Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp phòng chống ma túy, mại dâm và hiv, aids vào môn sinh học 8...

Tài liệu Tích hợp phòng chống ma túy, mại dâm và hiv, aids vào môn sinh học 8

.DOC
12
2003
71

Mô tả:

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM THCS Chương Dương Địa chỉ: số 203 – phố Vọng Hà – Hoàn Kiếm – Hà Nội HỒ SƠ DỰ TH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Họ và tên: ĐÀO LỘC ANH Ngày sinh: 29/12/1989 Môn : Sinh học Điện thoại: 01686622003 Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC Tích hợp phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS vào môn Sinh học II. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1.Kiến thức:Qua bài học, học sinh sẽ có khả năng - Nêu được khái niệm HIV và AIDS và tác hại - Trình bày được 3 con đường lây truyền và các phương thức phòng tránh lây nhiễm - Hiểu được các tác hại to lớn của HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đối với bản thân, gia đình, xã hội. Qua đó tự đề ra cho mình cách phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm 2.Kỹ năng:Rèn cho học sinh các kĩ năng - tìm hiểu thông tin, hùng biện, xây dựng bài tập. - hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh có thái độ - hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS, phòng chống HIV/AIDS đúng cách - nâng cao ý thức cộng đồng, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Không kỳ thị, phâm biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC -Số lượng: 30 – 40 học sinh -Khối lớp: 8. Lớp: 8A Bài học này có khả năng áp dụng cho một lớp từ 30 – 40 học sinh khối lớp 8. Cụ thể, tiết dự thi là chọn học sinh lớp 8A là một lớp có học sinh có khả năng tự chuẩn bị khá tốt. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể áp dụng với các lớp khác nếu giáo viên biết phân nhóm hoạt động hợp lý (một nhóm cần có cả học sinh khá và trung bình, tránh trường hợp nhóm có nhiều em khá, nhóm không) IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC “Bài 65. HIV/AIDS – Thảm họa của loài người” là một bài học có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bài học cung cấp cho các em kiến thức để tự phòng tránh và có suy nghĩ, thái độ đúng đắn với một trong những thảm họa to lớn nhất của loài người – HIV/AIDS. Bằng cách tự tìm hiểu và tự xây dựng bài tập nhóm, các em học sinh sẽ hiểu được các con đường lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ và các biện pháp phòng, chống. Từ đó, các em sẽ ý thức được cần tránh xa ma túy, mại dâm – 2 con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS. Tuy nhiên, các em cũng sẽ hiểu rằng HIV/AIDS không hề đáng sợ và không nên kỳ thị đối với những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Các em sẽ góp phần cùng chung tay đẩy lùi thảm họa HIV/AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm. Không chỉ vậy, các phương pháp dạy học đưa ra trong bài học sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hoạt động nhóm… V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1,Thiết bị dạy học -máy chiếu, loa, bảng nhóm, bút dạ -bảng, phấn -giáo án 2,Học liệu -phần chuẩn bị bài bằng powerpoint của nhóm 1 -phần chuẩn bị bài bằng sơ đồ tư duy của nhóm 2 -sách giáo khoa Sinh học 8, sách GV Sinh học 8, sách thiết kế bài giảng Sinh học 8 -giáo án word và giáo án powerpoint VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Trước khi học bài, cả lớp hãy cùng nghe bài hát. *Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Bài hát tên là gì? Được viết nhằm mục đích gì? HIV/AIDS là gì, có nguy hiểm không, vì sao chúng ta phải phòng chống, Chúng ta cùng học bài 65 Nội dung ghi bảng -Hs theo dõi đoạn phim -HS trả lời: Bài “Hòa nhịp con tim” được viết nhằm phòng chống HIV/AIDS Bài 65- ĐẠI DỊCH AIDS – THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG 1: AIDS là gì? HIV là gì? Trước khi tìm hiểu về đại dịch AIDS chúng ta cần phải tìm hiểu một số khái niệm. *Yêu cầu trả lời: -Theo em hiểu, AIDS là gì?  giáo viên chốt lại AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế “acquired immunodeficiency syndrome” mà I/ AIDS là gì? HIV là gì? -Hs trả lời: +AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa Tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” nghĩa Tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản như sau: AIDS là “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” -Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh AIDS? -Vậy HIV là gì? Để biết rõ hơn về virus HIV, hãy quan sát cấu trúc của virus HIV -Virus HIV tấn công cơ thể như thế nào? Virus HIV chuyên tấn công vào tế bào Limpho T là tế bào đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Từ đó làm cơ thể mất đi khả năng chống bệnh. Đoạn phim sau sẽ giúp các em hình dung rõ hơn về cơ chế tấn công của virus HIV -AIDS là “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” +Nguyên nhân là virus HIV +HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người -HS quan sát hình và nghe giảng -HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người -Hs trả lời: HIV tấn công vào tế bào limpho T ở người gây mất khả năng chống bệnh. -Hs theo dõi đoạn phim và nghe Gv giảng bài HOẠT ĐỘNG 2: Các phương thức lây truyền HIV/AIDS Như các em đã biết, HIV rất nguy hiểm nhưng chúng có lây từ người này sang người khác không? chúng ta cùng tìm hiểu trong phần II. II/ Các phương thức lây truyền HIV/AIDS *Yêu cầu nhóm 1 lên trình bày phần chuẩn bị -Nhóm 1 trình bày nội dung: “Các phương của nhóm mình  GV nhận xét phần trình bày và chốt kiến thức. HIV/AIDS lây truyền qua 3 con đường -đường máu -quan hệ tình dục không an toàn -truyền từ mẹ sang con *Theo dõi đoạn phim minh họa cho 3 con đường thức lây truyền HIV/AIDS” (trình bày bằng pp) -Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung, đưa ra các câu hỏi còn thắc mắc về bài của bạn. Nhóm 1 giải đáp câu hỏi (nếu có) -Đường máu -Từ mẹ truyền sang con -Quan hệ tình dục không an toàn -Học sinh theo dõi HOẠT ĐỘNG 3: Đại dịch AIDS – thảm họa của loài người *Đưa ra đoạn phóng sự về 1 nạn nhân của con đường từ mẹ truyền sang con: bé Trúc. Qua đó thấy được tác hại vô cùng to lớn của HIV/AIDS. Vậy HIV/AIDS nguy hiểm đến mức độ nào? Ta cùng tìm câu trả lời trong phần III HIV chuyên tấn công vào tế bào Limpho T là tế bào đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Từ đó làm cơ thể mất đi khả năng chống bệnh kể cả các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm phổi, viêm da…. Lúc này, người bị AIDS có thể chết vì những bệnh thông thường gọi chung là bệnh cơ hội. III/ Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Có phải HIV chỉ gây tác hại đối với bản thân người bệnh thôi không?  theo dõi phần trình bày của nhóm 2 HIV/AIDS có tác hại rất to lớn. Tác hại đầu tiên chúng ta thấy rất rõ ràng đó là người bị bệnh AIDS sẽ mất khả năng chống bệnh và dẫn tới tử vong. Ngoài ra, HIV/AIDS còn đem tới những tác hại to lớn về tinh thần và vật chất cho bản thân những người mắc bệnh, gia đình, người thân của họ. Từ đó gây ảnh hưởng to lớn tới Xã hội. HIV/AIDS được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, trở thành một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Đến thời điểm này, đại dịch HIV/AIDS trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Theo ước tính của UNAIDS, trung bình mỗi ngày thế giới có thêm khoảng 7.000 người nhiễm HIV. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ y tế, tính đến tháng 4/2013 trên cả nước có 208.866 -Nhóm 2 trình bày nội dung: “Tác hại của HIV/AIDS” (trình bày bằng sơ đồ tư duy) -Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung, đưa ra các câu hỏi còn thắc mắc về bài của bạn. Nhóm 1 giải đáp câu hỏi (nếu có) trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 59.839 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 62.184 người tử vong. Và chắc chắn số người đã nhiễm bệnh trên thực tế sẽ còn lớn hơn những con số đã thống kê này rất nhiều HOẠT ĐỘNG 4: Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS Vậy chúng ta có thể chủ động phòng chống HIV/AIDS không? Chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời trong phần IV *Hoạt động nhóm (3p’): Dựa vào phương thức lây truyền hãy đề ra các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS  GV nêu đáp án và chốt kiến thức: Có 3 con đường chính lây truyền HIV/AIDS và tương ứng với chúng có các biện pháp phòng tránh. -xét nghiệm máu trước khi truyền máu -khử trùng tốt các dụng cụ y tế -nói không với ma túy -quan hệ tình dục an toàn -sống lành mạnh, chung thủy -xét nghiệm, tư vấn, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai IV/ Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS -Các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời  1 nhóm gắn câu trả lời lên bảng  các nhóm khác nhận xét, bổ sung -xét nghiệm máu trước khi truyền máu -khử trùng tốt các dụng cụ y tế -nói không với ma túy -quan hệ tình dục an toàn -sống lành mạnh, chung thủy -xét nghiệm, tư vấn, chăm sóc đối với phụ nữ mang thai Như vậy HIV/AIDS nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh. Đặc biệt lưu ý tiêm chích ma túy là phương thức lây truyền HIV/AIDS nguy hiểm nhất và có tỷ lệ lớn nhất, chiếm tới hơn 60% số người nhiễm HIV/AIDS. Số ca nhiễm vì mại dâm cũng liên tục tăng cao. Tránh xa ma túy, mại dâm là việc làm thiết thực nhất để chúng ta tự bảo vệ mình.Vì ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS *Nhóm 3,4 sẽ đưa ra thông điệp ý nghĩa về HIV/AIDS thông qua tiểu phẩm HIV/AIDS nguy hiểm nhưng không hề đáng sợ nếu như ta sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Và chúng ta cũng cần phải có thái độ đúng đắn đối với người bị -NHóm 3,4 trình bày tiểu phẩm  đưa ra thông điệp “Tránh xa tiêm chích ma túy, mại dâm nhưng không tránh xa người bị nhiễm HIV/AIDS nhiễm HIV/AIDS, không kỳ thị, xa lánh, nên giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng. “Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” HOẠT ĐỘNG 5: Tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS *Trường THCS Chương Dương đã góp phần không nhỏ đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm ra khỏi trường và địa bàn phường Chương Dương. Là học sinh trường THCS Chương Dương em biết gì về các hoạt động phòng chống ma túy, HIV/AIDS của trường? -HS nêu những hiểu biết của mình về các hoạt động của trường -Hát bài về ma túy trên nền nhạc “Lý cây đa” -Hs đưa ra thông điệp “Chúng ta cùng chung tay đẩy lùi ma túy, mại dâm và HIV/AIDS” VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Sử dụng các câu hỏi: -Trình bày cơ chế virus HIV tấn công cơ thể -HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? -Nêu các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS -Em đã làm gì để góp phần đẩy lùi HIV/AIDS? -Em có suy nghĩ và thái độ như thế nào đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS? -Em đã làm gì để phòng chống ma túy và mại dâm, đồng thời góp phần đẩy lùi 2 tệ nạn này ra khỏi nơi em sống? VIII. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan