Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn vận dụng pisa vào thiết kế phần đọc hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn ngữ...

Tài liệu Skkn vận dụng pisa vào thiết kế phần đọc hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn ngữ văn lớp 12

.DOC
64
1377
135

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG TỔ NGỮ VĂN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PISA VÀO THIẾT KẾ PHẦN ĐỌC-HIỂU TRONG ĐỀ KIỂM TRA (ĐỀ THI) MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Tác giả: Bùi Thị Thanh Hương Chức danh: Giáo viên Năm thực hiện: 2015 Trang 0 Mục lục A. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................3 I. Lí do chọn đề tài........................................................................................3 II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................5 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................5 IV. Phương pháp nghiên cứu........................................................................5 V. Lịch sử vấn đề..........................................................................................6 B. NỘI DUNG..................................................................................................8 I. Ưu điểm trong yêu cầu đọc-hiểu của PISA với yêu cầu đọc-hiểu của chương trình Ngữ văn THPT.............................................................................8 1. Mục tiêu.........................................................................................8 2. Đối tượng......................................................................................8 3. Yêu cầu..........................................................................................9 4. Đề kiểm tra....................................................................................9 II. Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu khi vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12............9 1. Mục đích........................................................................................9 2. Nguyên tắc...................................................................................10 3. Các yêu cầu cụ thể.......................................................................13 a. Về ngữ liệu và yêu cầu kiến thức................................................13 b. Về câu hỏi....................................................................................13 c. Về cách mã hóa (chấm điểm)......................................................17 III. Vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12 ( tập 1, chương trình cơ bản)...........................17 1. Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh...........................................17 2. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng.............................................................................20 Trang 1 3. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-phi An-nan....................................................................................23 4. Tây Tiến – Quang Dũng.....................................................................26 5. Việt Bắc (trích) – Tố Hữu...............................................................30 6. Đất Nước (trích) – Nguyễn Khoa Điềm.........................................33 7. Đất nước – Nguyễn Đình Thi........................................................36 8. Dọn về làng – Nông Quốc Chấn....................................................39 9. Đò Lèn – Nguyễn Duy...................................................................41 10.Sóng – Xuân Quỳnh.......................................................................44 11.Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo.............................................47 12.Bác ơi! – Tố Hữu...........................................................................50 13.Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân....................................... ...53 14.Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường..............57 IV. Kết quả nghiên cứu................................................................................59 C. KẾT LUẬN.................................................................................................61 Tài liệu tham khảo............................................................................................63 Trang 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta trong thời kì đổi mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt với bộ môn Ngữ văn đang có những thay đổi quan trọng về cách ra đề và đánh giá trong các bài kiểm tra, bài thi để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nhưng việc đổi mới kiểm tra đánh giá vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu. Việc kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu là kiểm tra kiến thức nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại,... học tác phẩm nào thi đúng tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học. 2. Theo “Kết quả hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số: 43 /TBBGDĐT, ngày 14/1/2013 đã thông báo: “Mở rộng nghiên cứu và chắt lọc những kinh nghiệm quốc tế vào dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn – nhất là khoa học về đánh giá thường xuyên trên lớp học. Cần vận dụng các bộ công cụ đánh giá quốc tế theo hướng của PISA để đo lường năng lực đọc hiểu Ngữ văn của học sinh. Đổi mới cách ra đề và hướng dẫn chấm phù hợp để đánh giá được năng lực của người học, tránh hiện tượng học vẹt, viết theo bài văn mẫu, học tác phẩm nào thi tác phẩm đó.” Như vậy kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực là một định hướng mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Định hướng này đã có những thay đổi tích cực dựa trên các kết quả của chương trình đánh giá quốc tế, trong đó có PISA. Tiếp cận PISA trong việc đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản Ngữ văn của học sinh THPT sẽ đem đến nhiều đổi mới trong giảng dạy cho Trang 3 giáo viên và học tập cho học sinh, hướng đến những năng lực tư duy, sáng tạo, tránh được lối học thụ động, không gắn với thực tiễn cuộc sống. Mặt khác vận dụng PISA trong đánh giá năng lực đọc – hiểu cho học sinh cũng là để hòa nhập với giáo dục quốc tế. 3. Bắt đầu từ năm học 2013-2014, đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn, đó chính là sự xuất hiện của phần Đọc - hiểu. Để kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu sẽ có những câu hỏi theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực người học của PISA. Các câu hỏi này sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan tới tác giả, nội dung và nghệ thuật của văn bản đó. Ngoài ra, đề thi còn yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, do đó tăng cường câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. 4. Bản thân người viết cũng như các đồng nghiệp khi ra đề kiểm tra (đề thi) phần Đọc-hiểu cũng còn nhiều lúng túng vì chưa hiểu hết những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể cũng như nguồn tư liệu chưa được phong phú. 5. Theo GS Trần Đình Sử, “Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận môn Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Vậy, làm thế nào để học sinh ngày nay có tình yêu, học tốt và có Trang 4 thể vận dụng môn Ngữ văn vào cuộc sống sau này? Đó là câu hỏi của nhiều giáo viên dạy Ngữ văn luôn trăn trở. Với quan điểm của người viết, đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn lớp 12 theo hướng đọc-hiểu của PISA mà cụ thể là thiết kế phần Đọc-hiểu theo PISA trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn là vấn đề quan trọng góp phần nâng dần chất lượng dạy và học đối với bộ môn Ngữ văn. Trên đây là những lí do người viết viết đề tài “ VẬN DỤNG PISA VÀO THIẾT KẾ PHẦN ĐỌC-HIỂU TRONG ĐỀ KIỂM TRA (ĐỀ THI) MÔN NGỮ VĂN LỚP 12” II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm các mục đích sau: 1. Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn phù hợp với với nhu cầu thời đại. 2. Giúp học sinh làm quen và bước đầu có thể làm được đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia. 3. Đánh thức tình yêu đối với môn Ngữ văn, có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống. 4. Cung cấp thêm tư liệu để giáo viên giảm bớt những khó khăn khi ra đề kiểm tra ( đề thi) phần Đọc-hiểu. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 12 trường THPT Lê Thánh Tông. 2. Phạm vi nghiên cứu: chương trình Ngữ văn 12 THPT, tập 1 (Chương trình Cơ bản). IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. 2. Khảo sát kết quả học tập của học sinh. Trang 5 3. Rút kinh nghiệm qua các bài giảng của bản thân và đồng nghiệp. V. Lịch sử vấn đề Các tài liệu mà người viết tìm đọc được đều là những văn bản, những bài báo cáo, chuyên đề đưa ra một số nguyên tắc, yêu cầu khi thiết kế đề kiểm tra (đề thi ) và thiết kế một số đề đọc-hiểu. - Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KHBGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”. Nhiều ý kiến trong hội thảo đã xác định: bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc hiểu một đoạn văn, bài thơ; nhà trường cần dạy và yêu cầu các em biết đọc hiểu các loại văn bản thông tin, trong đó có rất nhiều văn bản kết hợp kênh chữ và kênh hình, học sinh phải biết đọc hình kết hợp với đọc chữ để nắm được thông tin và hiểu đúng ý nghĩa của văn bản. Yêu cầu về năng lực đọc-hiểu được hội thảo đưa ra là: . Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: phát hiện những sai sót về chính tả, ngữ pháp, chấm câu, dùng từ, logic…. chẳng hạn cho một đoạn văn có nhiều sai sót và yêu cầu học sinh phát hiện những sai sót trong đoạn văn đó. . Yêu cầu tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước (văn bản có thể là văn học, sử , địa, khoa học tự nhiên…) . Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/ văn cho sẵn - Theo tác giả Bùi Thị Thanh Huyền (Lào Cai) thì mục đích, ý nghĩa của việc vận dụng PISA vào đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT là đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo xu hướng phát triển năng lực. Tác giả đưa ra các kiểu câu hỏi được sử dụng như . Câu hỏi mở đòi hỏi ngắn Trang 6 . Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm phải tách ra từng phần để cho điểm) . Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời . Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn . Câu hỏi Có-Không, Đúng-Sai phức hợp Với những câu hỏi như trên đòi hỏi không chỉ học sinh tái hiện kiến thức có sẵn, mà còn phải có khả năng tư duy, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể, có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh. Cách ra đề này cũng khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, đồng thời rèn luyên kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, chính xác, ngắn gọn. - PGS.TS Phạm Thị Hương (Khoa Ngữ văn- trường ĐHSP Hà Nội) đã đưa ra một số định hướng về cấu trúc đề kiểm tra: Nên chia làm hai phần: Đọc – Viết cơ bản và Đọc – Viết hồi ứng văn học (thẩm mĩ). Ở phần Đọc – Viết cơ bản: Học sinh được đọc một hoặc một số văn bản văn hóa – thông tin có tính chất nhật dụng và trả lời các câu hỏi ngắn (có thể tham khảo và áp dụng cách làm của PISA) để kiểm tra tốc độ đọc, khả năng nắm bắt và kết nối thông tin, khả năng đào sâu, mở rộng thông tin thu được từ văn bản và khả năng tổng hợp, vận dụng điều được đọc vào giải quyết các vấn đề của thực tế đời sống. - Chuyên đề “Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT theo hướng đọc-hiểu của PISA” do cô Nhan Thị Hằng Nga biên soạn cũng đã đưa ra sự cần thiết tiến hành nghiên cứu việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cấp THPT theo hướng Đọc-hiểu của PISA; Một số vấn đề cần biết về PISA và những yêu cầu cơ bản của việc thiết kế đề kiểm tra môn Ngữ văn cấp THPT theo hướng Đọc-hiểu của PISA. - Tài liệu “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” của Vụ Giáo dục trung học đã hướng dẫn Trang 7 biên soạn câu hỏi và đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, trong đó có áp dụng cách thiết kế câu hỏi của PISA. Như vậy, người viết chưa đọc một tài liệu nào tổng hợp hai phần: hướng dẫn cụ thể về cách ra đề, cách chấm các bài kiểm tra (bài thi) phần Đọc-hiểu có vận dụng PISA và tài liệu về một số đề đọc-hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tập 1, vì vậy người viết đã thực hiện đề tài: “Vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12” B. NỘI DUNG I. Ưu điểm trong yêu cầu đọc-hiểu của PISA với yêu cầu đọchiểu của chương trình Ngữ văn THPT 1. Mục tiêu Phần đọc- hiểu bậc học THPT môn Ngữ văn Việt Nam: cung cấp kiến thức; hình thành và phát triển kĩ năng; bồi dưỡng và giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, trách nhiệm của bản thân với gia đình và cộng đồng. Trong đó cung cấp kiến thức cho học sinh được coi là số một. Từ đó cho thấy, chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn THPT vẫn “nặng” về trang bị kiến thức hơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là kĩ năng sống, tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. PISA lại hướng đến sự phát triển năng lực, đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề mà một học sinh 15 tuổi (độ tuổi được coi là kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các nước thành viên OECD) cần có để đối diện với những thách thức của cuộc sống. 2. Đối tượng Chương trình Ngữ văn THPT: đối tượng đọc hiểu cũng là văn bản, nhưng văn bản được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, chủ yếu là văn bản (liền mạch) và đại đa số là văn bản văn học. Trong văn bản văn học, chương trình quá chú trọng Trang 8 tới văn bản hư cấu như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch…, các loại văn bản báo chí, văn bản đời thường mà học sinh thường tiếp xúc và sử dụng hàng ngày lại ít được chú ý. Hơn thế nữa, chúng ta cũng chưa đặt ra vấn đề đọc hiểu các văn bản điện tử (electronic texts) - loại văn bản đã trở nên thông dụng và thịnh hành trong nhà trường cũng như xã hội ngày nay. Đối tượng đọc hiểu của PISA không chỉ có văn bản in mà còn bao gồm văn bản điện tử 3. Yêu cầu Nhìn chung, PISA xác định trình độ đọc dựa trên ba phương diện: Thu thập thông tin, phân tích, lí giải văn bản, phản hồi và đánh giá. Trong khi đó, chương trình đọc hiểu của môn Ngữ văn THPT chủ yếu tập trung xác định trình độ dựa vào việc phân tích và lí giải văn bản (nội dung và hình thức), trong đó nội dung được chú ý hơn. Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy yêu cầu đọc hiểu của PISA cao và sâu hơn nhiều so với chương trình của Việt Nam. 4. Đề kiểm tra Các đề kiểm tra đọc hiểu của chương trình Ngữ văn THPT phần lớn sử dụng hệ thống câu hỏi tự luận, còn các đề kiểm tra của PISA bao gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. II. Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu khi vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12 1. Mục đích - Kiểm tra việc đọc hiểu văn bản: Kiểm tra lại thông tin đã đọc, nhận diện thông tin tương ứng; kiểm tra lại việc nắm thông tin, phải phù hợp, không được lệch ra khỏi văn bản; kiểm tra kĩ năng trình bày lại nội dung văn bản dựa trên những thông tin chính; tìm lại một cách cụ thể những thông tin đã đọc. Trang 9 - Tạo ra nền tảng hiểu văn bản, cụ thể là lọc ra được chủ đề chính của câu chuyện; tìm ra lý do cho việc lựa chọn của tác giả; hiểu được nội dung chính của một đoạn văn tự chọn - Phát triển kĩ năng bình luận văn bản, giữa việc hết hợp thông tin và đọc biểu đồ; kết hợp thông tin giữa hai văn bản không liền mạch với nhau; phân biệt mối liên hệ giữa các dữ liệu với nhau. - Phát triển kĩ năng phân tích văn bản: nhận ra được những đặc điểm hoặc tính cách nổi bật của nhân vật. - Phản ánh lại việc suy nghĩ về nội dung văn bản: tạo nên việc so sánh giữa nội dung văn bản với kiến thức của bản thân. - Đánh giá cách hiểu về hình thức tác phẩm, nhận ra được thể loại của văn bản. Nhìn chung trình độ đọc được xác dịnh dựa trên ba phương diện: + Thu thập thông tin + Phân tích, lí giải văn bản + Phản hồi và đánh giá 2. Nguyên tắc Kiểm tra đánh giá dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dạy và học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho học sinh được đánh giá và phát triển được. Vì vậy kiểm tra đánh giá cần phải được tuân theo những chuẩn mực nhất định. Những chuẩn (quy định) này thường phải được công khai rõ ràng với học sinh được đánh giá. Những qui định này cần chi tiết, đầy đủ, rõ ràng về mọi lĩnh vực, từ việc xác định mục tiêu, nội dung và phương thức đánh giá đến thời điểm đánh giá - Thiết kế đề kiểm tra (đề thi) cần tuân theo các văn bản, hướng dẫn, chỉ định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai: Trang 10 + Công văn số 8733/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra. Trong hướng dẫn kèm theo công văn, Bộ Giáo dục đã đưa ra các quy trình cụ thể khi biên soạn đề kiểm tra. Quy trình bao gồm có 6 bước: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra + Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học. Đối với môn Ngữ văn THPT mục đích điều chỉnh để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông , phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Hướng dẫn đã đưa ra nguyên tắc điều chỉnh, nội dung thực hiện, thời gian điểu chỉnh và từng nội dung chi tiết GV khi biên soạn đề cần căn cứ vào điều chỉnh để ra đề cho phù hợp. + Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 7 tháng 8 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014 đã chỉ rõ: Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. + Điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp THPT trong công văn số 872/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Sở Giáo dục Đào tạo Gia Lai. Trang 11 - Giáo viên khi biên soạn đề cần dựa vào Chuẩn kiến thức – Kĩ năng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Khi ra đề, giáo viên cần chú ý đến khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. - Giáo viên còn dựa vào bảng mục tiêu đánh giá kiến thức của học sinh theo PISA Các mục tiêu Cấp độ 2 Chủ đề Cấp độ 3 Cấp độ 1 (Tái hiện) (Hiểu và vận một số loại văn bản văn bản (xác thức vào các tình (Giải quyết vấn đề) dụng) - Biết cách trình bày - Hiểu được - Vận dụng các kiến - Biết được một số loại định văn bản. được huống của đời sống tiêu đề của văn bản) - Xây dựng được một số loại văn bản + Những câu hỏi thuộc cấp độ 1 nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh về tác giả, tác phẩm, về các chi tiết, dẫn chứng…trong văn bản Ngữ văn. + Những câu hỏi thuộc cấp độ 2 nhằm kiểm tra khả năng phân tích, lý giải … các ý nghĩa, vấn đề trong văn bản Ngữ văn. Câu hỏi ở cấp độ này có thể yêu cầu học sinh trả lời ngắn hoặc dài nhưng các em phải hiểu vấn đề trình bày. Có thể yêu cầu các em giải thích nhan đề văn bản, phân tích được giá trị nội dung, nghệ thuật, nêu được các ý nghĩa của văn bản Ngữ văn. Trang 12 + Những câu hỏi thuộc cấp độ 3 của PISA yêu cầu phản hồi và đánh giá. Có thể vận dụng những câu hỏi ở cấp độ này cho phép học sinh liên hệ từ bài học (văn bản trong sách Ngữ văn THPT) đến cuộc sống. Từ vấn đề được bàn đến trong tác phẩm, học sinh trình bày quan điểm cá nhân của mình, suy nghĩ, nhận xét, bày tỏ ý kiến … 3. Các yêu cầu cụ thể a. Về ngữ liệu và yêu cầu kiến thức - Hiện nay, khi thiết kế phần Đọc-hiểu trong các bài kiểm tra và thi, chúng ta thường lấy ngữ liệu trong các văn bản đã học ở SGK hoặc ngữ liệu ngoài SGK thuộc các vấn đề văn học, văn hóa, đời sống xã hội…( chủ yếu là văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng) - Cần đảm bảo một số yêu cầu nội dung kiến thức sau: + Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh; nhận biết các biện pháp tu từ, phong cách chức năng ngôn ngữ… + Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ, phong cách chức năng ngôn ngữ... + Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản + Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn. + Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn. +.... b. Về câu hỏi Có hai dạng câu hỏi: dạng thứ nhất là câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ), đây là dạng chủ yếu và thứ hai là trắc nghiệm tự luận (TNTL), đây là dạng câu hỏi mở, phải viết câu trả lời theo suy luận của học sinh. Trang 13 b.1. Yêu cầu chung - Một đề thi đơn giản, thông thường phải có ít nhất 3 câu hỏi. - Các câu hỏi phải phân hóa và đầy đủ cả 3 cấp độ. - Văn bản sử dụng làm ngữ liệu tránh mập mờ, khó hiểu, tránh vi phạm pháp luật, đạo đức, văn hóa của dân tộc… - Tùy vào số lượng câu hỏi, thời gian KTĐG để dùng ngữ liệu dài hay ngắn. - Lời dẫn câu hỏi phải rõ ràng, không đánh đố, mơ hồ. - Các đáp án của câu TNKQ phải có độ dài – ngắn tương xứng. - Các phương án nhiễu sai phải nằm trong mức độ hiểu nhầm cho phép. - Các câu tự luận nên khu biệt vấn đề, không nên vượt quá xa sẽ gây khó khăn cho xây dựng đáp án. - Câu hỏi phải theo thứ tự từ dễ tới khó. b.2. Yêu cầu cụ thể - Câu hỏi TNKQ: Nên sử dụng các loại câu hỏi sau + Loại câu hỏi nhiều lựa chọn Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu). • Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa), còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lí. • Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn. Trang 14 • Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D, E. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên. • Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề hay nên mang trọn ý nghĩa. Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được sắp chung một chỗ. • Các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn lựa phải đồng nhất với nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ. • Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì yếu tố may rủi tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó tìm được câu nhiễu hay và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi • Nên ít hay tránh dùng thể phủ định trong các câu hỏi. Không nên hai thể phủ định liên tiếp trong một câu hỏi. + Loại câu hỏi đúng-sai Là câu yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra. • Câu nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vun vặt, không quan trọng • Câu nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Càng không nên chép lại những câu trong tài lệu giảng dạy, để tránh cho học sinh thuộc lòng sách máy móc mà không hiểu gì. • Trong một câu chỉ có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trong tâm, không thể xuất hiện hai ý( phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai. Trang 15 • Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. Khi ý của đề là chính xác thì nên tránh dùng những từ “nói chung”, “thường thường”, “thông thường”, “rất ít khi”, “có khi”, “một vài”, “có thể” để tránh cho đối tượng tham gia dựa vào những từ này đưa ra đáp án “đúng” từ đó đoán đúng câu trắc nghiệm. • Tránh những điều chưa thống nhất. + Loại câu hỏi điền khuyết Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ có câu trả lời tự do. • Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng. • Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò, nên để trống những chữ quan trọng nhưng đừng quá nhiều. - Câu hỏi TNTL + Câu hỏi tự luận ngắn . Đảm bảo cần có nhiều hơn hai câu trả lời . Hỏi đề học sinh giải thích lí do cho câu trả lời + Câu hỏi nhiều lựa chọn . Phải có đầy đủ thông tin để chỉ ra bản chất của câu hỏi . Tất cả các phương án tùy chọn cần phải: phù hợp về ngữ pháp với phần hỏi; được viết bằng văn phong tương tự phần hỏi; được ngắt câu một cách chính xác; bắt đầu bằng chử cái in thường và kết thúc bằng dấu chấm câu. + Câu hỏi có câu trả lời dài: cần để một khoảng trống để học sinh điền phần trả lời của mình. Trang 16 c. Về cách mã hóa (chấm điểm) - Căn cứ vào đáp án do PISA quốc tế qui định, điểm của bài làm của học sinh sẽ được ghi bằng mã số (coding). Khi chấm điểm bài làm của học sinh sẽ sử dụng các loại mã số sau: Mã số cho mức điểm "tối đa": Làm đầy đủ theo qui định tại đáp án, Mã số cho mức điểm "chưa tối đa": Không hoàn thành đầy đủ theo đáp án. Mã số cho tình trạng "Không làm hoặc làm khác hoàn toàn so với đáp án" - Tùy theo mỗi câu hỏi, mỗi mức trên sẽ có một hoặc một vài mã số được qui định cụ thể Mã hóa của các câu hỏi thường 0 1 2 9 hoặc 0 1 9 tùy theo từng loại câu hỏi. + Nếu câu hỏi dạng 0 1 2 9. Mức tối đa: Mã 2 Mức chưa tối đa: Mã 1 Mức không đạt: Mã 0: trả lời sai; Mã 9: không trả lời. + Nếu câu hỏi dạng 0 1 9 Mức tối đa: Mã 1 Mức không đạt: Mã 0: trả lời sai; Mã 9: không trả lời. III. Vận dụng PISA vào thiết kế phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra (đề thi) môn Ngữ văn lớp 12 ( tập 1, chương trình cơ bản) 1. Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh a. Đề bài (3.0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Hỡi đồng bào cả nước! "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Trang 17 Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 39) Câu a. (0.25 điểm) Hãy cho biết vị trí của đoạn văn trên trong tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” Câu b. (0.25 điểm) Đoạn văn bản trên thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào? Câu c. (0.5 điểm) Câu cuối trong đoạn văn, Hồ Chí Minh khẳng định “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” Hãy cho biết “những lẽ phải” đó là gì? Câu d. (1.0 điểm) Nêu tác dụng của việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn trong đoạn văn trên. Câu e. (1.0 điểm) Từ đoạn văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) trình bày thái độ của mình về việc chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam đang bị xâm phạm. b. Phần hướng dẫn mã hóa Câu a - Mức tối đa (0.25 điểm) Nêu được một trong các vị trí sau: phần đầu, phần một, phần cơ sở pháp lí - Không đạt (0 điểm): Câu trả lời khác/ Không trả lời Trang 18 Câu b - Mức tối đa (0.25 điểm): Phong cách ngôn ngữ chính luận - Không đạt (0 điểm): Câu trả lời khác/Không trả lời Câu c - Mức tối đa (0.5 điểm) Nêu được: Tất cả mọi người, tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền tự do, bình đẳng - Không đạt (0 điểm) Câu trả lời khác/ Không trả lời Câu d - Mức tối đa (1.0 điểm): Nêu được ba ý sau: + Ý 1: Đề cao tư tưởng tiến bộ nhân loại. Tạo tiền đề cho lập luận ở phần hai là lên án tố cáo tội ác của thực dân Pháp + Ý 2: Trích dẫn để “suy rộng ra” từ quyền con người thành quyền dân tộc. + Ý 3: Có ngụ ý đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lập của ba nước Việt Nam, Mỹ, Pháp ngang hàng nhau - Mức chưa tối đa + (0.5 điểm) Nêu được hai trong ba ý trên + (0.25 điểm) Nêu được một trong ba ý trên - Không đạt (0 điểm) Câu trả lời khác/ Không trả lời Câu e - Mức tối đa (1.0 điểm): + Hình thức: Các câu phải liên kết với nhau. Không được gạch đầu dòng ghi ý. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, cảm xúc chân thành; Đúng chính tả + Nội dung: HS trả lời được các ý sau Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan