Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn hóa học 9 bài 18 nhôm...

Tài liệu Tích hợp liên môn hóa học 9 bài 18 nhôm

.PDF
11
2515
115

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT THƯỜNG TÍN TRƯỜNG THCS KHÁNH HÀ HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Tên chủ đề dạy học: DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN QUA BÀI 18 NHÔM Môn học chính của chủ đề: HÓA HỌC 9 Các môn được tích hợp: ĐỊA LÍ 9 – GDCD 9 Giáo viên: Trần Thị Bích Liên Năm học 2014 – 2015 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Thường Tín - Trường THCS Khánh Hà - Địa chỉ: Khánh Hà – Thường tín Điện thoại:0466868368; Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên: Họ và tên Trần Thị Bích Liên Ngày sinh 26/11/1975 Môn : Hóa học Điện thoại: 0974388638; Email:.................................... PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN HÓA HỌC – ĐỊA LÍ – GDCD LỚP 9 2. Mục tiêu dạy học Trong CNH, HĐH đất nước hiện nay, việc khai thác quặng boxit để sản xuất nhôm mang lại nhiều tiềm năng về kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra những nguy cơ thách thức về môi trường như: phá vỡ địa hình, xâm hại hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước … đã góp phần làm biến đổi khí hậu. Chính vì vậy thông qua bài 18 Nhôm tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học Địa lí, GDCD để giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến bài Nhôm. a) Kiến thức * Môn Hóa học: Học sinh biết được - Tính chất vật lý của kim loại nhôm: nhẹ, dẻo, dẫn điện, nhiệt tốt. - Tính chất hóa học của nhôm: Có những tính chất hóa học của kim loại nói chung. (tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn). Ngoài ra còn có phản ứng với dung dịch kiềm. - Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán: đốt bột nhôm, nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch CuCl2. - Dự đoán nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không và dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. * Môn Địa lý: - Học sinh biết được sự phân bố trữ lượng boxit ở Việt Nam. * Môn GDCD: - Học sinh hiểu được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. b) Kĩ năng - Viết được các phương trình hóa học để biểu diễn tính chất hóa học của nhôm trừ phản ứng với kiềm. - Rèn khả năng khai thác kênh hình, thu thập thông tin, thảo luận nhóm. - Biết liên hệ thực tế. - Rèn tính cẩn thận, thao tác đúng khi làm thí nghiệm. c) Thái độ - Biết yêu quí và bảo quản tốt các vật liệu bằng nhôm, cũng như các vật liệu khác. - Tham gia tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. - Có ý thức tích cực trong hoạt động nhóm, độc lập tư duy. - Biết tiết kiệm trong thực hành hóa học. 3. Đối tượng dạy học của bài học Học sinh khối 9 của Trường THSC Khánh Hà. 4. Ý nghĩa của bài học Đối với thực tiễn dạy học: - Nắm được tính chất vật lí và tính chất hóa học của nhôm. - Biết được ứng dụng của nhôm trong đời sống cũng như trong công nghiệp, hiểu được phương pháp điều chế nhôm. Đối với thực tiễn đời sống: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của nhôm đối với đời sống và công nghiệp. - Biết phương pháp sản xuât nhôm và đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường. - Qua bài dạy tích hợp liên môn giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo và có trách nhiệm với môi trường sống của mình. 5. Thiết bị dạy học, học liệu * Giáo viên: - Máy chiếu, máy ảnh, clip thí nghiệm đốt nhôm trong khí Clo, clip sản xuất nhôm và một số hình ảnh ứng dụng của nhôm, một số hình ảnh gây ô nhiễm môi trường. - Dụng cụ: bảng nhóm, bút dạ, bộ dụng cụ thí nghiệm và hóa chất gồm đèn cồn, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, panh sắt, diêm, lá nhôm, bột nhôm, dd H2SO4 1:5, dd NaOH 10%, dd CuSO4 5%, ống hút. * Học sinh: nghiên cứu kỹ tính chất lí hóa học của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa. Tìm hiểu ứng dụng của nhôm, sự phân bố quặng boxit ở Việt Nam. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Đối với bài Nhôm, giáo viê thực hiện theo các bước sau: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Giới thiệu - Hôm nay chúng ta sẽ tìm Quan sát hình ảnh, đoán tên bài. bài mới. hiểu về một nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ trái đất và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy nguyên tố đó là gì? - Chiếu một số hình ảnh ứng dụng I. Tính chất Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm Vật lí - Mục tiêu: HS nắm được tính chất Vật lí của nhôm - Phương pháp: Trực quan, phát vấn - Cho HS quan sát lá nhôm, Quan sát mẫu hóa chất. bột nhôm. Nêu tính chất Vật lí Nêu tính chất Vật lí của nhôm. của nhôm. - Bổ sung khối lượng riêng, độ dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy. Chiếu slide II. Tính chất Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất Hóa học của nhôm - Mục tiêu: Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất của kim loại nói hóa học chung và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán: đốt bột nhôm, nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch CuCl2, dd NaOH. - Phương pháp: Làm thí nghiệm, hoạt động nhóm, làm việc cá nhân. 1. Nhôm có GV : Nhôm có đầy đủ tính những tính chất hóa học của kim loại nói HS : dự đoán tính chất hóa học của của nhôm HS làm các TN để kiểm tra tính chất hóa học chất hóa học chung hay không ? của nhôm. của kim loại - HS đốt bột nhôm trong KK không? GV: Hướng dẫn HS làm TN: a) Phản ứng Đốt bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. YC: QS và nêu hiện tượng, viết phương trình PƯ ? Ý nghĩa của lớp Al2O3 ? GV: Nhôm có phản ứng với phi kim khác không ? Chiếu clip TN đốt dây nhôm + PƯ của trong khí clo. nhôm với phi Y/C HS quan sát nêu hiện kim khác. tượng và viết PTPU. Nêu kết luận về tính chất nhôm phản ứng với phi kim? của nhôm với phi kim. + PƯ của nhôm với oxi. HS quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét, viết PTHH. o t 4Al + 3O2   2Al2O3 -HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH 2Al + 3Cl2  2Al2Cl3 -HS nêu kết luận HS làm thí nghiệm rút ra nhận xét và viết PT. 2Al + 3H2SO4Al2(SO4)3+3H2 - GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm và rút ra nhận xét b/ PƯ của TN: Al + H2SO4 loãng Al + H2SO4 đặc nguội nhôm với dd axit GV nhấn mạnh: Nhôm HS : làm thí nghiệm của Al tác dụng với CuSO4 không tác dụng với H2SO4 và rút ra KL viết PT. đặc nguội và HNO3 đặc 2Al +3CuSO4Al2(SO4)3 +3Cu nguội Kết luận : Nhôm có những tính chất hóa GV: hướng dẫn HS làm thí học của kim loại. nghiệm 3, Q sát, nhận xét viết c. PU của PTPU và rút ra kết luận. nhôm với dd HS làm TN muối. HS Qsát - Hiện tượng có khí không màu (H2) thoát ra, nhôm tan dần. - Nhận xét : Nhôm có phản ứng với dd kiềm. GV: Liệu nhôm còn có những tính chất hóa học nào khác ? Không nên dùng vì nhôm tan ra trong dd kiềm, nên chậu thủng. cho HS làm thí nghiệm 4. Al +NaOH 2. Nhôm có Fe + NaOH tính chất GV cung cấp PTPU. hóa học nào 2Al + 2NaOH +H2O  khác ? 2NaAlO2+2H2 GV: Liên hệ Có nên dùng chậu nhôm đựng kiềm không? III Ứng dụng Hoạt động 3 Tìm hiểu ứng dụng của nhôm Mục tiêu: HS biết được ứng dụng của nhôm với đời sông và ngành công nghiệp Quan sát hình ảnh, nêu ứng HS : thảo luận và hoàn thành bảng dụng của nhôm bằng cách Tính chất của Ứng dụng của hoàn thành bảng nhóm. nhôm nhôm Nhôm có những ứng dụng gì? Dãn điện Dẫn nhiệt Dẻo Nhẹ IV. Sản xuất Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp sản xuất nhôm - Mục tiêu: HS biết nguyên liệu sản xuất nhôm. Vận dụng kiến thức địa lí để biết nhôm sự phân bố quặng boxit ở Việt Nam và kiến thức môn GDCD để giáo dục bảo vệ môi trường. - Phương pháp : Vận dụng kiến thức môn địa lí, GDCDđể BVMT GV cung cấp nguyên liệu để sản xuất nhôm . Sử dụng kiến thức môn địa lí cùng HS quan sát lược đồ và trả lời atlat khoáng sản Việt Nam cho biết quặng boxit phân bố ở đâu? GV chiếu clip quy trình sản xuất HS theo dõi nhôm ? Nêu phương pháp sản xuất nhôm và viết PTHH? HS nêu và viết PTPU GV: Nhôm oxit nóng chảy ở nhiệt 2 Al2O3 dienphannongchay  4Al+3O2 độ rất cao mà không bị phân hủy do đó sự khử nhôm oxit để có HS lắng nghe nhôm tự do là rất khó khăn nên không thể dùng CO, H2 , C ở bất kì nhiệt độ nào để khử Al2O3 GV: Việc khai thác boxit và sản xuất nhôm mang lại nhiều tiềm năng về kinh tế, đáp ứng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhưng cũng đặt ra những nguy cơ và thách thức với môi trường. GV: Chiếu những hình ảnh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do khai thác và sản xuất chưa đúng HS quan sát quy trình. GV: Để song song việc khai thác với bảo vệ môi trường cần có giải pháp gì? HS: Thực hiện đúng quy trình sản xuất , xây dựng khu công nghiệp khép kín,…. - HS: Sống thân thiện với môi trường, tham ? Là HS em đã làm gì để góp gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi phần làm cho môi trường xanh - trường xanh -sạch - đẹp tại trường học và ở sạch - đẹp? địa phương nơi cư trú, tuyên truyền ,.. . Hãy chung tay vì một Việt Nam bền vững Củng cố, vận Bài 1: Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: dụng Các phương trình hóa học xảy ra: t0 AlCl3 Al2O3 (1) (2) Al Al2(SO4)3 (3) Al(NO3)3 (4) Al2S3  2Al2O3 (1) 4Al + 3O2  (2) 2Al + 3Cl2  2AlCl3 (3) 2Al + 3Cu(NO3)2  2Al(NO3)3 + 3Cu t0  Al2S3 (4) 2Al + 3 S  (5) 2Al + 3 H2 SO4  Al2(SO4)3 + 3H2 Bài 2: Có hỗn hợp gồm 3 kim loại: Al, Fe và Cu. Có thể dùng phương pháp nào sau đây để nhận biết từng kim loại? A. Dung dịch NaOH, HCl. B. Dung dịch HCl, H2O. C. Dung dịch NaOH, H2O. Hướng dẫn về Bài tập về nhà 4, 5, 6 trang 58 nhà chuẩn bị bài sắt 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập GV nhận xét cả ba nhóm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuy nhiên nhóm 3 đạt kết quả tốt nhất, thực hiện thực hành thí nghiệm đúng qui trình, các báo cáo rõ ràng. 8. Các sản phẩm của học sinh Phiếu hoạt động nhóm của học sinh. Ảnh thao tác thí nghiệm của học sinh. NHỮNG HÌNH ẢNH TRONG GIỜ DẠY TÍCH HỢP MÔN HÓA Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là hết sức cần thiết, điều đó thực sự mang lại hiệu quả cho học sinh. Giúp các em không những học giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp các kiến thức liên môn học lại với nhau để phát triển thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp cho người giáo viên không ngừng trau rồi kiến thức các bộ môn khác để dạy bộ môn của mình một cách hấp dẫn hơn và hiệu quả cao hơn. Trên đây là bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn của tôi, mặc dù đã hết sức cố gắng xong do năng lực, thời gian và kinh nghiệm còn có hạn nên sản phẩm của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu từ các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo. Xin trân trọng cảm ơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan