính sự thật cuộc đời: “Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?” Đó là sự đối sánh cái bên ngoài và cái bên trong, cái hiện tượng và cái bản chất, cái nội dung và cái hình thức. Nam Cao, như nhân vật Điền, "chẳng cần đi đâu cả", "chẳng cần trốn tránh', "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời... ". Với Nam Cao, tác phẩm văn chương có giá trị “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.” (Đời thừa). Nghề văn phải là một nghề sáng tạo “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là “bất lương” mà còn là “đê tiện”. Sau 1945, Nam Cao tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ “nghệ thuật cao siêu” với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Ông phục vụ kháng chiến với quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn" (nhật kí “Ở rừng”, 1948). * Lưu ý : Diễn giảng dễ tạo cho HS thái độ thụ động trong học tập nhưng nếu biết vận dụng diễn giảng “nêu vấn đề” để kích thích tư duy HS thì PP này vẫn có khả năng phát huy tốt trong giờ dạy vì theo N.K.Krupxcaia “trong nhà trường tối tân nhất cũng không được vất bỏ nó...”. 2. 2. Phương pháp nghiên cứu: Là PP có tác dụng rèn luyện năng lực tự học, tự lĩnh hội văn bản của HS. Thực chất của PP nghiên cứu là tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo của HS. GV xây dựng những vấn đề có tính chất nghiên cứu trong một hệ thống nhất định để Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -8- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT HS tự nghiên cứu vì cốt lõi của việc nghiên cứu là HS tiếp nhận kiến thức bài học một cách có hệ thống theo từng luận điểm.  Ví dụ: GV có thể nêu vấn đề cho HS nghiên cứu về “Nguyễn Trãi” (Ngữ văn 10, tập 2): - Vì sao nói Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến, là người chịu nhiều nỗi oan thảm khốc? (Với Nguyễn Trãi cần gợi tìm vấn đề tác gia trong tầm văn hóa và bi kịch cá nhân) - Nguyễn Trãi sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật nhưng có nhiều cách tân về thể loại như thế nào ? Cho ví dụ minh họa. - Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Trãi có gì khác lạ so với văn học bấy giờ? Hoặc: - Nhận xét ngôn ngữ Nguyễn Trãi sử dụng trong những câu thơ sau: “Co que thay bấy ruột ốc ! Khúc khuỷu làm chi trái hòe!” (Trần tình 8) “Tằm ưom lúc nhúc, thuyền đầu bãi, Hàu chất so le, cụm cuối làng” (Ngôn chí 8) “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt đều thì rập khuôn” (Bảo kính cảnh giới,21) “Tay ai thì lại làm nuôi miệng, Làm biếng ngồi ăn lở núi non” (Bảo kính cảnh giới,22) Mặt khác, trong phần chuẩn bị bài GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức theo biểu mẫu.  Ví dụ: Với bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” (Ngữ văn 11, tập 1) có thể kẻ theo biểu mẫu sau: Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh -9- Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT Hoàn cảnh Các giai đoạn văn học Thành tựu lịch sử - XH Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Nội dung Nghệ thuật  Với bài tác gia Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 10, tập 2), HS hệ thống kiến thức ngắn gọn theo mẫu: Cuộc đời Sự nghiệp sáng tác Nội dung thơ văn Phong cách nghệ thuật Trên lớp, GV kiểm tra kết quả nghiên cứu của HS với mục đích xem HS có nắm được tri thức cơ bản không bằng cách yêu cầu HS phân tích, chứng minh các nhận định, kết luận quan trọng của bài học. 2. 3. Phương pháp dạy học theo nhóm: Theo A.T.Francisco: “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập”. Với PP hoạt động nhóm thì HS được phân thành các nhóm nhỏ (4-6 nhóm) để thảo luận nhóm tại nhà (vấn đề nghiên cứu được chuẩn bị trước), thảo luận nhóm trên lớp (trong tiết học). Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân đều có một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung.  Với tác gia Nam Cao (Ngữ văn 11, tập 1), GV cung cấp đề tài để các nhóm bốc thăm: - Đề tài người nông dân nghèo trong các tác phẩm của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. - Đề tài người trí thức nghèo trong các tác phẩm của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. - Phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Với 3 đề tài này, người viết chia HS trong lớp thành 6 nhóm, sẽ có 2 nhóm cùng chung 1 đề tài. Các nhóm có 2 tuần để nghiên cứu và thảo luận, trình bày ngắn gọn trên PowerPoint, viết bài thuyết trình. Đến tiết học về tác gia Nam Cao, GV dành một khoảng thời gian cho các nhóm cử đại diện lên thuyết trình Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 10 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT về vấn đề nghiên cứu của nhóm (khi thuyết trình đến đề tài nào lần lượt từng nhóm sẽ lên trình bày để có sự đối chiếu). Các nhóm khác sẽ theo dõi, nhận xét, bổ sung và ghi nhận nội dung quan trọng. Cuối cùng GV sẽ nhận xét và chốt lại những ý chính trọng tâm của vấn đề. Sau đây là một số sile minh họa cho bài thuyết trình về nhà văn Nam Cao mà HS đã thực hiện (với mỗi đề tài, người viết trích dẫn của 2 nhóm để thấy được sự nghiên cứu, thảo luận của HS từng nhóm có sự khác nhau). * Nhóm 1,3: Đề tài người nông dân nghèo trong các tác phẩm của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. * Nhóm 2,5: Đề tài người trí thức nghèo trong các tác phẩm của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. * Nhóm 4,6: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 11 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT  Nhóm 1 Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, là một trong những nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Các đề tài chính Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo Đề tài người nông dân nghèo • Mỗi tác phẩm của Nam Cao là một lời tố cáo chân thực cảm động cuộc sống tối tăm thê thảm của người nông dân. Đặc biệt ở đề tài viết về người nông dân nghèo Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam: • Nghèo đói, xác xơ, bần cùng hết sức thê thảm (Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó...) • Những con người thấp cổ bé họng những số phận bi thảm (Điếu văn, Một bữa no...) • Đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận những con người bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói, bị hắt hủi, lăng nhục ( Lão Hạc, Một bữa no....) • Người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa (Chí Phèo, Lang Rận...)  Đối với Nam Cao, chỉ có tình thương yêu giữa con người với con người mới có sức mạnh cảm hóa, làm “người gần người”, cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 12 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT  Nhóm 3 ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO TRƯỚC CMT8 Nam Cao thường chú ý dến những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm. Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận những con người bị đày đọa vào cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công (“Chí Phèo”, “Lang Rận”, “Một bữa no”...) Chí Phèo bị cả xã hội ruồng bỏ. Tất cả dân làng đều sợ hắn, “ tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua”. Hắn bị bao vây bởi “sự im lặng đáng sợ”. Ngay cả khi gặp thi Nở, Chí hi vọng thị sẽ giúp mình trở về với cuộc sống lương thiện. Nhưng khi bị bà cô của thị ngăn cản, niềm hi vọng của Chí tan vỡ. Như vậy Chí Phèo đã hoàn toàn bị xã hội từ bỏ (đại diện là bà cô của thị Nở) dứt khoát, cự tuyệt không được nhìn nhận là người. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO TRƯỚC CMT8 Khi viết về hiện tượng người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, Nam Cao đã tố cáo đanh thép cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của con người. Vì quá đói mà bà lão (“Một bữa no”) đã đi đến nhà của bà phó Thụ để xin ăn. Mặc dù bị khinh bỉ, chì chiết suốt bữa ăn nhưng bà vẫn ăn một cách ngon lành, bà ăn như chưa bao giờ được ăn! Có lẽ vì bà ăn quá nhiều, lại ăn mặn (ăn mắm) nên bà uống rất nhiều nước mà vẫn còn thấy khát “uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng”. Rồi bà thấy khó chịu vô cùng, bà đau bụng, bà thổ, bà tả,…kéo dài nửa tháng thì bà chết. Trong cơn đói khát hành hạ, bà đã ăn một bữa ăn đầy tủi hờn, để rồi chết một cách đáng thương. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO TRƯỚC CMT8 Chí Phèo sau khi đi tù “ biệt tăm”, bỗng “lù lù lần về”. Chí hoàn toàn thay đổi, hình dạng trở nên gớm ghiếc. Về làng hôm trước thì hôm sau hắn đã ngồi ở chợ uống rượu. Sau đó hắn đã hành động một cách dữ dội: xông đến nhà Bá Kiến chửi, đập cái chai vào cổng, rạch mặt, kêu trời và ăn vạ! Chỉ 6 ngày từ khi về lại làng, hắn đã đến nhà lão bá để sinh sự lần thứ hai. Sau đó Chí trở thành “đầy tớ chân tay mới” của Bá Kiến, cũng từ đấy hắn đã biến thành “con quỉ dữ của làng Vũ Đại”. Chí Phèo bị mua chuộc, bị xô đẩy vào con đường lưu manh, tha hóa. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 13 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO TRƯỚC CMT8 “Khi miêu tả người nông dân lưu manh hóa, Nam Cao không hề bôi nhọ nông dân mà trái lại đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ ngay trong khi họ bị xã hội cướp mất đi cả thân hình, nhân tính” (Từ điển văn học tập I) . Tình yêu thương, sự săn sóc giản dị của thị Nở đã đánh thức những phẩm chất của người nông dân lao động trong Chí Phèo. Chí muốn tha thiết trở lại xã hội của những người lương thiện  mặc dù bị bọn cường hào và nhà tù thực dân vùi dập thành xấu xa, nhơ nhuốc, nhưng bản chất đẹp đẽ của người lao động vẫn tiềm tàng. Khi có cơ hội, nó biến thành khát vọng sống lương thiện. Tuy nhiên, cũng như nhiều nhà văn hiện thực khác trước CMT8, Nam Cao chưa nhìn thấy khả năng đổi đời của người nông dân.  Nhóm 2 Đề tài người trí thức nghèo Thứ nhất, Nam Cao đau đớn, phẫn uất trước tình cảnh con người không sao thoát khỏi kiếp “sống mòn” hay “chết mòn”. Những ước mơ, niềm say mê khát vọng chân chính cuả những nhân vật trí thức trong tác phẩm Nam Cao đều bị vùi dập bởi hoàn cảnh, cuộc đời. Thứ hai, những nhân vật trí thức của Nam Cao không những “chết mòn” những ước mơ, khát vọng, hoài bão mà còn “chết mòn”về mặt nhân cách con người, dẫn đến những ý nghĩ, hành động tàn nhẫn.  Qua đó, Nam Cao đã phê phán sâu sắc cái xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người. Thế nhưng, trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình. Nhân vật của Nam Cao không phải không có lúc ngả nghiêng, chao đảo, nhưng cuối cùng đều đứng vững trên lập trường nhân đạo, vẫn giữ vững được cái lẽ sống tình thương cao cả của mình. Cuối cùng, Nam Cao thể hiện niềm khát khao một lẽ sống lớn, một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt, có ích, có ý nghĩa. Những con người mang hoài bão lớn hầu như lâm vào cảnh “chết mòn”, nhưng dẫu bị “áo cơm ghì sát đất”, họ vẫn chưa hoàn toàn cạn hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát được sống, được cống hiến, được phát triển. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 14 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT  Nhóm 5 • Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những "giáo khổ trường tư", những nhà văn nghèo, viên chức nhỏ - Đó là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa". * Thứ nhất, Nam Cao đau đớn, phẫn uất trước tình cảnh con người không sao thoát khỏi kiếp “sống mòn” hay “chết mòn”. Những ước mơ, niềm say mê khát vọng chân chính cuả những nhân vật trí thức trong tác phẩm Nam Cao đều bị vùi dập bởi hoàn cảnh, cuộc đời. Nam Cao đã đồng cảm sâu sắc và đau đớn tột độ trước bị kịch của những con người muốn sống có ý nghĩa bằng sự cống hiến của mình mà rốt cuộc phải sống như “một kẻ vô ích, một người thừa”. * Thứ hai, những nhân vật trí thức của Nam Cao không những “chết mòn” những ước mơ, khát vọng, hoài bão mà còn “chết mòn”về mặt nhân cách con người, dẫn đến những ý nghĩ, hành động tàn nhẫn  Nam Cao đã phê phán sâu sắc cái xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người. • Thế nhưng, trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình. Nhân vật của ông có lúc ngả nghiêng, chao đảo, nhưng cuối cùng đứng vững trên lập trường nhân đạo, vẫn giữ vững được cái lẽ sống tình thương cao cả của mình. • Cuối cùng, Nam Cao thể hiện niềm khát khao một lẽ sống lớn, một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt, có ích, có ý nghĩa. dẫu bị “áo cơm ghì sát đất”, họ vẫn chưa hoàn toàn cạn hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát được sống, được cống hiến, được phát triển. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 15 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT  Nhóm 4  Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài. Nam Cao luôn hứng thú khám phá "con người trong con người". Nam Cao suy tư nhiều về cuộc sống cuả người nông dân và người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Tâm lý gợi tâm lý, ý tưởng gợi liên tưởng, suy diễn, đòi phải hành động, dẫn đến kết thúc bất ngờ khi dồn nén tâm lý đến đỉnh điểm. Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, đó là “Những truyện không muốn viết", nhưng đặt ra vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.  Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát. Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên âm tiếng việt có nghĩa là cái phích nước). Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Về mặt ngôn ngữ: Nam Cao thường viết những câu rất ngắn và không chuyển tải tình cảm. Nó gần như lạnh lùng, tạo nên chất giọng riêng. - 16 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT  Nhóm 6 Khám phá nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau khi tỉnh rượu; nội tâm của nhân vật Hộ trong “Đời thừa”… 1. Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” , có biệt tài diễn tả , phân tích tâm lý nhân vật tài tình và sâu sắc. 2. Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày. Từ đó nhà văn đặt ra những vần đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. 3. Nam Cao thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm rất tinh tế và sâu sắc. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh “Một bữa no”; “Trẻ con không được ăn thịt chó”; “Dì Hảo”; “Lang Rận”… • “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào thế được? Hắn đã già rồi hay sao?...” (Chí Phèo) • “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời… ” (Đời thừa) - 17 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT 4. Tác phẩm của Nam Cao thường có giọng điệu buồn thương, chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm , đằm thắm , yêu thương… • “Nước m ắt hắn bật ra như nước m ột quả chanh m à người ta bóp m ạnh.Và hắn khóc… Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở… ”( Đời thừa). • “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hằn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm m ặt khóc rưng rức… ” ( Chí Phèo) * Lưu ý: GV cần theo dõi tiến trình các nhóm thực hiện bài thuyết trình. GV đóng vai trò tư vấn để định hướng cho HS. Tuy nhiên, không nên gò ép các em phải thực hiện theo ý GV mà cần để HS phát huy năng lực sáng tạo. GV có thể giới thiệu sách tham khảo cho HS hoặc địa chỉ những trang web đáng tin cậy để các em tìm tư liệu. 2.4. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy (BĐTD) còn được gọi là sơ đồ tư duy, hay lược đồ tư duy (Mind Map),… là một hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập,… Sử dụng BĐTD như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức của HS. Có nhiều cách để lập sơ đồ tư duy như: dùng giấy bìa, bảng đen,… (cách truyền thống), hoặc ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin để thiết kế (Blue mind, Freemind, iMindMap,…). HS có thể lập BĐTD theo nhóm (hoặc cá nhân) từ gợi ý của GV. Sau đó đại diện của các nhóm (hoặc cá nhân) lên thuyết trình về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về đơn vị kiến thức hoặc kiến thức của bài học. GV đóng vai trò là người cố vấn giúp HS chốt lại kiến thức của bài học. Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 18 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT Phương thức tạo lập BĐTD: - Bước 1: bước quan trọng của BĐTD là phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học, người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất. + Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng (nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh). - Bước 2: vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm (nên vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng). - Bước 3: trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh (dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian). + Nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì được tô đậm hơn. Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. + Nên dùng các đường kẻ cong sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. - Bước 4: người vẽ có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. * Ví dụ: GV có thể yêu cầu HS thảo luận nhóm vẽ BĐTD về Nam Cao và GV chọn một hoặc hai sản phẩm nổi trội để đại diện nhóm thuyết trình trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV sẽ chốt lại những ý quan trọng hoặc sẽ bổ sung những ý các em thể hiện chưa sâu hoặc chưa phù hợp. Hoặc Với bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” (Ngữ văn 11, tập 1), khi giảng đến nội dung “quá trình hiện đại hóa văn học”, GV có thể vẽ trung tâm bản đồ và chỉ định HS lên trình Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 19 - Vận dụng kết hợp một số phương pháp trong giảng dạy Văn học sử ở trường THPT bày, thuyết minh về BĐTD (GV cần đưa vấn đề trước 1 tuần để HS có thời gian nghiên cứu).  Ví dụ: GV có thể yêu cầu HS thảo luận nhóm vẽ BĐTD về “sự nghiệp sáng tác của Nam Cao”, có thể bốc thăm để chọn nhóm trình bày. Các nhóm khác sẽ theo dõi, đặt câu hỏi và bổ sung. Quan trọng nhất là GV chốt lại ý trọng tâm của vấn đề. Sau đây là BĐTD mà HS đã trình bày trên lớp (vẽ bằng bút màu trên khổ giấy Ao, người viết vẽ lại bằng phần mềm imindmap5). Ngô Xuân Sơn – THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan