Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn hoa19 dự án “xăng e5 năng lượng sinh học – giải pháp tương lai...

Tài liệu Tích hợp liên môn hoa19 dự án “xăng e5 năng lượng sinh học – giải pháp tương lai”

.PDF
29
1304
69

Mô tả:

Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. Tên hồ sơ dạy học: DẠY HỌC DỰ ÁN “Xăng E5: năng lượng sinh học – giải pháp tương lai” II. Mục tiêu dạy học: 1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Về kiến thức: Học sinh - Nắm vững tính chất vật lý và hoá học cơ bản của hiđrocacbon. - Hiểu được thành phần và tính chất của dầu mỏ. - Hiểu được khái niệm xăng truyền thống, xăng sinh học E5, trị số octan, nguồn gốc và tính chất của các loại xăng. - Hiểu được lợi ích của xăng E5 từ đó tuyên truyền cho mọi người cùng sử dụng. b. Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng quan trọng của thế kỉ 21 như - Kĩ năng tư duy sáng tạo: biết phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn. - Kĩ năng thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng (internet, sách, báo,...). Biết cách xử lí các thông tin đó để giải quyết một vấn đề đặt ra. - Kĩ năng làm việc tích cực, làm việc hợp tác nhóm, tổ chức công việc hiệu quả, chủ động, sáng tạo nhưng vẫn biết lắng nghe. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 1 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” - Kĩ năng công nghệ truyền thông: sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc học tập như sử dụng phần mềm Mindmap vẽ sơ đồ tư duy, phần mềm Word, Powerpoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip, thiết kế tờ rơi…để trình bày các ý tưởng về một vấn đề. + Kĩ năng tổ chức, sắp xếp một bài thuyết trình nhằm trình bày ý tưởng và bảo vệ ý tưởng của mình một cách rõ ràng và thu huts. + Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông. * Năng lực vận dụng kiến thức liên môn Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án, học sinh cần một số kiến thức về - Sinh học: học sinh biết được các nguồn nguyên liệu sinh học có thể sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học nói chung và cồn sinh học nói riêng cũng như ích lợi của chúng. - Giáo dục công dân: giáo dục học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí mỏ dầu, khí thiên nhiên, … của Việt Nam, tuyên truyền vận động mọi người sử dụng xăng E5 để bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế. - Mĩ thuật: Học sinh sẽ được thể hiện tính sáng tạo nghệ thuật qua các sản phẩm của việc học tập (sơ đồ tư duy, video clip, thiết kế áp phích cổ động, tờ rơi tuyên truyền, …). - Lịch sử: Tìm hiểu lịch sử phát triển của xăng nói chung và xăng sinh học, xăng E5 nói riêng. - Tin học: sử dụng được các phần mềm Microsoft Office, Powerpoint và Mindmap. Biết tìm kiếm các thông tin trên internet. - Công nghệ: Biết cơ chế hoạt động của động cơ đốt trong. - Địa lý: Biết sự phân bố dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 2 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” Tóm lại, học sinh được rèn năng lực vận dụng những kiến liên môn ở trên để giải quyết vấn đề tìm hiểu và tuyên truyền sử dụng xăng E5 và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua học tập Hoá học. c. Giáo dục tình cảm, thái độ - Nhiệt tình, tích cực, có tinh thần trách nhiệm, hợp tác và đoàn kết trong các hoạt động nhóm . - Học sinh có thái độ tích cực tìm hiểu và tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khác sử dụng xăng sinh học E5. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc tuyên truyền sử dụng xăng sinh học E5 nhằm tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. - Học sinh hào hứng lĩnh hội phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm đam mê với khoa học nói chung và môn Hoá học nói riêng. Từ đó học sinh được làm quen với việc nghiên cứu khoa học. III. Đối tượng dạy học của dự án Học sinh lớp 11A, 11B, 11C, 11D năm học 2014-2015, trường THCS THPT Trần Quốc Tuấn. Số lượng học sinh tham gia: 118 HS Mỗi lớp được chia thành 4 nhóm (6 - 7 HS/nhóm) thực hiện dự án. IV. Ý nghĩa của dự án 1.Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học Thông qua dự án học tập nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức hoá học được vận dụng trong đời sống thực tiễn, hiểu được vai trò của nhiên liệu sinh học trong việc thay thế cho nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 3 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” kiệt, từ đó hướng tới việc nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Việc thực hiện dự án đòi hỏi học sinh phải sử dụng đồng thời những kiến thức liên môn và kĩ năng xã hội để giải quyết các vấn đề của dự án đặt ra và tích hợp các kiến thức liên môn đó tạo thành một sản phẩm học tập mang tính khoa học sáng tạo. 2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Dự án mang tính thời sự cao nên thu hút hấp dẫn được học sinh. - Phát hiện mối đe dọa tác động xấu đến môi trường từ việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung và dầu mỏ nói riêng. - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Từ đó nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng. - Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành sử dụng tiết kiệm nhiên liệu nói riêng và các dạng năng lượng khác nói chung. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện dự án học tập, học sinh có cơ hội để vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua đó phát triển những kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề; tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định những năng lực của mình thông qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, thông qua trao đổi, tranh luận, phát triển những kỹ năng sống (kĩ năng hợp tác trong công việc, kĩ năng giao tiếp, tổ chức, biết nhận trách nhiệm,…).Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau của học sinh cùng được phát triển. Học sinh được bồi dưỡng phát triển năng lực sáng tạo, tạo hứng thú với môn học và giảm áp lực cho học sinh. 3. Hướng phát triển của dự án Trong tương lai, khi chính phủ tiếp tục đưa xăng E10 và các loại xăng sinh học có hàm lượng bio-etanol cao hơn vào sử dụng trên toàn quốc thì học sinh có thể tiếp tục phát triển dự án lên mức cao hơn. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 4 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” V. Thiết bị dạy học, học liệu 1. Giáo viên - Máy vi tính, máy chiếu, máy quay phim, máy ảnh, ... - Các phiếu đánh giá dự án (phiếu đánh giá của giáo viên với các nhóm và các nhóm với nhau, phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá sản phẩm,...) - Chuẩn bị phiếu kiểm tra kiến thức. 2. Học sinh - Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án. - Tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội dung dự án (các tài liệu, tranh ảnh, áp phích, clip, ... tuyên truyền, cổ động sử dụng xăng E5). - Máy tính, máy ảnh, máy quay phim... 3. Các ứng dụng công nghệ thông tin + Phần mềm Microsoft Word + Phần mềm Microsoft Powerpoint + Phần mềm Proshow Producer + Phần mềm Media Player + Phần mềm Adobe Indesign, Adobe Illustrator + Phần mềm Adobe premiere Pro CS 6 + Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy bằng Mindmap VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 1. Phương pháp dạy học Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 5 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” - Phương pháp chính là dạy học dựa trên dự án (gọi tắt là dạy học dự án) - Kết hợp với các phương pháp như: nêu và giải quyết vấn đề, quan sát 2. Quy trình tổ chức dạy học dự án Gồm 3 giai đoạn: 2.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị (Trước khi thực hiện dự án. Thời gian chuẩn bị có thể từ 1-2 tuần) a, Giáo viên - Xác định đối tượng tiến hành dự án: số lượng, năng lực học sinh; điều kiện cơ sở vật chất tại trường và nội dung bài học sẽ tiến hành dự án. - Xác định mục tiêu học tập: chuẩn nội dung, kỹ năng, sản phẩm của học sinh. - Xây dựng ý tưởng dự án: từ nội dung bài học, từ tình hình thực tế xã hội, từ khả năng và nhu cầu học sinh. - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng của dự án: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung. - Xây dựng tiêu chí đánh giá: đánh giá thành phần, xuyên suốt dự án và đánh giá tổng thể cuối dự án. - Xây dựng kế hoạch triển khai dự án (thời gian, công việc của giáo viên, học sinh, những công cụ hỗ trợ, …) - Xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh làm sản phẩm + Thiết kế tờ rơi, video + Tìm kiếm thông tin, địa chỉ trang web và chia sẻ với học sinh + Lấy thông tin liên lạc của học sinh + Trao đổi ý kiến và chia sẻ với học sinh qua điện thoại, mail, facebook,… Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 6 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” b, Học sinh - Học sinh tìm hiểu cách thức và phương pháp học theo dự án. - Tự xác định nhu cầu, khả năng và sở thích của bản thân: những năng lực nền tảng, kỹ năng làm việc nhóm, sở trường, kết quả học tập, … - Đọc sách giáo khoa và tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài học. - Xây dựng nhóm học tập + Cùng sở thích, cùng mối quan tâm, có thể hỗ trợ nhau… + Phải có nhóm trưởng, người có khả năng trình bày tốt, thư ký… + Tham khảo ý kiến và tiêu chí lập nhóm của giáo viên + Cung cấp thông tin nhóm và thông tin cá nhân cho giáo viên - Tiếp cận với các trang web giáo viên giới thiệu - Tiếp cận với các công cụ trên Internet và các phần mềm mới như làm phim, trình chiếu đa phương tiện… 2.2. Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện dự án ( Tiết 1: giới thiệu dự án) a, Giáo viên - Tìm hiểu nhu cầu học sinh (phiếu thăm dò nhu cầu học sinh) - Giới thiệu và triển khai dự án đến học sinh (tiết 1) + Giới thiệu dự án: kịch, bài trình chiếu, một đoạn phim… nhằm kích thích các em qua một tình huống có vấn đề. + Phân công và giao nhiệm vụ cho học sinh (HS xung phong hoặc chỉ định dựa trên năng lực mỗi nhóm) + Đưa ra bộ câu hỏi định hướng. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 7 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” - Xây dựng các dự án học tập, chia học sinh vào các nhóm dự án. học sinh thực hiện trong thời gian phù hợp (3-4 tuần). + Đưa học sinh đi tìm hiểu thực tế. + Hỗ trợ học sinh làm sản phẩm. + Theo dõi và đánh giá tiến độ làm việc của từng nhóm học sinh. + Thu thập sản phẩm của học sinh để lên kế hoạch cho buổi báo cáo sản phẩm. b, Học sinh - Thực hiện phiếu thăm dò nhu cầu. - Nhận nhiệm vụ và hình thành ý tưởng cho dự án. - Họp nhóm để xây dựng kế hoạch làm sản phẩm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. - Làm bài tập và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn để giải quyết các câu hỏi trong bộ câu hỏi định hướng. - Thường xuyên thông báo và trao đổi tiến độ công việc với giáo viên thông qua điện thoại, mail, facebook, … - Nộp sản phẩm cuối cùng. 2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá (Tiết 2,3 - Thời gian có thể linh động tùy vào số lượng sản phẩm của học sinh) - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo và đánh giá sản phẩm dự án trong 2 tiết. giáo viên có thể sử dụng các tiết tăng cường, ngoại khóa, tự chọn, ... + Từng nhóm trình bày sản phẩm (5-7 phút) + Các nhóm còn lại đặt câu hỏi và nêu ý kiến góp ý cho sản phẩm (2-3 phút) Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 8 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” + Các nhóm cho điểm vào bảng kiểm mục và bảng tiêu chí đánh giá. - Tổ chức kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra trắc nghiệm đã chuẩn bị trước - Khảo sát ý kiến học sinh sau khi thực hiện xong dự án. - Công bố kết quả điểm, khen thưởng - Rút kinh nghiệm 3. Các hoạt động dạy học 3.1 Tiết 1: Giới thiệu và triển khai dự án đến học sinh (45 phút) Hoạt động 1 (7p) - Giáo viên giới thiệu một ví dụ về dạy học dự án “Phân bón: sử dụng an toàn và hiệu quả” - Giáo viên nêu vấn đề: Dạy học dự án là một phương pháp dạy học hiện đại đã được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Tuy phương pháp này mới chỉ được nghiên cứu và đưa vào áp dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây nhưng đã nhận được nhiều đánh giá tích cực. Vậy dạy học dự án là gì? Học tập theo dạy học dự án có gì khác so với các phương pháp dạy học trước đây? - Giáo viên đưa ra khái niệm Phương pháp dạy học dự án, các bước học theo dạy học dự án. 1. Khái niệm Dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 9 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” 2. Các bước học dạy học dự án Bước 1: Xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch – Lựa chọn chủ đề: Giáo viên và học sinh dựa vào sách giáo khoa và tình hình thực tế để lựa chọn chủ đề của dự án. Từ đó xác định mục tiêu của dự án. – Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập và phân công trong nhóm Bước 2: Thực hiện dự án - Thu thập thông tin dưới nhiều hình thức. - Thảo luận nhóm để xử lí thông tin. - Xây dựng bản báo cáo hoặc sản phẩm của nhóm. Bước 3: Tổng hợp kết quả - Tổng hợp kết quả, hoàn thiện sản phẩm. - Báo cáo kết quả dự án. - Đánh giá (tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác) và nhận thông tin phản hồi. - Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án. Hoạt động 2 (5p) - Giáo viên giới thiệu kế hoạch thực hiện dự án, kết quả báo cáo của một dự án cụ thể: “Phân bón: sử dụng an toàn và hiệu quả”. - Học sinh lắng nghe, thảo luận. - Giáo viên giải đáp các thắc mắc của học sinh Hoạt động 3 (5p) - Giáo viên đặt vấn đề: Tháng 11/2007, TTCP ban hành quyết định 117 phê duyệt đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, từ 01/12/2014 sẽ tiêu thụ xăng E5 trên địa bàn 7 các tỉnh, thành phố. Từ 01/12/2015 xăng E5 sẽ được sử dụng bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Vậy xăng E5 là gì và nó có những lợi ích nào? Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 10 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” - Giáo viên giới thiệu dự án. Chủ đề được lựa chọn là xăng E5. Nội dung dự án: Tìm hiểu và tuyên truyền về xăng E5 Tên dự án: “Xăng E5: Năng lượng sinh học – Giải pháp tương lai” Hoạt động 4 (3p) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học sinh dựa trên kết quả học tập, năng lực, nguyện vọng, sở thích, …. Các nhóm bàn bạc phân công nhóm trưởng, thư kí. Hoạt động 5 (10p) - Giáo viên đưa ra bộ câu hỏi định hướng Bộ câu hỏi định hướng Nhiên liệu sinh học có vai trò như thế nào khi thế giới Câu hỏi đang phải đối mặt với việc các nguồn nhiên liệu hóa thạch khái quát đang dần càng cạn kiệt và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng??? 1. Xăng là gì? Nêu sơ lược tính chất, thành phần và nguồn Câu hỏi bài học gốc của xăng? 2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng xăng? Ở Việt Nam đang lưu hành các loại xăng nào? 3. Trị số octan là gì? 1. Xăng sinh học E5 có thành phần như thế nào? Câu hỏi nội dung 2. Tại sao xăng E5 được gọi là xăng sinh học? 3. Hãy tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của xăng E5? 4. Tình hình sử dụng xăng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam? Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 11 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” - Giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể dựa trên nguyện vọng, sở thích của từng nhóm: + 2 nhóm phụ trách mảng tìm hiểu kiến thức về xăng truyền thống và xăng sinh học E5. + 2 nhóm phụ trách mảng tuyên truyền về xăng E5. - Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh. - Sau đó các nhóm bàn bạc, trao đổi về nhiệm vụ, từ đó lập kế hoạch thực hiện: cách thức, thời gian, phương tiện, hình thức sản phẩm … Hoạt động 6 (5p) - Giáo viên cung cấp cho các nhóm một số biểu mẫu cần thiết và hướng dẫn cách sử dụng các biểu mẫu: sổ hoạt động nhóm (nhóm trưởng), phiếu đánh giá của các nhóm với nhau (đánh giá trong suốt quá trình thực hiện dự án), phiếu đánh giá cá nhân. - Giáo viên củng cố, dặn dò các nhóm học sinh tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo Sổ hoạt động nhóm và báo cáo giáo viên thường xuyên. 3.2 Thực hiện dự án (trong 3-4 tuần) - Học sinh thực hiện dự án: + thu thập thông tin dưới nhiều hình thức. + xử lí thông tin + xây dựng và hoàn thiện sản phẩm + trao đổi với giáo viên những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện dự ánh, có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại, email, facebook,… - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện dự án. Kịp thời tháo gỡ và giải đáp các thắc mắc của học sinh. Hỗ trợ học sinh về công nghệ, phương tiện. 3.3 Hoạt động ngoại khóa (một buổi chiều) Giáo viên đưa học sinh tham gia một buổi học tập ngoại khóa. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 12 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” Địa điểm: Phòng thí nghiệm Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí động lực, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Phòng thí nghiệm Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí động lực, Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên có công trình nghiên cứu khoa học về xăng pha cồn etanol làm từ sắn. Hiện nay PTN tiếp tục triển khai các nghiên cứu như nhiên liệu sinh học bio-etanol, bio-diesel làm từ các nguồn khác nhau; giải pháp nâng cao tỉ lệ etanol E100 cho động cơ đời cũ sử dụng xăng sinh học. PTN đã tiến hành chạy thử nghiệm xăng sinh học từ E5 đến E100 trên động cơ đốt trong (xe máy, ô tô,…). Một trong những hướng nghiên cứu mới của PTN là đánh giá tác động của việc sử dụng nhiên liệu sinh học (cồn etanol, biodiesel,…) đến tính năng và tuổi thọ của động cơ đốt trong. Học sinh được chụp ảnh, quay phim và thu thập các thông tin, hoàn thiện tư liệu để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Đặc biệt các em được đặt câu hỏi với các thầy là giảng viên đại học Bách Khoa về các vấn đề có liên quan mà các em chưa hiểu rõ. Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi ngoại khoá làm rõ các nội dung sau: 1. Phòng thí nghiệm Động cơ đốt trong, Viện Cơ khí động lực, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu về xăng sinh học từ khi nào? 2. PTN đã thử nghiệm những loại xăng sinh học nào? 3. Phương pháp pha chế xăng E5? 4. PTN đã thử nghiệm xăng E5 trên những loại động cơ nào? 5. Trình bày sơ lược phương pháp đo nồng độ khí thải? 6. Phương hướng nghiên cứu phát triển xăng sinh học trong thời gian tới của PTN? 3.4 Tiết 2,3: Báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện dự án (90 phút) Hoạt động 1: Báo cáo kết quả dự án (45 – 50 phút) Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 13 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” - Các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình bằng trình chiếu powerpoint, sơ đồ tư duy, sản phẩm cụ thể hoặc video clip …. Thời gian: 5 - 7 phút - Các nhóm khác và giáo viên lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Thời gian 3 - 5 phút Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập theo dự án, tổng hợp thông tin (10 phút) - Học sinh nhận xét và đánh giá về sản phẩm dự án của các nhóm theo phiếu đánh giá. - Giáo viên nhận xét và đánh giá về sản phẩm dự án của các nhóm theo phiếu đánh giá. - Giáo viên tổng hợp thông tin đánh giá của tất cả học sinh trên cả 3 loại phiếu. Hoạt động 3: Kiểm tra kiến thức (15 phút) - Giáo viên phát phiếu kiểm tra đã chuẩn bị trước và thu đúng thời gian quy định (Phụ lục 1). - Học sinh làm một phiếu kiểm tra kiến thức ngắn dưới dạng trắc nghiệm và câu hỏi mở. Hoạt động 4: Khảo sát ý kiến học sinh (5 phút) - Giáo viên phát phiếu khảo sát cho từng học sinh (phụ lục ) - Học sinh hoàn thành phiếu khảo sát. Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm sơ bộ (10 phút) - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ. - Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chỉnh sửa theo góp ý, nhận xét của giáo viên và các nhóm khác để sản phẩm hoàn thiện hơn và nộp lại cho giáo viên vào tuần sau. - Giáo viên dựa trên các phiếu đánh giá để cho điểm dự án học tập của từng nhóm và từng học sinh. - Giáo viên động viên, khen thưởng. Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 14 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” Sau khi chấm điểm phiếu kiểm tra kiến thức, giáo viên có thể dành 10 phút của tiết sau trước khi dạy bài mới để rút kinh nghiệm dựa trên toàn bộ hồ sơ dự án bao gồm: sổ hoạt động nhóm, các phiếu đánh giá và các đánh giá trong quá trình học sinh thực hiện dự án, kết quả phiếu kiểm tra về nội dung dự án để chuẩn bị cho các dự án tiếp theo. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập theo dự án của học sinh trong dạy học dự án bao gồm đánh giá kiến thức (qua phiếu kiểm tra viết), kĩ năng, thái độ, năng lực sáng tạo (qua các phiếu đánh giá và sản phẩm dự án). Bao gồm các giấy tờ sau : 1. Phiếu đánh giá cá nhân (dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau) Họ tên học sinh chấm điểm: ……………………………… Nhóm: …….. Lớp: ……. Trường: …………………………………….. Tiêu chí Nhiệt tình đánh giá trách nhiệm Điểm tối đa 2 Tinh thần hợp Đóng góp tác, tôn trọng, xây dựng ý lắng nghe tưởng 3 2 Hiệu quả Tổng công việc điểm 3 10 1. ………………………………… 2. . ……………………………… 3 . ………………………………. 4. . ……………………………… 5. . ……………………………… 6. . ……………………………… 7. . ……………………………… 8. . ……………………………… Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 15 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” 2. Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm học sinh (dùng cho tiết báo cáo) Nhóm chấm điểm: ………. Nhóm được chấm điểm: ……. Lớp: …… Trường: ………………………………… Nội dung 1. Ý tưởng (sáng tạo, độc đáo, mới lạ, …) Điểm tối đa Kết quả 2 2. Nội dung (thông tin chính xác, thể hiện được 3 kiến thức cơ bản, có sự liên hệ mở rộng, … ) 3. Hình thức thể hiện (bố cục logic, hợp lí, hấp 2 dẫn, màu sắc sinh động, …) 4. Kỹ năng thuyết trình (rõ ràng, mạch lạc, thu 2 hút người nghe, …) 5. Trả lời các câu hỏi phụ của giáo viên và các 1 nhóm khác Tổng điểm Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 10 16 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” 3. Phiếu đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm (giáo viên đánh giá các nhóm và các nhóm đánh giá lẫn nhau) Nhóm chấm điểm: ………. Nhóm được chấm điểm: ……. Lớp: …… Trường: ………………………………… Nội dung Điểm tối đa 1. Sự tham gia tích cực của các thành viên 3 2. Sự hợp tác đoàn kết 3 3. Sắp xếp thời gian hợp lí 2 4. Cách thức thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề 2 Tổng điểm 10 Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn Kết quả 17 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” PHỤ LỤC 1: SỔ THEO DÕI DỰ ÁN (nhóm trưởng quản lí) Dự án: Trường: Lớp: Giáo viên: Nhóm: Thời gian: Từ ngày: đến ngày: Danh sách nhóm Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 18 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” 1. Kế hoạch dự án Nhiệm vụ chung của nhóm Hình thức trình bày kết quả dự án (Đánh dấu vào ô tương ứng) Powerpoint Áp phích / Tranh vẽ Thảo luận Kịch Mô hình Phỏng vấn Kể chuyện Video / Hoạt hình Hình thức khác Khiêu vũ Bài hát/ thơ 2. Phân công nhiệm vụ trong nhóm STT Tên thành viên Nhiệm vụ Phương Thời hạn Sản phẩm tiện hoàn thành dự kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 19 Dạy học dự án “ XĂNG E5: NĂNG LƯỢNG SINH HỌC – GIẢI PHÁP TƯƠNG LAI” 3. Nội dung họp nhóm Ngày Nội dung thảo luận Kết quả Họp nhóm lần 1 Họp nhóm lần 2 Họp nhóm lần 3 Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan