Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp gd sức khỏe sinh sản và phòng chống hivaids cho học sinh trung học phổ ...

Tài liệu Tích hợp gd sức khỏe sinh sản và phòng chống hivaids cho học sinh trung học phổ thông qua môn sinh học lớp 10

.PDF
17
1380
116

Mô tả:

SỞ GD – ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B -------------- BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: HOÀNG THỊ KIM OANH NGUYỄN THỊ HIẾN GIÁO VIÊN: SINH TỔ: HÓA – SINH TRƯỜNG: THPT HOÀI ĐỨC B ĐIỆN THOẠI: 0974360060 0948050765 EMAIL: [email protected] [email protected] Hoài Đức, ngày 6 tháng 12 năm 2014 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B Địa chỉ : An Khánh- Hoài Đức- Hà Nội. Điện thoại: 0433 Emai : Thông tin về giáo viên: 1. Họ và tên: Hoàng Thị Kim Oanh Ngày sinh:27/6/1985 môn: sinh Điện thoại: 0974360060 Email: [email protected] 2. Nguyễn Thị Hiến Ngày sinh:02/11/1981 môn: sinh Điện thoại: 0948050765 Email: [email protected]. HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Tích hợp GD sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học phổ thông qua môn Sinh học lớp 10 2. Môn học chính của chủ đề : Sinh 3. Các môn được tích hợp : Giáo dục công dân, Địa lý, Hiểu biết pháp luật. Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: Tích hợp GD sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học phổ thông qua môn Sinh học lớp 10 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC: 2.1. Kiến thức : - Giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động của virut trong tế bào chủ. - Xác định được chính xác các con đường lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi có nguy cơ, không có nguy cơ để có thể chung sống với HIV, thực hiện được các hành vi an toàn. 2.2. - Kỹ năng: Rèn luyện được một số kỹ năng học tập sau đây:  Quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức,  Vận dụng các kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS - Một số kỹ năng sống cần hình thành:  Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.  Kỹ năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.  Kỹ năng chung sống với HIV/AIDS và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên 2.3. Thái độ: - Hình thành thái độ và xu hướng hành vi trong vấn đề phòng chống HIV/AIDS để từ đó có thể học tập, làm việc hoặc chung sống cùng một nhà với người nhiễm HIV/AIDS. - Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng. 3. Đối tượng dạy học của bài học - Học sinh THPT đã có kiến thức cơ bản về sinh học cũng như những hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản vị thành niên. 4. Ý nghĩa của bài học - Cung cấp một số kiến thức về HIV/AIDS để từ đó nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống HIV/AIDS. - Giúp học sinh tiếp cận kiến thức chủ động, sáng tạo và tự giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Tư liệu về HIV/AIDS do học sinh khai thác từ Internet. - Máy tính, máy chiếu và máy ảnh. - Bút dạ, băng dính, tờ nguồn khổ A0 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Bài dạy: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ (SINH HỌC 10 – BAN CƠ BẢN) 6.1. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được các giai đoạn các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Nêu được khái niệm về HIV/AIDS và tóm tắt được quá trình lây nhiễm, phát triển của HIV trong cơ thể người. - Trình bày chính xác 3 con đường lây truyền HIV. - Xác định được chính xác các con đường lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi có nguy cơ, không có nguy cơ để có thể chung sống với HIV, thực hiện được các hành vi an toàn. 2. Kü n¨ng: - Rèn luyện được một số kỹ năng học tập sau đây:  Quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức,  Vận dụng các kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS - Một số kỹ năng sống cần hình thành:  Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.  Kỹ năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.  Kỹ năng chung sống với HIV/AIDS và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên 3. Thái độ: - Hình thành thái độ và xu hướng hành vi trong vấn đề phòng chống HIV/AIDS để từ đó có thể học tập, làm việc hoặc chung sống cùng một nhà với người nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng. 6.2. Nội dung: - Gồm các phần chính sau đây: Tìm hiểu về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. Tìm hiểu về HIV/AIDS:  Khái niệm về HIV/AIDS.  Các con đường lây nhiễm HIV.  Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ sức khỏe sinh sản. - Bài giảng được thiết kế gồm: 56 slide gồm slide nội dung, hình ảnh minh họa. Trong đó: Từ slide thứ 34 slide là do GV và học sinh sưu tầm, thiết kế. Từ slide 40 đến slide 56 là phần mình họa của học sinh cho bài thuyết trình - Bài giảng đã được thực hiện tại trường THPT Hoài Đức B vào tháng 5 năm học 2012 – 2013 và 2013- 2014. 6.3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan và vấn đáp. - Tổ chức hoạt động nhóm. - Tổ chức trò chơi và thi thuyết trình. 6.4. Phương pháp kiểm tra: - Viết tiểu luận. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: - Tiêu chí đánh giá: Theo điểm số + Điểm 5,6: Đạt. + Điểm 7,8: Khá. + Điểm 9, 10: Tốt - Kết quả kiểm tra: Tổng số học sinh tham gia dự án dạy học là : 80 + Loại tốt: 44/80 = 55%. + Loại khá: 36/80 = 45%  Sau dự án học sinh có nhận thức tốt về các vấn đề về HIV/AIDS và bước đầu biết cách vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn đặc biết là cách bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. 8. Sản phẩm của học sinh: - Tư liệu về HIV/AIDS từ các nguồn khác nhau (Thể hiện ở bài giảng). BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ (SINH HỌC 10 – BAN CƠ BẢN) I. Môc tiªu: 1. Kiến thức: - Trình bày được các giai đoạn các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Nêu được khái niệm về HIV/AIDS và tóm tắt được quá trình lây nhiễm, phát triển của HIV trong cơ thể người. - Trình bày chính xác 3 con đường lây truyền HIV. - Xác định được chính xác các con đường lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi có nguy cơ, không có nguy cơ để có thể chung sống với HIV, thực hiện được các hành vi an toàn. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện được một số kỹ năng học tập sau đây:  Quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức,  Vận dụng các kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS - Một số kỹ năng sống cần hình thành:  Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.  Kỹ năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.  Kỹ năng chung sống với HIV/AIDS và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên 3. Thái độ: - Hình thành thái độ và xu hướng hành vi trong vấn đề phòng chống HIV/AIDS để từ đó có thể học tập, làm việc hoặc chung sống cùng một nhà với người nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng. II. ChuẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - 10 – 15 bản photo các Phiếu bài tập nhóm vòng 1 và vòng 2. - Bộ thẻ hành vi và các đáp án. - Tài liệu “Giải đáp thắc mắc về HIV” và các số liệu có liên quan đến HIV/AIDS. - Máy tính, máy chiếu và máy ảnh. - Bút dạ, băng dính, tờ nguồn khổ A0 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp vấn đáp. - Tổ chức hoạt động nhóm. - Tổ chức trò chơi và thi thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC: 1. Ổn định tổ chức (1 phút): - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra kiến thức ( 2 phút): Nêu đặc điểm của virut có vỏ ngoài. 3. Bài mới (35 phút): Đặt vấn đề: Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. Trong nội dung của bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chu trình nhân lên của virut trong đó có virut HIV. Cũng qua bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các con đường lây truyền HIV, các hành vi nguy cơ và không nguy cơ để có thể chung sống với HIV, thực hiện các hành vi an toàn. Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ (15 phút) Mục tiêu: * Kiến thức:  Trình bày được các giai đoạn các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. * Rèn luyện được một số kỹ năng học tập sau đây: Quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức và kỹ năng hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động nhóm, làm việc với phiếu học tập. - Phương pháp thực hiện:  GV: Chia nhóm học tập: Mỗi nhóm gồm 7 học sinh (6 nhóm).  GV: Chiếu một đoạn phim minh họa sự nhân lên của virrut trong tế bào chủ:  GV: Yêu cầu HS quan sát và cho biết: Quá trình xâm nhiễm của virut trong tế bào chủ được chia thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?  HS: Quan sát đoạn phim và trả lời.  GV: Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập của vòng 1 (Xem phụ lục)  HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 7  10 phút (trên tờ khổ A0) và các phiếu cá nhân. Sau đó, các nhóm sẽ báo cáo kết quả và nhận xét bài làm của nhau trong thời gian 3 phút  GV: Theo dõi và đi đến từng nhóm để giúp đỡ, bảo đảm cho các học sinh của từng nhóm đều hoàn thành được nhiệm vụ. Sau đó, GV sẽ lựa chọn 2 nhóm báo cáo kết quả và 4 nhóm còn lại sẽ được trao đổi bài để kiểm tra đồng thời bổ sung ý kiến. Khi các nhóm báo cáo xong, GV sẽ chiếu đáp án chuẩn và bổ sung kiến thức ĐÁP ÁN PBT SỐ 1: Tìm hiểu về chu trình nhân lên của virut 1. Các giai đoạn nhân lên của virut trong TBC. CÁC GIAI ĐOẠN ĐẶC ĐIỂM Hấp phụ Virut bám lên bề mặt TBC nhờ thụ thể thích hợp với TBC Xâm nhập Đối với Phago: E.Lizozim phá vỡ thành TBC để bơm axit nucleic vào TBC để lại vơ ở bên ngoài. Đối với VR động vật: Đưa cả nucleocapsit vào TBC, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nucleic. Sinh tổng hợp Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của TB để tổng hợp axitnucleic và protein cho riêng mình. Lắp ráp Vỏ capsit và phần lõi được lắp ráp tạo thành virut hoàn chỉnh. Phóng thích Virut phá vỡ tế bào và ồ ạt chiu ra ngoài. 2. Trả lời các câu hỏi sau: - Câu 1: Virut bám lên bề mặt TBC nhờ thành phần nào? Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?  Virut bám lên bề mặt TBC nhờ gai glycoprotein. Vì mỗi loại VR có một loại thụ thể thích hợp đặc hiệu với thụ thể của TBC. - Câu 2: Để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình, virut phải sử dụng enzim và nguyên liệu từ đâu? Thể hiện phương thức sống nào của virut?  Sử dụng enzim và nguyên liệu từ TBC. Thể hiện phương thức sống kí sinh nhờ TBC. - Câu 3: Làm thế nào để các virut có thể phá vỡ thành tế bào để chui vào trong TB và phá vỡ TB để chui ra ngoài?  Sử dụng enzim lizozim phá vỡ thành TB. - Câu 4: Tại sao, một số trâu bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng do virut thì bệnh phát triển rất nhanh và gây chết?  Vì ở trâu bò, là thụ thể thích hợp để VR xâm nhập và nhân lên, phá vỡ TBC. - Câu 5: Tại sao, người không bị mắc bệnh toi gà?  Vì TB ở người ko mang thụ thể thích hợp với thụ thể của virut gây bệnh toi gà. - Câu 5: Khi virut nhân lên mà làm tan TBC thì được gọi là gì?  Được gọi là chu trình sinh tan và Virut được gọi là virut độc.  Bổ sung: Có một số virut có thể tồn tại trong TBC và TBC vẫn sinh trưởng bình thường thì quá trình nhân lên của virut được gọi là chu trình tiêm tan và virut được gọi là virut ôn hòa  HS: Các nhóm và các cá nhân sẽ đối chiếu, hoàn thiện bài làm của mình. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS & TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ PHÒNG CHỒNG HIV/AIDS (20 phút) - Mục tiêu: * Kiến thức:  Nêu được khái niệm về HIV/AIDS và tóm tắt được quá trình lây nhiễm, phát triển của HIV trong cơ thể người.  Trình bày chính xác 3 con đường lây truyền HIV.  Xác định được chính xác các con đường lây nhiễm HIV/AIDS và các hành vi có nguy cơ, không có nguy cơ để có thể chung sống với HIV, thực hiện được các hành vi an toàn. * Một số kỹ năng sống cần hình thành: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. - Kỹ năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn. - Kỹ năng chung sống với HIV/AIDS và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên * Thái độ: Hình thành thái độ và xu hướng hành vi trong vấn đề phòng chống HIV/AIDS để từ đó có thể học tập, làm việc hoặc chung sống cùng một nhà với người nhiễm HIV/AIDS, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng. - Hình thức tổ chức:  Tổ chức hoạt động nhóm, làm việc với phiếu học tập để tìm hiểu về HIV/AIDS ( 10 phút)  Trò chơi “Hành vi nguy cơ/không nguy cơ” (5 phút)  Thuyết trình về HIV/AIDS (5 phút) - Phương pháp thực hiện: * Tìm hiểu về HV/AIDS (10 phút)  GV: Chia nhóm học tập mới: Mỗi nhóm gồm 7 học sinh (6 nhóm).  HS: Tham gia nhóm học tập mới. Trước khi vào nội dung phiếu học tập 2, các nhóm mới sẽ trao đổi lại với nhau về các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.  GV: Phát phiếu bài tập vòng 2 (Xem phụ lục)  HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 5 phút (trên tờ khổ A0) và các phiếu cá nhân. Sau đó, các nhóm sẽ báo cáo kết quả và nhận xét bài làm của nhau trong thời gian 5 phút.  GV: Theo dõi và đi đến từng nhóm để giúp đỡ, bảo đảm cho các học sinh của từng nhóm đều hoàn thành được nhiệm vụ. Sau đó, GV sẽ lựa chọn 2 nhóm báo cáo kết quả và 4 nhóm còn lại sẽ được trao đổi bài để kiểm tra đồng thời bổ sung ý kiến. Khi các nhóm báo cáo xong, GV sẽ chiếu đáp án chuẩn về các kiến thức có liên quan đến HIV/AIDS. ĐÁP ÁN PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2: Tìm hiểu về HIV/AIDS 1. Khái niệm về HIV/AIDS - HIV: Là loại virut gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người. - Bệnh AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virut HIV gây nên. 2. Phương pháp phòng HIV và điều trị bệnh AIDS - Hiện nay, chưa có vacxin phòng HIV và điều trị bệnh AIDS. Người bị nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị hỗ trợ bằng thuốc ARV. Mục đích của điều trị ARV (thuốc kháng virus) là làm giảm tải lượng virus nhờ đó sẽ làm tăng số lượng tế bào T CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. 3. Các giai đoạn phát triển của HIV trong cơ thể người và nguy cơ lây nhiễm HIV của từng giai đoạn - Giai đoạn 1 (Cửa sổ): Từ 2 tuần  6 tháng. Cơ thể bình thường, một số có biểu hiện sốt nhẹ. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính. Có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác. - Giai đoạn 2 (Không triệu chứng): Từ 5  7 năm. Cơ thể vẫn khỏe mạnh. Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính. Dễ lây nhiễm HIV cho người khác. - Giai đoạn 3 (Có triệu chứng): Bệnh cơ hội xuất hiện: Sốt, tiêu chảy, ung thư Kaposi, sút cân….. Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính. Dễ lây nhiễm HIV cho người khác. Người bệnh sẽ tử vong nhanh tùy theo điều kiện chăm sóc và chữa trị. 4. Nơi cư trú của HIV trong cơ thể người - Nhiều nhất trong máu và các dịch cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. - Rất ít trong mồ hôi, nước mắt, nước tiểu….  Không đủ lây nhiễm. 5. Ai có thể bị nhiễm HIV? - Ai cũng có thể nhiễm nếu không có các hành vi bảo vệ sức khỏe an toàn và sống lành mạnh. 6. Con đường lây nhiễm HIV - Máu. - Tình dục không an toàn. - Từ mẹ sang con.  HS: Các nhóm và các cá nhân sẽ đối chiếu, hoàn thiện bài làm của mình. * Trò chơi “Hành vi nguy cơ/không nguy cơ” (5 phút)  GV: Treo tờ nguồn khổ A0 với các hành vi có nguy cơ/ không nguy cơ (Xem phụ lục). Sau đó, GV phát cho mỗi nhóm một số thẻ hành vi (Xem phụ lục) và giải thích rõ từng hành vi. Sau đó, yêu cầu HS trao đổi nhóm xem những hành vi đó thuộc loại hành vi nào và dán vào các cột tương ứng trên tờ nguồn khổ A0 theo thứ tự (Đỏ: Nguy cơ cao; Vàng: Nguy cơ thấp; Xanh: Không nguy cơ).  HS: Hoạt động nhóm và hoàn thiện bảng hành vi trong thời gian 5 phút. Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất, nhiều nội dung đúng nhất sẽ thắng cuộc.  GV: Chiếu đáp án chuẩn để học sinh kiểm tra bài làm của mình. Đồng thời, yêu cầu các nhóm giải thích đối với một số hành vi. ĐÁP ÁN TRÒ CHƠI “HÀNH VI NGUY CƠ/KHÔNG NGUY CƠ” Quan hệ NGUY CƠ LÂY NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO (Tuyệt NHIỄM THẤP (An đối tránh) toàn tương đối) (Đỏ) (Vàng) - Giao hợp dương vật – - Giao hợp dương vật - Không giao hợp tình dục âm đạo không dùng miệng. - Hôn sâu bao cao su. - Giao hợp dùng bao cao HÀNH VI - Dùng miệng kích - Giao hợp dương vật – thích cơ quan sinh KHÔNG CÓ NGUY CƠ (An toàn) (Xanh su đúng cách. hậu môn không dùng dục nữ bao cao su. Tiếp xúc máu - Dùng chung bơm kim - Xăm mình dùng dụng cụ tiêm không khử trùng. khử trùng - Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng Giao tiếp thông thường - Bơi ở bể bơi công cộng. - Bị muỗi đốt. - Cầm tay. - Dùng chung khăn tắm. - Mặc chung quần áo. - Uống chung ly nước - Ngồi cạnh. - Ôm. * Thuyết trình về HIV/AIDS với chủ đề: Chung tay phòng chống HIV/AIDS (5 phút) - GV: Yêu cầu lớp cử 3 HS thuyết trình trước lớp về khả năng nhiễm HIV/AIDS của mỗi người và khả năng học tập/chung sống với người nhiễm HIV, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chung tay phòng chống HIV/AIDS. Mỗi HS thuyết trình trong thời gian 1 phút. - HS: Theo dõi, lắng nghe và bổ sung ý kiến. - GV: Nhận xét và kết luận. Chiếu tư liệu có liên quan đến hoạt động phòng chống HIV/AIDS. - GV: Nêu các tình huống thường gặp:  Trong trường hợp tiếp xúc với máu, giải pháp an toàn là gì?  Nếu có quan hệ tình dục, các giải pháp lựa chọn an toàn là gì?  Dùng bơm kim tiêm như thế nào là an toàn?  Nếu trong lớp học của bạn có 01 học sinh có HIV hoặc có bố mẹ bị nhiễm HIV, em sẽ làm gì? - HS: Thảo luận và giải quyết các tình huống. - GV: Nhận xét và bổ sung. 4. Củng cố và tổng kết lớp học (5 phút) - GV tóm tắt nội dung chính của bài:  5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.  HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường: Máu, tình dục và từ mẹ sang con. Ai cũng có thể nhiễm HIV nếu không thực hiện lối sống an toàn, lành mạnh.  HIV không lây truyền qua giao tiếp thông thường. Người HIV hoàn toàn có thể và có quyền được sống bình thường trong gia đình, cộng đồng. - Hướng dẫn học bài ở nhà:  Trả lời câu hỏi trong SGK.  Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.  Làm bài kiểm tra nhận thức Câu 1: Tóm tắt quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Câu 2: Theo em, HIV/AIDS có đáng sợ hay không? Em sẽ làm gì để ngăn chặn HIV/AIDS cũng như học tập và chung sống bình thường với bệnh nhân HIV/AIDS? PHỤ LỤC PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1: Tìm hiểu về chu trình nhân lên của virut (10 phút) Tên nhóm:……………………………………….Lớp:…………… ………………………………………………………… 1. Các giai đoạn nhân lên của virut trong TBC. CÁC GIAI ĐOẠN ĐẶC ĐIỂM Hấp phụ Xâm nhập Sinh tổng hợp Lắp ráp Phóng thích 2. Trả lời các câu hỏi sau: - Câu 1: Virut bám lên bề mặt TBC nhờ thành phần nào? Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định? - Câu 2: Để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình, virut phải sử dụng enzim và nguyên liệu từ đâu? Thể hiện phương thức sống nào của virut? - Câu 3: Làm thế nào để các virut có thể phá vỡ thành tế bào chui vào trong và phá vỡ tế bào để chui ra ngoài? - Câu 4: Tại sao, một số trâu bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng do virut thì bệnh phát triển rất nhanh và gây chết? - Câu 5: Vì sao, người không bị mắc bệnh toi gà? - Câu 6: Khi virut nhân lên mà làm tan TBC thì được gọi là gì? PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2: Tìm hiểu về HIV/AIDS (5  7 phút) Tên nhóm:……………………………………….Lớp:…………… ………………………………………………………… 1. Khái niệm về HIV/AIDS 2. Phương pháp phòng HIV và điều trị bệnh AIDS 3. Các giai đoạn phát triển của HIV trong cơ thể người và nguy cơ lây nhiễm HIV của từng giai đoạn 4. Nơi cư trú của HIV trong cơ thể người 5. Ai có thể bị nhiễm HIV? 6. Con đường lây nhiễm HIV BỘ THẺ HÀNH VI Giao hợp dương vật Bơi ở bể bơi công Uống – âm đạo không cộng chung nước kim dùng bao cao su. tiêm khử trùng Giao hợp dương vật Xăm mình dùng Giao – miệng ly Dùng chung bơm hợp dùng Dùng chung khăn dụng cụ khử trùng bao cao su đúng tắm cách Mặc chung quần áo Ngồi cạnh Bị muỗi đốt Ngủ chung giường Xăm mình dùng Giao hợp dương không quan Ôm hệ dụng tình dục Hôn sâu cụ không vật – hậu môn khử trùng không dùng bao cao su. Dùng chung dao cạo Dùng tay kích râu Cầm tay Dùng miệng kích thích cơ quan sinh thích cơ quan sinh dục dục nữ BẢNG: HÀNH VI CÓ NGUY CƠ/KHÔNG CÓ NGUY CƠ HÀNH VI Quan hệ tình dục Tiếp xúc máu Giao tiếp thông thường NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO (Tuyệt đối tránh) (Đỏ) NGUY CƠ LÂY NHIỄM THẤP (An toàn tương đối) (Vàng) KHÔNG CÓ NGUY CƠ (An toàn) (Xanh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tư liệu về tình hình HIV/AIDS – Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế. 2. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường – Bộ GD & DDT – Hà Nội 2010. 3. Sách giáo khoa Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục. 4. Sách giáo viên Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục. 5. Thiết kế bài giảng sinh học 10 –Nguyễn Quang Vinh –Nguyễn Thị Dung –Nguyễn Đức Th nh –NXB GD 2006. 6. Nguôn tư liệu từ Internet. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B -------------- BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: HOÀNG THỊ KIM OANH NGUYỄN THỊ HIẾN GIÁO VIÊN: SINH TỔ: HÓA – SINH TRƯỜNG: THPT HOÀI ĐỨC B ĐIỆN THOẠI: 0974360060 0948050765 EMAIL: [email protected] [email protected]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan