Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Tổng ôn lý thuyết hóa 12...

Tài liệu Tổng ôn lý thuyết hóa 12

.PDF
71
6444
92

Mô tả:

tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2017 tất cả các môn: https://www.facebook.com/tailieuonthiquocgiacacmonnam2017/posts/1861037357472377 1 LỜI NÓI ĐẦU - Qua 2 đề minh họa và đề thi thử nghiệm của bộ năm 2017, chúng ta có thể thấy để có thể lấy được những điểm 8 9 hay 10 yêu cầu chúng ta phải có một kiến thức vững chắc, kĩ năng giải bài tập thật thành thạo và trong đó phải có một chút may mắn ! Và khi phân tích 2 đề trên, ta dễ thấy rằng số lượng các câu hỏi lý thuyết có phần nhiều hơn so với các câu hỏi bài tập, và việc lấy được 0,25 điểm từ câu hỏi lý thuyết lại dễ dàng và ít tốn thời gian hơn so với các câu hỏi bài tập, nhất là các bài tập phân hóa. - Vì thế, trước kì thi THPT QG đang đến cận kề với chưa đến 45 ngày nữa, mong muốn giúp mọi người rà soát lại những kiến thức cần thiết, chuẩn bị để “tham chiến”, nhóm admin Beeclass Thế Hoàng, Hữu Thịnh và Tiến Dũng đã tổng hợp các câu hỏi lý thuyết từ hơn 30 đề thi thử của các trường THPT trong cả nước , trong đó có các trường THPT chuyên Vinh, THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, Đề sở Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc,… và cả các đề thi thử của group Hóa Học BeeClass, Hóa Học Bookgol. Theo tôi thì thời điểm hiện tại, với khoảng thời gian hạn chế thì các bạn không nên dấn thân vào các bài tập phân hóa cao, thay vào đó hãy tập trung ôn tập những kiến thức mình đã học cho thật chắc, tránh rơi rớt nhưng điểm không đáng có. - Về tài liệu chúng tôi chia làm 2 phần, phần 1 là chữa đề của BeeClass chi tiết tới từng đáp án, chúng tôi mong các bạn đọc thật kĩ để rút ra những bài học cần thiết cho mình; phần 2 là phần tổng hợp rất nhiều đề thi khác nhau và đã được giải rất kĩ các câu đếm, câu khó – câu mà rất nhiều học sinh hay mất điểm. Ngoài ra đầu tài liệu chúng tôi còn có kiến thức bổ trợ kiến thức mà các bạn có thể quên, hãy đọc nó thật kĩ. Trong tài liệu bạn có thể thấy có sự lặp lại những kiến thức, việc này có phần nguyên nhân do tổng hợp quá nhiều không thể lọc hết, ngoài ra tôi nghĩ nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. - Đối với những bạn mục tiêu cao thì nên chú ý về phần các câu đếm và các câu phối hợp giữa tính toán với lý thuyết, còn nếu những bạn chỉ là mục tiêu chống liệt thì bạn nên đọc thật kĩ các câu dễ mà chúng tôi đã phân tích! - Cả tài liệu có khoảng 556 câu, tương đương 11 đề lý thuyết, bạn nên dành mỗi ngày giải khoảng 50 câu, ngày hôm sau rút ra bài học và ôn tập lại, tôi tin với cách này bạn sẽ nhuần nhuyễn lý thuyết. Hiện tại trên nhóm chúng tôi liên tục tổ chức các kì thi thử, các bạn nên tham gia để rèn luyện kĩ năng và kiến thức của mình. - Nhóm biên soạn xin gửi lời cảm ơn tới anh Lâm Mạnh Cường đã hỗ trợ và giúp đỡ bọn em nhiều! Giải chi tiết các phần: - Phần I, Bổ trợ: Thế Hoàng - Phần II: 172 câu đầu: Tiến Dũng; 172 câu sau: Hữu Thịnh Thành viên nhóm biên soạn gồm: - Lê Hữu Thịnh, 11H (K15-18) THPT Chuyên Bến Tre, Bến Tre - Trần Tiến Dũng, 11A1 (K15-18) THPT Long Thành, Đồng Nai - Ngô Thế Hoàng, 11A6 (K15-18) THPT Long Thành, Đồng Nai Dù đã cố gắng hết sức nhưng sai sót là không thể tránh khỏi, mọi đóng góp xin các bạn gửi về: - https://www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass/ (Nhóm Hóa học BEECLASS) - https://www.facebook.com/tiendung.tran.1291?fref=hovercard (Tiến Dũng) - https://www.facebook.com/huu.thinh.1609 (Hữu Thịnh) - https://www.facebook.com/Thehoang2k (Thế Hoàng) - Hy vọng tập tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn trong kì thi quan trọng sắp tới. - Chúc mọi người có một kì thi thành công và thể hiện được tất cả khả năng của mình!! Good luck !!! NHÓM BIÊN SOẠN Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS https://www.facebook.com/tailieuonthiquocgiacacmonnam2017/posts/1861037357472377 2  Bổ trợ - Những lý thuyết hay bị bỏ rơi - Ở đây tôi chỉ tổng hợp cái mà bạn có thể quên thôi, ngoài ra bạn phải đọc thật kĩ tính chất vật lý và ứng dụng vào, đừng bỏ quên nó, những cái còn lại ở sách giáo khoa bạn có thể tự tìm.  Este-Lipit  Lipit là este phức tạp, gồm chất béo, sáp, photpholipit…  Tên axit béo thông thường:  Axit panmitic: C15H31COOH; Axit stearic: C17H35COOH; Axit oleic: C17H33COOH; Axit linoleic: C17H31COOH    Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo dạng lỏng về rắn chứ không làm ngược lại Chất béo no thường ở dạng rắn, chất béo không no ở dạng lỏng Mùi thơm đặc trưng este Tên Công thức Mùi Isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3 Mùi chuối chín Benzyl axetat CH3COOCH2C6H5 Mùi hoa nhài Ety butirat CH3CH2CH2COOC2H5 Mùi dứa Etyl propionate CH3CH2COOC2H5 Geranyl axetat CH3COOC10H17 Mùi hoa hồng  Cacbohidrat  Đồng phân của glucozo là fructozo, đồng phân của saccarozo là MANTOZO (rất nhiều người nhầm       nó với XENLULOZO, bởi vậy đề hay hỏi mấy câu kiểu này) Trong phân tử glucozo, fructozo có 5 nhóm -OH; trong saccarozo, mantozo có 8 nhóm -OH (nhiều người nghĩ saccarozo kiểu như gấp đôi glucozo nên nhân đôi luôn nhóm -OH =>Sai) Saccarozo cấu tạo từ α-glucozo và β-fructozo, mantozo là từ cả 2 α-glucozo Amilozo là chuỗi không phân nhánh, amylopectin là chuỗi phân nhánh Phân tử xenlulozo không phân nhánh, không xoắn, bởi vì có xoắn nên tinh bột pứ với I2 còn xenlulozo thì không Mỗi mắt xích C6H10O5 của xenlulozo có 3 nhóm -OH tự do nên nó có tính chất của ancol đa chức Mantozo, amilozo liên kết các monome của mình bằng liên kết α-1,4-glicozit; Amilopectin nối monome bằng liên kết α-1,4-glicozit, phân nhánh ở chỗ có α-1,6-glicozit; Xenlulozo nối monome của mình bằng liên kết β-1,4-glicozit  Amin-Amino axit-Protein  Cẩn thận dạng bài cho chất có dạng CxHyNO2  Nếu y=2x+3 thì là muối amoni của axit ankanoic  Nếu y=2x+1 thì nếu đơn chức là muối amoni của axit ankennoic (từ đây có thể xây dựng cho ankin vv nhưng khả năng là sẽ ít gặp), nitroankan (R-NO2); nếu đa chức sẽ là amino axit, este của aminoaxit.    Ngoài ra dạng này còn có kiểu amino axit với đầu N kết hợp với axit cacbonic Đối với bài toán muối amoni hữu cơ thì bạn phân tích số O ra. Nếu là   O2 thì có thể là -COO- O3 thì có thể là CO32-, HCO3-, NO3-. Các trường hợp có số O lớn hơn thì bạn chỉ cần đem 2 cái này cộng lại với nhau là được, ở trên mạng còn có công thức tính số liên kết ion gì gì đó nhưng tôi ghét học công thức nên cứ kệ đi, nó chả hay với nhanh hơn cách này đâu. Khi đếm đồng phân cẩn thận nếu đề nói α-amino axit thì ta đếm α, nếu không thì đếm cả trường hợp β, ε v.v Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS https://www.facebook.com/tailieuonthiquocgiacacmonnam2017/posts/1861037357472377   Mononatri của Glu là bột ngọt, mì chính; Glu là thuốc hỗ trợ thần kinh; Methionin là thuốc bổ gan Về phân tử khối các amino axit: Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Kí hiệu Phân tử khối Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly 75 Axit 2-aminopropanoic Axit α-aminopropionic Alanin Ala 89 Axit 2-amino-3Axit α-aminoisovaleric Valin Val 117 metylbutanoic Axit 2Axit α-aminoglutaric Axit glutamic Glu 147 aminopentandioic Axit 2,6Axit α,ε-diaminocaproic Lysin Lys 146 diaminohexanoic Tại sao phải nhớ cái này? Để trả lời những câu hỏi kiểu như Lys có tên thay thế là gì, trong các amino axit sau chất nào có PTK lớn nhất, nhỏ nhất v.v  Polime và vật liệu Polime Đây là chương rất khó chịu vì nó quá dài, quá nhiều nên tôi mong các bạn đọc kĩ!            Tơ nilon 6,6 được trùng ngưng từ hexametylen diamin và axit adipic Tơ nilon 6 được điều chế từ caprolactam hoặc axit ε-aminocaproic Tơ enang (nilon-7) được trùng hợp từ axit ω-amino anantoic Tơ lapsan được đồng trùng ngưng từ axit terephtalic và etylenglicol Tơ nitron (hay olon) tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin) Cao su buna-N đồng trùng hợp từ buta-1,3-dien và acrilonitrin Cao su buna-S đồng trừng hợp từ buta-1,3-dien và stiren Cao su isoprene trùng hợp từ isoprene Thủy tinh hữu cơ trùng hợp từ metyl metacrilat Cấu trúc:    Các chất có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin và glycogen. Không phân nhánh (mạch thẳng): còn lại, ví dụ: buna, PE, PVC… Không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit (hay rezit) (đã giảm tải). Phân loại Polime  Theo nguồn gốc Thiên nhiên Các loại polisaccarit như: tinh bột, xenlulozo….. Protein: tơ tằm, len, lông, …. Tổng hợp Chất dẻo: polietylen, polipropilen, polistiren, poli(phenol-formandehit), poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat)… Tơ tổng hợp: nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enang), tơ lapsan, tơ olon (tơ nitron)…. Cao su tổng hợp: cao su buna, cao su buna-S/buna-N, cao su isoprene, cao su cloropren Keo dán Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS Nhân tạo (hay bán tổng hợp) Tơ axetat, tơ visco, xenlulozo trinitrate 3 4  Theo cách tổng hợp Polime trùng hợp Polime trùng ngưng Các loại keo, tơ olon, cao su tông hợp, các loại chất Nilon-6,6, nilon-7 (tơ enang), tơ lapsan… dẻo (trừ poli(phenol-formandehit)…. Đặc biệt tơ nilon-6 điều chế bằng cả pp trùng hợp và trùng ngưng  Đại cương kim loại nói chung  Sắt tây là sắt tráng thiếc, tôn là sắt tráng kẽm  Thường ta sử dụng kẽm (Zn coi chừng khoanh nhầm Sn là xong film) để bảo vệ vỏ tàu biển  Lưu ý kĩ các đk xảy ra ăn mòn điện hóa  Các điện cực phải khác nhau về bản chất  Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn  Các điện cực cùng tiếp xúc với dd chất điện li  NaHCO3 là thuốc chữa đau dạ dày (cẩn thận nhầm với Na2CO3)  Thạch cao sống là CaSO4.2H2O, thạch cao khan là CaSO4  Đất sét là: Al2O3.2SiO2.2H2O; mica là: K2O.Al2O3.6SiO2; boxit là: Al2O3.2H2O; criolit là: 3NaF.AlF3; phèn       chua là K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. Chú ý nếu thay K bằng chất khác thì chỉ gọi là phèn NHÔM không phải phèn CHUA Dãy những kim loại có tính dẻo cao: Au, Ag, Al, Cu, Sn…. Dãy những kim loại dẫn điện tốt nhất: Ag, Cu, Au, Al…. Dãy những kim loại dẫn nhiệt tốt: Ag, Cu, Al, Fe….. Quặng:   Hematit đỏ chứa Fe2O3; hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O Manhetit chứa Fe3O4 (nhiều sắt nhất), xiderit chứa FeCO3, pirit sắt chứa FeS2 Sản xuất gang người ta dùng manhetit và hematit Dãy điện hóa: Chiều tăng dần tính oxi hóa K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+ K Ba Ca Na Mg Al3+ Al Zn2+ Zn Cr3+ Cr Fe2+ Fe Cr3+ Cr2+ Ni2+ Ni Sn2+ Sn Pb2+ Pb 2H+ H2 Cu2+ Cu Fe3+ Ag+ Au3+ Fe2+ Ag Au Chiều tăng tính khử  Những lưu ý khi làm trắc nghiệm lý thuyết  Cẩn thận với các từ “chỉ”, “tất cả”, “hầu hết”.  Đọc trọn vẹn câu chữ, chỉ sai một từ thì mệnh đề đó sai ngay.  Câu nào không biêt thì BUỘC dùng loại trừ để dẫn đến kết quả, hoặc lụi với xác suất cao hơn, với  câu đếm thì thua. Đối với câu đếm thì cẩn thận đếm cho kĩ là được, cẩn thận những câu kiểu “Na vào dd CuSO4 có pứ hay không” . Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 5 I-Câu hỏi và lời giải chi tiết lý thuyết BeeClass Câu 1: Cho các kim loại sau: Ba, Na, Mg, Li, Fe, Cr, Ag, Au Mn. Số kim loại kiềm là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 2: Tính chất nào sau đây mà dung dịch glucozo và saccarozo đều có: A. Có phản ứng thủy phân B. Hòa tan Cu(OH)2 trong điều kiện thường C. Phản ứng với brom D. Có tên gọi là đương mía. Câu 3: Ta thu được chất nào dưới đây khi thay thế nguyên tử H của NH3 bằng gốc hidrocacbon? A. Este B. Amino axit C. Lipit D. Amin Câu 4: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit? A. H2NCH2COOH B. CH3COONH4 C. CH3NH2 D. HCOOCH3 Câu 5: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Kim loại đồng màu đỏ, có khối lượng riêng lớn và nóng chảy ở 1083oC. B. Đồng là kim loại kém hoạt động và có tính khử yếu. C. CuO là một oxi bazơ, dễ bị khử bởi CO. D. Cu(OH)2 có tính bazơ và khó bị nhiệt phân. Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn? A. Cho Zn(OH)2 vào dung dịch H2SO4. B. Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng. C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng. D. Cho Al(OH)3 vào dung dịch NaOH dư. Câu 7: Phương trình nào dưới đây sai? A. KOH + HCl => KCl + H2O. C. Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O. B. Fe2O3 + H2SO4 (đặc, nóng) => Fe2(SO4)3 + H2O. D. FeO + Cu => CuO + Fe. Câu 8: Chất nào dưới đây có tên goi là axit oleic? A. C17H31COOH B. C17H33COOH C. C15H31COOH D. C17H35COOH Câu 9: Ô nhiễm môi trường nước do ảnh hưởng tiêu cực của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, các kim loại nặng và các anion nào dưới đây? A. NO3-, PO43-, SO42-. B. Cl-, NO3-, PO43-. C. Cl-, NO3-, SO42-. D. S2-, PO43-, SO42-. Câu 10: Số amin có công thức phân tử có chứa vòng benzen là C7H9N là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 11: Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm? A. Chế tạo hợp kim đồng thau. B. Làm dây dẫn điện thay cho đồng. C. Làm dụng cụ nhà bếp, trang trí nội thất. D. Chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa, tàu vũ trụ. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nước cứng vĩnh cửu chứa các ion Ca2+ và HCO3 . B. Svayde có công thức hóa học là [Cu(NH3)3](OH)2. C. Crom III oxit bốc cháy khi tiếp xúc với C, S, P và C2H5OH. D. Corindon ở dạng tinh thể rất rắn, nhiều màu, dùng để chế tạo giấy nhám. Câu 13: Có thể dùng hóa chất nào dưới đây để phân biệt cả bốn lọ mất nhãn chứa glucozơ, metylaxetat, alanin và Gly-Gly-Ala? A. H2O B. Cu(OH)2 C. nước Brom D. KOH Câu 14: Cho các phát biểu sau: (1) Saccarozo, xenlulozo đều có phản ứng thủy phân. (2) Sắt tây là sắt tráng thiếc. (3) Glucozo là nguyên liệu dùng để tráng ruột phích. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 6 (4) Lòng trắng trứng có khả năng làm tan Cu(OH)2 tạo chất màu tím. (5) Nước cứng vĩnh cửu có thành phần của nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần. (6) Các lá nhôm thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 15: Chất hòa tan được Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường được phức màu tím là A. Glixerol. B. Gly-Ala. C. Lòng trắng trứng. D. Glucozơ. Câu 16: Công thức phân tử của peptit mạch hở gồm 4 liên kết peptit được tạo bởi từ một loại α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin có dạng A. CnH2n-1N5O6. B. CnH2n-2N4O5. C. CnH2n-3N5O6. D. CnH2n-6N4O5. Câu 17: Các hóa chất alanin, phenylamoni, axit glutamic, lysin và amoni clorua được đánh dấu bắt kỳ bằng các chữ cái X, Y, Z, T, R. Thực hiện các thí nghiệm và có ghi lại kết quả theo bảng sau: Hóa chất X Y Z T R Thuốc thử Dung dịch NaOH, to Trong suốt Trong suốt Trong suốt Phân lớp Có khí Quỳ tím Hóa đỏ Hóa xanh Không đổi Hóa đỏ Hóa đỏ Các chất X, Y, Z, T, R lần lượt là A. Axit glutamic, lysin, amoni clorua, phenylamoni clorua, alanin. B. Phenylamoni clorua, amoni clorua, lysin, alanin, axit glutamic. C. Axit glutamic, lysin, alanin, phenylamoni clorua, amoni clorua. D. Phenylamoni clorua, lysin, axit glutamic, alanin, amoni clorua. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Este mạch hở tạo bởi ancol no, đơn chức và axit không no, đơn chức (có 1 liên kết đôi C=C) có công thức chung là CnH2n-2O2 (n ≥ 4). (b) Lipit gồm chất béo, sáp, steorit, phopholipit,… (c) Chất béo là chất lỏng. (d) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm cho phản ứng thuận nghịch. (e) Benzyl axetat có mùi hoa nhài và có công thức là C6H5CH2COOCH3. (f) Chất béo là trieste của glyxerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài và không phân nhánh. (g) Trong công nghiệp, người ta có thể chuyển hóa chất béo rắn thành chất béo lỏng. Số phát biểu sai là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Kim loại X có tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu sắc. Kim loại này từng được sử dụng trong việc chế tạo vũ khí bởi tính chất cứng và giòn của nó. Hằng năm, kim loại này được ứng dụng trong mạ điện và sản xuất thép chiếm đến 85% sản lượng trên toàn thế giới A. Al B. Fe C. Cr D. Ni Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím D. Etyl fomiat có mùi của dứa . Câu 21: Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có A. SO2 B. H2S C. CO2 D. NO2 Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 7 Câu 22: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc II có công thức C4H11N là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 23: Amino axit có phân tử khối lớn nhất trong các chất sau là A. Lysin B. Glyxin C. Glutamic D. Alanin Câu 24: Phản ứng đặc trưng của este là phản ứng A. Cộng B. Thế D. Đốt cháy C. Thủy phân Câu 25: Những đồ vật bằng Ag để trong không khí lâu ngày bị xám đen là do A. Oxi trong không khí oxi hóa B. Không khí có nhiều CO2 C. Không khí bị nhiễm bẩn khí H2S D. Ag tác dụng với H2O và O2 trong không khí Câu 26: Tên gọi khoáng chất nào sau đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học? A. Đolomit B. Cacnalit C. Sinvinit D. Hematit Câu 27: Thủy phân este X cho hỗn hợp sản phẩm có khả năng phản ứng tráng bạc. Lượng Ag thu được từ sản phẩm gấp 4 lần số mol este ban đầu. X là chất nào sau đây? A. CH2=CH-COOCH3 B. HCOOCH=CH-CH3 C. HCOOCH2-CH=CH2 D. HCOOCH2-CH3 Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai? A. Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. B. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu. C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. Câu 29: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2. Câu 30: Có các phát biểu sau: (a) Tất cả các kim loại kiềm đều tan trong nước. (b) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng. (c) Các ion Na+, Mg2+ và Al3+ đều có tính oxi hóa yếu. (d) Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy tăng dần. (e) Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, sau phản ứng được dung dịch trong suốt. Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 31: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta-1,3-đien. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 32: Chất có trong thành phần của dầu chuối là A. CH3COOCH2C6H5. C. CH3COOC2H3. B. CH3COOCH2CH2CHCH3. D. CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3. Câu 33: Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước: (1) Khi đun sôi nếu mất đi tính cứng thì đó là nước cứng toàn phần. (2) Có thể dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng của cả 3 loại nước cứng. (3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước. (4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng dư để loại độ cứng của nước. Chọn pháp biểu đúng A. (1) và (2). B. Chỉ có (1). C. (2) và (4). Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS D. Chỉ có (2). 8 Câu 34: Sau cơn giông không khí chúng ta hít thở trong lành, dễ chịu là do một loại khí X sinh ra, khí này có tính tẩy trắng và sát khuẩn. Vậy khí X có thể là khí nào sau đây? A. O3 B. Cl2 C. SO2 D. NO Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (g) Đốt FeS2 trong không khí (h) Điện phân nóng chảy MgCl2 (j) Cho Fe vào dung dịch CuCl2 dư Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được kim loại là A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 36: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác? A. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức. B. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh. C. Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương. D. Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước. Câu 37: Chất nào sau đây không cho phản ứng biure? A. Gly–Ala B. Gly–Gly–Ala C. Ala–Glu–Ala Câu 38: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. xiđerit. C. hematit đỏ. D. Ala–Ala–Gly D. manhetit. Câu 39: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân NaCl nóng chảy. B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. Câu 40: Dùng phản ứng nào sau đây để điều chế Fe(NO3)2? A. Fe + HNO3 (dư) B. Fe(OH)2 + HNO3 C. FeCl2 + HNO3 D. Ba(NO3)2 + FeSO4 Câu 41: Cho hỗn hợp A gồm Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và rắn C. Các muối có trong B là A. CuSO4, Fe2(SO4)3 B. Fe2(SO4)3 C. FeSO4 D. FeSO4, CuSO4 Câu 42: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al. B. Cu, Ag, Au, Mg, Fe. C. Fe, Zn, Cu, Al, Mg. D. Au, Cu, Al, Mg, Zn. Câu 43: Số este mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2 sau khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 44: Cho các chất sau: H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-CH2-CH(COOH)-CH2-NH2. Thuốc thử dùng nhận biết dung dịch các chất trên là A. Cu(OH)2. B. dung dịch KMnO4. C. Phenolphtalein. D. Quì tím Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn D. Sản phẩm của sản phẩm xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 9 Câu 46: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau (2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (3) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (4) Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở (5) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ (6) Dung dịch I2 và hồ tinh bột tạo ra sản phẩm màu xanh Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 47: Cho hợp chất X có công thức phân tử C3H12O3N2. Khi cho X vào dung dịch kiềm thoát ra khí làm quỳ tím hóa xanh. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên là A. 2 B. 0 C. 3 D. 1 Câu 48: Cho este có công thức (C2H4O)n. Biết rằng thuỷ phân trong môi trường kiềm cho ta muối natri mà khi nung khô muối natri với vôi tôi xút cho khí metan. Công thức phù hợp nhất là A. HCOOC2H5 B. CH3COOC2H5 C. CH3COOCH3 D. HCOOC3H7. Câu 49: Trong các loại tơ sau: visco, xenlulozơ axetat, olon, enang, nilon-6,6; số tơ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 50: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Sợi dây bạc trong dung dịch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2. C. Thanh Al trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Thanh kẽm trong dung dịch CuSO4. Câu 51: Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào? A. Quỳ tím B. Ba(HCO3)2 C. Dung dịch NH3 D. BaCl2 Câu 52: Có các thí nghiệm: (1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2. (2) Đun nóng nước cứng toàn phần. (3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O. (5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu. Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 53: Cho các nhận định sau: (1) Trong phản ứng este hoá, H2SO4 đặc đóng vai trò xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng. (2) Phản ứng xà phòng hoá các chất béo là phản ứng thuận nghịch. (3) Lipit là các hợp chất được tổng hợp từ các axit béo và glixerol. (4) Trong phản ứng thuỷ phân este, H2SO4 đóng vai trò xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 54: Trước đây vào các dịp lễ Tết hay đám cưới, mừng thọ... Theo truyền thống, ông bà ta thường đốt pháo để ăn mừng, thành phần chính trong thuốc pháo là thuốc nổ đen. Tuy nhiên hiện việc này đã bị cấm do có quá nhiều vụ tai nạn về pháo gây thiệt hại lớn cả về người và của. Do đó, tuyệt đối không được sử dụng pháo ở bất kì hình thức nào! Thành phần của thuốc nổ đen gồm A. Glixerin trinitrat B. KNO3, C, S. C. Ttrinitrotoluen D. Xenlulozơ trinitrat Câu 55: Khi nói về crom và hợp chất của nó có các nhận định sau: (1) Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch H2SO4 hoặc dung dịch KOH vào. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 10 (2) Cr(OH)2 vừa tan được vào dung dịch KOH, vừa tan được vào dung dịch HCl. (3) Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (4) Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+. (5) Cho axit HCl đến dư vào dung dịch K2CrO4 dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam. Số nhận định đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 56: Chất khí nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại? A. O2 B. CO2 C. H2O D. N2 Câu 57: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn D. Sản phẩm của sản phẩm xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol Câu 58: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. Đá vôi. B. Thạch cao khan. C. Thạch cao sống. D. Thạch cao nung. Câu 59: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? A. HCl. B. NaOH. C. CH3OH. D. NaCl. Câu 60: Dãy gồm các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là A. Al, Na, Ca. B. K, Zn, Ba. C. Mg, Sr, Ag. D. Be, Na, Cr Câu 61: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. C. Điện phân NaCl nóng chảy. D. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. Câu 62: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glixerol, (3) axit fomic, (4) etyl axetat. Số chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 63: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 64: Một heptapeptit có công thức: Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này thu được tối đa bao nhiêu peptit có chứa Ala trong phân tử? A. 10. B. 9. C. 13. D. 11. Câu 65: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo? A. Dung dịch H2SO4. B. Dung dịch Br2 C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch I2. Câu 66: Loại cao su nào dưới đây được sản xuất từ polime được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp? A. Cao su buna-S. B. Cao su cloropren. C. Cao su buna. D. Cao su isoprene. Câu 67: Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 68: Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học? A. Cacnalit. B. Xiđerit. C. Pirit. Câu 69: Để bảo quản các kim loại kiềm cần A. Ngâm chúng trong dầu hoả. C. Ngâm chúng vào nước. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS D. Đôlômit B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất. D. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín. 11 Câu 70: Cho các phát biểu sau (1) Sục dần dần khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa trắng và sau đó kết tủa tan dần, dung dịch trở thành trong suốt. (2) Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng. (3) Phèn chua được dùng là chất làm trong nước, khử trùng nước, dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy. Phèn chua có công thức hóa học là KAl(NO3)2. (4) Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về anot còn các ion dương (cation) di chuyển về catot. (5) Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, không có màng ngăn xốp) thì sản phẩm thu được chỉ gồm H2 và nước Gia-ven. (6) Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu, phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử trung bình. (7) Kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr, Ag. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 71: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ. B. Đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh. C. Đây là những chất hút ẩm đặc biệt. D. Đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân Câu 72: Có 4 chất rắn đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn gồm Mg, Al2O3, Al và Na. Để phân biệt 4 chất rắn trên thuốc thử nên dùng là A. dung dịch HCl dư B. dung dịch HNO3 dư C. dung dịch NaOH dư D. H2O Câu 73: Polime nào sau đây có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. cao su buna B. tơ nitron C. nhựa PVC D. tơ lapsan Câu 74: Cho các mệnh đề sau: (1) Phản ứng thủy phân este no, đơn chức trong môi trường axit là phản ứng hai chiều thuận nghịch, còn trong môi trường bazơ là một chiều (2) So với ancol, axit có cùng công thức phân tử thì nhiệt độ sôi este cao hơn do có liên kết H linh động (3) Bậc của amin và ancol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm amin (–NH2) (4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Gly và Ala-Ala-Gly (5) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic (6) Cao su buta-1,3-đien là sản phẩm trùng hợp của cao su buna và lưu huỳnh Số mệnh đề đúng là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 75: Trong những ngày tháng 9, học sinh trong thành phố HCM thoải mái vô tư tìm đến một loại ma túy tổng hợp có tên “bùa lưỡi” hay còn gọi là “tem giấy” để tìm đến cảm giác mạnh với giá thành chỉ từ 20.000đ đến 50.000đ mà không biết đến tác hại của chất LSD có được tẩm trong tem giấy. LSD gây ảo thị như mất khoảng cách không gian, người dùng phải có thể nhìn tầng 10 mà cảm giác như dưới mặt đất, hoặc nhìn người này thành người khác, có thể nhìn người biến thành ma quỷ, tác hại của nó có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh đến vài tuần thậm chí đến cả năm, dùng nhiều có thể gây bị tâm thần. LSD có công thức cấu tạo dưới đây. Phần trăm khối lượng cacbon có trong LSD là A. 74,30%. B. 70,59%. C. 73,85%. D. 68,72%. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 12 Câu 76: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện? A. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 C. HgS + O2 → Hg + SO2 B. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3 D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu Câu 77: Cho các dung dịch: HCl (X1); KNO3 (X2) ; HCl + KNO3 (X3) ; Fe2(SO4)3 (X4). Dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là A. X1, X3, X4 B. X1, X4 C. X3, X4 D. X1, X3, X2, X4 Câu 78: Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl nếu thêm vài giọt muối Hg(NO3)2 thì hiện tượng xảy ra là A. Al phản ứng đồng thời với các dung dịch HCl, Hg(NO3)2. B. Quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn. C. Al đẩy Hg ra khỏi muối rồi tác dụng với dung dịch HCl. D. Al tác dụng với dung dịch HCl trước rồi đẩy Hg ra khỏi muối. Câu 79: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây? A. Cu2+, Fe3+ B. Al3+, Fe3+ C. Na+, K+ D. Ca2+, Mg2+ Câu 80: Người ta có thể điều chế kim loại Na bằng cách: A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl D. Khử Na2O bằng CO. Câu 81: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dãy chuyển hóa nào sau đây có thể thực hiện được? A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2. B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3. D. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO Câu 82: Chỉ dùng 1 dung dịch hoá chất thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu. Dung dịch đó là A. HNO3 B. NaOH C. H2SO4 D. HCl Câu 83: Phản ứng nào sau đây không đúng? t0 A. (NH4)2Cr2O7   Cr2O3 + N2 + 4H2O. t0 C. 3CuO + 2NH3 (k)   3Cu + N2 + 3H2O. B. Fe2O3 + 6HI  2FeI3 + 3H2O. D. 2CrO3 + 2NH3 (k)   Cr2O3 + N2 + 3H2O. Câu 84: Polivinyl axetat là polime được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây? A. CH2=CH-COOCH3 B. CH2=CH-COOH C. CH2=CH-COOC2H5 D. CH2=CH-OCOCH3 Câu 85: Để nhận biết dung dịch các chất glixerin, hồ tinh bột, lòng trắng trướng gà, ta có thể dùng một thuốc thử duy nhất thuốc thử đó là A. Dung dịch H2SO4 B. Cu(OH)2 C. Dung dịch I2 D. Dung dịch HNO3 Câu 86: Phát biểu không đúng là A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính). B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thểsống. C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) lànguyên liệu sản xuất tơ nilon. D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh. Câu 87: Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl khi thuỷ phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của chất hữu cơ là: A. HCOO-CH2-CHCl-CH3 B. CH3-COO-CH2-CH2Cl C. HCOOCHCl-CH2-CH3 D. HCOOC(CH3)Cl-CH3 Câu 88: Công thức tổng quát của hợp chất amin đơn chức, no, mạch hở là A. CnH2n+3N. B. CnH2n+2N. C. CnH2n+1N. D. CnH2n-1N. Câu 89: Cho các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeS2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeS, FeCO3 lần lượt vào dung dịch HNO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 7. B. 8. C. 10. D. 9. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 13 Câu 90: Chọn câu sai trong số các câu sau đây A. Các kim loại Na, Ba, K, Al đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối. B. Dùng dung dịch Na2CO3, Ca(OH)2, Na3PO4 để làm mềm nước cứng. C. CrO3 là một oxit axit, muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh. D. Phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại từ Li, Na, … Fe, Cu, Ag. Câu 91: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A. Benzyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 92: Có các thí nghiệm: (1) Đun nóng nước cứng toàn phần. (2) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (3) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch phèn nhôm-kali. (4) Cho SO3 vào dung dịch Ba(NO3)2. (5) Nhỏ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2. Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa? A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 93: Aspartame là một loại đường hóa học được dùng thay cho đường tự nhiên trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm và dược phẩm. Aspartame có thể kết tinh, bột màu trắng, không mùi. Độ ngọt của aspartame cao gấp 200 lần so với đường tự nhiên. Do vậy, chỉ cần một lượng rất nhỏ aspartame cũng cho độ ngọt tương đương như sử dụng đường mía bình thường. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của aspartame đối với sức khỏe con người. Dựa vào công thức cấu tạo cho biết phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong aspartame là A. 9,524% B. 9,556% C. 9,459% D. 9,492% Câu 94: Có các nhận xét sau: (1) Cả sacarozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (2) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau (3) Amilopectin có cấu trúc mạch không nhánh (4) Trong một phân tử saccarozơ có 10 nhóm -OH (5) Tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 1 B. 4 C. 3 D. 0 Câu 95: Có thể dùng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân để điều chế kim loại nào? A. Ca. B. Na. C. Cu. D. Al. Câu 96: Thí nghiệm tạo ra dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất là A. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3 dư. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. C. Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl dư. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Câu 97: Cho các phương pháp sau: (1) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt. (2) Tráng kẽm lên bề mặt sắt. (3) Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. (4) Tráng thiếc lên bề mặt sắt. Số phương pháp được sử dụng để bảo vệ kim loại sắt là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 98: Khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm. Điều này chứng tỏ nguồn nước sử dụng có chứa nhiều loại ion nào sau đây? A. Al3+ và Fe2+. B. Ca2+ và Mg2+. C. Cu2+ và Na+. D. Fe3+ và Cu2+. Câu 99: Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy thu được kim loại là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 14 Câu 100: Nếu cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì sau phản ứng xuất hiện bao nhiêu loại kết tủa? A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 101: Cho dãy các kim loại: Al, Cr, Zn, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 102: Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng? A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. C. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. D. Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Câu 103: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Gly-Ala-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Ala-Gly-Gly. Câu 104: Cách nào sau đây không điều chế được NaOH? A. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3. B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ. C. Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. D. Cho Na2O tác dụng với nước. Câu 105: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Poli(vinyl clorua). B. Amilopectin. C. Tơ nilon-6,6. D. Cao su buna. Câu 106: Mệnh đề sai là A. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa bạc trắng. B. Fe oxi hóa được Cu2+ trong dung dịch. C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+. Câu 107: X, Y, Z, T là một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm và có được kết quả như sau: Chất X Z T Y dd Ba(OH)2, t0 Có kết tủa Kết tủa và khí mùi khai thoát ra Có khí mùi khai thoát ra Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. K2SO4, (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3. B. (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3, K2SO4. C. KOH, NH4NO3, K2SO4, (NH4)2SO4. D. K2SO4, NH4NO3, KOH, (NH4)2SO4. Câu 108: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. AgNO3 và H2SO4 loãng. B. ZnCl2 và FeCl3. C. HCl và AlCl3. D. CuSO4 và HNO3 đặc, nguội. Câu 109: Amin C3H9N có bao nhiêu đồng phân cấu tạo? A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 110: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Nước muối. Câu 111: Cho hỗn hợp Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một phần kim loại không tan. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X (không có mặt oxi) thu được kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y gồm A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)2, Cu(OH)2. C. Fe(OH)3, Cu(OH)2. D. A hoặc B. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 15 Câu 112: Cho dãy các chất: Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, NaAlO2, (NH4)2CO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 113: Vitamin A (Retinol) là một vitamin không tan trong nước mà hòa tan trong dầu (chất béo). Nhiệt độ nóng chảy của vitamin A khoảng 63˚C. Công thức của vitamin A là Phần trăm khối lượng của cacbon có trong vitamin A là: A. 83,91% B. 84,51% C. 84,21% D. 84,80% Câu 114: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp các axit béo gồm C17H35COOH, C15H31COOH, C17H31COOH, C17H33COOH. Số loại trieste chứa 3 gốc axit khác nhau được tạo ra là A. 18. B. 24. C. 12. D. 16. Câu 115: Cho các phát biểu: (a) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. (b) Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch brom trong CCl4. (d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 0. C. 2. D. 3 Câu 116: Để điều chế các kim loại kiềm người ta thường điện phân nóng chảy A. Muối clorua của nó B. Muối sunfat của nó C. Hidroxit của nó D. Oxit của nó Câu 117: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch CaCl2 với điện cực trơ có màng ngăn là A. Ca, Cl2. B. Ca, H2, Cl2. C. Ca(OH)2, Cl2. D. Ca(OH)2, H2, Cl2. Câu 118: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. (2) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Cho Au vào dung dịch HNO3 đặc nóng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 119: Trong các chất sau, chất nào là chất lưỡng tính? A. AlCl3. B. Al2(SO4)3. C. [NaAl(OH)4]. D. Al(OH)3. Câu 120: Trên bề mặt của các hố nước vôi trong để ngoài không khí thường có một lớp váng mỏng. Lớp váng này chủ yếu là A. canxi cacbonat. B. canxi. C. canxi oxit. D. canxi hidroxit. Câu 121: Trong sinh hoạt các gia đình thường sử dụng các vật dụng bằng inox vì chúng không bị gỉ sét, vậy thành phần của inox bao gồm? A. Fe, Cr B. Cu, Zn C. Al, Pb D. Al, Si, Zn, Ag Câu 122: Đốt thanh hợp kim Fe-C trong khí oxi, hãy cho biết quá trình ăn mòn nào đã xảy ra? A. Điện hóa B. Hóa học C. Cả 2 loại D. Không xảy ra. Câu 123: Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Ala-Gly-Val-Gly-Ala được tối đa bao nhiêu tripeptit khác nhau? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 16 Câu 124: Cho một số tính chất: là chất kết tinh không màu (1); có vị ngọt (2); tan trong nước (3); hoà tan Cu(OH)2 (4); làm mất màu nước Br2 (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6). Các tính chất của saccarozơ là A. (1), (2), 3), (4) và (5). B. (1), (2), (3) và (4). C. (2), (3), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (3), (4), (5) và (6). Câu 125: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ gạch. B. Trong phân tử peptit mạch hở số mắt xích bằng số liên kết peptit. C. Cu(OH)2 không thể phân biệt dung dịch tripeptit và dung dịch CH3COOH D. Trong phân tử peptit mạch hở số mắt xích nhiều hơn số liên kết peptit. Câu 126: Trong các chất dưới đây, chất nào là tripeptit ? A. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH. B. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH. C. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CH(CH3)–COOH. D. H2N–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CH2–COOH. Câu 127: Cho Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl số trường hợp có tạo kết tủa là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 128: Kim loại Na được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò hạt nhân là do: 1. Kim loại Na dễ nóng chảy 2. Na dẫn nhiệt tốt 3.Na có tính khử rất mạnh A. Chỉ có 2. B. 1 và 2. C. 2 và 3. D. Chỉ có 1. Câu 129: Dẫn khí H2S qua lọ dung dịch muối đồng (II) sunfat thấy có kết tủa xuất hiện, kết tủa đó màu gì? A. Trắng B. Đen C. Vàng D. Xanh lục Câu 130: Trong các polime sau đây: bông; tơ tằm; len; tơ visco; tơ enang; tơ axetat; tơ nilon; tơ capron; có bao nhiêu loại có nguồn gốc từ xenlulozơ? A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 131: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacbonxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài không phân nhánh. (b) Lipit gồm chất béo là, sáp, steroid, photpholipit… (c) Chất béo là các chất lỏng (d) Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. (e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch (g) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật. Số biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 132: Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (d) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 133: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua. (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 17 (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 3. B. 1. C. 4. Chất nào không phản ứng với Cu(OH) trong các chất sau đây: Câu 134: 2 A. Glyxerol. B. Xenlulozơ. C. Lys-Gly-Val-Ala. D. 2. D. Saccarozơ Câu 135: Công thức chung của amino axit no, mạch hở, có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amino là A. CnH2n+1NO2. B. CnH2n-1NO4. C. CnH2nNO4. D. CnH2n+1NO4. Câu 136: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3 Câu 137: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hoá ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+. Câu 138: Cho các loại tơ: tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ lapsan (5); tơ visco (6); sợi bông (7); tơ enang (8). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit? A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 139: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H14O3N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được 2 chất khí ở điều kiện thường đều có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 3. B. 6. C. 5. D. 2 Câu 140: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. D. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. Câu 141: Dãy các kim loại nào sau đây không được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua? A. Al, Ba, Na B. Na, Ba, Cu C. Al, Cu, Fe D. Al, Cu, Na Câu 142: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau: (1) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít. (2) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (3) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. (4) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 143: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y. Cặp chất X, Y nào không thỏa mãn sơ đồ trên? (biết mỗi mũi tên là một phản ứng) A. Al2O3 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. Al(OH)3 và Al2O3. D. NaAlO2 và Al(OH)3. Câu 144: Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+. Phản ứng này cho thấy: A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+. B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+. C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+. D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+. Câu 145: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng, C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl. D. Thép cacbon để trong không khí ẩm Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 18 Câu 146: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng B. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng D. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng. Câu 147: Cho các chất: Al, Cl2, Zn(OH)2, Fe(NO3)2, NaHCO3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng và với dung dịch NaOH loãng là A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 148: Chất nào sau đây có màu lục thẫm? A. CrO. B. Cr2O3. C. CrO3 D. Na2CrO4. Câu 149: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn. (b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng. (c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư. (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4. (e) Nhiệt phân Hg(NO3)2. (g) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ. (h) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 150: Công thức cấu tạo của metyl propionat là. A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. (CH3)2CHCOOCH3 Câu 151: Phản ứng giữa axit axetic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác được gọi là? A. phản ứng thủy phân. B. phản ứng xà phòng hóa. C. phản ứng este hóa. D. phản ứng cộng hợp. Câu 152: Oxit nào sau đây tác dụng được với nước tạo dung dịch axit là. A. Na2O. B. Cr2O3. C. CaO. D. CrO3. Câu 153: Dãy các tơ đều thuộc tơ tổng hợp là. A. tơ nilon-6; tơ nitron, tơ visco. C. tơ nilon-6,6; PVC; tơ nitron. B. tơ lapsan, tơ capron, tơ visco. D. tơ nilon-6,6; tơ tằm, tơ axetat. Câu 154: Tên thay thế của alanin là. A. α-aminopropionic. C. 2-aminopropanoic. B. 2-aminopropionic. D. α-aminopropanoic. Câu 155: Tất cả các kim loại Mg, Fe, Al và Cu đều tác dụng với dung dịch? A. HCl loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaOH loãng. D. HNO3 loãng. Câu 156: Phản ứng nào sau đây mà nước đóng vai trò là chất oxi hóa. A. CaO + H2O => Ca(OH)2. B. 2Al + 2NaOH + 2H2O => 2NaAlO2 + H2. C. CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2. D. CO2 + NaAlO2 + H2O => NaHCO3 + Al(OH)3. Câu 157: Xenlulozơ triaxetat được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ nhân tạo. Công thức đơn giản nhất của xenlulozơ triaxetat là. A. C12H16O8. B. C11H16O8. C. C12H14O8. D. C11H14O8. Câu 158: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng (anbumin), thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. B. Thủy phân lòng trắng trứng (anbumin) trong môi trường axit thu được một loại a-amino axit. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Các polime được phân loại theo nguồn gốc, theo cấu trúc hoặc theo cách tổng hợp. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 19 Câu 159: Nhận định nào sau đây là sai? A. Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glyxerol và muối của các axit béo. B. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng. C. Este X có công thức phân tử C2H4O2 cho được phản ứng tráng gương. D. Các este đơn chức tác dụng với NaOH trong dung dịch đều cho tỉ lệ mol 1 : 1. Câu 160: Số đồng phân cấu tạo của amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 161: Dãy các chất đều làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời là. A. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. B. Ca(OH)2, H2SO4, Na3PO4. C. NaOH, Na2CO3, Na3PO4. D. NaHCO3, Ca(OH)2, Na2CO3  CrCl3  CrCl2. Hai chất X và Y lần lượt là Câu 162: Cho sơ đồ phản ứng: Cr  +X A. Cl2 và Cu. +Y B. HCl và Zn. C. HCl và Zn D. Cl2 và Zn Câu 163: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước. B. Cho vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa ancol etylic, thấy dung dịch phân lớp. C. Anilin có tên thay thế là benzenamin. D. Cho nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa trắng. Câu 164: Cho các cặp chất sau: (1) glucozơ và fructozơ; (3) alanin và metyl aminoaxetat; (5) mononatri glutamat và axit glutamic; cặp chất là đồng phân của nhau là. A. 6. B. 4. (2) tinh bột và xenlulozơ; (4) metyl acrylat và vinyl axetat. (6) đimetylamin và etylamin. Số C. 3. D. 5. Câu 165: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Ở điều kiện thường, natri khử được nước tạo thành dung dịch kiềm. B. Bột nhôm tan được trong dung dịch NaOH loãng, giải phóng khí H2. C. Ở nhiệt độ cao, magiê khử được nước tạo dung dịch bazơ. D. Xesi có tính khử mạnh hơn natri. Câu 166: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là. A. 8. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 167: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Gang là hợp kim của Fe và cabon, trong đó hàm lượng của sắt chiếm khoảng 95-98%. B. Quặng manhetit có thành phần chính là Fe2O3. C. Dung dịch Fe2(SO4)3 được dùng làm sạch các vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy. D. Bột sắt tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. Câu 168: Cho các phát biểu sau: (a) Vàng là kim loại dẻo nhất trong các kim loại. (b) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại. (c) Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và đặc biệt có tính nhiễm từ. (d) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn. (e) Nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Số phát biểu sai là. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 169: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Để hợp kim (Fe-C) lâu ngày trong không khí ẩm. (b) Cho Na vào dung dịch CuSO4. Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan