Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh ...

Tài liệu Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở tình huống trồng rau hữu cơ vì sức khỏe và bảo vệ môi trường

.DOC
12
836
65

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Sở giáo dục và đào tạo: Thành phố Hà Nội Phòng giáo dục và đào tạo: Quận Long Biên Trường: Trung học cơ sở Ái Mộ Địa chỉ: Số 30 ngõ 24 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 0903268859 Email: [email protected] Tên tình huống: “ Trồng rau hữu cơ vì sức khỏe và bảo vệ môi trường” Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Môn Công Nghệ Các môn học tích hợp: Sinh học, Toán, Địa Lý, Hóa Học, Tin Học Thông tin về học sinh: Họ và tên: NGUYỄN PHƯƠNG LINH Ngày sinh: 28 tháng 09 năm 2000 Lớp: 9C 1.Tên tình huống “ TRỒNG RAU HỮU CƠ VÌ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên áp dụng vào việc trồng rau theo phương pháp hữu cơ để thu được sản phẩm có chất lượng tốt với hàm lượng chất khoáng, dinh dưỡng, vitamin cao, tốt cho sức khỏe (không tồn dư hóa chất); Đồng thời, trồng rau hữu cơ còn bảo đảm cho sự bền vững môi trường (không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, duy trì và bảo toàn độ phì nhiêu của đất đai, bảo vệ đa dạng sinh học, tận dụng được phế phẩm nông nghiệp, hạn chế xả thải ra môi trường xung quanh); - Về kiến thức: Giúp bản thân em và những người trồng rau nói chung hiểu được cách thức, tầm quan trọng của canh tác hữu cơ. - Về kỹ năng: Ôn luyện, tìm hiểu mở rộng thêm về phần kiến thức khoa học tự nhiên em đã học trong chương trình trung học cơ sở. Cánh đồng rau ngoại thành mới vào vụ 2 3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống Sử dụng các kiến thức của các môn học khác nhau: + Toán học: - Kiến thức chung về đo đạc khoảng cách; (toán lớp 7); Phương pháp thống kê + Sinh học: Kiến thức về thực vật (Sinh học lớp 6). + Công nghệ: Kiến thức cơ bản về trồng trọt (Toàn bộ phần 1: Trồng trọt sách Công nghệ lớp 7) + Hóa học: Kiến thức về phân bón (Hóa học lớp 9) + Địa lý : Kiến thức về đất đai, khí hậu ( Địa lý lớp 8) + Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng chương trình tìm kiếm Google 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Để hiểu và nắm bắt được những công đoạn cần thiết trong việc trồng trọt, giải pháp tích hợp liên môn của em là sử dụng các kiến thức trong sách giáo khoa để áp dụng vào thực tiễn. - Tham khảo chọn lọc các hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ phổ biến qua internet. Cụ thể là: 4.1 Toán học: + Thiết đặt chiều rộng, chiều dài , chiều sâu rãnh luống, khoảng cách và chiều sâu hố trồng, khoảng cách giữa các hàng trong luống phù hợp từng loại rau. + Dựng giàn cho các loại rau ăn quả (dưa chuột, mướp…) tính độ cao của các cột để dựng giàn phù hợp với đặc thù từng loại. - Mướp: Độ cao các cột có thể từ 1m60cm tới 1m80cm để thuận tiện cho việc thu hoạch. Dựng giàn thành hình chữ nhật , đảm bảo độ chắc chắn của giàn. - Dưa chuột: Làm giàn chữ nhật hoặc cắm sào hình chữ A (độ cao trên 2,5 m ) dọc theo luống, phủ lưới (độ rộng mắt lưới 20 cm). + Thống kê: Ghi nhật ký sản xuất ( lập sổ ghi chép, thống kê nguyên vật liệu, nhật ký phun thuốc…) – Toán lớp 7 4.2 Sinh học: + Quản lý cây trồng thông qua các kiến thức cơ bản về thực vật, thế giới tự nhiên (sinh học lớp 6): Quản lý đất và nước phù hợp, chống xói mòn đất, bảo đảm đất trồng luôn có đủ dinh dưỡng bằng nguồn vật chất hữu cơ tạo bởi các vi sinh vật trong đất , duy trì độ ẩm cần thiết. 3 + Chăm sóc cây trồng theo đặc tính sinh trưởng qua bộ rễ (chương II sinh học lớp 6) + Đảm bảo môi trường phù hợp để tận dụng thiên địch (côn trùng cùng sống cộng sinh hài hòa), bảo vệ sự đa dạng sinh học, đa dạng thực vật (sinh học lớp 6) + Kiến thức về các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây: các loại đất trồng, thời tiết, khí hậu (chương II Sinh học lớp 6). 4.3 Công nghệ Kiến thức cơ bản về trồng trọt (Toàn bộ phần 1: Trồng trọt sách Công nghệ lớp 7) + Tính chất đất trồng, làm đất + Cách xác định độ pH. + Chọn, bảo quản hạt giống + Cách chăm sóc, bón phân + Quản lý sâu bệnh hại: Tận dụng thiên địch nhằm hạn chế ở mức thấp nhất việc phun thuốc. Chế thuốc thảo mộc trừ sâu hại (từ gừng, ớt, tỏi, lá hoặc hạt xoan…), bẫy đèn + Làm phân ủ bằng nguyên liệu động, thực vật. + Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển . + Thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch 4.4 Hóa học + Kiến thức về phân bón (bài 11 hóa học lớp 9): biết cách sử dụng lượng phân phù hợp nhu cầu cây trồng. + Bổ sung đầu vào cho đất khi lượng phân ủ không cung cấp đủ dinh dưỡng: Bón đá lân (đất apatit), kali (tro thực vật có 8% Kali và 50% C). + Bón vôi (CaO) để điều chỉnh độ pH phù hợp cho đất trồng. 4.5 Địa lý: + Phân biệt các loại đất, lựa chọn hoặc cải tạo đất phù hợp với mỗi loại cây trồng (địa lý lớp 8) + Căn cứ đặc điểm khí hậu để trồng rau theo mùa và đặc tính sinh trưởng từng loại cây (địa lý lớp 8) 4 4.6 Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng chương trình tìm kiếm Google để thu thập thông tin, số liệu . 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Rau là một trong những thực phẩm thiết yếu hàng ngày đối với con người. Rau cung cấp vitamin, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết để duy trì sự sống. Chủng loại rau củ quả hiện nay vô cùng phong phú, cả rau sản xuất trong nước và rau quả nhập khẩu, tuy nhiên có một thực tế là rất khó kiểm soát chất lượng và nguồn gốc. Việc sử dụng tràn lan hóa chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất, hóa chất bảo quản trong tiêu thụ, trong đó có cả hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm đã và đang trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013 tổng giá trị nhập khẩu thuốc BVTV về nước ta là 702 triệu USD, trong đó nhập trực tiếp từ Trung Quốc là 431 triệu USD, tính sản lượng là 112.000 tấn trong đó lượng nhập trực tiếp từ Trung Quốc là 91.000 tấn. Riêng 7 tháng đầu năm 2014 giá trị nhập khẩu thuốc BVTV là 475 triệu USD, trong đó nhập từ Trung Quốc chiếm 57%. Còn tại hội nghị tổng kết liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 03/2006, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo kết quả khảo sát đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) trong một số loại rau tiêu thụ trên thị trường Hà Nội thì số mẫu kiểm tra phát hiện có dư lượng thuốc BVTV chiếm tới 64,9% trong đó có 25% mẫu vượt ngưỡng cho phép trong tổng số mẫu đã kiểm tra. Các thuốc BVTV, hóa chất bảo quản tồn dư trong thực phẩm khi đi vào cơ thể thường sẽ tích lũy ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột nhưng trong đó nhiều nhất sẽ là ở gan và não. Đã là hóa chất thì khi hấp thụ vào cơ thể ít nhiều vẫn gây ra những tác hại nhất định. Đó là một trong những lý do khiến các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thường xuyên, là lý do khiến con người càng ngày càng dễ mắc phải các loại bệnh tật mà tiến bộ y học không theo kịp. Để hạn chế đưa hóa chất không mong muốn vào cơ thể qua thức ăn hàng ngày thì việc sử dụng thực phẩm, rau quả có nguồn gốc hữu cơ là cách lý tưởng nhất. 5.1 Khái niệm Rau hữu cơ: Rau hữu cơ là các loại rau thông thường nhưng được trồng theo phương pháp hữu cơ, cây phát triển hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng sản phẩm biến đổi gien, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu mà chủ yếu áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh. 5.2 Phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn: Rau hữu cơ và rau an toàn - hay gọi là “rau sạch” - là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Rau an toàn là rau vẫn được phép sử dụng hóa chất (thuốc BVTV), phân bón vô cơ trong quá trình sản xuất nhưng có kiểm soát với thời gian cách ly nhất định trên cơ sở tính toán thời gian phân hủy để khi thu hoạch đảm bảo không còn tồn dư hóa chất, hoặc tồn dư ở mức cho phép. Do vẫn dùng hóa chất trong sản xuất nên việc sử dụng rau an toàn dưới góc độ nào đó chưa hẳn đã đảm bảo hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Rau hữu cơ là rau 5 trồng tự nhiên, không sử dụng sản phẩm biến đổi gien, không sử dụng hóa chất, kiểm soát sâu bệnh chủ yếu bằng biện pháp áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên. Canh tác hữu cơ phải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, tuyệt đối không ô nhiễm hóa chất ngay từ khâu đất trồng trở đi nên sản phẩm thu được là sản phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, việc dùng phân bón vô cơ trong canh tác thông thường về lâu dài sẽ gây tác hại làm cằn cỗi đất đai. Còn canh tác hữu cơ chỉ sử dụng phân bón hữu cơ nên có thể cải tạo cấu trúc đất, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, vì thế đây phương pháp canh tác thân thiện với môi trường. Mặc dù năng suất trồng rau hữu cơ thường thấp hơn từ 25% đến 40% so với canh tác thông thường với thời gian sinh trưởng dài hơn nhưng vì sức khỏe con người, vì sự bền vững môi trường thì đây là phương thức canh tác cần thiết và hiệu quả nên khuyến khích áp dụng. Rau mồng tơi và rau cải nhà em gieo được khoảng trên 01 tuần. 5.3 Đất trồng: Rau hữu cơ phải được trồng trên vùng đất khỏe, giàu dinh dưỡng tự nhiên, loại trừ hoàn toàn các nguy cơ nhiễm hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh. Nếu trồng rau hữu cơ ở vùng nằm lẫn trong khu vực canh tác thông thường thì phải lập “vùng đệm” với khoảng cách từ 01m trở lên tính từ bờ ruộng đến rìa tán của cây trồng hữu cơ. Với nguy cơ ô nhiễm theo đường không khí thì phải trồng hàng cây ngăn chặn. Loại cây “hàng rào” tại “vùng đệm” này là loại cây khác biệt với cây hữu cơ đang trồng trong ruộng. Nếu nguồn ô nhiễm theo đường nước thì ngăn bằng bờ đất hoặc tạo đường rãnh thoát nước để ngăn cản sự trôi nhiễm. 6 5.4 Tạo độ phì nhiêu cho đất: Quá trình trồng rau hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học mà sử dụng các đầu vào hữu cơ, đó là phân ủ (tạo ra từ phân chuồng, phân cây xanh), đá khoáng, phân vi sinh đạt tiêu chuẩn cho sản xuất hữu cơ. Phân ủ là vật chất hữu cơ gồm các phụ phẩm cây trồng và chất thải động vật được các vi khuẩn và vi sinh vật làm hoai mục sau một khoảng thời gian ủ nhất định. Có thể dùng các loại lá cây, rơm, rạ, bẹ rau, phân chuồng để làm phân ủ. Sử dụng các nguyên liệu đầu vào khác nhau sẽ cho những thành phẩm khác nhau. Phân ủ tốt có màu nâu sẫm, tơi và mùi dễ chịu. Phân ủ rất rẻ tiền, dễ làm và có tác dụng rất tốt nhằm cải thiện chất đất cũng như chất lượng cây trồng. 5.5 Cách làm phân ủ: 50% nguyên liệu cây xanh còn tươi để cung cấp chất khoáng; 25% – 30% rơm rạ hay trấu để cung cấp kali và phần còn lại là phân chuồng (gà, lợn, trâu, bò..) để cung cấp chất đạm. Trộn đều các nguyên liệu với nhau và ủ trong vòng từ 02 – 03 tháng cho đến khi hoai mục hoàn toàn.Với tỷ lệ hỗn hợp này sẽ tạo được phân ủ có chất lượng tốt, có hàm lượng đạm (N), hàm lượng cacbon (C) cao. Sản phẩm thu được sau khi ủ sẽ là một hỗn hợp tơi giống như đất. Chọn vị trí đất trống, không ngập nước để đặt đống ủ. Ngoài cùng đống ủ phủ một lớp đất mỏng khoảng 1/4 cm. Che kín đống ủ bằng bao tải đựng gạo (không dùng bao tải đựng phân hóa học) để ngăn nước mưa chảy ngấm vào trong. Vài giờ đồng hồ sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ bắt đầu tăng lên. Sau 2 – 3 ngày mức nhiệt sẽ là 50 -600c và duy trì như thế được trong khoảng 1-2 tuần. Nhiệt nóng sẽ giúp diệt hết mầm bệnh trong phân chuồng và khả năng nảy mầm của các hạt cỏ dại. Sau đó, nhiệt độ đống ủ dần dần sẽ giảm xuống vì các vi sinh vật bắt đầu thiếu ô xy, lúc này chỉ cần đảo đều đống ủ để các nguyên liệu phía ngoài trộn lẫn với nguyên liệu bên trong đống, nhiệt độ lại tăng lên. Kiểm soát nhiệt độ liên tục như vậy trong quá trình ủ, sau 02 -03 tháng sẽ thu được thành phẩm. Trung bình phân ủ tốt sẽ có hàm lượng 2% N, 1% P, 2,5% K. 5.6 Tác dụng của phân ủ: Bón phân ủ rất hiệu quả với đất đai và cây trồng là vì sau khi ủ các vi sinh vật độc hại có trong phân động vật, cỏ, cây lá xanh đã bị diệt, lượng đạm (N) ổn định cho nên cây trồng hấp thu dễ dàng. Không những thế, phân ủ còn làm đất trở nên phì nhiêu, giàu dinh dưỡng, cải tạo cấu trúc đất. Phân hóa học chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chứ không có tác dụng nuôi dưỡng đất. Sử dụng phân bón hóa học sẽ làm thoái hóa đất, mất cân bằng sinh thái đất đai, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển trong đất. Chưa kể tồn dư chất hóa học sẽ ngấm vào đất, ngấm vào nguồn nước gây ô nhiễm hệ thống, phá hủy môi trường sống của con người. Sử dụng hóa chất lâu dài còn khiến các vi sinh vật gây hại kháng thuốc, thuốc cũ mất tác dụng, các nhà khoa học sẽ phải chế thuốc mới với độc tố mạnh hơn, tác động tiêu cực tới môi trường theo đó cứ tăng lên. Môi trường biến đổi sẽ tác động xấu lên đời sống, sức khỏe con người. Chất đất biến đổi sẽ kéo theo năng suất, chất lượng cây trồng giảm sút. 7 5.7 Phân bón dung dịch: Quá trình trồng rau hữu cơ, ngoài phân ủ bón cho đất (bón lót), hàng tuần nên dùng phân bón dung dịch để phun tưới nhằm cung cấp dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng. Phân bón dung dịch có thể chế từ nguyên liệu động thực vật khác nhau. Cách thông thường là trộn lẫn nguyên liệu thực vật (lá cây), phân ủ hoai, một ít đường rồi ngâm trong nước khoảng 12 h. Một lít dung dịch này có thể hòa với 10-20 lít nước để tưới hoặc phun cho cây trồng. Dùng dung dịch mới làm để tưới là tốt nhất. Dung dịch để lâu có mùi thì nên tận dụng lại bằng cách phun vào đống ủ. Tùy từng loại rau và thời điểm trồng mà phun tưới phù hợp. 5.8 Biện pháp giữ đất tơi xốp: Trồng rau hữu cơ để cho năng suất tốt thì điều kiện quan trọng là phải luôn giữ được đất trong tình trạng tơi xốp. Đất tơi xốp mới thoáng khí và có nhiều dinh dưỡng, nhiều vật chất hữu cơ. Đất tơi xốp thì bộ rễ cây trồng mới phát triển mạnh, dễ dàng hút được nhiều dưỡng chất trong đất. Cách giữ cho đất luôn tơi xốp là giảm tối đa thời gian để mặt đất trơ trụi. Bón phân ủ để bổ sung dinh dưỡng cho đất, che phủ để khi mưa lớn thì chống xói mòn rửa trôi và khi nắng mạnh thì tránh được ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp làm mất độ ẩm, đất dễ bị nén chặt gây thiếu dưỡng khí, vi sinh vật bị hạn chế hoạt động, cản trở nguồn dinh dưỡng luân chuyển tới cây trồng. Khi lượng phân ủ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đất thì bổ sung đá lân (apatit Lào Cai), Kali từ tro thực vật (đốt rơm, rạ, vỏ trấu lấy tro) , Vôi (CaO) để điều chỉnh độ pH của đất. Rau muống em trồng 8 5.9 Kỹ thuật trồng cơ bản:Việc trồng và chăm sóc rau hữu cơ cũng giống như thông thường. Tuy nhiên công sức phải bỏ ra nhiều hơn cho việc chuẩn bị đất, giống, phân bón. Ngay cả việc làm cỏ cũng phải thực hiện thủ công. 5.9.1 Chuẩn bị đất : Đây là khâu rất quan trọng. - Cày xới với độ sâu khoảng trên 20 cm, làm nhỏ đất, lên luống, san phẳng mặt luống. - Tưới nước lên bề mặt luống, lượng nước đủ ngấm sâu 15 – 20 cm; - Phủ màng nilon màu sáng, bịt kín bề mặt luống và phơi trong khoảng 10 -15 ngày. Đất bị bịt kín dưới màng nilon sẽ nóng lên giết hết khuẩn hại, côn trùng gây hại, hạt và mầm cỏ. - Tháo tấm phủ, xới lại đất nếu cần thiết. Khi đánh luống cho nước dễ thoát, không gây úng rễ cây trồng, nên chú ý độ rộng luống chỉ vừa tầm tay với để quá trình chăm sóc không giẫm lên mặt luống làm đất bị nén chặt lại. Bón lót bằng phân ủ trước khi tiến hành gieo trồng. 5.9.2 Chọn giống và xuống giống: Lý tưởng nhất là tất cả hạt giống hay cây giống đều là hữu cơ. Nếu không có thì có thể sử dụng loại giống chưa bị xử lý hóa chất hoặc xử lý bằng các chất được cho phép trong sản xuất hữu cơ. Trồng rau hữu cơ là trồng luân canh. Mỗi loại rau trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cách sử dụng đất khác nhau. Trồng luân phiên thay đổi nhóm, loại rau sẽ không làm đất bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng và ngăn cản sự phát triển của các mầm bệnh trong đất. Dưa chuột em ươm nảy mầm trong thùng xốp. 9 Tham khảo một số công thức luân canh hợp lý cho năng suất tốt: + Công thức 1: Hành hoa (tháng 1-2) – cần tây (tháng 3-4) – dưa lê (tháng 4-7)- cải ngọt (tháng 7-8) – đậu cove (tháng 9-12). + Công thức 2: Cà chua (tháng 1- 4) – đậu đũa (tháng 4 -8)- cần tây (tháng 8- 9) súp lơ xanh (tháng 9 -12). + Công thức 3: Ớt ngọt (tháng 1-5) – cải ngọt (tháng 5-6) – đậu đũa (tháng 6-9) – xà lách xoăn (tháng 9-10) – súp lơ xanh (tháng 10 - 12). + Công thức 4: Súp lơ xanh (tháng 1-3) – cải bó xôi (tháng 4-5) – xà lách xoăn (tháng 5-6) – cần tây (tháng 7 -8) - ớt ngọt (tháng 8-12). + Công thức 5: Hành hoa (tháng 1-2) – đậu cove (2-5) – dưa lê (tháng 5 -8)- cần tây (tháng 8 -9) – cà chua (tháng 9-12). 5.9.3 Bón phân: Mỗi loại rau khác nhau đòi hỏi lượng phân ủ khác nhau. Cải bắp, súp lơ trắng, xúp lơ xanh cần lượng phân ủ rất lớn (khoảng 1000kg/sào), trong khi đó với bí đỏ, cà chua, dưa chuột, mướp… cần khoảng 800kg/sào. Các loại cây họ đậu, khoai tây chỉ cần khoảng 500 – 600 kg/sào. Các loại hành tây, hành tăm, tỏi cần 300 – 400 kg/sào. Sau khi đã bón lót bằng phân ủ thì trong quá trình trồng có thể dùng phân dung dịch phun tưới hàng tuần qua các giai đoạn phát triển chính của cây. Tuy nhiên với cây trồng như rau xà lách khi đã cuốn bắp thì ngừng bón, với rau ăn quả thì có thể bón thúc hỗ trợ trong suốt vụ để cây cho quả trong thời gian dài hơn. 5.9.4 Lựa chọn đất trồng phù hợp: Rau nói chung có thể trồng trên nhiều loại đất trừ đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nhưng để rau cho năng suất cao thì nên chọn đất trồng thực sự phù hợp với chủng loại cây. Ví dụ: - Đất thịt nhẹ, đất cát pha; Phù hợp với rau cải, đậu cove, bó xôi, dưa lê, dưa chuột, ớt ngọt. Đặc biệt rau cải xanh rất hợp với loại đất này. - Đất thịt nhiều mùn: trồng đậu hà lan, hành hoa, súp lơ xanh - Đất phù sa: trồng cải bắp, cà chua 5.9.5 Duy trì độ ẩm cho đất: Bằng nguồn nước mưa, nguồn tưới tiêu hoặc che phủ khi thời tiết nắng nóng chống thất thoát nước do quá trình bốc hơi nhanh. Có thể đào giếng hoặc dẫn nước trực tiếp từ nguồn nước đảm bảo không bị ô nhiễm về vườn. 5.9.6 Trừ cỏ dại: Trồng rau thông thường thì có thể dùng các loại thuốc hóa học hỗ trợ diệt cỏ dại. Trồng rau hữu cơ sẽ phải làm cỏ thủ công. Tuy nhiên không phải cỏ dại lúc nào cũng gây hại bởi vì cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng nhưng đồng thời đó cũng là môi trường sống cho các loại côn trùng. Nhổ bỏ cỏ dại ở mức 10 hợp lý để duy trì được hệ sinh thái hài hòa, tạo môi trường cho côn trùng trú ngụ sẽ giúp bảo vệ cây trồng theo cách tự nhiên. Cách lý tưởng nhất vẫn là tạo điều kiện cản trở sự phát triển của cỏ dại. Ví dụ, giai đoạn cây non thường nhạy cảm nhất với sự cạnh tranh của cỏ dại. Cách làm là giữ cho các tán cây gần nhau, nhổ cỏ vào ngày nắng để tăng khả năng diệt cỏ, che phủ luống và chủ yếu nhất vẫn là trồng luân canh hợp lý. Ví dụ: - Trồng Bí ngô - là loại cây cạnh tranh tốt với cỏ dại- trước khi trồng các loại cây khó tính hơn (cà rốt, hành…). 5.9.7 Phòng trừ sâu bệnh: Trồng rau hữu cơ, nếu làm tốt khâu chuẩn bị đất, chú ý tỉa cây duy trì khoảng cách hợp lý, giữ vệ sinh bằng cách dọn sạch sẽ các lá già, lá sâu bệnh khỏi ruộng, thu gom tàn dư cây trồng sau thu hoạch thì cây sẽ kháng sâu bệnh tốt. Kết hợp bẫy đèn, bắt bằng tay, dùng thuốc thảo mộc chế từ gừng, ớt, tỏi củ, lá xoan, thân cây tỏi… thì việc đối phó với sâu bệnh sẽ hiệu quả. 5.9.8 Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch khi rau còn non để có hương vị ngon nhất, thận trọng để không làm rau dập nát dễ gây thối hỏng sau thu hoạch. Không được sử dụng hóa chất trong bảo quản. 5.9.9 Thống kê, ghi chép sổ sách: Là ghi chép đầy đủ các nguyên liệu vật tư đầu vào, các biện pháp tác động, xử lý trong quá trình trồng (biện pháp diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại…), nhật ký phun thuốc, sản lượng thu hái. Mục đích của việc duy trì thông tin minh bạch này là để quản lý chất lượng sản phẩm. Những loại rau gia vị quen thuộc: tía tô, húng, ớt. 11 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rau quả, thậm chí với sự trợ giúp của thuốc bảo vệ thực vật thì việc trồng rau quả trái mùa cũng là việc không khó để thực hiện. Tuy nhiên rau quả mùa nào thức nấy vẫn là hợp tự nhiên nhất. Phương pháp trồng hữu cơ chính là phương pháp hướng đến sự tự nhiên, nhằm mục đích con người chung sống hài hòa với thiên nhiên. Các biện pháp em trình bày ở trên được tổng hợp từ những kinh nghiệm dân gian (diệt trừ sâu bệnh bằng nước ngâm gừng, tỏi, ớt…) và dựa vào các kiến thức đã học trong các môn học, kiến thức thu thập từ các nguồn tài liệu hướng dẫn. Khuyến khích tuyên truyền sản xuất rau quả theo phương pháp hữu cơ là việc nên làm bởi vì nó cải thiện sức khỏe cho cả người trồng (trong quá trình sản xuất người trồng không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như là thuốc trừ sâu) và cả người tiêu thụ. Đây là quy trình nuôi trồng hài hòa với hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Những lợi ích của việc trồng rau hữu cơ mang lại cho cuộc sống chính là sức khỏe con người, là bảo tồn được sự trong lành, bền vững của môi trường sống cho hôm nay và các thế hệ mai sau. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan