Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn vận dụng lí luận văn học vào việc làm bài đọc hiểu văn bản cho đối tượng hs...

Tài liệu Skkn vận dụng lí luận văn học vào việc làm bài đọc hiểu văn bản cho đối tượng hsg thpt.

.DOC
29
1266
95

Mô tả:

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Đọc - hiểu văn bản đang là khâu đột phá mới trong dạy văn – học văn hiện nay. Nó khắc phục được những hạn chế trong dạy học văn trước đây: học thụ động, nặng về ghi nhớ lý thuyết, đọc – chép…đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp học sinh dám bộc lộ quan điểm, chính kiến trước một vấn đề văn học hoặc cuộc sống, biết giải quyết những vấn đề tương tự. Mặt khác, do yêu cầu hội nhập quốc tế, kiểm tra đánh giá cần phù hợp với cách thức và trình độ, xu thế chung của nhiều nước phát triển. Đề cao yêu cầu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản là xu thế quốc tế cần đáp ứng. Vì thế, yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá đã được Bộ GD và ĐT đặt ra và thực hiện ngay trong năm học 2013-2014, 2014 -2015 và những năm học tiếp theo. Đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực qua việc đọc – hiểu văn bản của học sinh không chỉ áp dụng trong các kì thi Đại học, kì thi THPT Quốc gia, mà còn được đưa vào thực hiện trong cả kì thi chọn HSG THPT cấp tỉnh. Năm học 2015 – 2016, các tỉnh thành như Hà Nội, Hưng Yên, Tây Ninh… cũng đã tiến hành đưa câu hỏi đọc hiểu văn bản vào cấu trúc đề thi. Hơn nữa, đối với HSG, kiến thức lí luận văn học được xem như một nền tảng cơ bản, giúp học sinh đi sâu “giải phẫu”, khám phá cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học như sự vận động của thời gian, không gian, ngôn ngữ, nhân vật… Việc nắm chắc kiến thức lí luận sẽ giúp học sinh đọc hiểu văn bản sâu sắc, cặn kẽ, khám phá, phát hiện những tầng nghĩa mới mẻ, thú vị, giàu sức thuyết phục của tác phẩm. Học sinh chắc chắn kiến thức lí luận văn học, biết vận dụng trong từng dạng bài, dạng để thì càng chứng tỏ được “tầm” học sinh giỏi của mình. Trước nay, lí luận văn học vốn là phần chiếm số lượng điểm lớn trong các đề thi HSG THPT cấp tỉnh (12,0 điểm) và thường được cho dưới dạng nghị luận làm rõ vấn đề lí luận qua tác phẩm văn học, hình tượng văn học…Bài làm phần này cần viết dài hơi, sắc bén và chắc chắn. Đọc hiểu văn bản cũng là dạng bài cần huy động, vận dụng đến kiến thức lí luận văn học, nhưng dưới dạng câu 1 hỏi ngắn và việc trả lời cũng cần đúng, trúng và ngắn gọn hơn. Vì vậy, việc trang bị kiến thức lí luận văn học và hướng dẫn kĩ năng làm dạng bài đọc hiểu văn bản có câu hỏi về lí luận cho HSG luôn được các giáo viên dạy đội tuyển ở các trường THPT quan tâm và chú trọng. Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên đồng thời qua kinh nghiệm thực hiện thành công của bản thân tôi trong bồi dưỡng HSG năm học 2015 2016, tôi xin mạnh dạn báo cáo về đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng lí luận văn học vào việc làm bài đọc hiểu văn bản cho đối tượng HSG THPT” Kết cấu bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm gồm 03 phần: Phần I: Lời mở đầu. Phần II: Nội dung bao gồm: 1. Biện pháp cũ thường làm. 2. Giải pháp mới cải tiến. 3. Hiệu quả đạt được . 4. Khả năng và phạm vi áp dụng. Phần III: Kết luận. 2 PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm Đối với Sở GD và ĐT Ninh Bình, những năm học trước, cấu trúc đề thi chọn HSG thường gồm 2 câu: câu 1 (8,0 điểm) – Nghị luận xã hội, câu 2 (12,0 điểm) – Nghị luận văn học. Tuy nhiên, để bám sát yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh qua đọc hiểu văn bản, năm học 2014 – 2015, Sở GD và ĐT Ninh Bình đã ra văn bản chỉ đạo công tác xây dựng ngân hàng đề thi phải đưa câu hỏi đọc hiểu văn bản vào cấu trúc đề thi. Năm học 2015 – 2016, cấu trúc đề thi chọn HSG THPT cấp tỉnh đã có sự thay đổi, bao gồm 3 câu: câu 1 (4,0 điểm) – đọc hiểu văn bản, câu 2 (6,0 điểm) – Nghị luận xã hội, câu 3 (10,0 điểm) – Nghị luận văn học. Đó là sự thay đổi phù hợp lí. Tuy nhiên, chính vì năm học này đề thi chọn HSG tỉnh có câu đọc – hiểu văn bản, khác so với năm học trước. Vì thế, việc ôn luyện và bồi dưỡng HSG ở các trường THPT có những khó khăn và lúng túng nhất định. Mặt khác, phần kiểm tra đọc – hiểu văn bản dành cho đối tượng HSG THPT thường được kiểm tra ở mức độ cao, trong đó có sử dụng kiến thức lí luận để làm bài đọc – hiểu, giải mã văn bản cũng là một nội dung mà giáo viên dạy đội tuyển THPT trong tỉnh năm nay phải “chuyển hướng” để việc ôn luyện đạt kết quả cao. 2. Giải pháp mới cải tiến Ở chương trình THPT, những bài học chuyên biệt cho phần kiến thức lí luận văn học không nhiều. Chủ yếu là những bài khái lược về nội dung và hình thức tác phẩm văn học, phong cách văn học và quá trình văn học… Trong khi đó, thực tiễn khi ôn tập bồi dưỡng cho đối tượng HSG, người giáo viên phải huy động, vận dụng rất nhiều kiến thức lí luận cụ thể hơn nữa như: tình huống truyện, ý nghĩa chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ… để trang bị cho học sinh. Như vậy, mỗi giáo viên đội tuyển gần như phải tự soạn cho mình một giáo trình riêng về lí luận văn học, vừa chi tiết cụ thể, vừa đảm bảo độ bao quát chương trình. 3 Tuy nhiên, đối tượng là HS THPT, vì vậy giáo viên cũng không thể “bê nguyên” giáo trình lí luận với những khái niệm trừu tượng, hàn lâm vào giảng dạy. Vì thế, trong đề tài này, người viết tập trung hệ thống những kiến thức lí luận văn học cơ bản, cố gắng “chuyển hóa” thành những kiến thức lí luận gần gũi, dễ hiểu phù hợp với HS THPT. Mặt khác, đề tài hướng đến sử dụng kiến thức lí luận văn học trong việc làm bài đọc – hiểu văn bản. Vì thế, hệ thống kiến thức lí luận đưa ra dưới dạng những vấn đề bản chất nhất, có khả năng được hỏi nhiều nhất trong khi tiếp cận một tác phẩm văn học. Chương I. Hệ thống kiến thức lí luận văn học 1. Cơ sở lí luận chung 1.1 Đối tượng thẩm mĩ của văn học, mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống Đối tượng của văn học là hiện thực khách quan và phải có tính thẩm mĩ: - Văn chương phản ánh chân thực, sinh động hiện thực cuộc sống (mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống giống như Thần Ăng – tê với Đất Mẹ), Nếu văn chương tách rời cuộc sống, nó sẽ chết. Tuy nhiên, không phải mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người đều là đối tượng phản ánh của văn học nghệ thuật mà những hiện tượng đời sống đó phải có tính thẩm mỹ. Nghĩa là, từ một sự vật, hiện tượng…phải khơi gọi cho nhà văn, nhà thơ nhiều nguồn cảm hứng, nhiều ý nghĩ, ý tưởng khác nhau, đồng thời hướng người đọc đến cái đẹp, cái thiện. Ví dụ: sóng biển chỉ là một hiện tượng tự nhiên, nó luôn trong trạng thái vận động tới bến bờ. Con sóng dịu êm, lặng lẽ trong những ngày nắng vàng, biển xanh và dữ dội, ồn ào trong những ngày biển động, phong ba. Nhưng đi vào trong thơ ca, con sóng xuất hiện với nhiều trạng thái khác nhau. Trong cao dao, con sóng biểu hiện cho tình yêu chung thủy: “Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh Cù lao bỏ biển anh đành bỏ em” 4 Trong thơ Nguyễn Du, nó trở thành cong sóng tình – diễn tả cảm xúc chếnh choáng, say đắm: ` “Sóng tình dường đã xiêu xiêu Nghe trong âu yếm có chiều lả lơi” (Truyện Kiều) Đến Xuân Diệu, con sóng trở nên tham lam trong tình yêu: “Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi” (Biển) Với Xuân Quỳnh, con sóng là sự hiện diện, là tiếng lòng của người con gái trong tình yêu. Con sóng được khám phá, phát hiện trong trạng thái phức tạp, đa chiều. Đó là con sóng tồn tại trong những đối cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Con sóng tồn tại từ ngày xưa cho tới ngày sau. Con sóng được nhìn từ nơi bắt đầu của nó (“sóng bắt đầu từ gió”), con sóng gắn với bến bờ trong niềm thao thức trăn trở… - Thiên nhiên không hề vắng bóng trong nghệ thuật của bất kì thời đại nào nhưng thiên nhiên tái hiện trong nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ với con người. Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn, tình cảm của con người. Khi miêu tả thiên nhiên, người nghệ sĩ không chỉ tái hiện vẻ đẹp của tạo hóa (ngoại cảnh) mà thông qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của chính mình (tâm cảnh). Như vậy, khi phản ánh hiện thực khách quan, con người luôn là trung tâm của sự phản ánh trong văn học “văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu). Dù miêu tả thiên nhiên hay thế giới loài vật cũng chỉ là để nói về con người. Trong văn học nghệ thuật, con người hiện lên với những tính cách độc đáo. - Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại. Mỗi tác phẩm giống như một lát cắt, một bức tranh thu nhỏ mà qua đó ta thấy được bản chất của xã hội đương thời (giống như lát cắt trên thân cây mà ta có thể thấy được trăm năm đời thảo mộc). Mặc dù 5 vậy, nhưng văn học không minh họa, “chụp lại”, “sao chép” nguyên vẹn từ cuộc sống mà phải có sự sáng tạo, hư cấu của người nghệ sĩ từ trong hiện thực. Nghĩa là, thông qua sự phản ánh hiện thực, nhà văn mối nói lên điều gì, đối thoại thông điệp gì từ tác phẩm của mình. “Nghệ thuật không đòi hỏi người ta phải thừa nhận các tác phẩm của nó 1.2 Hình tượng văn học Hình tượng văn học có thể là thiên nhiên (cây xà nu, sóng, con sông Đà, sông Hương….), loài vật, đồ vật (dế mèn, cây đàn ghi ta…), con người (Chí Phèo, Huấn Cao, Mị…). Một đối tượng văn học muốn trở thành hình tượng văn học phải có tính biểu tượng, phải thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ. Hình tượng văn học là phương tiện để phản ánh hiện thực qua lăng kính của nhà văn “hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”, “hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhưng đồng thời cũng là con đẻ của hiện thực khách quan”. Bêlinxki cho rằng “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Cốt lõi trong nhận định Bêlinxki, ông cho rằng: nếu tác phẩm sao chép, minh họa cuộc sống, nó sẽ chết; tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là những tác phẩm mang tư tưởng lớn bao trùm thời đại, xuyên suốt thời đại; nghệ thuật là sự đồng cảm, xót xa trước nỗi đau của nhân loại. Đó là sự ca ngợi, trân trọng cái Đẹp, cái Thiện; Người nghệ sĩ phải trăn trở, đau đáu trước những vấn đề hiện thực và trả lời, lí giải nó. Như vậy, nhà văn dùng hình tượng để bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến cảm xúc của người đọc, hướng họ đến những giá trị thẩm mĩ. Hình tượng nhân vật có tính điển hình: Điển hình trong văn học là sự kết hợp cái chung, khái quát và cái riêng độc đáo của mỗi hình tượng nhân vật. “Mỗi tác phẩm là một người lạ mặt quen biết” (Lê- ô- na- lê -ô- nít): Người lạ mặt: sáng tạo nghệ thuật mang tính cá thể. Hiện thực xã hội qua lăng kính của nhà văn sẽ in đậm dấu ấn chủ quan (tính riêng). Hình tượng văn 6 học đem đến cho người đọc những khám phá mới mẻ, độc đáo, không ai có được. Từng quen biết: phải phản ánh đặc điểm, đặc trưng chung của cuộc sống. Điển hình nghệ thuật lấy từ cuộc sống và phải nói về cuộc sống. Người đọc có thể bắt gặp chính bản thân mình ở điển hình nào đó. Như vậy, điển hình văn học phải có sự kết hợp giữa tính chung và tính riêng, giữa khái quát và cá biệt. Nếu chỉ có cái lạ mặt thì tác phẩm văn học sẽ trở nên xa lạ và nếu chỉ là người quen biết, điển hình nghệ thuật sẽ không tạo ra được sức sống. Nguyên mẫu chỉ là xuất phát điểm, là một phần tài liệu mà nhà văn xây dựng điển hình. Nhà văn phải hư cấu, tái tạo các đặc điểm của nguyên mẫu để tạo nên một “chất lượng khác” cho phù hợp với ý đồ sáng tạo của mình. Theo Lỗ Tấn, ông không dùng hoàn toàn một nguyên mẫu nào mà phải tổng hợp lại: miệng của người Chiết Giang, mặt của người Bắc Kinh, quần áo ở Sơn Tây… để tạo nên hình tượng người Trung Quốc. Tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình có mối quan hệ với nhau, phải có những hoàn cảnh đặc trưng mới có được tính cách điển hình. 1.3 Chức năng của văn học - Chức năng hướng thiện (tư tưởng nhân đạo): M. Gorki cho rằng “văn học là nhân học” nghĩa là văn học có khả năng nhân đạo hóa con người. Tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm có khả năng hướng thiện cho con người đề họ biết lên án cái xấu, đấu tranh với cái ác, tàn bạo, hướng con người đến những điều thiện trong đời. - Chức năng hướng tới cái Đẹp (tư tưởng thẩm mĩ): Tác phẩm văn học làm giàu đời sống tâm hồn con người, làm cho tâm hồn phong phú, tinh tế hơn. “Văn chương là khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi thế giới tàn bạo vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). 7 - Mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và tính hướng thiện: Cái Đẹp có khả năng cứu vớt thế giới, làm người ta sống tốt đẹp, nhân hậu, nhận thức được bản chất của cái ác, cái xấu và hướng con người đến một thế giới tốt đẹp hơn. 2. Đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm - Đề tài: là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. - Chủ đề: là vấn đề chủ yếu , vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện. Chủ đề biểu hiện qua nhan đề, qua những lời phát biểu của tác giả hoặc qua việc miêu tả các biến cố, cảnh ngộ. Nhưng về cơ bản, chủ đề thường được biểu hiện qua hình tượng, hệ thống nhân vật. Ở những tác phẩm có giá trị, hình tượng bao giờ cũng có sức “tải vấn đề” rất lớn. - Tư tưởng tác phẩm: là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đã đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường, quan điểm của tác giả. Tư tưởng tác phẩm chính là sự bộc lộ tư tưởng tác giả bằng tác phẩm văn học. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giái trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật". (Theo Nguyễn Khải, Các nhà văn nói về văn, tập 1, NXB Tác phẩm mới, 1985, trang 61). Nghĩa là, một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhà văn phải là người có tư tưởng nhưng nghệ thuật không phải chỉ là tư tưởng đơn thuần mà phải là tư tưởng được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, nghĩa là tư tưởng ấy phải được thấm đẫm trong tình cảm của người viết, tư tưởng ấy phải được chuyển tải bằng tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. 3. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Bởi ngôn ngữ là sự cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, tính cách và cốt truyện… Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị 8 và sáng tạo tác phẩm. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ của đời sống nhưng đã trải qua quá trình sàng lọc, tinh luyện, đạt đến độ chính xác, hàm súc, biểu cảm và có tính hình tượng. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch là ngôn ngữ đối thoại Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của người kể chuyện Ngôn ngữ trong thơ ca tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học, bởi tính chính xác hàm súc, biểu cảm và hình tượng tập trung biểu hiện cao độ nhất. Ngôn ngữ trong thơ được “cô đặc”, được “đúc lại như huân chương”. Nói như Mai – a – cốt- xki, quá trình chọn lọc ngôn ngữ trong thơ ca giống như quá trình luyện uranium: “Phải phí tổn cả ngàn cân con chữ Đề thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” Còn nhà thơ Chế Lan Viên thì viết: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt Một giọt mật ngọt thành đòi vạn đời chuyến ong bay Nay vườn nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây. “Thơ trước hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn của ngôn từ. Đối với người Hy Lạp, thi sĩ là người tạo tác ngôn từ” 4. Thể loại văn học 4.1 Truyện ngắn - Đặc trưng thể loại: Truyện ngắn là một thể loại văn học, viết tập trung vào một mảng của cuộc sống, một hay vài biến cố, sự kiện xảy ra… Nhân vật của truyện ngắn thường thể hiện một khía cạnh hay cấn, căng thẳng nào đó của một vấn đề xã hội. Truyện ngắn thường ngắn gọn, cô đọng. “Truyện ngắn là độc tấu, tiểu thuyết là giao hưởng” (P. Bourget). 9 - Tình huống truyện: Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “… những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258). Hiện nay, còn nhiều cách phân loại tình huống khác nhau. + Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện. + Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) + Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận 10 thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm,… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Sự phân loại như trên là tương đối. Trong thực tế, các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. - Nhân vật tính cách: Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người... Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả 11 nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". - Chi tiết trong truyện ngắn là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn. Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện, tạo nên tình huống truyện, trong xây dựng hình tượng nhân vật… đặc biệt nhất, chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M. Gorki). Bằng việc xây dựng được những chi tiết nghệ thuật đắt giá nhà văn sẽ khẳng định tầm vóc của mình trên văn đàn. 4.2 Thơ - Tình cảm, cảm xúc, rung động trong thơ: Thơ là tiếng nói của trái tim “Thơ là người thư kí trung thành của trái tim”, là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình và tự nhiên. Vì vậy, tình cảm, cảm xúc là yếu tố gốc rễ làm nên sự sống của thơ. Tuy nhiên, không phải tình cảm nào cũng làm nên thơ. Tình cảm hời hợt, nhạt nhẽo, khiên cưỡng, giả tạo không thể thành thơ. Nếu không có tình cảm sâu sắc, thơ ca chỉ là sự sáo rỗng, khô cứng, chỉ là những “xác chữ” vô hồn. tình cảm trong thơ phải là tình cảm chân thật và được đẩy tới độ nồng nàn, mãnh liệt nhất. 12 Tình cảm, cảm xúc trong thơ là của riêng thi sĩ nhưng không thể là những tình cảm dị biệt. Nó lại phải mang tính phổ quát, trở thành tình cảm chung của mọi người. Bởi thơ là chuyện một tâm hồn đồng điệu đi tìm một tâm hồn đồng điệu, là tiếng nói tri âm. Con đường thơ là con đường đi từ trái tim đến trái tim. Những vần thơ hay bao giờ cũng có sức đồng cảm rộng lớn. - Liên tưởng, tưởng tượng trong thơ: “thơ là nghệ thuật bậc nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng). Tình cảm phong phú, tưởng tượng đẹp đẽ tạo cho thơ chất men say, sự lãng mạn bay bổng. “Thơ giữa cuộc đời, hoa giữa nắng”, nhà thơ phải giàu cảm xúc và dồi dào sức tưởng tượng. - Về nhịp thơ: Nhịp điệu là phần cấu thành âm nhạc của ngôn ngữ, nó xuất hiện trong văn xuôi nhưng toàn vẹn nhất là trong thơ. Đối với thơ, vần chân – vần lưng (rime intérieure) và chỗ nghỉ (pause)… tồn tại để thể hiện nhịp điệu tâm hồn và cuộc sống một cách hữu hiệu nhất. Càng lắng nghe và cảm nhận được sự tinh tế của nhịp điệu cuộc sống bao nhiêu, thì sáng tạo thơ ca càng phong phú bấy nhiêu 5. Nhà văn – quan niệm văn chương và phong cách nghệ thuật 5.1 Quan niệm văn chương - Quan điểm văn chương: là quan điểm, định hướng tư tưởng sáng tác chi phối cả cuộc đời cầm bút của nhà văn. Các tác phẩm của nhà văn phải thể hiện được sự thống nhất trong cách viết. - Quan điểm sáng tác có khi được nhà văn phát biểu trực tiếp thành lời, có khi được thể hiện trong các tác phẩm văn học qua hình tượng nhân vật, lời đề từ… Vũ Trọng Phụng phát biểu trực tiếp quan niệm sáng tác của mình qua cuộc tranh luận với nhóm văn xuôi Tự Lực văn đoàn “các anh muốn tiểu thuyết thì cứ là tiểu thuyết, tôi và các bạn đồng chí của tôi thì muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời”; Nguyễn Minh Châu thì phát biểu qua hình ảnh có tính biểu tượng “chiếc thuyền ngoài xa”: Nghệ thuật tránh cái nhìn dễ dãi, đơn giản, một chiều. Nghệ thuật phải là sự khám phá, phát hiện dù nó là sự thật nghiệt ngã, cay đắng, phũ phàng của đời. Nhà văn Nam Cao lại thể hiện quan điểm của mình qua hình 13 tượng nhân vật. Như trong “Đời thừa”, Nam Cao để Hộ phát biểu “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả lời người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tung tình thương, lòng bác ái, nó làm cho người gần người hơn”. 5.2 Phong cách nghệ thuật của nhà văn - Phong cách là nét riêng độc đáo của mỗi nhà văn thể hiện qua tác phẩm của mình. Nó chính là cái “giọng điệu riêng” của nhà văn. Bản chất của văn học là sự sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ, nghệ thuật sẽ chết nếu không có nét riêng độc đáo. Văn học phản ánh hiện thực, là con đẻ tinh thần của hiện thực xã hội xong không phải lúc nào cũng trùng lặp, giống y nguyên hiện thực. Hiện thực qua lăng kính, qua bầu cảm xúc của tác giả để đi đến tác phẩm mang nhiều hàm nghĩa sâu xa. Macxen Prous cho rằng “thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Nghĩa là, từ một hiện thực nhưng qua cái nhìn độc đáo của nhà văn thế giới đó trở nên mới mẻ hơn và được lí giải theo một cách khác. Đại thi hào Nguyễn Du thì cho rằng mỗi nhà thơ là một “tiểu hóa công” (một ông trời con). - Phong cách biểu hiện ở: + Cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời + Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác. - Nét riêng trong lựa chọn đề tài, chủ đề, đối tượng miêu tả. + Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật. Chương II. Một số đề đọc – hiểu văn bản dành cho HSG THPT có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học Đề 1. Đọc - hiểu văn bản sau Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt 14 qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán, bên ngoài trời nắng gắt, rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa. Thanh bước lên thềm, đặt va li trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà; bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào, Thanh chưa nhìn thấy rõ gì cả, một lát quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tĩnh đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng, mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ: - Bà ơi Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn, Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mãn: - Bà mày đâu? Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? (Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam) Câu 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích trên như thế nào? Câu 2. Hãy nêu lên đặc điểm nhịp điệu câu văn trong đoạn văn trên. Nêu hiệu quả của nó. Câu 3. Đây là đoạn văn rất giàu chất thơ. Hãy chỉ ra những yếu tố làm nên chất thơ của văn bản. 15 Câu 4. Đoạn văn trên thể hiện rõ đặc điểm nào trong phong cách của nhà văn Thạch Lam? Câu 5. Theo em, những rung động xúc cảm trước ngoại cảnh có ý nghĩa gì trong đời sống tâm hồn của con người? Gợi ý trả lời Câu 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thanh: - Cảm giác mát hẳn cả người khi bước chân qua cánh cổng vào nhà. Cảm giác ấy được gợi lên từ không gian dịu mát của khu vườn, màu xanh của cây lá, mùi thơm của lá non - Cảm giác thư thái khi bước chân vào khu vườn dịu mát, xa hắn cái nóng bức, ồn ào bên ngoài - Sự yên lặng trầm tĩnh đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng: xúc động, nghẹn ngào trước cảnh tượng quen thuộc của ngôi nhà và sự tĩnh lặng của nó. - Cảm động và mừng rỡ khi nhìn thấy bóng dáng thân yêu của bà. Câu 2. - Đoạn văn có nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi, thong thả. - Hiệu quả: + hỗ trợ diễn tả trạng thái của nhân vật: một chàng trai đi làm xa trên tỉnh, lâu mới về thăm nhà. (Chàng vừa đi vừa thong thả ngắm cảnh tượng khu vườn, căn nhà và thưởng thức cảm giác thân thuộc, dễ chịu của chốn thân quen.) + Gợi ra khung cảnh thiên nhiên rất mát mẻ, tĩnh lặng. Câu 3. Những yếu tố làm nên chất thơ của đoạn văn: - Những từ ngữ diễn tả cảm giác, tâm trạng của nhân vật (thấy mát hẳn người, trở nên nghẹn họng...); diễn tả đặc điểm của cảnh vật (tươi non, dịu và man mát, sự yên lặng trầm tĩnh...,) - Giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm; tiết tấu chậm rãi. - Nội dung: những rung động rất tinh tế trong tâm hồn của nhân vật. 16 Câu 4. Đoạn văn thể hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: giàu chất trữ tình bởi ngôn ngữ trong sáng, giản dị giàu hình ảnh, nhạc điệu, cảm xúc và giọng điệu nhỏ nhẹ, tâm tình, chân thành, sâu sắc. Câu 5. Những rung động trước vẻ đẹp của ngoại cảnh (thiên nhiên, con người) là biểu hiện của con người có tâm hồn, biết quan sát, cảm nhận tinh tế cuộc sống xung quanh; có óc thẩm mỹ, biết cảm thụ cái đẹp. Những rung động ấy làm cho họ thấy cuộc đời đẹp hơn, từ đó có ý thức xây dựng cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đề 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Điền rất yêu trăng. Cái ấy cũng là bình thường, bởi óc Điền đẫm văn thơ. Có đọc văn thơ mới biết trăng là một cái đẹp và quý lắm. Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn xuống mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng, ơi trăng! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mơn man! Điền không ân hận chút nào. Hai thân Điền bán cả ruộng vườn đi để cho Điền đi học chẳng phí đâu. Đã đành các người chỉ có vài mục đích con làm lên ông phán, ông tham để ấm thân; các người hoàn toàn thất vọng khi thấy con leo cau đến tận buồng mà lại hỏng ăn. Điền tạng yếu quá, không được nhận vào công sở; và các người đã vội cho là tiền con đi học thật là tiền vất xuống sông. Nhưng Điền tin rằng: các học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm. Chỉ có một cái nhờ nó mà Điền đọc nổi văn thơ, và nhờ văn thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của trăng. Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hoàn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là …đỡ tốn hai xu dầu! (Nam Cao, Trăng sáng, theo Nam Cao – tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009) Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn trên là gỉ? Câu 2. Những nhận xét sau đó về Điền là đúng hay sai? Đánh dấu X vào ô thích hợp. Nhận xét 1. Điền là người luôn khát khao mộng văn chương. 2. Điền là người có học thức. 3. Điền là con người mạnh mẽ. 4. Điền là con người được học hành nhưng không lập thân được. 17 Đúng Sai Câu 3. Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó là gì? Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn xuống mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng, ơi trăng! Câu 4. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan điểm sau đây của nhân vật Điền? Điền tin rằng: các học thức của Điền tuy chẳng giúp Điền kiếm nổi miếng ăn, nhưng cũng có ích cho Điền nhiều lắm. Chỉ có một cái nhờ nó mà Điền đọc nổi văn thơ, và nhờ văn thơ mà hiểu được cái đẹp của gió, của trăng. Câu 5. Qua đoạn trích trên, Nam Cao đã thể hiện những gì về người trí thức trước Cách mạng? Gợi ý trả lời Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên nói về niềm say mê và khát vọng văn chương lãng mạn của Điền. Câu 2. 1 - Đúng, 2 – Đúng, 3 - Sai, 4 – Đúng Câu 3. Đặc sắc của đoạn văn: sử dụng các câu văn ngắn, lặp cấu trúc, cách nói so sánh giàu hình ảnh Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: thể hiện cảm xúc mãnh liệt, say đắm của nhân vật trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên. Câu 4. HS nêu được suy nghĩ về quan điểm của Điền. Có thể đồng tình hoặc không đồng tình và giải thích được lí do. - Đồng tình: Nêu suy nghĩ về vai trò của học thức đối với việc làm phong phú đời sống tâm hồn con người, giúp con người biết cảm nhận và đón nhận cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. - Không đồng tình: học thức quan trọng nhất là phải giúp con người sống được, nếu học thức không giúp con người kiếm nổi miếng ăn thì việc thưởng thức cái đẹp của gió trăng cũng chẳng có ý nghĩa. Câu 5. HS nêu được một số nét về người trí thức trước CM tháng 8: học có học thức, có khát vọng, có niềm rung cảm đặc biệt với cái đẹp của nhân gian 18 và muốn theo đuổi khát vọng nhưng lại luôn gặp phải những khó khăn trong cuộc sống đời thường khi học thức không giúp họ có đủ miếng cơm manh áo. Đề 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu (Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống, Ngữ văn 12 nâng cao, tập một) Câu 1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gỉ? Câu 2. Trong 10 câu thơ đầu (Em ơi buồn làm chi.... Sao xót xa như rụng bàn tay) hình ảnh sông Đuống hiện lên như thế nào? Câu 3. Vì sao nói câu thơ “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì) có tính tạo hình rất cao? 19 Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh “quê hương ta” “ bên kia sông Đuống” và tình cảm của nhà thơ qua các câu thơ sau: Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Câu 5. Vì sao có thể nói ngôn ngữ của đoạn thơ mang đậm tính nhạc và tính hội họa? Câu 6. Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là một bài thơ viết về đề tài đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Theo anh (chị), bài thơ có gì “mới” so với những tác phẩm khác viết cùng đề tài mà anh (chị) đã học hoặc đã đọc? Hãy chỉ ra ít nhất một nét “mới” ấy. Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện toàn cảnh quê hương “bên kia sông Đuống” của ngày xưa yên bình và tâm trạng nhớ tiếc, xót xa của nhà nhà thơ khi quê hương bị tàn phá. Câu 2. Hình ảnh sông Đuống hiện lên qua hồi tưởng của tác giả trong 10 câu thơ đầu là hình ảnh con sông tươi tắn với một không gian khoáng đạt (bãi sông cát trắng phẳng lì), được bao phủ bởi màu xanh tươi dịu nhẹ (màu của ngô khoai, bãi mía, nương dâu…), lấp lánh ánh sáng (dòng lấp lánh, cát trắng)… Câu 3. HS chỉ ra tính tạo hình của câu thơ “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” bằng viecj nêu lên biện pháp nhân hóa (con sông nằm như con người), từ láy (nghiêng nghiêng), từ chỉ trạng thái (nằm), cụm từ chỉ địa điểm kết hợp với thời gian (trong kháng chiến trường kì). Các yếu tố nghệ thuật này đã làm nổi bật vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng của sông Đuống. Câu 4. HS cảm nhận “quê hương ta””bên kia sông Đuống” qua các câu thơ đã dẫn theo hướng tập trung vào các từ ngữ (quê hương ta, thưm nồng, tươi trong, sáng bừng) để làm rõ vẻ đẹp, trù phú, giàu truyền thống văn hóa của vùng đất Kinh Bắc. Qua đó, nhà thơ thể hiện sự yêu mến, tự hào về quê hương mình. Câu 5. HS khẳng định ngôn ngữ trong đoạn thơ trên mang đậm tính nhạc và tính hội họa. Làm rõ tính nhạc của đoạn thơ được thể hiện ở cách gieo vần, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan