Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn hóa 8 giải quyết về ô nhiễm môi trường...

Tài liệu Tích hợp liên môn hóa 8 giải quyết về ô nhiễm môi trường

.PDF
11
1757
102

Mô tả:

BÀI THI TÍCH HỢP LIÊN MÔN GIẢI CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ Người thực hiện: Lý Minh Sơn Ngày sinh: 13/4/2001 Giới tính: Nam Lớp: 8A1 Trường: THCS Thị Trấn 1. Tên tình huống: Giải quyết về ô nhiễm môi trường. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Giúp bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp - Giúp bảo vệ sức khỏe con người - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người - Tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể về bảo vệ môi trường. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Để thực hiện bài thi này chúng tôi dùng phương pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh để tìm ra những nét nổi bật về tình trạng ô nhiễm môi trường. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Vận dụng kiến thức của các môn học như:Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Hóa học… để giải quyết tình huống. - Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như: không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định… - Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ một môi trường sống trong lành hơn… 5. Tiến trình giải quyết tình huống: Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi bao gồm các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trrong cuộc sống và hoạt động sản xuất,… Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ… Nhưng hiện nay tình trạng môi trường đang ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống của con người trên Trái Đất cũng đang bị đe dọa. Đây là một trong những vấn đề mang tính nan giải cho tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là rất quan trọng và cần thiết cho xu hướng xã hội ngày nay. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường bao trùm tất cả các dạng ô nhiễm. • Ô nhiễm không khí là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon monoxit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2), các chất cloroflorocacbon (CFCs), và nitơ oxit là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các nitơ oxit phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời . • Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. • Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại ( hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng,MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. • Ô nhiễm phóng xạ • Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp • Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. • Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật Vậy ô nhiễm nguồn nước là như thế nào? Chúng ta tìm hiểu về nó trước nhé. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Rất dễ hiểu,ví dụ như người dân sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật. Do ý thức của người dân không tốt nên sau khi sử dụng xong họ vứt ngay vỏ bao bì xuống đường không đúng nơi qui định, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Nguồn nước bị ô nhiễm do dân cư ven các con sông thải chất sinh hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống gần những nơi bị ô nhiễm sễ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột,… Đặc biệt ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân tốn kém nhiều trong việc cải tạo môi trường. Các bạn thử nghĩ xem nếu môi trường bị ô nhiễm nước nặng nề thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Bởi nước là một thứ quan trọng không thể thiếu. Do sự quản lí không tốt, và sử dụng lãng phí, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng như ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc… Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước để giúp môi trường ngày một xanh - sạch - đẹp. Qua đó ta thấy các môn học rất cần thiết trong mỗi chúng ta, nó bổ trợ cho ta trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí cũng gây tác hại đến cho con người. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật . Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như:chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Những cây xanh có thể cung cấp không khí trong lành, giúp cho con người khoan khoái thư giãn, sức khỏe tốt hơn. Nhưng con người, họ đâu nghĩ đến điều đó. Hàng năm họ vẫn chặt biết bao cây gỗ để giúp tăng lợi nhuận kinh tế. Như thế là họ đang giết chính cuộc sống của mình. Ngoài ra, số lượng rác thải ở nước ta ngày một nhiều. Rác bị thải bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là thải ra môi trường bao bì ni lông, rác thải nilông đã được gọi là “ô nhiễm trắng”. Theo kiến thức hóa học và sinh học mà em biết ni lông là một loại như tơ kết hợp hóa học với đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên. Theo các nhà khoa học, các loại túi ni lông phải mất từ 500 - 1.000 năm mới tự phân hủy do đặc tính không phân hủy của plastic. Nếu bao bì ni lông bị lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi. Còn trên các dòng kênh, con rạch đều bắt gặp những chiếc túi ni lông đang dập dềnh trôi nổi trên mặt nước. Từ đây, túi ni lông sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh. Còn nếu bao bì ni lông bị trôi ra biển sẽ làm các sinh vật biển chết hàng loạt khi nuốt phải. Có vẻ như khi chúng ta thải ra môi trường biết bao túi ni lông mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Nguy hiểm nhất là khi ta đốt nó. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, trong một số loại túi ni lông có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric (H2SO4) dưới dạng các cơn mưa axit có hại cho người và động vật. Chưa hết, nilông được làm từ nhựa PVC, khi cháy sẽ tạo ra khí dioxin. Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxin có 75 đồng phân PCDD (polychloro-dibenzo-dioxins) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxin còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxin, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxin, TCDD là nhóm độc nhất. Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. Cấu trúc của Dioxin Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn. Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York),... Nếu chúng ta hít phải quá nhiều thì có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bảm sinh cho trẻ em hoặc nặng hơn là dẫn tới tử vong. Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư! Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dụccho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ)..v.v Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA. Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư! Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dụccho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ)..v.v Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA. Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ/ngày)). Đặc biệt, dùng túi ni lông màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì (Pb), axit clohydric (HCl) gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Mỗi ngày ở Việt Nam thải ra hàng triệu bao bì ni lông nhưng chỉ 1 phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Vấn đề này chúng ta nên áp dụng môn GDCD để giải quyết vấn đề vì sau khi học xong môn này sẽ giúp cho phẩm chất đạo đức của chúng ta tốt hơn, có ý thức hơn như: không vứt rác bừa bãi, thay thế túi ni lông bằng túi giấy, vải hoặc lá để gói thực phẩm, giặt sạch sẽ để tái sử dụng, không sử dụng khi không cần thiết. Các nhà máy xí nghiệp thải ra khí độc hại nếu người dân hít vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chúng ta cần sử dụng môn Sinh học để đưa ra các biện pháp nhanh chóng giúp cho người kịp cứu chữa. Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái ví dụ như khí lưu huỳnh oxit (SO2) và nitơ oxit (N2) làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng, làm độ pH giảm trong đất hoặc khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra lẫn với sương mù tạo nên sự ngột ngạt, gây nhiều bệnh cho con người, làm giảm ánh sáng mặt trời mà ánh sáng mặt trời rất cần cho thực vật để thực hiện quá trình quang hợp nó cũng giảm tầm nhìn…. Gây mất mát lớn cho cuộc sống. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: cacbon đioxit (CO2) đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2 , nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, metan (CH4) là 13%, nitơ (N) 5%, CFC là 22%, hơi nước (H2O) ở tầng bình lưu là 3%,…Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng này thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 đến 3,5m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỉ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Chính vì vậy con người cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính này. Nói đến đây ta còn nhận ra, những vấn đề này cũng liên quan đến môn Địa và môn Sử. Vì sự tham vọng làm bá chủ thế giới nên các cuộc chiến tranh xung đột đã xảy ra. Tiêu biểu như nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.Nước ta là một nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên nên sớm bị các nước tư bản dòm ngó xâm chiếm.Như chúng ta đã biết, khi mỗi cuộc chiến tranh đi qua nó để lại những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng vật chất lẫn tinh thần, gây nhiều mất mát, đau thương…Và điều đó khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Qua đó cho chúng ta thấy những môn học giúp ích cho ta rất nhiều, nó giúp ta nhận ra một bài học đáng quí là: tôn trọng hòa bình, độc lập, không nên gây chiến tranh xâm lược. Điều đó sẽ giúp bầu không khí của chúng ta trong lành hơn,các nước tập trung vào phát triển kinh tế để ngày một vững mạnh hơn.Còn một loại ô nhiễm nữa mà chúng ta chưa nhắc đến đó chính là ô nhiễm đất,nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi con người.Ô nhiễm đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa con người. Đất là một nguồn tài nguyên quí giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người. Thế nhưng hiện tượng xả rác xuống đất hiện nay đã trở nên phổ biến.Biểu hiện cụ thể như: ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay chai nước suối vứt lon vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi vứt ngay tại chỗ mà không nghĩ đến người khác… Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Điều đó cũng là một vấn đề quan trọng làm ô nhiễm môi trường đất. Đó là những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu: “ Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”. Họ nghĩ đơn giản chỉ cần nhà mình sạch còn ai bẩn thì mặc kệ. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt khi vứt túi ni lông xuống lòng đất, sau hàng chục năm cũng không thể tiêu hủy được gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Riêng chỉ với Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại. Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái,… Đất bị ô nhiễm có thể trở lên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều nay sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Nhưng cũng rất may viện Vật liệu xây dựng vừa chế tạo và chuyển giao công nghệ thành công dây chuyền tái chế rác thải ni lông thành dầu đốt công suất 2,5 tấn dầu/ngày cho Công ty CP môi trường Việt Nam (Đà Nẵng). Thành công này ghi dấu ấn về sự hình thành một công nghệ xử lý rác hoàn hảo mang thương hiệu Việt Nam. Sơ đồ công nghệ tái chế rác thải ni lông thành dầu đốt Dây chuyền thiết bị và công nghệ tái chế rác thải ni lông thành dầu đốt được Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao trong khuôn khổ nội dung đề tài Nghiên cứu cấp Bộ Xây dựng mang mã số RD 28-11 “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất dầu đốt từ các nguồn phế thải nhựa góp phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường”. Trung tâm công nghệ môi trường, cho biết để giảm thiểu túi ni lông chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền tái sử dụng nhiều lần, hạn chế cấp phép các cơ sở sản xuất mới, khuyến khích tái chế, tái sử dụng. Mặt khác, cần trợ giá đối với các sản phẩm ni lông tự hủy hoặc các sản phẩm sinh học. Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã triển khai thực hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy (còn gọi là túi ni lông)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu quả trong Đề án quốc gia về “Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy" trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012. Theo dự đoán của một số tiến sĩ tham gia nghiên cứu thì đến năm 2015 giảm 40% lượng túi ni lông sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận so với lượng sử dụng vào năm 2010 là gần 70 tấn/ngày. Việc hạn chế sử dụng túi ni lông trong thời gian qua ở thành phố cũng chỉ dừng lại ở sự vận động là chính, như thông qua hoạt động của Ngày hội tái chế; Tháng sử dụng túi thân thiện... Để đạt được mục tiêu trên, đã có người đề xuất giải pháp: “Việc giải quyết vấn đề chất thải túi ni lông khó phân hủy cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ. Chúng ta đang có nhiều điều kiện và giải pháp hứa hẹn khả năng thay thế túi ni lông bằng các loại bao bì thân thiện môi trường. Việc nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học vào ứng dụng thay thế túi ni lông cần nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy định, chính sách khích lệ thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm tác động xấu đến môi trường.” 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Dân số thế giới ngày càng cao, đồng nghĩa với việc lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều . Với tình trạng trên, chúng ta - mỗi con người đang sống trong đất nước Việt Nam hãy có ý thức hơn, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp. Hãy cùng nhau hành động những việc thiết thực nhằm giảm thiểu rác thải được thải ra mỗi ngày đẻ bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng gia tăng. Thị trấn Thường Tín, ngày 27/12/2014 Người viết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan