Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp kiến thức liên môn qua văn bản sự tích hồ gươm môn ngữ văn 6 ...

Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn qua văn bản sự tích hồ gươm môn ngữ văn 6

.DOC
35
3123
149

Mô tả:

Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN Họ và tên: Trần Thị Hiền Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị: Trường THCS Sài Sơn Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội I.Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA VĂN BẢN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Môn: Ngữ văn 6 II. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm (có sự so sánh với các dị bản khác nhau của truyền thuyết này). - Liên hệ với kiến thức môn lịch sử nhằm giúp học sinh nắm được tên những địa danh cụ thể trên đất nước mà hiện nay được coi là di tích lịch sử liên quan tới truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. - Vận dụng kiến thức lịch sử để giúp học sinh hiểu được một số sự kiện lịch sử liên quan tới cuộc đấu tranh chống giặc Minh xâm lược ( ở đầu thế kỉ TK XV) của nhân dân ta. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức liên môn: Văn học - Văn học, Văn học - Lịch sử, Văn học - Địa lý, Văn học - GDCD, Văn học - Âm nhạc, Văn học – Mĩ thuật, để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. 3. Thái độ: Liên hệ với môn GDCD: Bài 4( tiết 4)- Bảo vệ hòa bình; Bài 7 (tiết 7,8) Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Bài 17 ( tiết 31): Nghĩa vụ bảo vệ 1 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Tổ quốc trong GDCD 9) ; Bài 7 (tiết 8)- CD7: Đoàn kết tương trợ; Bài 14 (tiết 22)CD7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; nhằm giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC - Học sinh lớp 6 - Trường THCS Sài Sơn (những sinh học giỏi, khá và quan tâm đến chủ đề, có ý thức tìm tòi nghiên cứu và có nguyện vọng muốn tham gia chủ đề). - Số lượng học sinh tham gia: 38 học sinh. IV. Ý NGHĨA BÀI HỌC 9 Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết địa danh - loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên núi, tên sông, hồ..., nguồn gốc hình thành những vùng đất, địa bàn cư dân nào đó, thiêng liêng hòa những địa danh không gian được kể. Nhưng đây cũng là truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi. Vì vậy văn bản Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cho các em vốn hiểu biết sâu rộng về kho tàng văn học dân gian của dân tộc. Hơn hết, với việc dạy và học thể loại truyền thuyết, không chỉ người dạy mới được tiếp cận nhiều dị bản khác nhau của thể loại này để củng cố cho chính mình kiến thức văn hóa xã hội sâu rộng mà còn được mở rộng tầm hiểu biết về các vị anh hùng thời dựng nước và giữ nước. Vận dụng kiến thức lịch sử trong giảng dạy truyền thuyết này sẽ giúp cho các em hiểu được bối cảnh lịch sử và đời sống nhân dân ở thời Hậu Lê. Từ đó có sự so sánh để thấy được bước tiến của lịch sử hiện đại. Bên cạnh đó, khi vận dụng kiến thức địa lý vào giảng dạy, người dạy sẽ giúp cho học sinh có một vốn kiến thức sâu rộng về các địa danh lịch sử và các khu du lịch trên đất nước Việt Nam có liên quan tới các địa danh và hình tượng nhân vật Lê Lợi luôn là trung tâm, được tôn vinh, ngợi ca. Mặt khác, toàn bộ các truyện trong hệ thống luôn chú ý đề cao tính chất nhân dân và tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua đó, học sinh sẽ có sự ghi nhớ về hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ, tượng đài, hội lễ được tổ chức hàng năm rất trang nghiêm và long trọng, mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian . 2 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Có thể vận dụng kiến thức môn GDCD nhằm khơi gợi lòng yêu nước, giáo dục các em tinh thần và trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đặc biệt, với việc vận dụng kiến thức âm nhạc, mĩ thuật sẽ giúp học sinh có một không khí tiết học vui vẻ và đạt hiệu quả cao. Như vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong một văn bản cụ thể có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nhận thức của các em, để từ đó các em có nền tảng và kỹ năng để học tốt tất cả các môn học. V: THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Sách ngữ văn, sách giáo viên 6, sách đọc hiểu văn bản Ngữ văn 6; sách GDCD6,7,8,9; sách Mĩ thuật 6,7; sách Địa 8; sách Lịch sử 7; - Tài liệu lịch sử liên quan tới truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm (cuốn Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn do Sở văn hóa - Thông tin Thanh Hóa xuất bản năm 1986 đã công bố hơn 100 truyện sưu tầm) - Tài liệu, tranh ảnh về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa, Những bức tranh ảnh về Hồ Gươm. - Bài hát: Hà Nội niềm tin và hy vọng (nhạc và lời Phan Nhân) - Các bài văn - thơ - bức ảnh viết về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa, Hà Thành và Hồ Gươm. - Ứng dụng công nghệ thông tin: công cụ tìm kiếm google. V: HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Vào bài mới Người dạy thực hiện đúng theo tiến trình giáo án văn bản: Sự tích Hồ Gươm. tích hợp kiến thức liên môn vào các mục cụ thể như sau: a. Tích hợp kiến thức lịch sử Do đặc điểm lịch sử của dân tộc, tài liệu văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng ở nước ta có khả năng biểu hiện nội dung lịch sử rất sâu sắc. Nó không chỉ có 3 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp giá trị như những tài liệu lịch sử, mà còn phản ánh được bản chất của từng sự kiện lịch sử cụ thể. Việc vận dụng kiến thức lịch sử vào văn học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn văn học trong nhà trường hiện nay. - Ví dụ như truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, khi giáo viên (GV) giảng về thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam ta thấy kiến thức trong văn bản mô tả khá đơn giản: “Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tủy…". Tuy nhiên, với chi tiết này, GV liên hệ với Bài 19(tiết 37,38,39): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) cần nhấn mạnh tới yếu tố lịch sử của truyền thuyết. Thời Hậu Lê là một thời đại có thật trong lịch sử chống giặc Minh của dân tộc ta. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn, ở nửa đầu đầu thế kỉ XV. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm "nếm mật nằm gai", "căm giặc nước thề không cùng sống", bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Trong Wikipediia.org viết: "Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống quân Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt 4 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng". GV: Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy. Lúc bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu, nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đã được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ. Vậy đến đây GV có thể đặt câu hỏi: - Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?Tại sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm mà lại để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước?Lê Lợi nhặt được chuôi gươm ở trên rừng? Sau khi GV và HS thảo luận và rút ra ý nghĩa của chi tiết này thì đến đây GV cung cấp một số dị bản khác, để thấy được cốt lõi sự thật lịch sử ở đây đều thể hiện ý nghĩa như vậy. Lịch sử kể lại rằng: Khi ấy Nhà vua cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Sắt nào đây? Thận nói: - Đêm trước quăng chài bắt được. Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, 5 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết này được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua. Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy. Rùa tiến về thuyền vua và nói - Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Đến đây GV cần giới thiệu tên gọi khác nhau của Hồ Gươm trải qua các thời kì lịch sử: + Hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm) + Hồ Tả Vọng (trong thời Lê Mạt - Chúa Trịnh) + Hồ Hữu Vọng (trong thời Lê Mạt - Chúa Trịnh) + Hồ Thủy Quân ( Tự Đức (1847-1883) -nơi duyệt quân thủy chiến của triều đình) Nhưng cái tên Hồ Gươm, còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 (khoảng năm 1428), gắn với truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần, sau khi đánh đuổi giặc nhà Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, được nhắc đến nhiều nhất, trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người Hà Nội. 6 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Hoặc GV có thể cung cấp thêm một số dị bản để học sinh thấy được rất nhiều truyện kể rất li kì nhưng vẫn mang dấu ấn của lịch sử. Chẳng hạn như: trong "Ấn, kiếm Tây Sơn" của Nguyễn Xuân Nhân kể lại rằng (Đồng bào An Khê- Bình Định kể: Sau khi làm lễ khởi binh ở chân núi Ông Bình, Nguyễn huệ dẫn quân xuống núi trấn Tây Sơn Hạ. Trên đường đi, nghĩa quân gặp hai Ông Xà (nhân dân gọi những con rắn lớn là Ông Xà). Một ông cắp ngang thanh bảo kiếm chuôi đỏ, vỏ vàng, dây đeo có nạm ngọc óng ánh. Một ông cắp hộp màu son đựng ấn ngọc. Cả hai bò tới ngẩng đầu dâng ấn, kiếm trước mặt Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ biết đây là hai sứ giả của ngọc Hoàng xuống ban ấn, kiếm nên ông nâng bảo vật lên, cung kính cảm tạ trời đất, cảm tạ lưỡng xà". Ngoài ra truyền thuyết này sử dụng một mô típ rất quen thuộc: Mô típ trao gươm thần giúp người anh hùng cứu dân cứu nước. Mô típ ấy đã xuất hiện, chẳng hạn trong truyền thuyết về “Thanh gươm ông Tú” xem tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc) và trong hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Huệ. Truyện Nguyễn Huệ được gươm thần kể rằng: Một lần Nguyễn Huệ đi buôn trầu về ngồi bên suối Đâu. Bỗng từ vực sâu lóe lên ánh sáng kì lạ. Ông đứng dậy đi tới gần và nhìn thấy lưỡi kiếm báu dưới vực. Ông lội xuống suối vớt lên bỏ vào giỏ trầu làm vật hộ thân. Một bữa nọ trên một quãng đường vắng xuyên rừng, ông gặp cụ già Ba Na cầm chuôi gươm nạm ngọc rất đẹp. Nguyễn Huệ xin được xem và tra thử vào lưỡi gươm của mình, thấy vừa như đúc. Cụ già ngắm Nguyễn Huệ hồi lâu rồi tặng ông chuôi gươm báu và mỉm cười hài lòng bước đi. Mô típ đẹp và giàu ý nghĩa đó ở Lịch sử Hồ Gươm được gắn với Lê Lợi. Như vậy, mặc dù vẫn còn phảng phất các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo nhưng các dị bản trên cũng xuất hiện các địa danh lịch sử có thật còn lại đến ngày nay. Điều này cũng có thể giải thích đó là đặc trưng của thể loại truyền thuyết, vấn đề nghiên cứu sâu hơn chúng ta để lại cho các nhà nghiên cứu bàn luận. Như vậy, dưới hình thức kể về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân vật Lê Lợi luôn là trung tâm, được tôn vinh, ngợi ca. Truyện đã ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm 7 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp lược (vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam) do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV, đây là những trang sử chống quân xâm lược hào hùng của dân tộc ta được ghi vào truyền thuyết. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. Truyền thuyết không chỉ là biểu dương, ca ngợi mà còn là tổng kết, lý giải nguyên nhân thắng lợi. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nhận xét về truyền thuyết đã từng viết: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian, làm nên tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích…” b.Tích hợp kiến thức địa lý. Khi giảng dạy, kết hợp phân tích tác phẩm văn học với kiến thức lịch sử mà không đủ để học sinh nhận thức rõ về nội dung bài học, thì nhiệm vụ của người giáo viên là tiếp tục giảng giải để cho học sinh hiểu vấn đề. Với văn bản Sự tích Hồ Gươm sự kiện lịch sử chỉ là một hướng để tiếp cận để hiểu rõ văn bản hơn, còn các địa danh trong văn bản GV cũng cần phải giải thích rõ để cho học sinh hiểu. Chính vì vậy, GV cần tích hợp kiến thức địa lý để học sinh có tầm nhìn sâu rộng hơn. Ví dụ trong đoạn đầu của văn bản có nói về những địa danh, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi đứng đầu vẫn còn ghi rõ trong lịch sử và còn lưu truyền đến ngày nay. Đây là lịch sử hoàn toàn có thật. Khi giảng về đoạn này, GV cần giải thích thêm: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn, ở nửa đầu thế kỉ XV. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm "nếm mật nằm gai", "căm giặc nước thề không cùng sống", bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Cụ thể: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn - Hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), 8 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp - Tiến vào phía nam (1424-1425) - Giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên Chính lúc quân thù đang mạnh ... Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn. Sau chiến thắng, với một nước Đại Việt độc lập tự chủ như xưa, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428). Vì chiến công vang dội của mình, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, ngoài những địa danh trong bài liên quan đến truyền thuyết sự tích Hồ Gươm thì hiện nay còn nhiều địa danh có liên quan đến câu chuyện này mà đã được các nhà nghiên cứu đi khảo sát và tổng kết lại. Đến đây GV giới thiệu cho học sinh cụm di tích lịch sử Hồ Gươm để học sinh 9 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp hình dung và muốn khám phá những điều thú vị trong truyền thuyết này. Cụ thể như sau: * Hồ Hoàn Kiếm Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là Hồ Gươm) là một hồ nước ngọt nằm giữa Thủ đô Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía đông, phố Hàng Khay phía nam. Tên hồ cũng được đặt cho một tên mộtquận của Hà Nội: quận Hoàn Kiếm. - Lịch sử Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Tương truyền vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng: Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Năm 1865, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc. Trên gò Ngọc Bội, ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay và bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. - Quang cảnh Hồ Hoàn Kiếm Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, trên hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu... 10 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp GV thuyết minh nhanh một số danh lam thắng cảnh đẹp trong cụm di tích lịch sử Hồ Gươm: * Đền Ngọc Sơn Đền được xây dựng từ thế kỷ XIX. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc có công lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nguyên thế kỷ XIII. Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng; đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (năm 1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Độc Tôn ( Ngọc Bội cũ). Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Các nhân vật được thờ trong đền, ngoài Trần Hưng Đạo, Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, còn thờ Đức Phật Adiđà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt. 11 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp * Cầu Thê Húc Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm". Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn như hình con tôm. * Tháp Rùa Tháp xây trên đảo Rùa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ XVII-thế kỷ XVIII) thì chúa Trịnh Giang cho xây Tả vọng dinh trên đảo rùa là nơi vui chơi hóng mát, sau bị phá hỏng khi Lê Chiêu Thống lên nắm quyền. 12 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Tháp Rùa được xây theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh./. (TTXVN/Vietnam+) * Dựa vào Bài 22- Địa lí 8: Việt Nam- đất nước- con người và bài 30- Địa lí 8: Đọc bản đồ Việt Nam. GV chiếu bản đồ Hà Nội và chỉ rõ cho HS biết Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn là cụm di tích, thắng cảnh nổi tiếng, là niềm tự hào của người Hà Nội và nhân dân cả nước khi hướng về Thủ đô nghìn năm văn hiến. Khu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày10-71980. 13 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp * Bản đồ Hà Nội: * Bản đồ Hồ Hoàn Kiếm 14 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp * Ngoài ra lưu ý giải thích cho học sinh về thắng cảnh nổi tiếng Hồ Gươm, là niềm tự hào của người Hà Nội và nhân dân cả nước khi hướng về Thủ đô nghìn năm văn hiến. Bởi truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần) khiến cho truyền thuyết càng thêm li kỳ hấp dẫn. Truyền thuyết này không chỉ có ý nghĩa ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Lê lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV, mà còn giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Bên cạnh đó GV cũng đặt câu hỏi cho học sinh: ?. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Hình ảnh Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trương cho ai và cho cái gì? GV: cung cấp thêm một số truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương (hay còn gọi là truyện Mị Châu -Trọng Thủy). Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Hình ảnh Rùa Vàng trong các truyền thuyết của Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, cho tình cảm và trí tuệ của nhân dân.Sự tích Hồ Gươm còn đề cao, gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa. Rùa vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân có vai trò “phát ngôn”, thể hiện tình cảm và trí tuệ, khát vọng hòa bình của dân tộc. Cũng trong truyền thuyết này, ta lại gặp những nhân vật rất quen thuộc và giàu ý nghĩa của truyền thuyết Việt Nam: Lạc long Quân và Rùa Vàng. Lạc Long Quân là hùng khí của dân tộc. Rùa Vàng là con vật linh thiêng của sông núi, đã dạy dân cách làm nhà, giúp An Dương Vương xây thành chế nỏ,…Bây giờ những nhân vật ấy lại trở về giúp Lê Lợi. Lịch sử li kì, hoang đường mà như thực. Cái thực và cái ảo hòa quyện với nhau, tạo nên ý nghĩa, sức hấp dẫn của truyện. GV giới thiệu một số bức ảnh đẹp về: * Đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa: 15 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Khu di tích Lam Kinh - Thọ Xuân - Thanh Hóa Tượng đài Lê Lợi tại thành phố Thanh Hóa 16 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Tượng đài vua Lý Thái Tổ * Những bức tranh ảnh về Hồ Gươm Mặt Hồ Gươm 17 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Hà Nội xưa Hà Nội nay 18 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp * Cung cấp những truyện kể tại địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ. Nội dung của chúng có nói tới các địa danh, các nhân vật cùng với các sự kiện, các chứng tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo liên quan tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo như truyện: - Sự tích núi Mục - Ngôi đền Quốc Mẫu - Sông Chàng- Sông Nàng - Tráng sĩ thành Tây Đô - Cánh đồng Ao Voi - Hòn đá mài mực * Một số truyện kể về những trận đánh giặc Minh cùng với mưu mẹo của Lê Lợi: - Sông cầu Chày chó lợi đứt đuôi - Ngon gươm thần ông Lê Lợi * Những truyện kể về sự ra đời của Lê Lợi cùng với gia đình quê hương và việc ông được thần linh phù hộ thu hút được lắm nhân tài: - Mảnh đất dựng nền sáng nghiệp - Chuyện về Mã Phật Hoàng - Chuyện Lê Lợi được gươm thần - Nguyễn Trãi đi tìm minh chủ - Gươm thần Lê Lợi - Thành Hoàng Nam Ngạn. GV chiếu một số hình ảnh về các ngày lễ long trọng được tổ chức tại Hà Nội, đặc biệt là địa điểm Hồ để HS tham khảo: Như vậy, với việc đưa phương pháp tích hợp vào giảng dạy văn bản Sự tích Hồ Gươm, người dạy đã cung cấp cho HS một chuỗi các kiến thức về địa lý, lịch sử nước nhà. Từ đó HS sẽ hứng thú hơn khi học bộ môn này. c.Tích hợp kiến thức GDCD. 19 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn Sản phẩm dự thi- Dạy học theo chủ đề tích hợp Trong mỗi tiết học, việc xác định nhiệm vụ nhận thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng mang tính quyết định đối với hiệu quả của nó. Mục đích của việc nêu ý nghĩa nhận thức là giúp học sinh nắm được ý nghĩa nội dung bài học. Từ đó cung cấp thêm cho các em kỹ năng sống và định hướng giáo dục đạo đức cho các em trong xã hội hiện đại. Thông thường với vấn đề này GV nên để học sinh động não suy nghĩ khi học đến một chi tiết đặc biệt hoặc kết thúc bài học. Nhiệm vụ nhận thức thường được nêu lên bằng một hoặc vài câu hỏi để kích thích tư duy của học sinh. Ví dụ như với truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, giới thiệu bài GV có thể giới thiệu về anh hùng đân tộc, lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân và thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV do Lê Lợi đứng đầu. Từ đó khi học về văn bản HS sẽ dễ dàng tiếp cận văn bản hơn. Khi dạy tới chi tiết: Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để họ giết giặc....GV có thể sử dụng nội dung của Bài 7 ( tiết 7,8) “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” (GDCD 9) để khẳng định một sự thật hiển nhiên trong tâm hồn của người dân Việt Nam đó là: Khi Tổ Quốc lâm nguy,khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi (thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa, cho nhân dân) mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh, của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, vì nó là cuộc chiến tranh của chính nghĩa, của toàn dân nhất trí một lòng nên đã được ủng hộ trên khắp mọi miền của đất nước từ miền ngược cho đến miền xuôi. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được vun đắp từ thời kỳ dựng nước và giữ nước. Sau này, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, tinh thần ấy vẫn tỏa sáng và sôi sục trong lòng người dân Việt Nam (trích dẫn câu nói của Bác Hồ trong Bản Tuyên ngôn độc lập). Việt Nam hoàn toàn độc lập là một minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần yêu đấu tranh quật cường của dân tộc. Ngày nay, nếu như đất nước bị lâm nguy thì tinh thần ấy vẫn trỗi dậy mạnh mẽ để bảo vệ nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Đó chính là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam. 20 Trần Thị Hiền THCS Sài Sơn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan