Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lự...

Tài liệu Skkn xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

.DOC
22
1726
88

Mô tả:

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI HÓA HỌC LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, thì phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục, từ việc nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Trước xu thế giáo dục trên, cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh, để đáp ứng việc ôn tập kiến thức và kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” để nghiên cứu. 2- TỔNG QUAN: 2.1/ Mục đích nghiên cứu: - Soạn hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. - Cung cấp cho học sinh một số thông tin, kiến thức liên quan đến hóa học trong cuộc sống. - Tạo hứng thú học tập hơn cho học sinh khi giải các bài tập liên quan đến thực tế. - Giúp phát triển năng lực học sinh khi làm và nghiên cứu các câu hỏi này. 2.2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Kiến thức hóa học vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Bài tập trắc nghiệm hóa học. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình hóa học lớp 12( SGK lớp 12- ban cơ bản). 2.3/ Phương pháp nghiên cứu: Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 1 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG - Tham khảo các nguồn tài liệu: sách tham khảo, internet… - Kinh nghiệm giảng dạy cá nhân và học hỏi ở đồng nghiệp. 3- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 3.1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3.1.1. Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT: Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 2 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Năng lực chuyên biệt Mô tả các năng lực 1. Năng lực sử dụng ngôn - Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học - Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học ngữ hóa học - Năng lực sử dụng danh pháp hóa học 2. Năng lực thực hành - Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn. hóa học - Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận. - Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN 3. Năng lực tính toán - Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng. - Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các phép toán học. 4. Năng lực giải quyết vấn - Phân tích được tình huống trong học tập môn hóa đề thông qua môn hóa học; Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học học tập môn hóa học - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học - Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện. - Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất. 5. Năng lực vận dụng - Năng lực hệ thống hóa kiến thức. kiến thức hoá học vào - Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học cuộc sống vận dụng vào cuộc sống thực tiễn - Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. - Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn 3.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của việc liên hệ thực tế khi giảng dạy hóa học: Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 3 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG - Học sinh thấy hứng thú và dễ nhớ bài hơn, nếu trong quá trình dạy và học giáo viên có định hướng liên hệ thực tế, giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn cuộc sống hằng ngày. 3.2/ NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 1: ESTE-LIPT Hóa học trong đời sống 1. Ứng dụng của một số 1. Este: este như: Kiến thức hóa học - Mùi thơm của este. ngôn ngữ hóa học. + metyl salicylat được - Tính tan của este. dùng để xoa bóp. chuối. 2. Lipit: - Chất béo trong cơ thể (mỡ) và thực vật (dầu ăn). - Ứng dụng của chất béo trong sản xuất xà phòng. 2. Năng lực tính toán - Phản ứng điều chế este: + isoamyl axetat có hương RCOOH + R’OH chuối chín, còn gọi là dầu Phát triển năng lực 1. Năng lực sử dụng o H 2 S O 4 ,t     RCOOR’ + H2O hóa học. 3. Năng lực giải quyết vấn đề. 4. Năng lực vận 2. Lipit: - Cấu tạo hóa học của lipit: R1COO CH2 R2COO CH R3COO CH2 dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 5. Năng lực xử lý thông tin. - Trạng thái (rắn, lỏng), tính tan của lipit. - Phản ứng cháy. - Phản ứng xà phòng hóa: (RCOO)3C3H5+NaOH  RCOONa+ C3H5(OH)3 Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 1, 2: Isoamyl axetat, còn gọi là dầu chuối, là một chất lỏng không màu có mùi thơm của chuối chín. Dầu chuối được dùng làm hương liệu cho thực phẩm. Dầu chuối được chiết xuất từ quả chuối, ngoài ra dầu chuối cũng được tổng hợp bằng phản ứng este hóa: Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về este trên? A. Dầu chuối được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. B. Isoamyl axetat còn có tên gọi là 3-metylbutylaxetat. Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 4 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG C. Isoamyl axetat có công thức phân tử C7H14O2. D. Để pha loãng dầu chuối người ta có thể sử dụng nước. Câu 2: Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa trên là 60%. Muốn thực hiện phản ứng este hóa để điều chế 200 g dầu chuối thì cần khối lượng axit axetic tối thiểu là: A. 153,85g B. 55,38g C. 151,52 D. 120,46g Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 3, 4: Dầu của các loại cây lá xanh quanh năm (wintergreen) được dùng để xoa bóp, làm dịu các cơn đau cơ. Thành phần hóa học chính của loại dầu này là metyl salicylat, được điều chế theo sơ đồ sau: Metyl salicylat axit salicylic Câu 3: Vậy X là chất nào sau đây? A. Etanol B. Metanal C. Metanol D. Axit axetic Câu 4: Khi chuyển từ axit salicylic thành metyl salicylat thì phần trăm khối lượng của oxi thay đổi như thế nào? A. Giảm 3,2% B. Tăng 3,6% C. Tăng 3,2% D. Không thay đổi Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 5, 6: Chất béo rất quan trọng trong cơ thể người, chất béo là một nguồn thức ăn giàu năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào. Chất béo trong cơ thể nếu bị oxi hóa hoàn toàn thì thu được CO2, H2O và tạo ra năng lượng. Câu 5: Thành phần nguyên tố trong chất béo là: A. C, H, N B. C, H C. C, H, O, N D. C, H, O Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về chất béo? A. Dạng rắn hoặc dạng lỏng dễ tan trong nước. B. Để chuyển dầu thực vật thành bơ người ta hidro hóa (Ni, to) ở áp suất cao. C. Thành phần hóa học chủ yếu của dầu thực vật là chất béo no. D. Chất béo là một loại lipit, có cấu tạo là một este đơn chức. Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 5 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 7, 8:Người ta có thể sản xuất xà phòng bằng cách đun nóng chất béo với dd NaOH, sau khi đun nóng, để nguội hỗn hợp thu được chất lỏng đồng nhất, sau đó người ta rót thêm dd bão hòa chứa chất X vào hỗn hợp, khuấy đều, rồi giữ yên thì thấy có 1 lớp chất rắn màu trắng nổi lên, đó là xà phòng. Chất X đóng vai trò làm tăng độ phân cực giúp tách xà phòng ra khỏi nước. Câu 7: Chất X là: A. C2H5OH B. HCl C. NaOH D. NaCl Câu 8: Trong công nghiệp sản xuất xà phòng, ngoài xà phòng (muối natri cacboxylat) người ta còn thu được sản phẩm hữu cơ nào sau đây: A. Glixerol B. Etilenglicol C. Ancol etylic D. Axit oleic CHỦ ĐỀ 2: CACBOHIDRAT Hóa học trong đời sống Kiến thức hóa học - Một số lưu ý khi sử - Cấu tạo của các hợp chất cacbohidrat. Phát triển năng lực 1. Năng lực giải quyết dụng khoai mì (tinh bột) - Phản ứng thủy phân của đường: vấn đề. trong thực phẩm. 2. Năng lực vận dụng C12H22O11 + H2O → glucozơ + fructozơ - Ứng dụng của xăng E5 - Phản ứng lên men rượu từ tinh bột: kiến thức hóa học vào (xăng sinh học). cuộc sống. (C6H10O5)n → glucozơ → ancol etylic - Hàm lượng đường 3. Năng lực xử lý (glucozơ) trong cơ thể thông tin. người. - Sự lên men rượu. Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 9, 10: Củ sắn hay còn gọi là khoai mì được dùng làm thực phẩm khá phổ biến cho người và động vật. Khoai mì cung cấp một lượng tinh bột khá lớn và dùng làm nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc. Trong lá sắn và củ sắn (đặc biệt là loại sắn đắng) có hàm lượng độc tố axit xianhidric (HCN) cao, là nguyên nhân gây ngộ độc. Ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN. Axit xianhidric có thể bị phản ứng với hợp chất chứa nhóm andehit hoặc xeton. Câu 9: Trong sắn lát khô, chứa rất nhiều tinh bột. Tinh bột là chất có công thức dạng: A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H12O6)n D. (C6H10O5)n Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 6 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Câu 10: Khi bị ngộ độc do ăn sắn, người ta thường sơ cứu bằng cách cho uống nước đường, tác dụng giải độc của nước đường được giải thích là: A. Đường chứa saccarozơ, tác dụng trực tiếp với HCN B. Saccarozơ là thành phần chính trong nước đường. Khi đường vào cơ thể được thủy phân thành glucozơ và fructozơ phản ứng với HCN C. Uống nước đường làm kích thích bao tử, giúp nôn (ói) ra sắn có HCN D. Uống nước đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, bài tiết HCN ra khỏi cơ thể. Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 11, 12: Xăng E5 là loại xăng sẽ khuyến khích sử dụng ở Việt Nam. Xăng E5 còn được gọi là xăng sinh học E5, gồm 5% etanol (loại nguyên chất có nồng độ % về thể tích > 99,5%) và 95% xăng thông thường (loại xăng A92). Xăng sinh học đã được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới từ khá lâu. Mỹ là quốc gia đầu tiên sử dụng, nhưng hiện nay Brazil là quốc gia dẫn đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ xăng sinh học. Xăng sinh học E5 hoàn toàn phù hợp với các động cơ đang sử dụng ở Việt Nam, có chỉ số octan cao hơn, quá trình cháy diễn ra triệt để hơn nên giảm thải khí nguy hại như CO và hidrocacbon..., giá thành rẻ. Câu 11: Etanol có thể được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây? A. chất béo B. axit axetic C. xenlulozơ D. glucozơ Câu 12: Trong công nghiệp sản xuất etanol từ tinh bột, phải qua các giai đoạn hóa học chủ yếu nào? A. Qua 1 giai đoạn: Trộn enzim amylaza vào tinh bột để thu được etanol B. Qua 2 giai đoạn: Thủy phân tinh bột thành glucozơ, sau đó hidro hóa glucozơ với xúc tác Niken. C. Qua 2 giai đoạn: Thủy phân tinh bột thành glucozơ, sau đó lên men glucozơ thành etanol và CO2. D. Qua 3 giai đoạn: Thủy phân tinh bột thành saccarozơ, sau đó thủy phân saccarozơ thành glucozơ, cuối cùng lên men glucozơ thành etanol và CO2. CHỦ ĐỀ 3: AMIN - AMINO AXIT – PROTEIN Hóa học trong đời sống Kiến thức hóa học Phát triển năng lực Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 7 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG - Phương pháp rửa cá khi - Tính chất vật lí của amin. 1. Năng lực sử dụng nấu ăn. ngôn ngữ hóa học. - Tính chất hóa học của amin: - Thành phần của bột ngọt (CH3)3N + HCl → (CH3)3NHCl (mì chính). 2. Năng lực tính toán - Công thức cấu tạo của amino axit hóa học. - Hàm lượng đạm trong (axit glutamic, glyxin, alanin…) 3. Năng lực giải quyết sữa. vấn đề. - Thành phần hóa học của protein - Sự biến tính protein: hiện - Tính đông tụ của protein. 4. Năng lực vận dụng tượng đông tụ (trứng, rêu kiến thức hóa học vào cua, sữa…) cuộc sống. 5. Năng lực xử lý thông tin. Câu 13: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. Vì vậy để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu người ta dùng phương pháp nào sau đây hiệu quả nhất: A. Rửa cá bằng nước chanh. B. Rửa cá bằng nước. C. Rửa cá bằng nước muối. D. Rửa cá bằng rượu. Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 14, 15, 16: Bột ngọt (mì chính) là một gia vị phổ biến của con người. Nhưng nếu dùng chất này với hàm lượng cao sẽ gây hại cho nơron thần kinh, nên đã được khuyến cáo là không nên lạm dụng gia vị này. Thành phần chính của bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic. Câu 14: Chất nào sau đây có trong bột ngọt (mì chính): A. Axit glutamic B. Natri glutamat C. Alanin D. Glyxin Câu 15: Công thức phân tử của axit glutamic là: A. C5H9NO4 B. C2H7NO2 C. C4H7NO4 D. C3H7NO2 Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng: A. Axit glutamic là một axit cacboxylic. B. Sử dụng nhiều bột ngọt sẽ làm tăng cholesterol trong máu. C. Khi hòa tan bột ngọt vào nước sẽ được dung dịch có môi trường bazơ. D. Axit glutamic còn có tên gọi là axit 2-aminobutandioic. Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 17, 18: Sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều khi nguồn sữa mẹ không có hoặc không đủ Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 8 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG thì sữa của con bò là nguồn protein quan trọng cho trẻ em. Sữa cũng là nguồn dinh dưỡng cho người lớn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phầần dinh dưỡng (g/100g) c ủa s ữa mẹ và sữa bò như sau: Nguồn sữa Tổng các Chất béo chất (khô) Sữa mẹ 11,7 3,5 Sữa bò 12,5 3,5 Câu 17: Nhận xét nào sau đây đúng: Lactozơ Muối 6,5 4,7 0,2 0,8 Tổng các chất có N 1,5 3,5 A. Hàm lượng protein trong sữa của mẹ nhiều hơn trong sữa của bò. B. Hàm lượng lipit trong sữa mẹ ít hơn của bò. C. Hàm lượng đường trong sữa của mẹ và bò bằng nhau. D. Trong 50 gam sữa mẹ, khối lượng các chất chứa N là 0,75gam. Câu 18: Khi nhỏ nước chanh vào sữa thì có hiện tượng gì? A. Có khí bay lên B. Xuất hiện màu tím C. Không có hiện tượng D. Đông tụ CHỦ ĐỀ 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Hóa học trong đời sống Kiến thức hóa học - Ứng dụng thủy tinh hữu - Cấu tạo của các polime Phát triển năng lực 1. Năng lực sử dụng cơ (plexiglas). ngôn ngữ hóa học - Tính chất vật lí của polime - Ứng dụng của các loại - Phản ứng điều chế polime: 2. Năng lực tính toán cao su: cao su thiên nhiên, + Phản ứng trùng hợp hóa học cao su BuNa, cao su + Phản ứng trùng ngưng 3. Năng lực vận dụng BuNa-S, cao su BuNa-N. kiến thức hóa học vào cuộc sống. 4. Năng lực xử lý thông tin. Câu 19: Thủy tinh hữu cơ hay plexiglas là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt. Plexiglas không bị vỡ vụn khi va chạm. Plexiglas có khối lượng riêng nhỏ hơn thủy tính silicat, dễ pha màu và tạo dáng ở nhiệt độ cao. Với những tính chất ưu việt như vậy plexiglas được làm kính máy bay, ô tô, kính xây dựng, trong y học dùng làm răng giả, xương giả...Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây: Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 9 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 20, 21, 22, 23, 24: Cao su là một vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là có thể biến dạng khi chịu tác động của lực bên ngoài nhưng trở lại hình dạng ban đầu khi không còn lực tác dụng. Có thể nói, ngành công nghiệp xe hơi phát triển nhờ một đóng góp vô cùng quan trọng của việc phát minh ra cao su. Nguồn cao su thiên nhiên khai thác từ cây cao su (có tên khoa học là Hevea brasiliensis, có nguồn gốc từ Nam Mỹ). Tuy nhiên, cao su chỉ thực sự được ứng dụng một cách rộng rãi và trở nên quan trọng khi Charles Goodyear phát minh ra kĩ thuật lưu hoá cao su làm tăng đặc tính cơ lí của cao su. Lưu hoá cao su là dùng lưu huỳnh để khâu mạch polime tạo thành mạch mạng không gian. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với nhu cầu cao su tăng quá cao để phục vụ cho việc sản xuất xe quân sự, Đức là quốc gia đầu tiên sản xuất được cao su tổng hợp. Loại cao su tổng hợp đầu tiên có tên gọi là polibutadien (còn gọi là cao su buna) được tổng hợp từ buta-1,3-dien, tuy nhiên loại cao su này chưa có độ bền cơ học và hoá học tốt. Cao su tổng hợp được phát triển mạnh từ chiến tranh thế giới lần 2 với các loại như poliisopren (được tổng hợp từ isopren), cao su buna-N, cao su buna-S…với nhiều tính năng ưu việt. Các loại cao su tổng hợp ngày nay chủ yếu là đi từ nguyên liệu ban đầu là dầu mỏ. Câu 20: Phản ứng tạo ra polibutadien từ buta-1,3-dien có tên gọi là: A. phản ứng cộng hợp B. phản ứng thế C. phản ứng trùng hợp D. phản ứng trùng ngưng Câu 21: Polibutadien tạo ra có công thức dạng nào sau đây? A. -(CH2-CH=CH-CH2)-n B. -(CH2-CH-CH-CH2)-n C. -[CH2-C(CH3)=CH-CH2]-n D. -(CH2-CH2-CH2-CH2)-n Câu 22: Các loại cao su có tên gọi như: cao su buna, cao su isopren, cao su buna-N, cao su buna-S không có đặc điểm nào sau đây? A. đều là cao su tổng hợp B. đều có tính đàn hồi C. đều được khai thác từ cây cao su D. đều có thể sản xuất từ nguyên liệu ban đầu là dầu mỏ. Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 10 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Câu 23: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis B. Goodyear là nhà khoa học phát minh ra kĩ thuật lưu hoá cao su làm tăng các tính chất cơ lí của cao su C. polibutadien là loại cao su tổng hợp được sản xuất đầu tiên D. Kĩ thuật lưu hoá cao su làm cho cao su có tính đàn hồi mạnh mẽ, bằng cách trộn cao su với axit sunfuric. Câu 24: Từ 224 m3 (đkc) buta-1,3-dien có thể điều chế được bao nhiêu Kg cao su buna (biết hiệu suất phản ứng 80%, cao su buna chỉ chứa 90% polibutadien, còn lại là các chất khác)? A. 540 kg B. 432kg C. 480kg D. 600kg CHỦ ĐỀ 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Hóa học trong đời sống Kiến thức hóa học Phát triển năng lực - Ứng dụng phản ứng điều - Nguyên tắc điều chế kim loại: Khử 1. Năng lực sử dụng chế khí oxi bằng phương ion kim loại thành nguyên tử. pháp điện phân trong trạm vũ trụ. - Phương pháp mạ kim ngôn ngữ hóa học Mn+ + ne → M - Phương pháp điện phân nước. 2H2O �ie� npha� n     2. Năng lực tính toán hóa học 2H2 + O2 3. Năng lực giải quyết - Phương pháp điện phân dung dịch vấn đề. loại. - Hiện tượng ăn mòn kim trong điều chế kim loại loại trong ðời sống. �pdd 2CuSO4+2H2O    2 Cu + O2 + 2H2SO4 - Vai trò của hợp kim trong cuộc sống. 4. Năng lực vận dụng AIt - Công thức Faraday: m = nF kiến thức hóa học vào cuộc sống. 5. Năng lực quan sát 6. Năng lực xử lý dụng thông tin. thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 25, 26, 27: Cho hình vẽ minh họa phản ứng điện phân nước. Trong thí nghiệm, phản ứng này được Sử phòng dùng để điều Điện cực 1 Điện cực 2 chế lượng nhỏ khí hidro và Nguồn điện Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 11 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG oxy. Trong trạm vũ trụ quốc tế, phản ứng điện phân nước chính là nguồn cung cấp oxy cho các phi hành gia với nguồn nước được vận chuyển từ Trái Đất, từ máy hút ẩm (hơi nước trong hơi thở ra) và từ nguồn tái chế từ nước tiểu của phi hành đoàn. Nước là 1 chất điện li rất kém, nên không dẫn điện, để làm tăng khả năng dẫn điện nhưng không làm thay đổi phản ứng người ta thường thêm vào nước các axit, bazơ hoặc muối thích hợp. Câu 25: Trường hợp nào sau đây không có phản ứng: 2H2O  �ie�npha� n  2H2 + O2 A. điện phân dung dịch NaNO3 B. điện phân dung dịch H2SO4 C. điện phân dung dịch NaOH D. điện phân dung dịch NaCl Câu 26: Khi nước bị điện phân như trong hình vẽ trên, thì: A. O2 sinh ra ở cực âm B. H2 sinh ra ở cực dương C. ở cả cực âm và cực dương đều sinh ra cả H2 và O2 D. O2 sinh ra ở cực dương Câu 27: Cho các câu sau: (1) Nguồn điện được dùng là nguồn điện xoay chiều (2) Điện cực 1 là cực dương gọi là anot (3) Điện cực 2 là cực âm gọi là catot (4) Tại điện cực 1, xảy ra quá trình khử H2O. Số câu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 28, 29: Để làm huân, huy chương người ta thường đúc chúng bằng sắt sau đó phủ lên một lớp mạ bằng kim loại như đồng, Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 12 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG bạc, vàng. Để lớp mạ bạc bám chắc, mịn, bóng người ta sử dụng phương pháp xianua tức là điện phân dung dịch phức xianua của bạc. Các quá trình diễn ra ở 2 điện cực như sau: Catot: Ag(CN) 2 +1e  Ag + 2CN– Anot: 2H2O  4H+ + O2 + 4e Câu 28: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Ở catot, xảy ra quá trình khử B. Ag được tạo ra ở điện cực âm C. Huy chương để mạ treo ở anot D. Ở anot, tạo ra khí Oxi. Câu 29: Nếu điện phân với thời gian 2h, cường độ dòng điện 19,3A thì số mol ion CN– tạo ra là bao nhiêu? A. 1,44 B. 0,72 C. 2,88 D. 5,76 CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI IA, IIA, NHÔM Hóa học trong đời sống Kiến thức hóa học - Vấn đề nước cứng của - Khái niệm nước cứng. Phát triển năng lực 1. Năng lực sử dụng nước sinh hoạt. ngôn ngữ hóa học - Phương pháp làm mềm nước cứng. - Ứng dụng của nhôm và - Tính chất hóa học của Al và các hợp 2. Năng lực tính toán hợp kim. chất của nhôm: hóa học - Qui trình sản xuất magie Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O 3. Năng lực giải quyết từ nước biển. vấn đề. - Qui trình sản xuất nhôm từ quặng boxit. Al2 O3 +2NaOH  2NaAlO 2 +H 2 O Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O  - Các thí nghiệm liên quan Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O đến hợp chất của nhôm NaAlO2+CO2+2H2O  Al(OH)3+NaHCO3 trong phòng thí nghiệm. NaAlO2 + HCl + H2O  Al(OH)3 + NaCl 4. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 5. Năng lực quan sát 6. Năng lực xử lý - Phương pháp sản xuất nhôm từ thông tin. quặng boxit: 2Al2O3 dpnc   4Al + 3O2 Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 30, 31: Trong nước biển magie là kim loại có hàm lượng lớn thứ hai sau natri. Mỗi kilogam nước biển chứa khoảng 1,3 gam magie dưới dạng các ion Mg 2+. Ở nhiều nước trên thế giới, magie được khai thác từ nước biển. Quá trình sản xuất magie từ nước biển gồm các công đoạn như sau: Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 13 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Sử dụng một máy hút mạnh, hút nước biển qua lớp lọc cho chảy vào thùng chứa lớn. Đổ vôi sống vào thùng chứa để các muối magie trong nước biển kết tủa thành bột nhạo magie hidroxit. Để yên một thời gian cho magie hidroxit lắng xuống đáy thùng. Lọc và sấy khô magie hidroxit thành bột trắng, sau đó cho phản ứng với axit clohidric. Khi cho bay hơi thu được magie clorua. Cuối cùng, điện phân nóng chảy magie clorua thu được magie. Câu 30: Có tất cả bao nhiêu phản ứng hóa học cơ bản xảy ra trong quá trình sản xuất magie từ nước biển: A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình điện phân nóng chảy magie clorua: A. khí clo tạo thành ở cực âm B. ion Mg2+ bị khử ở cực dương C. Magie sinh ra ở catot D. ion Mg2+ là chất khử NƯỚC CỨNG Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 32 đến 35: Kết quả phân tích về độ cứng trong nước của nhóm sinh viên trường đại học sư phạm Quảng Bình như sau: - Phạm vi nghiên cứu là một số giếng (G) nước sinh hoạt ở tổ dân phố 15, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Kết quả nghiên cứu: Bảng 1: nồng độ M2+ trong nước và độ cứng của nước trong các giêếng nghiên c ứu Giếng G1 G2 G3 G4 G5 Nồng độ M2+ Độ cứng (mol/lít) 3,48.10-3 1,19.10-3 1,94.10-3 2,51.10-3 2,40.10-3 (mgCaCO3/lít) 348,00 119,00 193,50 250,50 239,50 Bảng 2: Phần loại độ cứng theo TCVN 5502 [7,8] Mức Độ cứng Kết luận (mgCaCO3/lít) I 0-50 Nước mềm II 50-150 Nước hơi cứng III 150-300 Nước cứng IV >300 Nước rất cứng (Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình – Số 4/2014) Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 14 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Câu 32: Ion M2+ trong bảng 1 là ion nào? A. Ca2+, Ba2+ B. Ca2+, Mg2+ C. Ca2+, Fe2+ D. Fe2+, Mg2+ Câu 33: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. Câu 34: Từ việc phân tích các số liệu trên, phát biểu nào sau đây sai: A. Giếng 1 nước rất cứng – vượt quá tiêu chuẩn cho phép. B. Giếng 2 nước mềm C. Giếng 4, 5 nước cứng – trong tình trạng báo động D. Cả bốn giếng đều là nước cứng. Câu 35: Khi nước giếng có tính cứng, người ta có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để làm mềm nước: A. Na2CO3 và HCl B. Na2CO3 và Na3PO4 C. Na2CO3 và NaCl D. NaCl và Ca(OH)2 THẠCH CAO Sử dụng thông tin để trả lời cho các câu hỏi 36, 37: Thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông thường nhắc đến “đậu hủ thạch cao”. Đậu hủ, tàu hủ (tàu phớ) đều được làm từ đậu nành, trong đó giai đoạn quan trọng là đóng rắn thành bánh. Với quy trình sản xuất truyền thống, để có kết tủa, người ta thường dùng nước chua làm từ nước đậu phụ của mẻ trước. Ngày nay, người ta còn dùng thạch cao để làm rắn nhanh, dễ keo đặc, và còn làm tăng lượng đậu hủ. Thực tế thạch cao được phép sử dụng như là một phụ gia trong thực phẩm, tuy nhiên là loại thạch cao gần như tinh khiết, để sản xuất loại thạch cao này thường qua rất nhiều công đoạn nên giá thành cao, hơn nữa thạch cao không tan bám vào thành ruột và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thận nên cũng không thể lạm dụng. Thạch cao công nghiệp thường được khai thác từ thiên nhiên có giá thành rất rẻ chủ yếu được sử dụng trong xây dựng, loại này thường lẫn các tạp chất nguy hiểm cho con Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 15 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG người như đồng, chì, cadimi...Thậm chí loại thạch cao được bán ở các tiệm thuốc Bắc cũng được xem là chưa đủ tinh khiết, chưa loại bỏ hết các ion kim loại nặng. Để phân biệt “đậu hủ chứa nhiều thạch cao” với “đậu hủ thông thường” người ta thường dựa vao trực quan: “đậu hủ chứa thạch cao” thường rất cứng, nặng tay hơn so với đậu sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Câu 36: Thạch cao có thành phần chính là hợp chất nào sau đây? A. CaSO4 B. CaCO3 C. CaCl2 D. MgSO4 Câu 37: Cho các câu sau: (1) Thạch cao là loại phụ gia được sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng nhất định. (2) Khi cho thạch cao vào quá trình làm đậu hủ thì sẽ làm rắn nhanh, dễ keo đặc, và tăng lượng đậu hủ. (3) Thạch cao công nghiệp thường chứa nhiều chất nguy hại cho con người nên không được sử dụng trong thực phẩm (4) Có thể nhận biết “đậu hủ chứa thạch cao” bằng trực quan là “đậu hủ chứa thạch cao” thường cứng, nặng tay hơn so với đậu sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Số câu đúng là: A. 1 B. 2 C.3 D. 4 NHÔM Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 38, 39: Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 ( sau oxi và silic) và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất (chiếm 8,3% khối lượng rắn của vỏ trái đất. Trong tự nhiên nhôm không tìm thấy ở dạng nguyên chất, mà chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất trong hơn 270 khoáng vật khác nhau như quặng boxit, quặng criolit. Nhôm có nhiều đặc tính quí giá như: nhẹ, bền, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ kéo sợi, dát mỏng… Vì vậy, trong thực tế đời sống và khoa học kĩ thuật, từ các vật dụng nấu ăn, dây dẫn điện, xe đạp, ô tô chạy trên đường… đến máy bay, tàu vũ trụ bay trên không gian bao la, ta đều thấy sự có mặt của nhôm hoặc cơ bản được cấu tạo từ các hợp kim của nhôm. Câu 38: Hợp kim của nhôm là: A. Thép B. Inoc C. Boxit D. Đuyra Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 16 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Câu 39: Kim loại Al có tính khử mạnh, nhưng những đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày vẫn được làm bằng nhôm là do: A. Al bị thụ động hoá. B. Al không tác dụng với O2 trong không khí. C. Có lớp Al(OH)3 không tan trong nước bảo vệ. D. Trên bề mặt của các vật này có lớp màng oxit nhôm bảo vệ. SẢN XUẤT NHÔM Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 40 đến 46: Nhôm là một trong những kim loại quan trọng nhất của nền công nghiệp hiện đại. Về qui mô sản xuất và tiêu thụ, nhôm đứng thứ 2 sau sắt. Nhôm được sản xuất với qui mô công nghiệp vào cuối thế kỉ 19. Trước đó, người ta điều chế nhôm bằng cách dùng kim loại kiềm khử muối nhôm clorua ở trạng thái nóng chảy. Bởi vậy, giá thành của nhôm cao đến nổi nhôm chỉ được dùng làm đồ trang sức. Đến năm thứ 80 của thế kỉ 19, nhôm mới được sản xuất từ hỗn hợp quặng boxit và quặng criolit với qui mô công nghiệp bằng phương pháp điện phân. Hình: Sơ đồ điện phân nhôm oxit Câu 40: Thành phần hóa học chính của quặng boxit là: A. Al2O3.2H2O B. Al2O3 và 3NaF.AlF3 C. Al(OH)3 và Fe3O4 D. Al2O3.2SiO2.2H2O Câu 41: Thành phần hóa học chính của quặng criolit là: A. Al2O3.2H2O B. Al2O3 và 3NaF.AlF3 C. Na3AlF6 D. Al2O3.2SiO2.2H2O Câu 42: Vai trò của criolit trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân là: (1) Tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp (2) Làm tăng độ dẫn điện (3) Tạo xỉ, ngăn nhôm nóng chảy bị oxi hóa trong không khí (4) Làm cho Al2O3 điện li tốt hơn Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 17 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ A. 1, 2, 4 GV: HÀ XUÂN PHONG B. 1, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3 Câu 43: Trong quặng boxit thường có lẫn tạp chất Fe2O3, SiO2. Để loại bỏ những hợp chất này ra khỏi quặng boxit, người ta có thể sử dụng hóa chất nào sau đây: A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl C. dung dịch HNO3 D. dung dịch NaCl Câu 44: Quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp khí thoát ra là: A. O2 B. CO2, CO C. O2, F2 D. O2, CO, CO2 Câu 45: Quá trình sản xuất nhôm từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân nóng chảy, được tóm tắt bởi sơ đồ phản ứng sau đây: Quặng boxit  NaOH   X  +CO2 + H2O o t Y   Z   Al. X, Y, Z lần lượt là: A. Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3 B. NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3 C. NaHCO3, Al(OH)3, Al2O3 D. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3 Câu 46: Vùng Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đông) của nước ta có trữ lượng quặng boxit rất lớn (khoảng 378 triệu tấn) với hàm lượng Al2O3 khoảng 40%. Bạn hãy dự tính xem để sản xuất 1 tấn Al thì cần khoảng bao nhiêu tấn quặng boxit lấy ở Bảo Lộc (giả sự hiệu suất toàn bộ các quá trình là 70%). A. 6,75 tấn B. 2,70 tấn C. 3,30 tấn D. 4,85 tấn THÍ NGHIỆM Sử dụng thông tin sau để trả lời cho các câu hỏi 47, 48: Cho dung dịch X, Y, Z có thể chứa các chất sau: AlCl3, Al(NO3)3, NaAlO2. Trích mẫu thử và tiến hành các thí nghiệm như hình vẽ sau: dd NH3 dd X Thí nghiệm 1 dd Y dd Z dd Y Thí nghiệm 2 dd H2SO4 dd HCl dd NaOH Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4 Hiện tượng các thí nghiệm được mô tả như bảng sau: Thí nghiệm Hiện tượng Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 18 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG Thí nghiệm 1 Xuất hiện kết tủa trắng. Thí nghiệm 2 Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dung dịch trở nên trong suốt. Thí nghiệm 3 Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dung dịch trở nên trong suốt. Thí nghiệm 4 Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dung dịch trở nên trong suốt. Câu 47: Chọn câu sai trong các câu sau: A. dd X chứa: Al(NO3)3 B. dd Y chứa: AlCl3 C. dd Z chứa: NaAlO2 D. dd Y chứa: AlCl3 và NaAlO2 Câu 48: Dẫn khí CO2 từ từ vào dung dịch Z cho đến dư. Hiện tượng thí nghiệm quan sát được là: A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên. 4- HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi áp dụng đề tài “ Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” vào việc dạy và học, tôi thấy đã đạt được một số kết quả khả quan như sau: - Học sinh hứng thú hơn trong việc học và kiểm tra. - Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt: học sinh dễ tiếp thu và nhớ kiến thức lâu hơn. - Giúp học sinh phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, xử lí thông tin, tính toán, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống… - Xây dựng được hệ thống câu hỏi để đưa vào ngân hàng đề thi, đề kiểm tra, làm tư liệu tham khảo. * Sau đây là kết quả giảng dạy của tôi trước và sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này : Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 19 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ GV: HÀ XUÂN PHONG + Lớp 12A1 (Sĩ sôế : 41 học sinh) Lớp 12A3 Giỏi Khá Học kì I 5 13 Học kì II 7 15 + Lớp 12A2 (Sĩ số : 41 học sinh) Trung bình 15 16 Yếu 8 0 Kém 0 0 Lớp 12A4 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Học kì I Học kì II 3 4 15 18 17 19 6 0 0 0 5- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau đây: - Khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên cần phải có phương pháp kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. - Cần phát huy tối đa khả năng sử dụng internet trong việc tìm kiếm thông tin để soạn câu hỏi dạng này. 6- KẾT LUẬN: Trên đây là nội dung của đề tài: “ Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”. Trong quá trình làm đề tài này, tôi cũng đã cố gắng dạy học theo xu hướng mới là định hướng phát triển năng lực của học sinh. Qua đó, đem lại sự hứng thú và chất lượng trong việc dạy học hóa học. Với kinh nghiệm còn ít, và trong khuôn khổ ngắn gọn của đề tài thì chắc chắn phần trình bày của tôi sẽ còn tồn tại nhiều hạn chế, rất mong ý kiến đóng góp, nhận xét của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh và sát thực hơn khi vận dụng. Long Khánh, ngày 10 tháng 05 năm 2015 Người viết SKKN Hà Xuân Phong Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực của học sinh Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan